^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Lạc giáo của Gioan Phaolô II, người công du nhiều nhất trong lịch sử và có lẽ là lạc giáo nhất
Nhạc trưởng Do Thái Gilbert Levine, nói với Larry King trên CNN về Gioan Phaolô II:
Karol Wojtyla (Gioan Phaolô II) tự nhận là giáo hoàng từ năm 1978-2005
LẠC GIÁO CỦA GIOAN PHAOLÔ II
Tóm lượt:
Gioan Phaolô II dạy thuyết cứu rỗi phổ quát, rằng tất cả mọi người sẽ được cứu
Khó khăn duy nhất trong việc thảo luận về những lạc giáo của Gioan Phaolô II là quyết định nên bắt đầu từ đâu. Lạc giáo của ông nhiều đến nỗi khiến ta gần như choáng ngợp với quyết định nên bắt đầu tại điểm nào. Một xuất phát tốt là giáo huấn nhất quán của ông về sự cứu rỗi phổ quát. Ý tưởng tất cả mọi người đều được cứu trái ngược với ngôn ngữ minh bạch trong Phúc âm và vô vàng tín điều Công giáo, đặc biệt là tín điều Bên ngoài Giáo hội Công giáo không có ơn cứu độ và tất cả những ai chết trong nguyên tội hoặc trọng tội đều không thể được cứu.
Tuy nhiên, Gioan Phaolô II tin giữ và dạy rằng trong mầu nhiệm Nhập thể, Con Thiên Chúa đã liên kết Ngài với mỗi người trong một liên kết không phá vỡ được. Gioan Phaolô II đã dạy dứt khoát rằng sự kết hợp này giữa Đức Kitô và mỗi người tồn tại mãi mãi.
Chú ý từ “vĩnh viễn” trong cả ba trích dẫn này. Vâng, trong ba thông điệp khác nhau, Gioan Phaolô II thẳng thừng khẳng định rằng mọi người đều liên kết với Đức Kitô vĩnh viễn. Điều này nghĩa là tất cả mọi người đều được cứu. Hỏa ngục là án phải tách rời đời đời khỏi Thiên Chúa, nhưng không một ai lúc nào bị tách rời khỏi Thiên Chúa theo Gioan Phaolô II. Mọi người đều liên kết với Thiên Chúa vĩnh viễn. Đây là sự cứu rỗi phổ quát.
Nhiều trích dẫn khác chúng tôi có thể đưa ra để chứng minh rằng Gioan Phaolô II đã dạy rằng tất cả mọi người đều được cứu. Ví dụ, vào năm 1985, Gioan Phaolô II đã giải thích làm thế nào máu cứu chuộc của Đức Kitô không chỉ khả dụng cho tất cả mọi người (đúng), nhưng nó thực sự đến với tất cả và cứu chuộc tất cả.
Trái ngược với điều này, giáo huấn tín lý của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng Máu của Đức Kitô không đến với tất cả hay cứu chuộc tất cả.
Chỉ những ai được giải thoát khỏi nguyên tội qua phép Rửa tội, và liên kết với Người qua các bí tích và đức tin chân thật, mới lãnh nhận ích lợi từ cái chết của Đức Kitô.
Với một giáo thuyết như thế này, ai lại không được thế gian yêu dấu? Gioan Phaolô II lôi cuốn, và được yêu mến bởi quần chúng, bởi vì ông chấp nhận tôn giáo của mọi người và dạy rằng mọi người đều liên kết với Đức Kitô bất kể họ tin gì hay làm gì. Lý thuyết thờ ơ tôn giáo này đặc trưng cho chức giáo hoàng đối lập của ông.
Gioan Phaolô II dạy rằng các Tôn giáo không Kitô Giáo là thành quả của Chúa Thánh Thần
Bên cạnh giáo thuyết đáng kinh ngạc của ông về sự cứu rỗi phổ quát và ơn công chính phổ quát, còn nhiều lạc giáo khác đến từ Gioan Phaolô II để ta xem xét. Đặc biệt đáng lưu ý là lời dạy của ông về Ngôi Thứ Ba trong Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Linh. Những gì Gioan Phaolô II đã dạy về Chúa Thánh Thần là phạm thánh và lạc giáo đến nỗi đây có thể được xem là lạc giáo tồi tệ nhất của ông.
Gioan Phaolô II nói rằng niềm tin vững chắc của tín đồ của các tôn giáo không Kitô Giáo bắt nguồn từ Chúa Thánh Thần, Thần Khí sự thật. Vì chúng ta biết được từ Thánh Kinh và giáo huấn Công giáo rằng Satan mới là tác giả của tất cả các tôn giáo không Kitô Giáo, điều đang được Gioan Phaolô II nói ở đây là Chúa Thánh Thần, Thần Khí sự thật, thực sự là thần khí lầm lạc: Satan. Đây là lời phạm thánh không thể tin được chống lại Thiên Chúa.
Kinh Thánh và Truyền thống dạy chúng ta rằng các tôn giáo không Kitô Giáo thuộc về quỷ dữ, và các “vị thần” mà họ sùng bái thực sự là quỷ dữ.
Vì Gioan Phaolô II dạy rằng niềm tin vào các tôn giáo này là hệ quả của Thần Khí sự thật, đó là lý do tại sao ông liên tục ca ngợi, thúc đẩy và thậm chí cầu nguyện cùng với tín hữu và lãnh đạo của các tôn giáo không Kitô Giáo.
Gioan Phaolô II với tín đồ Vật linh Phi châu (thầy phù thuỷ), nhiều hơn về điều này sau
Tại đây, Gioan Phaolô II nói rằng sự tôn trọng đối với các tôn giáo không Kitô giáo được chỉ định bởi sự tôn trọng việc làm của Đức Thánh Linh trong con người. Điều này rõ ràng có nghĩa là Chúa Thánh Thần chịu trách nhiệm cho những tôn giáo không Kitô giáo này, điều này một lần nữa có nghĩa là Chúa Thánh Thần nên được hiểu như là thần khí lầm lạc: Satan.
Gioan Phaolô II nói rằng các tôn giáo khác kích thích chúng ta khám phá ra sự hiện diện và việc làm của Thần Khí. Điều này có nghĩa là các tôn giáo không Kitô giáo là một thành quả của Thần Khí – Chúa Thánh Thần – mà lần nữa đánh đồng Thần Khí sự thật với thần khí lầm lạc: Satan.
