^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Vaticanô II là một tôn giáo mới (Bằng chứng trực quan)
Có khá nhiều lạc giáo trong Công đồng Vaticanô II. Video này sẽ chỉ tập trung vào một lạc giáo rất phổ biến và khá rõ ràng trong giáo phái Vaticanô II. Như tài liệu của chúng tôi chứng minh, giáo phái Vaticanô II không phải là Giáo hội Công giáo, mà là Giáo hội Đối lập ngày mạt thế đã được tiên tri.
Trong đoạn 8 của Sắc lệnh về Hiệp nhất của Công đồng Vaticanô II, ta đọc:
Đoạn văn này của Công đồng Vaticanô II tán thành các cuộc gặp gỡ đại kết với những kẻ lạc giáo và ly giáo, chẳng hạn như với người Tin lành và "Chính thống" giáo, và chấp thuận việc cầu nguyện chung với họ tại các cuộc họp như vậy. Điều này trực tiếp trái ngược với những gì Giáo hội Công giáo luôn dạy, như chúng ta sẽ thấy. Giáo huấn này của Công đồng Vaticanô II là xấu xa và lạc giáo.
Trong thông điệp năm 1928, Mortalium Animos, Giáo Hoàng Piô XI đã lên án các cuộc họp liên tôn giáo và tuyên bố rằng quan điểm nền tảng của việc ấy tương đương với việc chối đạo.
Trong thông điệp đó, ông cũng dạy:
Như chúng ta có thể thấy, Giáo hội Công giáo chưa bao giờ cho phép người Công giáo tham gia vào các nghi lễ không Công giáo. Tích cực hỗ trợ hoặc tham gia hoạt động thờ phượng không Công giáo là một tội trọng và vi phạm thần luật. Nguyên tắc này cũng được lặp lại trong Bộ Giáo Luật năm 1917. Điều 1258.1 tuyên bố:
Điều quan trọng phải hiểu là tại sao hoạt động này bị cấm và điều gì cấu thành sự tham gia tích cực vào các nghi lễ tôn giáo của người không Công giáo. Một lý do chính mà nhiều người không thấy rõ cuộc khủng hoảng hậu Vaticanô II và các lãnh đạo giả của nó (tức là các ngụy giáo hoàng) đại diện cho điều gì, là vì họ thiếu một đức tin thuần khiết và sự hiểu biết nền tảng về các nguyên tắc Công giáo có liên quan.
Trước khi chúng ta tiếp tục, cần lưu ý rằng video này nói về việc tham gia tích cực vào việc thờ phượng ngoài Công giáo, hoặc tham gia vào việc cầu nguyện hoặc thờ phượng ngoài Công giáo, vốn luôn bị cấm. Trong video này, chúng tôi không đề cập đến các cuộc hôn nhân hỗn hợp với người ngoại đạo (vốn không được khuyến khích nhưng đôi khi được dung thứ), hoặc nhận bí tích từ một người không Công giáo khi đối mặt với nguy cơ tử vong, và những điều tương tự. Những loại hiệp thông ấy không cấu thành sự tham gia tích cực vào việc thờ phượng ngoài Công giáo, mà là điều không bao giờ được phép. Vì vậy, đừng để bị lừa dối bởi những người bảo vệ Công đồng Vaticanô II thiếu thành thực, những người đôi khi gây nhầm lẫn bằng cách đưa ra các loại hiệp thông với những người không Công giáo trước đây đôi khi được cho phép trong lịch sử Giáo hội, như thể chúng cung cấp một tiền lệ hoặc một lời biện minh cho giáo huấn giả dối của giáo phái Vaticanô II về việc tham gia tích cực vào việc thờ phượng ngoài Công giáo.
Để tóm lượt các nguyên tắc liên quan đến vấn đề này, tôi muốn trích dẫn từ một luận án trước Công đồng Vaticanô II của một nhà giáo luật, Cha Ignatius Szal. Nó được cấp phép xuất bản vào năm 1948 bởi Nhà xuất bản Đại học Công giáo Hoa Kỳ. Chúng tôi không đồng ý với tất cả những gì ông nói trong cuốn sách trên, nhưng ông đưa ra nhiều luận điểm tốt và đưa ra các sự kiện liên quan trong việc nói rõ giáo huấn vĩnh hằng của Giáo hội Công giáo rằng việc tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào việc thờ phượng ngoài Công giáo là bị nghiêm cấm.
