^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Đại Tây Ly Giáo (1378-1417) và những bài học cho chúng ta về cuộc bội đạo hậu Vaticanô II
Nguỵ giáo hoàng Clementê VII và Biển Đức XIII
-Cực đại hỗn loạn, nhiều nguỵ giáo hoàng, nguỵ giáo hoàng ở Rôma, một nguỵ giáo hoàng được công nhận bởi tất cả các Hồng y; Đại Tây Ly Giáo chứng minh rằng một dòng nguỵ giáo hoàng ở trung tâm cuộc khủng hoảng hậu Vaticanô II là hoàn toàn có khả năng-
Phân tích cuộc Đại Tây Ly Giáo
Dòng Giáo Hoàng
Urbanô VI (1378-1389)
↓
Bônifaciô IX (1389-1404)
↓
Innôcentê VII (1404-1406)
↓
Grêgôriô XII (1406-1415)
Giáo Hoàng ít được ủng hộ nhất trong lịch sử, ít được công nhận nhất trong số ba người tự nhận là Giáo Hoàng, bị từ chối bởi hầu hết thế giới Kitô giáo
Clêmentê VII (1378-1394) được công nhận bởi tất cả các Hồng y đang sống đã bầu Urbanô VI
↓
* dòng ưa thích của hầu hết các nhà thần học thời ấy, được bầu bởi Hồng y từ cả hai phe *
Alexanđê V (được bầu bởi Hồng y đoàn tại Pisa) 1409-1410
↓
Mọi chuyện đã xảy ra như thế nào
Hội nghị đoàn tại Vatican (1378) sau cái chết của Giáo Hoàng Grêgôriô XI là cuộc họp đầu tiên ở Rôma kể từ năm 1303. Các Giáo Hoàng đã cư trú tại Avignon trong khoảng 70 năm do bất ổn chính trị. Mật nghị được tổ chức trong bối cảnh náo loạn chưa từng thấy.[1] Bởi nước Pháp đã là nơi cư trú của các Giáo Hoàng trong 70 năm qua, đám đông dân chúng Rôma bao quanh mật nghị khá ngang bướng và kêu la các Hồng y bầu lên một người Rôma, hay ít nhất là một người Ý. Có lúc, khi người ta tin rằng một người Pháp đã được bầu thay vì một người Ý, đám đông xông vào lâu đài:
Sau cùng một người Ý, Giáo Hoàng Urbanô VI, được bầu bởi 16 Hồng y. Tân Giáo Hoàng đắc cử hỏi các Hồng y phải chăng họ đã bầu ông một cách tự do và hợp giáo pháp; Họ nói đúng vậy. Ngay sau cuộc bầu cử, 16 người đã bầu Đức Urbanô VI viết thư cho sáu Hồng y vẫn ngoan cố ở Avignon:
CÁC HỒNG Y TỪ CHỐI GIÁO HOÀNG URBANÔ VI DƯỚI CỚ ĐÁM ĐÔNG RÔMA NGANG BƯỚNG
Tuy nhiên, ngay sau cuộc bầu cử của mình, Giáo Hoàng Urbanô VI bắt đầu khiến các Hồng y xa lánh.
Từng Hồng y một đến Anagni ở Pháp để nghỉ phép. “Tân Giáo Hoàng, không nghi ngờ gì, đã cho phép họ đến đó nghỉ hè. Vào giữa tháng Bảy… họ đồng thuận với nhau rằng cuộc bầu cử tháng Tư đã không hợp lệ do bị ép buộc bởi đám đông bao quanh, và rằng, sử dụng điều này như một lý do, họ sẽ rút lại sự thừa nhận Đức Urbanô VI.”[5]
Sau khi tin tức về quyết định từ chối Đức Urbanô VI của các Hồng y lan truyền, nhà giáo luật Baldus, được xem là luật gia nổi tiếng nhất thời ấy, đã xuất bản một luận văn bất đồng với quyết định của họ. Trong đó, ông tuyên bố:
Mặc dù tuyên bố này của Baldus thiếu chuẩn xác – do một Đức Giáo Hoàng thực sự không bao giờ có thể bị phế truất; một kẻ lạc giáo tự phế truất chính mình – chúng ta có thể thấy rõ ràng trong lời nói của ông sự thật được đa số biết đến và thừa nhận rằng một người tự nhận là Giáo Hoàng nhưng công khai và liên tục theo lạc giáo thì tín hữu có quyền chối bỏ như một Nguỵ giáo hoàng, bởi hắn ta ở bên ngoài Giáo Hội.