Gioan Phaolô II giảng dạy và thực hành Thuyết Thờ ơ Tôn giáo
Giáo Hoàng Piô IX, Qui Pluribus (#15), ngày 9 tháng 11 năm 1846:
“Đồng thời ngoan cố là lý thuyết gây sốc rằng không có sự khác biệt việc một người theo tôn giáo nào, một lý thuyết mâu thuẫn ngay cả trong lý trí. Bằng lý thuyết này, những kẻ xảo quyệt loại bỏ tất cả sự phân biệt giữa đức hạnh và đồi bại, sự thật và lỗi lầm, hành động đáng kính và hèn hạ. Họ giả vờ rằng con người có thể đạt được ơn cứu rỗi vĩnh cửu bằng cách thực hành bất kỳ tôn giáo nào, như thể có thể có bất kỳ sự sẻ chia giữa công lý và tội lỗi, bất kỳ sự hợp tác nào giữa ánh sáng và bóng tối, hoặc bất kỳ thỏa thuận nào giữa Chúa Kitô và Belial.”[13]
Chủ nghĩa thờ ơ tôn giáo của Gioan Phaolô II có lẽ là đặc điểm phổ biến nhất trong các tác phẩm và bài phát biểu của ông. Ông liên tục ca ngợi và quý trọng các tôn giáo không Kitô giáo, do đó chối bỏ Chúa Ba Ngôi và sự cần thiết phải tin vào đức tin Công giáo duy nhất chân thật, qua đó chế giễu cuộc tử nạn của những thánh tử đạo.
Từ “kỳ tích” có nghĩa là một hành động phi thường. Vậy là, Gioan Phaolô II nói rằng các tôn giáo giả dối như Phật giáo và Khổng giáo là những hoa trái lộng lẫy trong tôn giáo, và việc người Hàn Quốc truyền những tôn giáo thuộc về Satan này cho kẻ khác là một hành động phi thường!
Gioan Phaolô II tại Chùa Phật giáo
Trong cuộc công du châu Á thứ hai của mình vào năm 1984, Gioan Phaolô II đã đến thăm Chùa Phật giáo. Trước khi vào chùa, ông bày tỏ sự bồn chồn khi gặp “Đức Thánh thiện, vị Tổ sư ngôi Chùa.” Vài ngày trước khi đến chùa Phật giáo, Gioan Phaolô II cũng nói:
Gioan Phaolô II sau đó đi vào ngôi đền thờ ngẫu tượng và cúi đầu trước vị Tổ sư Phật giáo, người đứng trước một bức tượng Phật khổng lồ. Điều này cấu thành một hành vi bội giáo.
Gioan Phaolô II trong Chùa Phật giáo
Giáo Hoàng Lêô XIII, ngày 8 tháng 12 năm 1892:
“Mọi người nên tránh làm quen hay kết bạn với bất kỳ ai bị nghi ngờ thuộc vào Hội Tam Điểm hoặc các nhóm liên quan. Biết chúng bởi hoa quả chúng và tránh xa chúng. Mọi sự quen biết nên tránh đi, không chỉ với những kẻ phóng đãng nghịch đạo tuyên truyền bản tính của phái, mà còn với những ai trốn dưới mặt nạ sự khoan dung phổ quát, tôn trọng tất cả các tôn giáo…”[18]
Gioan Phaolô II nhận dấu của những người thờ tà thần Shiva
Vào ngày 2 tháng 2, 1986, Gioan Phaolô II nhận được trên trán của mình dấu Tilac hay Tika, bột màu đỏ của người Ấn giáo, dấu hiệu nhận biết những người thờ Shiva. Hành động đó cấu thành tội thờ ngẫu tượng và bội giáo.
Gioan Phaolô II tôn kính Gandhi
Vào tháng 3 năm 1986, Gioan Phaolô II đã đến New Delhi, Ấn Độ, nơi tín đồ Ấn giáo Mahatma Gandhi hoả táng. Mahatma Gandhi là một người ngoại giáo và thờ ngẫu tượng.
Gioan Phaolô II cởi giày ra trước tượng đài của Gandhi và tuyên bố: “Hôm nay với tư cách là một người hành hương cho hòa bình, tôi đã đến đây để tỏ lòng tôn kính Mahatma Gandhi, anh hùng của nhân loại.”[20]
Theo Gioan Phaolô II, một kẻ thờ ngẫu tượng và một người ngoại giáo là “anh hùng của nhân loại.”
Như chúng ta thấy ở đây, Gioan Phaolô II cũng ném hoa vào nấm mồ của Gandhi để tôn vinh và tưởng nhớ ông ta. Thánh Tôma Aquinô giải thích rằng cũng như có những lời nói lạc giáo, có cả những hành động lạc giáo và bội giáo.
Thánh Tôma thậm chí còn cho chúng ta một ví dụ:
Một người có thể thể hiện sự bội giáo của mình bằng lời nói hoặc bằng hành động. Bằng những gì ông đã làm, bên cạnh những gì ông nói, Gioan Phaolô II thể hiện điều tương đồng với việc thờ phụng ở nấm mồ Mahomet. Ông sùng kính một người Ấn giáo.
Hành Động Bội Giáo của Gioan Phaolô II tại Assisi
Vào ngày 27 tháng Mười năm 1986, Gioan Phaolô II đã mời những lãnh tụ quan trọng của tất cả các tôn giáo giả dối trên thế giới đến Assisi, Ý cho Ngày Quốc tế Cầu nguyện cho Hòa bình. Gioan Phaolô II đã cầu nguyện với hơn 100 lãnh tụ của các tôn giáo giả dối khác nhau, do đó bác bỏ lời dạy của Thánh Kinh và 2000 năm giáo huấn của Giáo hội Công giáo cấm hoạt động cầu nguyện như vậy với các tôn giáo giả dối.
Nguyên cả một ngày dành để cầu nguyện với người ngoại giáo, vô đạo và lạc giáo là ý tưởng của Gioan Phaolô II. Trong cuộc gặp gỡ này, Đạt lai Lạt ma đã đặt một bức tượng Phật trên Nhà Tạm trong nhà thờ Thánh Phanxicô.
Tượng Phật trên Nhà Tạm ở Assisi
Trong số các nhà lãnh tụ các tôn giáo giả dối khác nhau tại Assisi có rabbi, giáo sĩ Hồi giáo, nhà sư Phật giáo, tín đồ thần đạo, đủ loại giáo sĩ Tin lành, tín đồ Vật linh, tín đồ Giaina và nhiều người khác.
Trong cuộc họp, một thành viên của mỗi tôn giáo sai lầm tiến lên và dâng một lời cầu nguyện cho hòa bình – những lời cầu nguyện phạm thánh, ví dụ, như lời cầu nguyện của người Ấn giáo: “Hòa bình cho tất cả các thần.” (Lãnh tụ Vật linh đã cầu nguyện cho “Ngón cái Vĩ đại.”) Nhưng các vị thần của họ là quỷ dữ, như ta thấy ở trên, vì vậy ơn hòa bình đã được cầu nguyện lên toàn thể ma quỷ (những kẻ tạo ra những tôn giáo giả dối này) tại Ngày Quốc tế Cầu nguyện cho Hòa bình do Vatican bảo trợ! Tôn giáo Vaticanô II muốn mọi người hiệp thông với ma quỷ.
Năm 1928, Giáo hoàng Piô XI đã lên án cách uy quyền hoạt động liên tôn giáo thế này và lên án đây là hành động bội giáo khỏi Đức tin chân thật.