Trong các đoạn văn sau đây, ông chủ yếu đề cập đến communicatio in sacris, nghĩa là hiệp thông trong những điều thiêng liêng với những người ly giáo, chẳng hạn như với những người "Chính thống" giáo. Nhưng những gì ông nói áp dụng cho người Tin lành, Do Thái, Hồi giáo, v.v.
Như ta có thể thấy, nhiều lý do khác nhau khiến việc hỗ trợ tích cực trong việc thờ phượng ngoài Công giáo bị nghiêm cấm. Sự hiệp thông tôn giáo cách tích cực như vậy là trái với luật Thiên Chúa và tương đương với một lời tuyên tín giả dối, vì nó kết hợp ta với sự thờ phượng mê tín dị đoan hoặc bị nghiêm cấm. Điều đó tạo ấn tượng sai lầm rằng người không Công giáo được chấp thuận trong việc tiến hành hoạt động thờ phượng bị nghiêm cấm hoặc giả dối, và nó hầu như luôn gắng liền với tội tạo gương xấu. Với những điểm này trong tâm trí, một người tinh ý nên ngay lập tức nhận ra điều này có ý nghĩa gì đối với giáo phái Vaticanô II vànhững hoạt động đại kết tràn lan.
Để minh họa mức độ nghiêm trọng của điều này, theo điều 2316 của Bộ Giáo luật năm 1917, chỉ tham gia cách tích cực vào một hành động như vậy với những kẻ lạc giáo, hoặc cố ý giúp truyền bá lạc giáo, khiến kẻ đó chính thức bị nghi ngờ lạc giáo, và nếu kẻ ấy bỏ qua các cảnh báo trong vòng sáu tháng, kẻ ấy sẽ bị xem là lạc giáo.
Nhưng một người không nhất thiết cần phải nhận hoặc bỏ qua các cảnh báo giáo luật để trở thành một kẻ lạc giáo khét tiếng về vấn đề này hoặc các vấn đề khác. Nếu một người liên tục tham gia vào việc thờ phượng ngoài Công giáo chống lại giáo huấn Công giáo và tán thành hoạt động đó bằng các hành động lặp đi lặp lại và/hoặc giáo huấn công khai của bản thân, như các đại diện của giáo phái Vaticanô II đã làm, người đó là một kẻ lạc giáo khét tiếng, khét tiếng trên thực tế.
Luật của Giáo hội Công giáo về vấn đề này liên quan đến các hành vi thờ phượng ngoài Công giáo cách công khai, và đó là những gì chúng ta đang thảo luận trong video này. Chúng ta hãy đưa ra một vài ví dụ cụ thể về những gì cấu thành sự tham gia tích cực vào việc thờ phượng ngoài Công giáo.
Khi những người không Công giáo tiến hành cầu nguyện hoặc thờ phượng công khai, những điều sau đây (bên cạnh điều khác) tạo thành sự tham gia tích cực bị lên án:
Giáo hoàng Phanxicô tiếp Tổng Giám mục Canterbury và Tổng Giám mục Hiệp thông Anh giáo
Trên con đường đến sự hiệp nhất
Thưa ngài và các bạn thân mến,
Nhân dịp vui mừng là cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta, tôi xin nói những lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, khi ngài ngỏ lời với Đức Tổng Giám Mục Michael Ramsey trong chuyến viếng thăm lịch sử vào năm 1966: "Những bước đi của ngài đã không đưa ngài đến một nơi xa lạ... Chúng tôi rất vui mừng được mở cửa cho ngài và với những cánh cửa, trái tim của chúng tôi, niềm vui và vinh dự như chúng tôi ... để chào đón những người ‘không còn là người xa lạ, là khách ngụ cư, mà là những người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa.'" (xem Eph 2:19-20).
Tôi biết rằng trong thời gian Ngài tại vị tại Nhà thờ Chính tòa Canterbury, ngài có nhớ đến vị Giám mục mới của Roma trong những lời cầu nguyện. Tôi vô cùng biết ơn ngài - và kể từ khi chúng ta bắt đầu các thừa tác vụ tương ứng của nhau trong vòng vài ngày, tôi nghĩ chúng ta sẽ luôn có một lý do đặc biệt để hỗ trợ lẫn nhau trong lời cầu nguyện.
