^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
40 Thánh tử đạo thành Sebaste và Thánh Emerentiana
Một ví dụ về việc những người ủng hộ thuyết rửa tội bằng máu đã sai lầm như thế nào trong vấn đề này là tuyên bố của họ rằng vị tử đạo thứ bốn mươi của thành Sebaste chưa được rửa tội. Họ nói rằng ông chưa được rửa tội, nhưng ông đã đứng cùng hàng ngũ với ba mươi chín vị tử đạo khác và chết cóng vì Chúa Kitô trên hồ băng. Thực tế là không có bằng chứng nào cho thấy vị tử đạo thứ bốn mươi của thành Sebaste chưa được rửa tội, mà danh tính của ông ấy chúng ta vẫn không rõ. Các tường thuật về câu chuyện tiết lộ rằng ông “đã lớn tiếng kêu lên rằng ông là một Kitô hữu,” có lẽ vì ông đã là một người Công giáo được rửa tội, người đã được thúc đẩy đến việc tử đạo bởi tấm gương của ba mươi chín vị kia. Hơn nữa, trong sách Tử đạo La Mã, mục ngày 9 tháng 9, ta đọc:
Chắc chắn rằng Severian không phải là vị tử đạo thứ bốn mươi (từ ngày và hoàn cảnh ông qua đời), nhưng chúng ta thấy từ tường thuật này rằng những người khác và các binh sĩ đã có thể đến thăm bốn mươi người trong tù. Do đó, bốn mươi vị tử đạo có thể dễ dàng nhận phép rửa tội từ bất kỳ người lính nào thể hiện sự quan tâm và thông cảm với họ, bao gồm cả vị cuối cùng đã tham gia vào nhóm (nếu anh ta chưa được rửa tội trước đó). Vì vậy, không có gì chứng minh rằng vị tử đạo thứ bốn mươi chưa được rửa tội, và chúng ta biết rằng anh ấy đã được rửa tội từ đức tin. Điều tương tự cũng có thể nói về tất cả khoảng 20 trường hợp khác được nêu bởi những người ủng hộ thuyết rửa tội bằng máu.
Tôi sẽ trích dẫn nguyên văn từ Sư huynh Robert Mary, trong cuốn Cha Feeney và Sự Thật về Ơn Cứu Độ (trang 173-175), người đã làm sáng tỏ một số sự nhầm lẫn xoay quanh chủ đề này:
Trong khi những người chưa được rửa tội không bao giờ được coi là một phần các tín hữu cho đến khi họ được rửa tội (họ luôn được yêu cầu rời đi trước Lễ tín hữu trong Thánh Lễ), Sư huynh Robert Mary chỉ ra rằng một số người mới được rửa tội, những người vẫn còn đang học, đôi khi được gọi là “dự tòng”.
Không cần phải xem xét chi tiết tất cả chừng ít hơn 20 trường hợp tử đạo của các vị thánh (trong số hàng ngàn) mà một số người nói rằng đã xảy ra khi họ chưa được rửa tội. Ví dụ, trong trường hợp của Thánh Emerentiana – người đã tử đạo trong khi cầu nguyện công khai tại mộ của Thánh Agnes trong cuộc bách hại dưới thời Diocletianus –ta có thể chỉ ra rằng câu chuyện về việc tử đạo của cô tạo dựng một tình huống mà bản thân điều đó cho thấy rằng cô đã được rửa tội; vì cô sẽ không tự gây nguy hiểm cho mình theo cách như vậy nếu cô vẫn chưa được rửa tội. Hoặc ngay cả khi cô ấy vẫn chưa được rửa tội trước khi bị tấncông (mà điều này rất khó xảy ra), cô ấy chắc chắn có thể đã được rửa tội sau cuộc tấn công bởi mẹ cô ấy, người đã đi cùng cô (theo tường thuật) đến ngôi mộ để cầu nguyện.
Có rất nhiều câu chuyện mang lại ấn tượng hoàn toàn khác biệt và có ý nghĩa khác nếu chỉ một chi tiết nhỏ bị bỏ qua. Lấy ví dụ, trường hợp của Thánh Venantius. Năm 15 tuổi, Thánh Venantius bị đưa đến trước mặt vị thống đốc trong cuộc đàn áp dưới thời Hoàng đế Decius:
“Một trong những quan chức, tên là Anastasius, đã nhận thấy lòng can đảm mà Thánh Venantius đã chịu đựng trong cuộc khổ hình, và cũng đã nhìn thấy một thiên thần mặc áo choàng trắng trên làn khói. Ông một lần nữa giải thoát Venantius, tin vào Chúa Kitô, và cùng với gia đình ông đã được linh mục Porphyrius rửa tội, người mà sau đó cùng ông được ban thưởng cành cọ của sự tử đạo.”[7]
Câu chuyện thú vị này cho chúng ta, một lần nữa, làm thế nào Thiên Chúa ban phép rửa tội cho tất cả những người được tuyển chọn, nhưng hãy lưu ý rằng nó có thể dễ dàng bị hiểu lầm nếu một chi tiết đơn giản đã bị bỏ qua. Nếu một điểm duy nhất về cách Anastasius và gia đình ông được Porphyrius rửa tội đã bị bỏ qua, độc giả gần như chắc chắn sẽ có ấn tượng rằng Anastasius là một vị tử đạo cho Chúa Kitô, người chưa bao giờ nhận phép rửa tội - thay vào đó nhận phép “rửa tội bằng máu”.
Sự thật là ta không cần phải xem xét tất cả những trường hợp lẻ tẻ này mà chỉ cần chỉ ra rằng: 1) không có bằng chứng nào cho thấy vị thánh (người mà họ tuyên bố chưa được rửa tội) chưa được rửa tội; và 2) có nhiều lời giải thích về việc làm thế nào vị thánh có thể đã được (và chắc chắn đã được rửa tội). Tất cả những gì cần thiết để bác bỏ tuyên bố rằng có các thánh chưa được rửa tội là cho thấy rằng Giáo Hội đã dạy một cách chắc chắn rằng không ai có thể lên thiên đàng mà không được tái sinh bởi nước và Thần Khí trong Bí tích Rửa tội.
Giáo hoàng Phaolô III, Công đồng Trentô, Kỳ họp 7, Điều 5 về Bí tích Rửa tội, ex cathedra: “Nếu kẻ nào dám nói rằng phép Rửa là không bắt buộc, nghĩa là, không thiết yếu cho ơn cứu độ (Ga. 3:5): kẻ đó bị nguyền rủa.”[8]
Tuy nhiên, một trường hợp được cho là ví dụ cho “phép rửa tội bằng máu” là đặc biệt thú vị.
Chú thích:
[1] The Roman Martyrology, Fitzwilliam, NH: Loreto Publications, p. 203 (Sept. 9).
[2] Denzinger 696; Decrees of the Ecumenical Councils, Vol. 1, p. 542.
[3] Decrees of the Ecumenical Councils, Vol. 1, p. 6.
[4] The Catholic Encyclopedia, “Baptism,” Volume 2, 1907, p. 265.
[5] Donald Attwater, A Catholic Dictionary, Tan Books, 1997, p. 310.
[6] Dom Prosper Guéranger, The Liturgical Year, Loreto Publications, 2000, Vol. 8, p. 315.
[7] Dom Prosper Guéranger, The Liturgical Year, Vol. 8, p. 521.
[8] Denzinger 861; Decrees of the Ecumenical Councils, Vol. 2, p. 685.