Giáo Hoàng Piô XI, Mortalium Animos (#2), ngày 6 tháng 1 năm 1928: “Vì những lý do các cuộc hội nghị, cuộc họp mặt và bài thuyết giảng thường xuyên được những kẻ ấy sắp xếp, tại đó lượng lớn thính giả có mặt, và trong đó có không một sự phân biệt đều được mời tham gia vào cuộc thảo luận, cả dân vô tín mọi thể loại, và Kitô hữu, ngay cả những ai bất hạnh sa ngã khỏi Đức Kitô hay ngoan cố và ương ngạnh chối bỏ thần tính và sứ vụ của Người. Chắc chắn những nỗ lực như thế không cách nào được người Công giáo chấp thuận, căng cứ trên việc chúng giữ suy nghĩ sai lạc xem tất cả các tôn giáo ít nhiều đều tốt đẹp và đáng khen ngợi, vì họ trong nhiều cách khác nhau thể hiện và biểu thị rằng cảm giác bẩm sinh có trong mọi người chúng ta, bởi đó chúng ta được dẫn dắt tới việc vâng phục thừa nhận Người. Những ai giữ ý kiến này không những mắc lỗi và bị lừa dối, mà còn trong việc bóp méo ý tưởng một tôn giáo chân thật họ chối bỏ nó, và từng chút một, chuyển sang thuyết tự nhiên và thuyết vô thần, như nó được gọi; từ đó rõ ràng dẫn đến rằng những ai ủng hộ kẻ nắm giữ lý thuyết và cố gắng nhận biết chung, hoàn toàn từ bỏ tôn giáo được mặc khải thiêng liêng.
Ở đây một lần nữa chúng ta tìm thấy một biểu hiện rõ ràng về sự bội giáo của Gioan Phaolô II. Ông nói rằng Thiên Chúa làm cho chính Ngài hiện diện thông qua sự phong phú phần linh hồn của các dân tộc, trong đó tôn giáo của họ là biểu hiện chính yếu. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa hiện diện với các dân thông qua các tôn giáo không Kitô giáo, cũng có nghĩa các tôn giáo không Kitô giáo là chân thật và được linh hứng bởi Thiên Chúa.
Giáo Hoàng Grêgôriô XVI, Mirari Vos (#13), ngày 15 tháng 8, 1832: “Họ nên ngẫm nghĩ về lời chứng thực của chính Đức Kitô rằng ‘ai không đi với Đức Kitô là chống lại Người,’ và những ai không tụ tập bên Người phải bất hạnh tiêu tán. Vì thế, ‘không một nghi ngờ, Đức tin Công giáo nếu không giữ trọn vẹn và tinh tuyền; chắc chắn người đó sẽ chết đời đời.’”[28]
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, Kinh tin kính tín lý Thánh Athanasia, 1439: “Bất kỳ ai mong ước được cứu độ, trên tất cả phải giữ đức tin Công giáo; trừ khi mỗi người giữ đức tin này đầy đủ và trọn vẹn, kẻ đó không một nghi ngờ phải chịu kiếp trầm luân vĩnh cửu… Nhưng cần thiết cho ơn cứu độ vĩnh hằng rằng người đó thành tín tin vào mầu nhiệm Nhập thể của Chúa chúng ta Giêsu Kitô…”[30]
Các cuộc họp đại kết khác của Gioan Phaolô II
Gioan Phaolô II tiếp tục với hoạt động bội giáo điên cuồng của mình, hoàn toàn bị lên án bởi giáo huấn của Giáo hội Công giáo, sau sự kiện Assisi. Gioan Phaolô II bảo trợ cho các cuộc họp mặt cầu nguyện ngoại giáo tại Kyôtô (1987), Rôma (1988), Warsaw (1989), Bari (1990) và Malta (1991), cũng như nhiều cuộc họp sau năm 1991.
Gioan Phaolô II được “ban phước” trong nghi lễ ngoại giáo bởi một Pháp sư Ấn Độ năm 1987[31]
Có một cuộc họp cầu nguyện ngoại giáo đáng giận vào năm 1999, được chính thức gọi là “Cuộc gặp gỡ Đa phái,” tại đó một tập hợp lớn các tôn giáo giả dối đã đến Vatican theo yêu cầu của Gioan Phaolô II (nhiều hơn về điều này sau).
Gioan Phaolô II cầu nguyện với những người theo thuyết Vật linh Phi châu
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1985, Gioan Phaolô II đã cầu nguyện với những người theo thuyết Vật linh Phi châu (thầy phù thuỷ). Gioan Phaolô II nhớ lại cuộc họp:
Được thuật lại rằng khi ở Togo, ông thực sự đã tỏ lòng tôn kính với những con rắn linh thiêng.
Tại Cotonou, Châu Phi ngày 4 tháng 2 năm 1993, các cô gái tụng kinh đã chiêu đãi Gioan Phaolô II bằng một điệu nhảy voodoo “cảm ứng xuất thần.”
Gioan Phaolô II cũng đã tham gia vào nhiều sự kiện, cả ở Roma và ngoại quốc, nơi mà nghi lễ ngoại giáo bản địa được bao gồm. Những nghi lễ này xuất phát từ các nền văn hóa hoàn toàn quỷ mị và quỷ mị trong mọi khía cạnh các hoạt động tôn giáo có tổ chức của họ, nhưng nhiều nghi lễ được đưa vào lịch phụng vụ của Gioan Phaolô II.
Ở trên: “Thánh lễ” của Gioan Phaolô II vào năm 2002 tại Mexico City, sáp nhập vào cả phong tục của văn hóa Aztec quỷ mị. Người Inđi nhảy múa trước bàn thánh đội tóc giả và giáp che ngực, một số để lộ cả eo. Khi họ biểu diễn, tiếng rít của rắn chuông và tiếng đập của trống gõ có thể được nghe thấy. Chính Gioan Phaolô II là người nhận được nghi thức “thanh tẩy” ngoại giáo được một người phụ nữ thực hiện.
Cuộc gặp gỡ “Đa phái”: Cuộc họp Cầu nguyện Bội giáo của Gioan Phaolô II năm 1999
Trong hình trên là Gioan Phaolô II, được bao quanh bởi một nhóm những người ngoại giáo và thờ ngẫu tượng, bao gồm một số để trần, ngày 7 tháng 11 năm 1999 - tại một trong vô số buổi cầu nguyện liên tôn giáo bội giáo của ông. Hãy để ý tên ngoại giáo đeo mặt nạ ngay phía sau Gioan Phaolô II bên trái chúng ta và bên phải ông. Gioan Phaolô II ca ngợi họ và quý trọng họ vì những tôn giáo giả dối từ quỷ dữ của họ. Đây không gì khác hơn là một thuyết huyền bí đại chúng.