... cùng tham gia cầu nguyện; cùng ban phước hoặc ban phước lành chung; trả lời những lời cầu nguyện của họ; cùng nhau hát hoặc hát xen kẽ; trao các vật phẩm như nến, v.v. mà họ sử dụng để thờ cúng hoặc nhận các đồ vật tương tự từ họ; chơi đàn organ hoặc nhạc cụ để thờ cúng; tham gia vào các bài đọc kinh thánh; mang biểu tượng đến thờ cúng hoặc nơi thờ cúng; thắp đèn trong thời gian thờ cúng hoặc nơi thờ tự; và nhiều thứ tương tự.
Tất cả những điều này đã bị Giáo hội lên án. Có rất nhiều phản hồi từ các Thánh bộ Rôma cấm tất cả các hoạt động như vậy, đến nỗi nếu ta trích dẫn tất cả, video này sẽ trở nên rất dài. Tôi sẽ chỉ đơn giản trích dẫn một vài đoạn của Cha Ignatius Szal về một vài trong số những tuyên bố này để chúng ta cảm nhận được sự tham gia tích cực vào những lời cầu nguyện hoặc thờ phượng ngoài Công giáo đã bị lên án như thế nào.
L.m. Ignatius Szal, The Communication of Catholics with Schismatics (Việc giao tiếp của người Công giáo với những người ly khai), Imprimatur 1948:
"Trong Sách Công vụ Truyền bá Đức tin năm 1769 cũng tìm thấy một tông huấn kêu gọi các giám mục cấm các linh mục và tín hữu giao tiếp với những người ly giáo trong lời cầu nguyện của họ. Tông huấn nói rằng lệnh cấm này đã được ban hành bởi tất cả các Thánh Công đồng."
"Theo tuyên bố của Thánh Bộ ngày 7 tháng 8 năm 1704:
Người Công giáo bị cấm hiện diện trong các thánh lễ và những buổi cầu nguyện công khai chính thức của những người ly giáo, ngay cả khi những lời cầu nguyện không chứa đựng điều gì trái với đức tin hoặc chống lại nghi lễ Công giáo."
"Vào ngày 5 tháng 12 năm 1668, Văn phòng Thánh đã chỉ thị cho giám mục Trebinje [tre bin nhe] ra lệnh cho những người Công giáo phục tùng ông không được đi lễ hoặc đến các buổi cầu nguyện khác trong các nhà thờ ly khai, và cảnh báo họ rằng họ không bị bắt buộc phải dự Thánh lễ vào Chúa nhật nếu như tại đó không cử hành Thánh lễ Công giáo."
Theo một câu trả lời của Văn phòng Thánh ngày 13 tháng 1 năm 1818, việc vào nhà thờ của những kẻ lạc giáo trở nên xấu xa:
"1) nếu một người bước vào với ý định hỗ trợ các nghi lễ lạc giáo; 2) nếu việc tiến vào thực sự ngụ ý hoặc thậm chí dường như liên quan đến việc communicatio in divinis (hiệp thông thánh) với những kẻ lạc giáo và do đó tạo gương xấu..."
Có nhiều tuyên bố khác cấm bất kỳ loại hoạt động nào liên quan hoặc biểu thị sự tham gia thờ phượng ngoài Công giáo. Nhiều tuyên bố khác nhau từ chính các giáo hoàng cũng có thể được trích dẫn, chẳng hạn như Giáo Hoàng Piô IX, Neminem Vestrum:
Ngoài ra, liên quan đến những người "cựu Công giáo" là những kẻ lạc giáo và ly khai đã bác bỏ tín điều của Vaticanô I về quyềngiáo hoàng bất khả ngộ, Giáo hoàng Piô IX tuyên bố:
Giáo Hoàng Piô VI trong thông điệp Caritas năm 1791 nói về các linh mục đã tách khỏi Giáo hội bằng cách chấp nhận Hiến Chế Dân Sự lạc giáo của Hàng giáo sĩ ở Pháp đã tuyên bố:
Trong thông điệp năm 1880, Arcanum (# 43), Giáo Hoàng Lêô XIII cũng cảnh báo về việc "nghiêm cấm sự liên kết và hiệp thông trong các vấn đề tôn giáo" với những người không Công Giáo.