TẤT CẢ CÁC HỒNG Y CÒN SỐNG TỪ BỎ ĐỨC URBANÔ VI VÀ CÔNG NHẬN MỘT NGUỴ GIÁO HOÀNG
Vào ngày 20 tháng 7, 1378, 15 trong số 16 Hồng y đã bầu Giáo Hoàng Urbanô VI đã rút lại sự vâng phục với lý do rằng đám đông Rôma ngang bướng đã làm cho cuộc bầu cử trở nên bất hợp lệ. Hồng y duy nhất không chối bỏ Giáo Hoàng Urbanô VI là Hồng y Tebaldeschi, nhưng ông qua đời ngay sau đó, vào ngày 7 tháng 9 – để lại tình cảnh mà không một ai trong các Hồng y của Giáo hội Công giáo thừa nhận Đức Giáo Hoàng thực sự, Urbanô VI. Tất cả các Hồng y còn sống giờ đây coi cuộc bầu cử của ông ta là không hợp lệ.[7]
Sau khi từ bỏ Đức Urbanô VI, vào ngày 20 tháng 9 năm 1378, các Hồng y tiến hành bầu Clêmentê VII làm “Giáo Hoàng,” người dựng nên “Chức vị Giáo Hoàng” đối lập tại Avignon. Cuộc Đại Tây Ly Giáo bắt đầu.
Mặc dù tính hợp lệ của cuộc bầu cử Đức Urbanô VI là chắc chắn, ta có thể thấy lý do tại sao nhiều người chấp nhận lập luận rằng đám đông Rôma đã ảnh hưởng bất hợp pháp đến cuộc bầu cử, do đó làm cho nó không hợp giáo luật. Hơn nữa, người ta có thể thấy vị trí của Nguỵ giáo hoàng Clêmentê VII được gia cố đáng kể trong mắt nhiều người bởi việc 15 trong số 16 Hồng y đã bầu Urbanô VI lên án cuộc bầu cử của ông là không hợp lệ. Tình hình sau khi nguỵ giáo hoàng Clêmentê VII được chấp thuận bởi các Hồng y quả là một cơn ác mộng, một cơn ác mộng ngay từ đầu - một cơn ác mộng cho chúng ta thấy Thiên Chúa đôi khi cho phép mọi điều trở nên tồi tệ và hỗn loạn, mà không vi phạm những lời hứa thiết yếu của Người với Giáo Hội:
Cuộc ly giáo tiếp tục khi các Giáo Hoàng và Nguỵ giáo hoàng cùng nhau qua đời, để được kế vị bởi nhiều người hơn nữa. Giáo Hoàng Urbanô VI qua đời năm 1389, và được kế vị bởi Giáo Hoàng Bônifaciô IX, người trị vì từ 1389 đến 1404. Sau cuộc bầu cử Đức Bônifaciô IX, ông nhanh chóng bị nguỵ giáo hoàng Clêmentê VII phạt tuyệt thông, và ông đáp trả bằng cách phạt tuyệt thông hắn ta.