Cuộc gặp gỡ này được gọi là “Cuộc gặp gỡ Đa phái Kitô giáo.” Điều này thật thú vị khi lưu ý rằng, trong thông điệp Mortalium Animos, Giáo Hoàng Piô XI đã mô tả những người lạc giáo thúc đẩy thuyết thờ ơ tôn giáo là “Những tên Đa phái…”[33] Một số điều xảy ra trong cuộc họp đa phái tôn giáo tháng 10 năm 1999 của Gioan Phaolô II gồm: một người Inđi xoay quanh trung tâm Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc hoàng hôn “ban phước cho bốn góc của Trái đất,” và những người Hồi giáo trải báo tại Vatican quỳ hướng về Mecca cầu nguyện.[34]
Giáo Hoàng Lêô X, Công đồng Latêranô thứ năm, Phiên họp 9, ngày 5 tháng 5 năm 1514: “Ma thuật, bằng cách bỏ bùa, bói toán, các việc mê tín dị đoan và cầu khẩn quỷ dữ, bị cấm bởi cả luật dân sự và các biện pháp chế tài của giáo luật thiêng liêng.”[35]
Buổi Cầu Nguyện Assisi II của Gioan Phaolô II với Các Tôn giáo Giả dối – một buổi cầu nguyện bội đạo khác vào năm 2002
Gần đây nhất là cảnh tượng của Assisi 2002. Vào ngày 24 tháng 1 năm 2002, Gioan Phaolô II đã tổ chức một cuộc họp mặt cầu nguyện ngoại giáo khác tại thành phố Assisi, Ý, lặp lại sự kiện ghê tởm diễn ra vào năm 1986. Tuy nhiên, cuộc họp Assisi lần này thậm chí còn tồi tệ hơn.
Trong buổi cầu nguyện Assisi II, đại diện của mọi tôn giáo giả dối có liên quan được phép lên bục giảng và thuyết giảng về hòa bình thế giới. Trong sự hiện diện của Gioan Phaolô II, một thầy tư tế thượng phẩm voodoo đã bước lên bục giảng bên ngoài Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô và đưa dược phương voodoo cho hòa bình thế giới. (Người thực hành voodoo, hãy nhớ, là thầy phù thủy). Do đó, theo sự an bài của Gioan Phaolô II, từ bục giảng bên ngoài Vương cung thánh đường lịch sử của Thánh Phanxicô, một thầy phù thủy được cho phép thuyết giảng và cung cấp dược phương của hắn ta cho hòa bình thế giới! Điều này cần đến việc rạch cổ họng dê, gà, chim bồ câu và chim cu, và rút cạn máu ra khỏi động mạch của chúng.
Người phụ nữ Ấn giáo nói với toàn bộ đám đông rằng mọi người đều là Thiên Chúa, trong khi Gioan Phaolô II ngắm nhìn. Sau khi người Do Thái, Phật tử, Hồi giáo, Ấn giáo, thầy phù thủy và những người còn lại rao giảng xong, lãnh tụ các tôn giáo giả dối đi vào các phòng khác nhau để cầu nguyện cho các vị thần giả của họ.
Gioan Phaolô II đã sắp xếp trước để mỗi tôn giáo giả dối được ban cho một phòng riêng để thờ phượng Quỷ dữ.
Tất cả các cây thánh giá đều bị gỡ bỏ, và những cây thánh giá không thể gỡ bỏ đều được che đi. Gioan Phaolô II đảm bảo rằng những kẻ vô đạo, thầy phù thủy và ngoại giáo không tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của Chúa Giêsu Kitô.
Người Hồi giáo cần một căn phòng đối diện phương Đông hướng về phía Mecca, và căn phòng như thế được trao cho họ. Những người Bái Hỏa giáo cần một căn phòng có cửa sổ, để khói từ dăm gỗ mà họ đốt cháy cho Quỷ dữ có thể thoát ra qua đó – và căn phòng như thế được trao cho họ. Người Do Thái muốn có một căn phòng chưa từng được chúc lành trước đây; nói cách khác, một căn phòng chưa bao giờ được chúc lành nhân danh Chúa Giêsu Kitô, và Gioan Phaolô II trao cho họ một căn phòng như thế. Sự ghê tởm, phạm thánh và chối bỏ Đức Chúa Trời chân thật là không thể tưởng tượng được.
Như ta thấy từ Công đồng địa phương này, trong Hội Thánh tiên khởi việc đi vào đền thờ ngoại giáo (mà Gioan Phaolô II đã làm ở Thái Lan) để thờ ngẫu tượng được xem là đỉnh cao của sự tà ác. Nó đại diện một sự bội giáo khỏi Đức tin đến mức những người thậm chí ăn năn hối cải về điều đó chỉ được cho phép xưng tội (không phải Hiệp thông). Nếu đi vào một ngôi đền ngoại giáo được xem là bội giáo nghiêm trọng đến như vậy, họ sẽ nói gì về một người tự nhận là lãnh đạo của Giáo hội biến chính các nhà thờ Công giáo thành những ngôi đền ngoại giáo để những người ngoại giáo có thể thờ phượng tà thần trong đó? Họ chắc chắn sẽ coi đó là tột đỉnh của sự bội giáo.
Hành động Bội giáo của Gioan Phaolô II với người Hồi giáo
Vào ngày 14 tháng 5 năm 1999, Gioan Phaolô II cúi đầu và hôn Kinh Koran. Kinh Koran là cuốn sách thánh của người Hồi giáo, xúc phạm Chúa Ba Ngôi và phủ nhận thần tính của Chúa Giêsu Kitô. Tôn kính cuốn sách thánh của một tôn giáo giả dối luôn được coi là một hành động bội giáo – một hành vi chối bỏ tôn giáo chân thật. Hành động này khiến Gioan Phaolô II trở thành kẻ bội đạo; vì nó tương đồng với việc thờ phượng tại nấm mồ Mahomet, mà Thánh Tôma chỉ ra sẽ khiến một người trở thành kẻ bội đạo.
Trong chuyến viếng thăm nước Đức vào ngày 17 tháng 11, 1980, Gioan Phaolô II đã khuyến khích người Hồi giáo “Sống theo đức tin của bạn cả ở nước ngoài… “[38]
Vào tháng 2 năm 2000, Gioan Phaolô II đã gặp “Đại Lãnh tụ Hồi giáo” Mohammed. Gioan Phaolô II đã thực hiện một hành động bội giáo khác trong bài phát biểu của ông với người Hồi giáo.
Gioan Phaolô II cảm ơn những người phát triển văn hóa Hồi giáo! Hắn ta cảm ơn những kẻ vô đạo vì đã phát triển một nền văn hóa phủ nhận Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa Ba Ngôi và Đức tin Công giáo trên quy mô khổng lồ, và giam cầm hàng trăm triệu linh hồn trong bóng tối của Quỷ dữ. Trong tất cả những điều xấu xa nhất trên thế giới mà ta có thể nghĩ đến, văn hóa Hồi giáo có lẽ xứng đáng được xếp hạng trong top năm những điều xấu xa nhất.