Đoạn trích trên từ Công đồng Vaticanô II chấp thuận sự tham gia tích cực vào việc thờ phượng ngoài Công giáo (điều mà Giáo hội Công giáo hoàn toàn lên án, như chúng ta đã thấy) vì đoạn văn này nói về việc tham gia cầu nguyện với những người không Công giáo trong cái gọi là các cuộc họp đại kết, tại đó những người không Công giáo tiến hành cầu nguyện và thờ phượng công khai theo các nghi thức và giáo phái ngoài Công giáo của họ. Do đó, giáo huấn của Công đồng Vaticanô II là không thể bào chữa, xấu xa và lạc giáo. Nó đặt nền tảng cho hàng loạt hoạt động đại kết được các ngụy giáo hoàng Vaticanô II và các "giáo phận" trên toàn thế giới chấp nhận, giảng dạy và noi theo. Nói tóm lại, những điểm chúng tôi đang đề cập đến chứng minh rằng phong trào đại kết của Công đồng Vaticanô II là lạc giáo khét tiếng và bất cứ ai bảo vệ nó đều là một kẻ lạc giáo và một thầy dạy giả dẫn dắt người khác vào tội trọng.
Giáo huấn giả dối của Công đồng Vaticanô II về việc cầu nguyện và thờ phượng chung với những người không Công giáo đã được xác nhận bởi nhiều tuyên bố tiếp theo của các ngụy giáo hoàng, bao gồm: sách giáo lý mới của ngụy giáo hoàng GioanPhaolô II, đoạn 1399; thông điệp đầu tiên của ông Redemptor Hominis # 6, Thông điệp Ut unum sint #đoạn 21 và kế tiếp; Hướng dẫn về việc Áp dụng các Nguyên tắc và Chuẩn mực của Đại kết; và nhiều văn kiện khác. Trong Ut unum sint, ngụy giáo hoàng Gioan Phaolô II tiếp tục giới thiệu và giảng dạy chính điều mà Giáo hội Công giáo luôn lên án, đó là thờ phượng chung với những người không Công giáo.
Hướng dẫn về việc Áp dụng các Nguyên tắc và Chuẩn mực của Đại kết do Gioan Phaolô II và Hội đồng Thúc đẩy Hiệp nhất Kitô giáo ban hành năm 1993, là một trong những tài liệu đáng kinh ngạc nhất mà Giáo hội đối lập Vaticanô II đã đưa ra. Về cơ bản, nó là một sách hướng dẫn về cách phạm tội chống lại đức tin. Nó trực tiếp khuyến khích những hành động đã bị Giáo hội cụ thể lên án.
Trong số 118, Hướng dẫn nói rằng những người Công giáo tham dự tại các nhà thờ ngoài Công giáo "được khuyến khích tham gia vào các thánh vịnh, hồi đáp, bài thánh ca và các hành động chung của Giáo Hội mà họ là khách."
Như chúng ta đã thấy, điều này bị lên án bởi giáo huấn Công giáo. Trong số 50 c, nó khuyến khích các tu sĩ Công giáo tổ chức các cuộc họp cùng với những người Tin lành của "các giáo hội khác nhau... để cầu nguyện phụng vụ, để hồi tưởng, và linh thao."
Điều này bị lên án bởi giáo huấn Công giáo.
Trong # 50c, Hướng dẫn khuyến khích các tu sĩ Công giáo tổ chức các cuộc họp với người Tin Lành của “các giáo hội khác nhau... để cầu nguyện phụng vụ, để hồi tưởng, và linh thao.”
Trong # 85, Hướng dẫn giải thích việc khuyến khích hoạt động trao đổi tu sĩ giữa các tu viện Công giáo và của các tôn giáo khác.
Trong # 119, Hướng dẫn viết: “Trong cử hành phụng vụ Công giáo, các mục sư của các Giáo hội khác hoặc của các Cộng đồng Giáo hội có thể có vị trí và danh hiệu phụng vụ phù hợp với cấp bậc và vai trò của họ…”
Trong # 137, Hướng dẫn viết, “nếu các linh mục, mục sư hoặc cộng đồng không trong hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo không có chỗ hoặc các vật dụng phụng vụ cần thiết để cử hành các nghi lễ tôn giáo của họ cách xứng đáng, giám mục giáo phận có thể cho phép họ sử dụng một nhà thờ hoặc một toà nhà Công giáo và cũng cho họ mượn những gì cần thiết cho nghi lễ của họ. Trong những trường hợp tương tự, có thể cho phép họ chôn cất hoặc cử hành nghi lễ tại các nghĩa trang Công giáo.”
Trong # 158, Hướng dẫn nói rằng khi các cuộc hôn nhân hỗn hợp diễn ra, “Giám mục chủ nhiệm địa phương có thể cho phép linh mục Công giáo mời vị mục sư từ phía Giáo hội khác hoặc Cộng đồng Giáo hội khác tham gia vào việc cử hành hôn nhân, đọc từ Kinh Thánh, đưa ra một lời khuyên ngắn gọn và ban phước cho cặp vợ chồng.”