Trong giáo triều của mình, Giáo Hoàng Bônifaciô IX “đã không thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu; không những thế, Sicilia và Genoa còn xa rời ông ta. Để ngăn chặn sự ủng hộ cho Clêmentêine lây lan ở Đức, ông đã ban nhiều ân điển lên vua Đức Wenceslas...”[10]
HỒNG Y CẢ HAI PHE TUYÊN THỆ CÙNG NỖ LỰC CHẤM DỨT CUỘC LY GIÁO TRƯỚC KHI THAM DỰ CUỘC BẦU CỬ MỚI, CHO THẤY TÌNH HÌNH ĐÃ TRỞ NÊN TỒI TỆ ĐẾN DƯỜNG NÀO
Trong khi đó, tại Avignon, nguỵ giáo hoàng Clêmentê VII qua đời năm 1394. Trước khi bầu ra người kế nhiệm nguỵ giáo hoàng Clêmentê VII, tất cả 21 Hồng y "đã thề sẽ làm việc để chấm dứt cuộc ly giáo, mỗi người cam kết, nếu được bầu, sẽ thoái vị nếu và khi đa số cho rằng điều đó thích hợp.” Hãy ghi nhớ chi tiết này, vì nó sẽ trở nên liên quan khi chúng ta đi vào lý do tại sao một người thứ ba tự nhận chức Giáo Hoàng đi vào câu chuyện.”[11]
Các Hồng y tại Avignon tiến hành bầu Pedro de Luna, (nguỵ giáo hoàng) Biển Đức XIII, lên kế vị giáo hoàng đối lập Clêmentê VII. Biển Đức XIII trị vì như Nguỵ giáo hoàng dòng Avignon suốt phần còn lại của cuộc ly giáo. Trong một thời gian, Biển Đức XIII nhận được sự ủng hộ của không ai khác ngoài Thầy dòng Đa-minh thi hành nhiều phép mầu, Thánh Vincentê Ferrer. Thánh Vincentê còn phục vụ như linh mục giải tội cho Pedro de Luna trong một thời gian,[12] tin rằng dòng Avignon là dòng hợp lệ (cho đến thời gian sau này trong cuộc đại ly giáo). Thánh Vincentê rõ ràng đã bị thuyết phục rằng cuộc bầu cử của Giáo Hoàng Urbanô VI là không hợp lệ do đám đông La Mã ương ngạnh, bên cạnh việc nhận được sự chấp thuận đáng gờm bởi 15 trong số 16 Hồng y đã tham gia vào cuộc bầu cử Đức Urbanô VI.
Là một Hồng y, nguỵ giáo hoàng Biển Đức XIII ban đầu đã tham gia vào cuộc bầu cử Giáo Hoàng Urbanô VI, nhưng sau đó từ bỏ Đức Urbanô và giúp bầu lên Clêmentê (tất nhiên, bị thuyết phục rằng cuộc bầu cử Đức Urbanô VI là không hợp lệ). Là một Hồng y dưới trướng nguỵ giáo hoàng Clêmentê VII, Biển Đức XIII “đã đến bán đảo Iberia trong mười một năm với tư cách là công sứ toà thánh, và bằng tài ngoại giao ông đã khiến Aragon, Castile, Navarre, và Bồ Đào Nha chuyển sang vâng phục ông ấy [nguỵ giáo hoàng Clêmentê VII]."[13]
Sau khi tuyên thệ theo đuổi con đường thoái vị để chấm dứt cuộc ly giáo nếu đa số Hồng y phe ông đồng ý, nguỵ giáo hoàng Biển Đức XIII đã khiến nhiều Hồng y xa lánh khi ông rút lại lời hứa và tỏ thái độ không muốn xem xét việc thoái vị, trái với ý kiến đa số Hồng y. Đối thủ của ông, Giáo Hoàng Bônifaciô IX, cũng tương tự không muốn.
Năm 1404, Giáo Hoàng Bônifaciô IX (người kế nhiệm Đức Urbanô VI) qua đời, và Giáo Hoàng Innôcentê VII được bầu làm người kế nhiệm chỉ bởi tám Hồng y. Tuy nhiên, Giáo Hoàng Innôcentê VII không sống lâu; ông qua đời chỉ hai năm sau đó, vào năm 1406. Trong quãng thời gian ngắn ngủi của mình, Innôcentê VII vẫn kiên quyết phản đối đàm phán với nguỵ giáo hoàng dòng Avignon, Biển Đức XIII, mặc dù đã tuyên thệ trước cuộc bầu cử rằng sẽ làm mọi thứ trong khả năng để chấm dứt cuộc ly giáo, cả việc thoái vị nếu cần thiết.
Khi cuộc ly giáo vẫn tồn tại, thành viên cả hai phe trở nên ngày càng thất vọng với việc cả hai cùng không sẵn lòng sử dụng biện pháp hiệu quả chấm dứt cuộc ly giáo.
Phù hợp với cảm tình phổ biến này, để có hành động hiệu quả chấm dứt cuộc ly giáo, một lời tuyên thệ khác đã được thực hiện trước cuộc bầu cử người kế nhiệm Giáo Hoàng Innôcentê VII.