Thời kỳ trung cổ là một cuộc chiến tinh thần và vũ lực không ngơi nghỉ giữa Tây phương Kitô giáo và người Hồi giáo. Lời phát biểu này của Gioan Phaolô II cấu thành tội chối bỏ Chúa Giêsu Kitô và bội giáo cố ý. Không người Công giáo nào có thể đưa ra một tuyên bố như vậy ngay chỉ một lần.
Gioan Phaolô II cầu khẩn Thánh Gioan Tẩy giả bảo vệ Hồi giáo!
Vào ngày 21 tháng 3, 2000, Gioan Phaolô II cầu khẩn Thánh Gioan Tẩy giả bảo vệ Hồi giáo, tôn giáo phủ nhận Đức Kitô và Chúa Ba Ngôi, và giam giữ hàng trăm triệu linh hồn trong bóng tối của Quỷ dữ.
Điều này nghĩa là cầu xin Thánh Gioan bảo vệ sự chối bỏ Đức Kitô và sự đoạ đày của linh hồn.
Vào ngày 12 tháng 4, 2000, Gioan Phaolô II gặp Vua Maroc, hậu duệ của ngôn sứ giả Hồi giáo, Muhammad. Gioan Phaolô II hỏi ông: “Phải chăng ngài là hậu duệ của Đấng Tiên Tri?"[42]
Hành động Bội giáo Gioan Phaolô II trong Giáo đường Hồi giáo
Vào ngày 6 tháng 5, 2001, Gioan Phaolô II đã đạt đỉnh điểm của sự bội đạo tích cóp nhiều năm với người Hồi giáo bằng cách công du và tham dự“Đại Giáo đường Umayyad” của Damascus. Khi trong giáo đường, Gioan Phaolô II thực sự đã cởi giày vì sự tôn kính dành cho ngôi đền vô đạo này.
Ở phía trên bên trái, chúng ta thấy Gioan Phaolô II bước vào “Đại Giáo đường Umayyad” của Damascus vào ngày 6 tháng 5 năm 2001. Trong những bức ảnh khác, chúng ta thấy ông ở trong giáo đường với đại giáo sĩ Sheikh Ahmad Kfutaro. Khi ở trong giáo đường, Gioan Phaolô II cũng ngồi trên một chiếc ghế giống hệt với vị đại giáo sĩ vô đạo. Đây là tuyên bố mà Gioan Phaolô II đã nói với người Hồi giáo ngày hôm đó:
Thật thú vị lưu ý rằng caliphate “Omayyad” (một dòng các lãnh đạo Hồi giáo), được đặt tên cho chính giáo đường mà Gioan Phaolô II tham dự, là một dòng lãnh đạo Hồi giáo có liên quan mật thiết với việc tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha Công giáo trong cuộc chiến dài 700 năm của người Hồi giáo đấu với Kitô hữu tại Tây Ban Nha.
Chi tiết nhà thờ Hồi giáo mà ông tham dự được đặt theo tên một nhóm người đại diện cho việc diệt trừ Kitô giáo chỉ gia tăng thêm tính xỉ nhục cho sự bội giáo của ông. Máu của tất cả tín hữu Công giáo đã chết khi chiến đấu chống lại bè lũ Omayyad vì sự sống còn của Kitô giáo Tây Ban Nha gào thét chống lại ông.
Gioan Phaolô II dạy rằng người Hồi giáo và Công giáo có cùng một Đức Chúa
Trước đó trong sách này, chúng tôi đã đề cập đến giáo huấn lạc giáo của Vaticanô II rằng người Công giáo và Hồi giáo cùng nhau thờ phượng Đức Chúa duy nhất chân thật. Gioan Phaolô II lặp lại lạc giáo này của Vaticanô II vô vàn lần.
Đây là lời phạm thánh và bội đạo. Người Hồi giáo chối bỏ Chúa Ba Ngôi. Họ không thờ Thiên Chúa duy nhất chân thật. Bằng cách khẳng định rằng người Hồi giáo và Công giáo tin vào cùng một Thiên Chúa hết lần này đến lần khác, Gioan Phaolô II đã chối bỏ Chúa Ba Ngôi hết lần này đến lần khác. Hơn nữa, ta bị sốc bởi tính cụ thể Gioan Phaolô II (giống như Vaticanô II) đã chối bỏ Chúa Giêsu Kitô trong nhiều trích dẫn này. Ví dụ:
Ở đây chúng ta tìm thấy giáo lý của Gioan Phaolô II dạy rằng vị thần Hồi giáo (không phải là Chúa Giêsu Kitô) sẽ phán xét loài người trong ngày sau hết. Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô sẽ không phán xét nhân loại vào ngày cuối cùng, mà là vị thần người Hồi giáo thờ phượng. Đây là một sự chối bỏ Cuộc Quang lâm Lần hai của Chúa Giêsu Kitô để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Hành động Bội giáo của Gioan Phaolô II với người Do Thái
Vào ngày 13 tháng 4, 1986, Gioan Phaolô II đã đến Giáo đường Do Thái ở Roma.
Gioan Phaolô II đến Giáo đường Do Thái, ngày 13 tháng 4, 1986
Ở đây ta thấy Gioan Phaolô II đến Giáo đường Do Thái ở Roma năm 1986, nơi ông tham gia vào một nghi lễ thờ phượng Do Thái. Bằng việc tham gia vào một nghi lễ thờ phượng Do Thái giáo, Gioan Phaolô II đã thực hiện một hành động bội đạo công khai, và một lần nữa cho thấy rằng ông là một người lạc giáo và bội giáo. Hãy chú ý rằng Gioan Phaolô II và vị rabbi đã chào hỏi nhau như thể họ là đôi tri kỉ đã lâu không gặp. Trong thời gian tại giáo đường, Gioan Phaolô II cúi đầu trong khi người Do Thái cầu nguyện cho sự hiện diện của “Đấng Mêsia.”
Gioan Phaolô II trong Giáo đường Do Thái
Hành động bội đạo khó tin này của Gioan Phaolô II liên quan trực tiếp đến giáo huấn lạc giáo của ông rằng Cựu Ước vẫn còn hiệu lực. Giáo hội Công giáo dạy rằng cùng với cuộc quang lâm của Chúa Giêsu Kitô và sự truyền bá Phúc Âm, Cựu Ước (tức giao ước được thực hiện giữa Thiên Chúa và người Do Thái thông qua ơn chuyển cầu của Môse) đã chấm dứt, và được thay thế bằng Tân Ước của Chúa Giêsu Kitô. Đúng là một số khía cạnh của Cựu Ước vẫn còn hiệu lực vì chúng được bao gồm trong Giao ước Mới Vĩnh cửu của Chúa Giêsu Kitô, chẳng hạn như Mười Điều Răn; nhưng chính Cựu Ước (giao ước giữa Thiên Chúa và dân Do Thái) đã chấm dứt với sự quang lâm của Đấng Mêsia. Do đó, nói rằng Giao ước Cũ vẫn còn hiệu lực là nói rằng Do Thái giáo là một tôn giáo chân chính và Chúa Giêsu Kitô không thực sự là Đấng Mêsia. Đó cũng là việc phủ nhận tín điều Công giáo đã được minh định, chẳng hạn như giáo huấn của Công đồng Florence, trong đó định tín ex cathedra rằng Lề Luật giờ đây đã chết và những người cố gắng thực hành nó (cụ thể là người Do Thái) không thể được cứu.