Trong # 187, Hướng dẫn khuyến nghị người Công giáo và người không Công giáo làm việc cùng nhau trong việc cùng soạn thảo Tuyên tín, thánh vịnh, bài đọc kinh thánh và thánh ca để cùng sử dụng khi họ cầu nguyện và làm chứng cùng nhau.
Đây là một tôn giáo mới. Đây là một chương trình chính thức tham gia vào việc thờ phượng phi Công giáo, trực tiếp đối nghịch với luật Thiên Chúa, dạy rằng người Công giáo bị cấm tham gia vào việc thờ phượng phi Công giáo.
Có nhiều điều khác mà chúng tôi có thể trích dẫn, bao gồm cả việc Thư mục ngăn cản người Công giáo cố gắng cải đạo những người không Công giáo. Liên quan đến Hướng dẫn đầy rẫy tội lỗi này, ngụy giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố trong Ut unum Sint:
Hướng dẫn về việc Áp dụng các Nguyên tắc và Chuẩn mực của Đại kết được ban hành với sự chấp thuận của tôi bởi Hội đồng Giáo hoàng về Thúc đẩy Hiệp nhất Kitô giáo
Hướng dẫn này được phê chuẩn bởi ngụy giáo hoàng Gioan Phaolô II và Hội đồng Thúc đẩy Hiệp nhất Kitô giáo, cũng cho ta thấy rõ rằng nó đang thực hiện giáo huấn và các nguyên tắc của Công đồng Vaticanô II.
Điều thú vị nữa là khi ở Mortalium animos, Giáo Hoàng Piô XI nói rằng Tòa Thánh chưa bao giờ cho phép các tín hữu tham dự vào các cuộc tụ họp của những người không Công giáo, ông sử dụng từ tiếng Latinh conventibus, có nghĩa là các cuộc họp, hội họp hoặc tụ họp. Mâu thuẫn trực tiếp với giáo huấn của Đức Piô XI, Công đồng Vaticanô II sử dụng cùng một từ, conventibus, khi nó chấp thuận và đề nghị cầu nguyện chung tại các cuộc họp như vậy.
Có rất nhiều ví dụ (có lẽ hàng ngàn) về các ngụy giáo hoàng Vaticanô II và những kẻ chối đạo được gọi là giám mục và linh mục tham gia vào đại kết và tham gia tích cực vào việc thờ phượng ngoài Công giáo, đến nỗi sẽ mất quá nhiều thời gian để đề cập chỉmột phần đáng kể trong số ấy trong video này. Đó là một sự xuất hiện thường xuyên trong Giáo hội đối lập Vaticanô II. Chúng tôi đã ghi lại nhiều sự cố này trong các sách, video và bài viết trong những năm qua. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn tập trung vào một vài ví dụ từ ngụy giáo hoàng Gioan Phaolô II, ngụy giáo hoàng Biển Đức XVI và ngụy giáo hoàng Phanxicô. Tài liệu của chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn nữa về mỗi người.
Năm 1982, ngụy giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tham dự vào một nghi thức chung với "Tổng giám mục" Canterbury Anh giáo tại Thánh đường Canterbury. Ông và tên Anh giáo này đã cầu nguyện cùng nhau, cầu nguyện chung tại bàn thờ, và thậm chí còn ban một "phước lành chung". Đó là một tội trọng công khai và là biểu hiện của việc lạc giáo. Năm 1999, Gioan Phaolô II đến Romania và tham gia cách tích cực vào phụng vụ "Chính thống" với “Thượng phụ” Teoctist. Đó là một tội trọng và biểu hiện của việc lạc giáo. Ông đã gặp Teoctist trong nhiều dịp khác nhau và ký một tuyên bố chung với ông ta. Năm 1999, Teoctist cũng tiết lộ rằng Gioan Phaolô II đã quyên góp 100.000 đô la cho ông ta để xây dựng một nhà thờ chính tòa.
Năm 2018, Phanxicô đã làm điều tương tự, đóng góp 100.000 euro cho tu viện Chính thống giáo đầu tiên ở Áo.
Thật thú vị, vào ngày 29 tháng 1 năm 1828, Thánh Bộ Truyền bá Đức tin tuyên bố việc quyên góp cho một nhà thờ ly giáo là bị nghiêm cấm.