Việc các Hồng y đang chuẩn bị bầu một Đức Giáo Hoàng thực sự tuyên thệ như thế - gồm cả đàm phán với một nguỵ giáo hoàng - cho thấy tình hình tồi tệ như thế nào trong thời kỳ ly giáo, và sự ủng hộ lớn như thế nào dành cho tên nguỵ giáo hoàng trong giới tín hữu.
Mật nghị tiến hành bầu lên Giáo Hoàng Grêgôriô XII vào ngày 30 tháng 11 năm 1406. Hy vọng rằng cuộc ly giáo sẽ chấm dứt được thay mới bởi các cuộc đàm phán giữa Giáo Hoàng Grêgôriô XII với nguỵ giáo hoàng Biển Đức XIII. Cả hai thậm chí đã đồng ý về nơi gặp nhau, nhưng Giáo Hoàng Grêgôriô XII lưỡng lự; ông sợ (và đúng như vậy) sự chân thành trong ý định của nguỵ giáo hoàng Biển Đức XIII. Giáo Hoàng Grêgôriô XII cũng bị ảnh hưởng cần nên tránh con đường từ chức bởi một vài thân nhân, những người đã vẽ nên một bức tranh tiêu cực về những gì có thể xảy ra nếu ông từ chức.
HỒNG Y TỪ CẢ HAI PHE CHÁN NGẤY, ĐI ĐẾN THÀNH PHỐ PISA VÀ BẦU NÊN MỘT “GIÁO HOÀNG” MỚI TRONG MỘT BUỔI LỄ ẤN TƯỢNG TỪ HỒNG Y CẢ HAI PHÍA
14 Hồng y từ bỏ vâng phục Giáo Hoàng Grêgôriô XII xuất hành đến Pisa được tham gia ở đó bởi 10 Hồng y đã từ bỏ vâng phục nguỵ giáo hoàng Biển Đức XIII. Các Hồng y từ hai phe sắp xếp một hội đồng, và cố gắng giải quyết dứt điểm nạn ly giáo bằng cách cử hành một cuộc bầu cử chung tại Pisa.
Đức Hồng y Tổng Giám mục Milan đã có bài phát biểu khai mạc tại Pisa. Ông lên án cả hai người, Grêgôriô XII và (nguỵ giáo hoàng) Biển Đức XIII, và chính thức triệu tập họ xuất hiện tại hội đồng. Họ bị tuyên bố vắng mặt khi không xuất hiện.
Cần phải được nhấn mạnh rằng, ở thời điểm này trong cuộc ly giáo (1409), giáo dân đã rất tức giận với sự mất đoàn kết lâu dài và những lời hứa bị bội bởi cả hai nên Công đồng tại Pisa đã được đón nhận và ủng hộ rộng rãi. Công đồng còn trở nên ấn tượng hơn bởi một thực tế là 24 Hồng y đó bao gồm một số lượng đáng kể các Hồng y từ cả hai phe [Grêgôriô XII và nguỵ giáo hoàng Biển Đức XIII]. Điều này cấp cho Công đồng dáng vẻ của một hành động thống nhất đến từ các Hồng y của Giáo Hội. Ngày 29 tháng 6 năm 1409, 24 Hồng y nhất trí bầu Alexanđê V. Giờ đây có tới ba người tự nhận là Giáo Hoàng cùng một lúc.
NGƯỜI THỨ BA, NGUỴ GIÁO HOÀNG DÒNG PISA, NHẬN ĐƯỢC ỦNG HỘ RỘNG RÃI NHẤT VÀ BỞI HẦU HẾT CÁC NHÀ THẦN HỌC VÌ ÔNG CÓ DÁNG VẺ NHƯ LÀ SỰ LỰA CHỌN THỐNG NHẤT TỪ HỒNG Y CẢ HAI PHÍA
Nguỵ giáo hoàng tân cử dòng Pisa, Alexanđê V, nhận được sự ủng hộ rộng rãi nhất trong giới tín hữu trong cả ba. Giáo Hoàng thực sự, Grêgôriô XII, nhận được ít nhất.
Hầu hết các nhà thần học và các nhà giáo luật thời ấy ủng hộ dòng Pisa của các nguỵ giáo hoàng.