Giáo Hoàng Biển Đức XIV đã nhắc lại tín điều này trong thông điệp Ex Quo Primum.
Gioan Phaolô II nhiều lần bác bỏ tín điều này, bằng lời nói và hành động – một tín điều được Giáo hội Công giáo dạy trong 2000 năm, được Công đồng Florence định tín bất khả ngộ, và được khẳng định rõ ràng bởi Giáo Hoàng Biển Đức XIV và Piô XII.
Trong một bài nói chuyện với người Do Thái ở Mainz, Tây Đức, 17 tháng 11, 1980, Gioan Phaolô II đã nói về, “Cựu Ước, chưa bao giờ bị Thiên Chúa thu hồi…”[55]
Chúng ta thấy ở đây Giáo Hoàng Biển Đức XIV lên án lạc giáo mà Gioan Phaolô II giảng dạy, rằng Cựu Ước chưa bao giờ bị Thiên Chúa thu hồi! Gioan Phaolô II lặp lại lạc giáo trắng trợn này trong một bài phát biểu năm 1997:
Điều quan trọng cần lưu ý là “Tổng giám mục” của giáo phái Vaticanô II ở Strasbourg, Pháp, Joseph Dore, nhớ lại với niềm hân hoan lạc giáo đã nói trên của Gioan Phaolô II về Cựu Ước, mà Gioan Phaolô II thốt ra trong bài phát biểu ở Mainz, Tây Đức và các nơi khác. Lưu ý rằng “Tổng Giám mục” Dore thừa nhận rằng Vaticanô II đã thay đổi giáo huấn truyền thống của Giáo hội về việc Giao ước Cũ đã chấm dứt.
Tổng Giám mục Joseph Dore của Strasbourg, Pháp, Bài phát biểu đến B'nai B'rith (Hội Tam Điểm của người Do Thái), tháng 8 năm 2003:
“Bất kể mô tả nào [về người Do Thái trong nghệ thuật Công giáo truyền thống]… thông điệp thần học là như nhau – người được tuyển chọn của Thiên Chúa bây giờ đã chuyển sang Kitô hữu; và Giáo hội, Israel chân chính, sẽ chiến thắng, nước sẽ tuyên xưng sự thật của ơn cứu độ mà Đức Kitô đem đến.
“Tại Vaticanô II, Giáo hội Công giáo cuối cùng đã sửa đổi giáo huấn này và hiểu nó mâu thuẫn với chính Kinh Thánh đến dường nào… Năm 1973, giám mục đoàn nước Pháp, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của Đức ông Elchinger, [cựu] Giám mục Strasbourg, đã xuất bản một văn kiện với tác dụng đạo đức vô song về các mối quan hệ Do Thái-Kitô hữu, trong khi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gợi nhớ lại nhiều lần về sự vĩnh viễn của Giao ước thứ nhất [Ns: Cựu Ước], ‘chưa bao giờ bị thu hồi’ bởi Thiên Chúa [Gioan Phaolô II, Mainz, T. Đức, 1980]. Hôm nay, chúng tôi mong muốn được làm việc cùng với những người anh em của mình để hòa giải và đối thoại với tình huynh đệ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có sự khiêm nhường để nhận ra rằng giáo lý khinh miệt và ‘thần học về sự thay thế’ – đưa Giáo hội trở thành Israel mới và duy nhất của Thiên Chúa – vẫn thâm nhập vào tâm trí của một lượng lớn người.”[58]
Thật thế, Gioan Phaolô II đã dạy lạc giáo tương tự về Cựu Ước trong sách giáo lý mới của ông, một lần nữa đối nghịch trực tiếp tín điều Công giáo.
Thông điệp khó tin của Gioan Phaolô II trong Lễ kỉ niệm Giáo đường Do Thái
Gioan Phaolô II, Thông điệp gửi Rabbi trưởng Rôma, ngày 23 tháng 5, 2004:
“Gửi Tiến sĩ lỗi lạc Riccardo Di Segni, Rabbi trưởng của Rôma. Shalom! Với niềm hân hoan sâu sắc tôi gia nhập Cộng đồng Do Thái Của Rôma trong lễ kỷ niệm một trăm năm của Đại giáo đường Do Thái tại Rôma, một biểu tượng và một lời nhắc nhở về sự hiện diện hàng thiên niên kỷ tại thành phố này của giống dân trong Giao ước Sinai. Hơn 2000 năm, cộng đồng các bạn là một phần không thiếu trong cuộc sống của thành phố; nó có thể tự hào vì có một cộng đồng Do Thái cổ nhất tại Tây Âu và đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Do Thái giáo trên Lục địa này. Vì thế, lễ kỷ niệm ngày hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt… Vì tôi không thể tham dự trực tiếp, tôi đã yêu cầu Giám mục phụ tá Camillo Ruini đại diện cho tôi; ông ấy đi cùng với Hồng y Walter Kasper, Chủ toạ Hội Đồng Giáo Hoàng về Quan hệ với Người Do Thái. Họ sẽ chính thức tỏ bày ước muốn của tôi được ở cùng anh chị em ngày hôm nay.