Năm 1983, Gioan Phaolô II đã đến một nhà thờ phái Luther để kỷ niệm 500 năm ngày sinh của kẻ lạc giáo Martin Luther. Trong khi ở đó, ông và "mục sư" Luther đã cầu nguyện cùng nhau trước bàn thờ, cùng "ban phước" cho quần chúng, và cùng đọc lời tuyên tín. Đó là một tội trọng công khai và là một biểu hiện của lạc giáo.
Chúng ta có thể tiếp tục với các ví dụ khác về sự tham gia tích cực của Gioan Phaolô II vào việc thờ phượng ngoài Công giáo liên quan đến những kẻ lạc giáo và ly giáo - nhưng ông cũng đã làm điều đó với những người ngoại giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.
Vào ngày 13 tháng 4 năm 1986, Gioan Phaolô II đã đến hội đường Rôma, tham gia tích cực vào nghi lễ Do Thái, và cúi đầu khi người Do Thái cầu nguyện cho việc quang lâm của "Đấng Mêsia" của họ. Đó là một hành động chối đạo. Đáng lưu ý, Thánh TômaAquinô nói rằng nếu bất cứ ai thờ phượng tại nấm mồ của Muhammad, kẻ đó được xem là chối đạo. Đó là bởi vì tham gia vào các hình thức thờ phượng ngoài Công giáo tương đương với việc tuyên xưng đức tin trong những tôn giáo giả dối ấy, như chúng tôi đã đề cập.
Gioan Phaolô II và nhiều ngụy giáo hoàng Vaticanô II thường xuyên thực hiện các hành vi bội giáo kiểu này. Hãy nhớ rằng, lạc giáo và bội giáo có thể được biểu thị bằng hành động cũng như bằng lời nói. Gioan Phaolô II thường xuyên nhận "phước lành" từ những người ngoại giáo. Ngày 8/8/1985, Gioan Phaolô II cầu nguyện chung với các nhà vật linh châu Phi (tức các thầy phù thủy),một hành động chối đạo. Tại Châu Phi, vào ngày 4 tháng 2 năm 1993, các cô gái tụng kinh đã chiêu đãi Gioan Phaolô II bằng một điệu nhảy tà thuật gây thôi miên.
Gioan Phaolô II cũng tổ chức các sự kiện Assisi và tham gia tích cực vào chúng. Bằng cách tổ chức các sự kiện Assisi và bằng sự tham gia tích cực của ông vào chúng, Gioan Phaolô II thực sự đã tham gia vào việc thờ phượng của tất cả các tôn giáo khác nhau tại Assisi. Đây là một tội trọng công khai ở mức độ nghiêm trọng nhất, và là một biểu hiện của việc bội giáo.
Sự nghiệp của Gioan Phaolô II được đặc trưng bởi sự thờ ơ tôn giáo và tham gia vào các hình thức thờ phượng giả dối. Tất nhiên, một kẻ lạc giáo công khai và một kẻ phạm tội trọng công khai như vậy không thể là một Giáo hoàng Công giáo, chứ đừng nói đến một vị thánh. Đó là một lý do mà việc tôn kính hình ảnh của ông ta bằng việc phong thánh vô hiệu được đề cập trong Khải huyền, như tài liệu của chúng tôi đề cập.
Khi các thành viên bị lừa dối của Giáo hội đối lập Vaticanô II chấp nhận kẻ bội giáo và độc ác khét tiếng Gioan Phaolô II như một vị thánh - một người có sự nghiệp được đặc trưng bởi sự thờ ơ tôn giáo, phạm nhiều tội trọng công khai chống lại đức tin và tham gia vào việc thờ phượng trong các tôn giáo giả dối - họ trở nên thông phần vào tội lỗi của ông ta. Những bình luận viên online và những người xem Gioan Phaolô II là một vị thánh thật sự đang không biết gì, họ đang bị lừa dối và đang trên đường sa Hỏa ngục.
Chúng ta có thể đề cập nhiều hơn về nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, nhưng chúng ta hãy chuyển sang Biển Đức XVI.
Biển Đức XVI thường xuyên tham gia việc thờ phượng không Công giáo. Vào ngày 19 tháng 8 năm 2005, ông tham gia tích cực vào một nghi thức Do Thái trong một giáo đường Do Thái ở Cologne, Đức. Ông đã tham gia cùng người Do Thái trong lời cầu nguyện kaddish và thực hiện nhiều cử chỉ thể hiện sự tham gia tích cực của mình, một hành động bội giáo.