KHÔNG CÓ GIÁO HOÀNG THỰC SỰ NÀO TRONG LỊCH SỬ NHẬN ĐƯỢC ÍT SỰ ỦNG HỘ NHƯ GIÁO HOÀNG GRÊGÔRIÔ XII GẦN CUỐI ĐẠI TÂY LY GIÁO
Năm 1411, Hoàng đế La Mã Thần Thánh tân cử Sigismund theo cảm tình quần chúng từ bỏ Giáo Hoàng thực sự, Đức Grêgôriô XII.
Nguỵ giáo hoàng dòng Pisa tân cử, Alexanđê V, không sống lâu. Ông qua đời chưa đầy một năm sau cuộc bầu cử, vào tháng 5 năm 1410. Để kế vị ông, vào ngày 17 tháng 5 năm 1410, các Hồng y dòng Pisa đã nhất trí bầu Baldassare Cossa thành Gioan XXIII. Giống như người tiền nhiệm của ông là nguỵ giáo hoàng Alexanđê V, Gioan XXIII cũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi nhất trong số ba người cùng nhận là Giáo Hoàng.
Như chúng ta thấy, nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII đã trị vì ở Rôma. Gioan XXIII (1410-1415) sẽ là nguỵ giáo hoàng cuối cùng trị vì từ Rôma, cho đến khi cuộc bội giáo Vaticanô II, bắt đầu với một kẻ cũng tự gọi mình là Gioan XXIII (Angelo Roncalli, 1958-1963).
Trong năm thứ 4 dưới thời của ông, nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập Công đồng Constance vào năm 1414, theo chủ trương của Hoàng đế Sigismund. Khá lý thú nếu lưu ý rằng Gioan XXIII tiếp theo cũng triệu tập Công đồng Vaticanô II trong năm thứ 4 dưới thời của ông, 1962. Và cũng giống như Vaticanô II, Công đồng Constance khởi đầu như một Công đồng giả, được triệu tập bởi một nguỵ giáo hoàng.
Tại thời điểm này trong cuộc ly giáo, Hoàng đế Sigismund quyết tâm thống nhất giới tín hữu Kitô giáo bằng cách khiến cho cả ba thoái vị. Khi nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII hiểu ra rằng ông sẽ không được chấp nhận như Giáo Hoàng thực sự tại Công đồng Constance, ông đã trốn khỏi hội đồng. “Tối hôm đó Cossa chạy trốn khỏi Constance, trên lưng một con ngựa nhỏ màu tối (trái ngược với chín con ngựa trắng để lại phía sau mà ông đã dùng khi đến thành phố vào tháng Mười), lộn xộn trong một chiếc áo choàng lớn màu xám quấn quanh để ẩn hầu hết khuôn mặt và cơ thể của mình ...”[23]
Giáo hoàng đối lập Gioan XXIII sau đó chính thức bị Công đồng lên án là bị phế truất. Một mệnh lệnh được gửi ra bởi Hoàng đế truy nã ông; ông đã bị bắt và ném vào tù. Trong tù, nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII “giao con dấu và nhẫn ngư phủ, trong nước mắt, cho các đại diện của Công đồng.” Ông chấp nhận phán quyết chống lại ông mà không phản đối.[24]
Vì vậy, sau khi giáo hoàng đối lập Gioan XXIII bị phế truất, Giáo Hoàng Grêgôriô XII đã đồng ý triệu tập Công đồng Constance (để trao cho nó tính hợp pháp của một Giáo Hoàng, mà nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII không thể) rồi từ chức với hy vọng chấm dứt cuộc ly giáo.
Trong khi đó, giáo hoàng đối lập Biển Đức XIII (nguỵ giáo hoàng dòng Avignon) đã được Hoàng đế Sigismund tiếp cận và yêu cầu từ chức. Ông ngoan cố từ chối đến cùng, nhưng giờ đây cảm tình chung đã đi quá xa chống lại ông đến mức lượng người ủng hộ giảm đi rất nhiều.
Cả hai Giáo hoàng đối lập bị phế truất, Giáo Hoàng thực sự từ chức, Công đồng Constance tiến hành bầu Giáo Hoàng Martinô V vào ngày 11 tháng 11 năm 1417, chính thức chấm dứt Đại Ly giáo Phương Tây.