“Khi gửi lời chào trân trọng của tôi, Tiến sĩ Riccardo Di Segni lỗi lạc, tôi gửi những suy nghĩ thân mật của mình đến tất cả các Thành viên của Cộng đồng, tới vị Chủ tịch của họ, ngài Leone Elio Paserman, và đến với tất cả những ai đang tụ họp để chứng kiến một lần nữa về tầm quan trọng và sức sống của gia đình tôn giáo được tổ chức vào mỗi thứ Bảy trong Đại Giáo đường Do Thái của Rôma…
Lễ kỷ niệm ngày hôm nay, trong niềm vui mà tất cả chúng ta đều sẵn lòng tham gia, nhớ lại thế kỷ đầu tiên của Giáo đường Do Thái hùng vĩ. Nó đứng trên bờ sông Tiber, chứng kiến sự hòa hợp của kiến trúc dẫn tới đức tin và ca ngợi Đấng Toàn Năng. Cộng đồng Kitô hữu của Rôma, thông qua Người kế nhiệm Thánh Phêrô, cùng tham gia trong việc cảm tạ Thiên Chúa nhân dịp hạnh phúc này [lễ kỷ niệm 100 năm của giáo đường!]. Như tôi đã nói trong chuyến viếng thăm tôi đề cập, chúng tôi chào đón các bạn như ‘người anh em yêu dấu’ trong đức tin của Ápraham, Tổ Phụ chúng ta… các bạn tiếp tục là những người đầu tiên của Giao ước (Phụng vụ Thứ sáu Tuần Thánh, Lời nguyện giáo dân, Cho người Do Thái)…
[Những mối quan hệ thân thiện này] chứng kiến chúng ta đoàn kết trong việc tưởng nhớ các nạn nhân của Shoah [những người Do Thái đã mất không nhận Đức Kitô], đặc biệt là những người bị phân tách khỏi gia đình của họ và khỏi Cộng đồng Do Thái yêu quý của bạn ở Rôma tháng 10 năm 1943 và bị giam cầm ở Auschwitz. Cầu xin cho ký ức của họ được ban phước và thúc đẩy chúng ta cùng làm việc như anh chị em…
…Giáo hội đã không ngần ngại bày tỏ nỗi buồn sâu sắc về ‘sự thất bại của những người con Giáo hội trong mọi thời kỳ’ và, như một hành động ăn năn, đã cầu xin sự thứ tha cho trách nhiệm của họ liên quan đến bất kỳ cách nào với tai họa của chủ nghĩa bài Do Thái giáo và chủ nghĩa bài Do Thái…
Hôm nay… chúng ta dâng một lời cầu nguyện nhiệt thành cho Đấng Hằng Hữu, cho Thiên Chúa của Shalom, để lòng thù hận và ghét bỏ không còn chế ngự những người tìm kiếm cha chúng ta, Ápraham – Người Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo…
“Cuộc họp mặt ngày hôm nay của chúng ta, như đã luôn, là để chuẩn bị cho sự long trọng sắp xảy ra của lễ Shavu'ot các bạn và lễ Hiện Xuống của chúng tôi, trong tuyên bố sự viên mãn ngày lễ vượt qua tương ứng của chúng ta. Cầu mong những bữa tiệc này cho thấy chúng ta đoàn kết trong việc cầu nguyện bài thánh ca Hallel của vua Đavít.” (L'Osservatore Rômano, ngày 2 tháng 6 năm 2004, tr. 7.)
Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về thông điệp năm 2004 của Gioan Phaolô II trong lễ kỷ niệm giáo đường Do Thái:
1) Ông gia nhập cộng đồng Do Thái trong ngày kỷ niệm 100 năm của giáo đường – bội giáo.
2) Ông nói cộng đồng Do Thái này có thể tự hào là xứ đạo Do Thái cổ xưa nhất ở Tây Âu và đã truyền bá Do Thái giáo – hoàn toàn bội giáo.
3) Ông chính thức bày tỏ mong muốn rằng ông có thể cùng ở với họ, trong giáo đường Do Thái, kỷ niệm nó – bội giáo.
4) Ông ca ngợi tầm quan trọng và sức sống của tôn giáo được ăn mừng vào mỗi thứ Bảy ở Roma – bội giáo. Từ “sức sống” có nghĩa là “Sức mạnh thể chất hoặc năng lượng tích cực; tình trạng thể chất thịnh vượng, bừng sinh khí; sức mạnh tinh thần hoặc đạo đức, lực lượng hoặc năng lượng.” Do đó, ông lại nói với họ rằng Giao Ước của họ với Thiên Chúa là hợp lệ, thịnh vượng, còn hiệu lực.
5) Thay mặt cho toàn bộ Cộng đồng Kitô hữu ở Rôma, dưới danh là “người kế vị Thánh Phêrô,” ông chính thức cảm ơn Thiên Chúa vì lễ kỉ niệm 100 năm của giáo đường Do Thái! – bội giáo!
6) Ông chào hỏi người Do Thái như người anh em yêu dấu trong đức tin của Ápraham, đó lại là một sự chối bỏ hoàn toàn Đức Kitô, như Thánh Kinh dạy rằng chỉ người của Đức Kitô mới có đức tin của Ápraham.
Galát 3:14 – “Như thế là để nhờ Đức Giêsu Kitô, các dân ngoại cũng được hưởng phúc lành dành cho ông Ápraham, và để nhờ đức tin, chúng ta nhận được ơn Thiên Chúa đã hứa tức là Thần Khí.”
Galát 3:29 – “Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ápraham.”
Giáo Hoàng Thánh Grêgôriô Cả (khoảng + 590): “… nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ápraham (Gl. 3:29). Nếu chúng ta vì đức tin nơi Đức Kitô được coi là con cái của Ápraham, thì do đó, người Do Thái vì sự phản trắc của họ đã không còn là dòng dõi của Ngài.”[60]
Giáo Hoàng Thánh Lêô Cả, Sắc thư tín lý gửi Flavian (449), đọc tại Công đồng Chalcedon (451), ex cathedra: “Những lời hứa được nói về Ápraham và dòng dõi ông. Thiên Chúa không nói “và cho những dòng dõi” – như thể nói về nhiều – mà là một dòng dõi duy nhất, ‘và cho dòng dõi người,’ mà là Đức Kitô (Gl. 3:16).”[61]
7) Ông nói rằng người Do Thái “tiếp tục là những người đầu tiên của Giao Ước,” trích dẫn lời cầu nguyện Thứ Sáu Tốt Lành của Tân Thánh lễ, cầu nguyện rằng người Do Thái có thể “tiếp tục” trung tín với Giao Ước của Thiên Chúa. Gioan Phaolô II đang dạy một cách trắng trợn, lần nữa, rằng Giao ước của người Do Thái với Thiên Chúa vẫn còn hiệu lực – lạc giáo trắng trợn.
8) Ông tưởng nhớ những người đã chết như người Do Thái và nói rằng ký ức của họ nên được ban phước – lạc giáo.
9) Thay mặt cho “Giáo hội,” ông ăn năn vì bất kỳ sự bài Do Thái giáo nào – bội giáo. Điều này sẽ bao gồm cả tín điều bài trừ Do Thái giáo của Giáo hội rằng những người Do Thái chết mà không cải sang đạo Công giáo phải xuống Hỏa ngục, và do đó cần phải được trở lại đạo và được cứu. Ông đang chế giễu Chúa chúng ta và Giáo hội.
Bài phát biểu này được xếp ngay gần đỉnh bảng những lời phạm thánh và lạc giáo của Gioan Phaolô II. Gioan Phaolô II hoàn toàn ủng hộ sự chối bỏ Đức Kitô; ông rõ ràng dạy rằng Cựu Ước vẫn còn hiệu lực; ông hoàn toàn phủ nhận Chúa Giêsu Kitô và Đức tin Công giáo; ông trình sự bội giáo của mình ngay vào mặt thế gian. Những người cho rằng tên lạc giáo và bội giáo công khai này là một người Công giáo, trong khi nhận thức những sựthật này và từ chối lên án ông là một người lạc giáo, thực sự là kẻ thù của Thiên Chúa.
Bạn thân nhất của Gioan Phaolô II, Jerzy Kluger, là một người Do Thái.