Ngày 30 tháng 11 năm 2006, Biển Đức XVI đã cầu nguyện như những người Hồi giáo hướng về thánh địa Mecca trong Nhà thờ Hồi giáo Xanh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông thậm chí còn khoanh tay trong cử chỉ cầu nguyện của người Hồi giáo được gọi là cử chỉ yên tĩnh, một hành động bội giáo.
Ngày 23 tháng 9 năm 2011, Biển Đức XVI viếng thăm một nhà thờ phái Luther ở Erfurt, Đức. Trong khi ở đó, ông ca ngợi Martin Luther và tham gia tích cực vào một nghi lễ phái Luther. Ông đã cùng nhau "ban phước" cho người dân với "mục sư" phái Luthervà thậm chí còn cầu nguyện với một nữ "giám mục" Luther. Ông cúi đầu trước bàn thờ phái Luther. Đó là một tội trọng công khai và là một biểu hiện của việc lạc giáo khét tiếng.
Vào ngày 17 tháng 9 năm 2010, Biển Đức XVI đã tham gia vào một buổi lễ Anh giáo tại tu viện Westminster với "Tổng Giám mục"Anh giáo ủng hộ đồng tính luyến ái Rowan Williams. Họ cùng nhau tiến vào nhà thờ Tin lành, cầu nguyện cùng nhau, và ban một phước lành chung. Đó là biểu hiện của việc tuyên tín vào một tôn giáo giả dối. Biển Đức XVI đã tổ chức sự kiện Assisi ghê tởm của riêng oong vào năm 2011; Ông không chỉ tham gia tích cực vào sự kiện bội giáo đó, mà bởi với tư cách là người tổ chức, ông đã tham gia vào việc thờ phượng của tất cả những người ngoại giáo, lạc giáo, v.v., những người đã tiến hành thờ phượng tại sự kiện đó.
Chúng ta có thể đưa ra nhiều ví dụ khác về sự tham gia của Biển Đức XVI vào việc thờ phượng giả dối. Đó không chỉ là điều ông ta thường làm – đó còn là điều ông chấp thuận rõ ràng bằng lời nói. Ngày 18 tháng 1 năm 2008, trong một bài diễn văn trước một phái đoàn đại kết Phần Lan, Biển Đức XVI đã ca ngợi lời cầu nguyện chung giữa người Luther và "người Công giáo" và tuyên bố rằng "đây là cánh cửa hoàng gia của đại kết". Hoạt động mà Giáo hội Công giáo luôn lên án là tội lỗi nghiêm trọng, Biển Đức XVI nói là con đường phải noi theo. Ông ta là một kẻ lạc giáo khét tiếng.
Những người truyền thống giả nghĩ rằng Biển Đức XVI là bảo thủ hoặc là giáo hoàng thực sự, đã bị lừa dối. Ông ta là một ngụy giáo hoàng và là một kẻ chối đạo. Để biết thêm, xin xem các bài viết của chúng tôi về những lạc giáo của ông ta, dựa trên nghiên cứu về 30 cuốn sách của Biển Đức XVI và tất cả các bài phát biểu của ông.
Ngụy giáo hoàng Phanxicô cũng thường xuyên tham gia vào việc thờ phượng không Công giáo. Vào ngày 29 tháng 11, 2014, Phanxicô đã cầu nguyện cùng với giáo sĩ Hồi giáo trong Nhà thờ Hồi giáo Xanh ở Istanbul, một hành động bội giáo. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2016, ông đến hội đường Do Thái ở Roma, tham gia tích cực vào nghi lễ Do Thái, thốt ra nhiều điều lạc giáo khác nhau và nói 'chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện lên Thiên Chúa'. Đó là hành động bội giáo.
Chúng ta có thể đưa ra nhiều ví dụ khác về việc ngụy giáo hoàng Phanxicô tham gia vào việc thờ phượng của người ngoại giáo, Do Thái giáo, Tin lành và "Chính thống" giáo. Ngoài các hành động của mình, Phanxicô còn ca ngợi việc cầu nguyện chung với những người không Công giáo và ông đã đề cập rõ ràng theo cách tán thành những lời cầu nguyện liên tôn giáo. Lập trường của ông ta về vấn đề này, mâu thuẫn với những gì Giáo hội Công giáo dạy, được chứng minh là lạc giáo bởi lời nói và hành động của ông.