(Dòng Avignon của các nguỵ giáo hoàng vẫn tiếp tục sau cái chết của Giáo hoàng đối lập Biển Đức XIII với cuộc bầu cử nguỵ giáo hoàng Clêmentê VIII là người kế nhiệm bởi bốn Hồng y còn lại. Những Hồng y này sau đó cho rằng cuộc bầu cử nguỵ giáo hoàng Clêmentê VIII không hợp lệ và bầu nguỵ giáo hoàng Biển Đức XIV; nhưng vào thời điểm bị Công đồng Constance phế truất, dòng Avignon đã mất rất nhiều sự ủng hộ đến việc hai người kế vị nguỵ giáo hoàng Biển Đức XIII là rất không đáng kể chỉ xứng đáng một chú thích.)
KẾT LUẬN: CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐẠI TÂY LY GIÁO ÁP DỤNG VÀO THỜI CHÚNG TA
Trong bài viết này, chúng ta đã ôn lại một trong những chương quan trọng trong lịch sử Giáo Hội. Trong quá trình viết bài, chúng tôi đã nhận thấy một số điều rất quan trọng - những điều liên quan đến tình hình hiện tại của tất cả chúng ta.
Ngược lại, nếu Thiên Chúa cho phép những thảm họa nói trên xảy ra trong Đại Tây Ly Giáo (mà lúc tồi tệ nhất chỉ đáng là món khai vị cho Đại Bội Giáo), với nhiều nguỵ giáo hoàng trị vì cùng một lúc và Giáo Hoàng thực sự yếu nhất trong cả ba, thì mức độ thảm họa và lừa dối Người cho phép xảy ra với các nguỵ giáo hoàng (mà không bao giờ vi phạm lời hứa thiết yếu của Người lên Giáo Hội) trong cơn hoạn nạn tinh thần cuối cùng, mà sẽ là sự lừa dối to lớn nhất? Sẽ là một SUY NGHĨ NGỚ NGẨN, và trực tiếp bác bỏ bởi giáo huấn Công giáo và các sự kiện lịch sử Giáo Hội, nếu khẳng định rằng một dòng nguỵ giáo hoàng đã cùng tạo ra một giáo phái giả mạo để chống lại Giáo Hội thật sự là không có khả năng. Hơn nữa, sẽ thật là đáng phẫn nộ khẳng định rằng một tình huống như thế là “SUY NGHĨ NGỚ NGẨN” sau khi đã xem xét các sự việc không thể phủ nhận chúng tôi đã đưa ra để chứng minh nó quả thật vậy.
Chúng tôi sẽ kết thúc bài viết về cuộc Đại Tây Ly Giáo bằng cách trích dẫn một Linh mục Dòng Tên Edmund James O'Reilly. Ông đã có một số nhận xét rất thú vị để nói về Đại Tây Ly Giáo trong cuốn sách Mối Quan Hệ của Giáo Hội và Xã Hội - Tiểu luận Thần học, được viết năm 1882. Trong quá trình viết ông đề cập đến khả năng của một thời gian khuyết vị (một giai đoạn không có Giáo Hoàng) bao gồm toàn bộ thời kỳ Đại Tây Ly Giáo (gần 40 năm).
Chúng tôi bắt đầu với một trích dẫn từ cuộc thảo luận của Cha O'Reilly về Đại Tây Ly Giáo.
Linh mục O'Reilly nói rằng một giai đoạn khuyết vị (một giai đoạn mà không có một Giáo Hoàng nào) bao gồm toàn bộ thời kỳ Đại Tây Ly Giáo không vì bất cứ lý do gì không tương thích với những lời hứa của Chúa Kitô lênh Hội Thánh của Người. Giai đoạn mà Cha O'Reilly đang nói bắt đầu vào năm 1378 với cái chết của Giáo Hoàng Grêgôriô XI và kết thúc cơ bản vào năm 1417 với việc bầu cử lên Giáo Hoàng Martinô V. Đó là một thời gian khuyết vị tới 39 năm!