Việc các ngụy giáo hoàng Vaticanô II liên tục tham gia vào hành vi này và dạy rằng đó là điều tốt, chứng tỏ không nghi ngờ gì rằng họ là những kẻ lạc giáo khét tiếng. Hoạt động tội lỗi này cũng được tham gia bởi nhiều "giám mục" chối đạo của giáo phái Vaticanô II. Nói một cách đơn giản, phong trào đại kết là một lạc giáo khổng lồ tương đương với việc phủ nhận tín điều Giáo hội Công giáo là Giáo hội duy nhất chân thật của Chúa Giêsu Kitô, cần thiết cho ơn cứu độ, và rằng các tôn giáo ngoài Công giáo là sai lầm và tội lỗi và dẫn đến sự diệt vong. Lạc giáo này - rằng tham gia vào việc thờ phượng ngoài Công giáo là tốt - đã được trực tiếp dạy trong Công đồng Vaticanô II, như chúng tôi đã chứng minh trong video này.
Cũng cần lưu ý rằng sự thật được Thiên Chúa mặc khải, mà bị phủ nhận bởi giáo huấn của Công đồng Vaticanô II về cầu nguyện và thờ phượng chung với những người không Công giáo, có thể được tìm thấy trong 2 Gioan 1: 10-11:
Đoạn văn này đã được Giáo hội trích dẫn trong bối cảnh lên án bất kỳ sự tham gia nào vào các cuộc hội họp không Công giáo.
Do đó, giáo huấn xấu xa của Công đồng Vaticanô II, nói một cách đúng đắn, là lạc giáo. Nó phủ nhận sự thật được mặc khải trong 2 Gioan 1: 10-11. Nó dạy (trái với Kinh thánh) rằng tham gia vào việc thờ phượng bị nghiêm cấm của những kẻ lạc giáo và ly giáo là tốt và đáng khen ngợi.
Vì phong trào đại kết của giáo phái Vaticanô II xuất phát từ Công đồng Vaticanô II, như chúng tôi đã chỉ ra, bất cứ ai cố chấp bảo vệ Vaticanô II đều là một kẻ phạm tội gian dâm trong đời sống thiêng liêng và một kẻ lạc giáo. Tất cả các nhóm không theo thuyết trống toà dưới thời các ngụy giáo hoàng Vaticanô II - chẳng hạn như Huynh đoàn Thánh Phêrô – không thật sự là Công giáo. Nếu họ thực sự sở hữu và ủng hộ đức tin Công giáo, họ sẽ từ chối lạc giáo nghiêm trọng này và những ngụy giáo hoàng thúc đẩy nó. Họ không có tình yêu đối với Thiên Chúa.
Trước những sự thật này, một số người thiếu niềm tin tự xưng là Công giáo sẽ nói: 'nếu tôi chấp nhận những gì trình bày trong video này, tôi sẽ phải từ chối đức tin Công giáo'. Không, họ sai hoàn toàn và họ không có bất kỳ niềm tin nào. Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất chân thật và toàn bộ tình hình này ở Rôma đã được tiên tri. Những kẻ khởi đầu cuộc bội giáo này là những ngụy giáo hoàng lạc giáo, dựa theo giáo huấn Công giáo.
Họ chưa bao giờ đảm nhận chức vụ giáo hoàng một cách hợp lệ, như tài liệu của chúng tôi chứng minh, bởi vì một kẻ lạc giáo bị cấm trở thành giáo hoàng bởi luật Thiên Chúa. Những gì những sự kiện này chứng minh rằng giáo phái Vaticanô II không phải là Giáo hội Công giáo và các lãnh đạo của nó đều là những kẻ ngụy giáo hoàng.
Giáo phái Vaticanô II thực sự là con điếm thành Babylon được tiên tri. Nó ứng nghiệm lời tiên tri về con điếm thành Babylon và Con thú theo nhiều cách cụ thể. Phong trào đại kết mà chúng tôi đã phơi bày trong video này là một lý do mà con điếm thành Babylon được gọi là ‘mẹ đẻ ra các gái điếm’.
Hoạt động đại kết là phương tiện mà qua đó một người thông phần với những tội chống lại đức tin, như là một phần của sự lừa dối ngày mạt thế. Ngay cả khi một người không trực tiếp tham gia vào đại kết, nếu người đó chấp nhận các ngụy giáo hoàng Vaticanô II và các vị thánh giả, người đó trở nên thông phần với nó. Giáo Hội Công Giáo đích thực vẫn còn tồn tại trong một tàn dư tín hữu còn sót lại và để trở thành một người Công Giáo đích thực và cứu rỗi linh hồn của bản thân, bạn cần phải là một người Công Giáo truyền thống, từ bỏ giáo phái Vaticanô II và Công Đồng Vaticanô II giả dối.
Bài Viết Liên Quan