Viết sau Công đồng Vaticanô I, rõ ràng là Linh mục O'Reilly đứng về phía những ai từ chối các nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II, Biển Đức XVI, giữ khả năng một giai đoạn trống toà lâu dài của Tòa Thánh là hoàn toàn có thể. Thật vậy, trang 287 của cuốn sách ấy, Cha O'Reilly đưa ra cảnh báo mang tính tiên tri này:
“Đại Tây Ly Giáo gợi cho tôi một hồi tưởng mà tôi có quyền tự do thể hiện ở đây. Nếu cuộc ly giáo này đã không xảy ra, giả thiết về một điều như vậy có thể xảy ra đối với nhiều người là vớ vẩn. Họ sẽ nói điều đó không thể được; Thiên Chúa sẽ không cho phép Giáo Hội rơi vào tình huống không vui như vậy. Lạc giáo có thể mọc lên và lây lan và kéo dài một cách đau đớn, thông qua các lỗi lầm và sự đoạ đày của những tác giả và kẻ xúi giục nó, gây khổ đau to lớn đến cả các tín hữu, gia tăng bởi những cuộc đàn áp thực sự ở nhiều nơi mà các kẻ lạc giáo đang thống trị. Nhưng nếu Giáo Hội chân chính tồn tại chừng ba mươi hay bốn mươi năm mà không có một người đứng đầu được xác định, cũng như Đại diện dưới thế của Chúa Kitô, điều này sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, nó đã xảy ra; và chúng ta không hề bảo đảm rằng nó sẽ không tái diễn lần nữa, mặc dù chúng ta tha thiết có thể hy vọng khác đi. Những gì tôi suy ra là, rằng chúng ta không được quá sẵn sàng nói về những gì Thiên Chúa có thể cho phép. Chúng ta biết chắc chắn rằng Người sẽ làm tròn những lời hứa của Người… Chúng ta cũng có thể tin tưởng rằng Người sẽ làm nhiều hơn những gì Người đã trói buộc bản thân bằng những lời hứa. Chúng ta có thể trong mong với khả năng hân hoan để miễn cho tương lai khỏi một số rắc rối và bất hạnh đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng chúng ta, hay con cháu chúng ta trong các thế hệ Kitô hữu tương lai, có lẽ sẽ chứng kiến những điều xấu xa hơn chưa phải trải qua, ngay cả ngay trước khi hồi kết vĩ đại của mọi thứ trên mặt đất trước ngày phán xét. Tôi không có ý thiết lập một lời tiên tri, hay giả vờ có thị kiến những mầu nhiệm bất hạnh, mà tôi không có tí kiến thức về bất cứ điều gì. Tất cả những gì tôi muốn truyền đạt là những điều có thể xảy ra liên quan đến Giáo Hội, ngoại trừ những lời hứa của Thiên Chúa, không thể được xem là không thực tế, chỉ vì chúng sẽ khủng khiếp và đau khổ ở một mức độ rất cao.”[28]
Cha O'Reilly nói rằng nếu Đại Tây Ly Giáo chưa bao giờ xảy ra mọi người sẽ nói rằng một tình huống như vậy là không thể và không tương thích với những lời hứa của Chúa Kitô với Hội Thánh của Người, và rằng chúng ta không thể bỏ qua khả năng những điều tương tự hay có lẽ tồi tệ hơn sẽ xảy ra trong tương lai bởi vì chúng sẽ đem lại sự đau buồn ở một mức độ rất cao.
Chú thích cuối Chương 5:
[1] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, Oxford University Press, 1986, tr. 227.
[2] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), Front Royal, VA: Christendom Press, tr. 429.
[3] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 431.
[4] Lm John Laux, Church History, Rockford, IL: Tan Books, 1989, tr. 404.
[5] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 432-433.
[6] Quoted by Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 433.
[7] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 432-434.
[8] Lm John Laux, Church History, tr. 404.
[9] Lm John Laux, Church History, tr. 405.
[10] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, tr. 231.
[11] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, tr. 232.
[12] Lm Andrew Pradel, St. Vincent Ferrer: The Angel of the Judgment, Tan Books, 2000, tr. 39.
[13] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, tr. 237.
[14] Lm John Laux, Church History, tr. 405.
[15] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, tr. 235.
[16] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, tr. 235.
[17] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 472.
[18] Lm John Laux, Church History, tr. 405.
[19] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 473-474.
[20] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 471.
[21] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 479.
[22] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, tr. 238.
[23] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 485.
[24] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 487.
[25] J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, tr. 236.
[26] Lm John Laux, Church History, tr. 408.
[27] Lm James Edmund O’Reilly, The Relations of the Church to Society – Theological Essays.
[28] Lm James Edmund O’Reilly, tr. 287.