Gioan Phaolô II ôm lấy người bạn thân nhất của mình, người Do Thái, Jerzy Kluger
Tất nhiên, Gioan Phaolô II chưa bao giờ cố gắng cải đạo Kluger. Kluger tuyên bố rõ ràng rằng Gioan Phaolô II không bao giờ giở trò với ông một dấu hiệu nhỏ nhất cho thấy ông ta muốn cải đạo ông. Trái lại, Kluger tin rằng mối quan hệ suốt đời của ông với Gioan Phaolô II khiến ông “cảm thấy Do Thái hơn.” Khi còn trẻ, Gioan Phaolô II làm thủ thành môn bóng đá trong đội hình Do Thái với Kluger; họ cùng đấu với đội người Công giáo. Trong một bức thư gửi Kluger vào ngày 30 tháng 3 năm 1989, liên quan đến việc một giáo đường Do Thái bị phá huỷ trong Thế chiến II, Gioan Phaolô II đã viết như sau:
“Tôi tôn kính… cả nơi thờ phượng này [giáo đường Do Thái], mà những kẻ xâm lược đã phá hủy.”[62]
Đây là lời bội giáo thẳng thừng. Bằng việc tôn kính giáo đường Do Thái, Gioan Phaolô II đang tôn kính sự chối bỏ của người Do Thái rằng Chúa Giêsu Kitô là Đấng Mêsia.
Nhưng Jerzy Kluger không phải là người Do Thái duy nhất được Gioan Phaolô II khiến cho cảm thấy Do Thái hơn. Còn có cả nhạc trưởng người Do Thái, Gilbert Levine.
Nhạc trưởng Do Thái Gilbert Levine với Gioan Phaolô II[63]
Levine lưu ý rằng, trong mối quan hệ nhiều năm của họ, Gioan Phaolô II không bao giờ cho anh ta thấy dấu hiệu nhỏ nhất rằng ông muốn anh ta trở lại đạo. Levine cũng lưu ý công khai rằng, sau khi làm quen với Gioan Phaolô II, ông quay trở lại thực hành Do Thái giáo.
Gioan Phaolô II mời Levine tiến hành một buổi hòa nhạc tại Vatican để kỷ niệm Nạn diệt chủng. Levine đồng ý, và với nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II tham dự buổi hòa nhạc đã diễn ra tại Vatican. Tất cả mọi cây thánh giá đều được che phủ.
Gioan Phaolô II ngồi cạnh Rabbi Do Thái trong Buổi hòa nhạc tưởng niệm Nạn diệt chủng (một nghi lễ cầu nguyện của người Do Thái) tại Vatican
Buổi hòa nhạc bắt đầu với “Kol Nidre,” lời cầu nguyện được hát vào ngày thiêng liêng nhất của lịch Do Thái. Một vài trong số nhiều người Do Thái tham dự cũng thắp nến trong buổi lễ, nhanh chóng biến thành một nghi lễ tôn giáo Do Thái tại Vatican. Sau buổi hòa nhạc, Levine nhận xét:
Sau buổi hòa nhạc, Gioan Phaolô II kêu gọi việc ban cho Levine tước Hiệp sĩ Giáo hội của Vatican. Levine trở thành một Hiệp sĩ Chỉ huy của Kỵ sĩ Đoàn Thánh Grêgôriô Cả. Gioan Phaolô II chọn “Hồng y” Lustiger của Paris cho việc ban vinh dự này. Bản thân Lustiger, lớn lên là người Do Thái, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 1981: “Tôi là một người Do Thái. Đối với tôi, hai tôn giáo là một.”[65] Tước hiệu mà Gioan Phaolô II đã ban cho Levine là một trong những vinh dự cao nhất mà người thường có thể lãnh nhận.
Điều này chứng tỏ rằng Gioan Phaolô II chính thức khuyến khích thực hành Do Thái giáo; rằng ông chính thức khuyến khích sự chối bỏ Đức Kitô; rằng ông chính thức giúp mọi người thực hành Giao ước Cũ; và rằng ông đã ăn mừng việc họ tuân theo tôn giáo Do Thái cùng với họ. Trước những sự thật này, bất cứ ai nói rằng Gioan Phaolô II không phải là một kẻ bội đạo không Công giáo chỉ đơn giản là đang chối bỏ Chúa Giêsu Kitô – chấm hết. Dưới đây là một đoạn trích từ cuộc phỏng vấn trên Larry King Live của đài CNN:
Lưu ý rằng Gilbert Levine muốn sử dụng âm nhạc của người cựu Do Thái, Mahler, cho buổi hòa nhạc, nhưng Gioan Phaolô II đã ngăn cản việc đó bằng cách chỉ ra rằng Mahler là một người Do Thái đã trở lại Công giáo!
Gioan Phaolô II cầu nguyện tại Bức tường Than Khóc
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2000, Gioan Phaolô II đã cầu nguyện tại Bức Tường Phía Tây ở Giêrusalem. Bức tường Phía Tây là tàn dư bằng đá của Đền thờ Do Thái ở Giêrusalem đã bị người La Mã phá hủy vào năm 70 sau Thiên Chúa. Người Do Thái cầu nguyện tại Bức tường Phía Tây như là địa điểm linh thiêng nhất trong Do Thái giáo.
Gioan Phaolô II cầu nguyện tại Bức tường Phía Tây hay Bức tường Than Khóc ở Giêrusalem
Việc Ngôi đền bị phá huỷ vào năm 70 sau Thiên Chúa, chỉ để lại Bức tường Phía Tây, luôn được người Công giáo hiểu rằng đó là để biểu thị phán quyết của Thiên Chúa đối với người Do Thái. Sự hủy diệt của Ngôi đền ngăn cản người Do Thái khỏi việc dâng hy tế, điều đó có nghĩa là tôn giáo của họ đã kết thúc. Việc Ngôi đền bị phá huỷ là dấu hiệu uy lực của Thiên Chúa cho người Do Thái rằng Đấng Mêsia đã đến, rằng Cựu Ước đã chấm dứt, và Ngôi đền đã được thay thế bởi Giáo hội Công giáo.
Vì vậy, khi một người Do Thái cầu nguyện tại Bức tường Phía Tây, hoặc để lại một lời cầu nguyện nơi ấy, đó là một hành động phủ nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia; đó là một sự khẳng định người đó vẫn cho rằng Giao ước Cũ vẫn còn hiệu lực; và đó là một nỗ lực đáng thương và đáng buồn bỏ qua dấu hiệu rõ ràng của Thiên Chúa rằng người Do Thái phải rời bỏ Ngôi đền đã bị phá hủy và trở lại với Giáo hội Công giáo.
Vì vậy, khi chính Gioan Phaolô II cầu nguyện tại Bức tường Phía Tây vào tháng 3 năm 2000, đó là một nỗ lực xác nhận Do Thái giáo. Đó là một hành vi phủ nhận rằng Chúa Giêsu Kitô là Đấng Mêsia, một dấu hiệu cho thấy ông vẫn tin giữ rằng Giao ước Cũ vẫn còn hiệu lực, và là một sự nhạo báng vào dấu hiệu rõ ràng của Thiên Chúa rằng người Do Thái phải từ bỏ Ngôi đền đã bị phá hủy và trở lại với Giáo hội Công giáo. Một nhà bình luận được thông tin chỉ ra rằng, khi Gioan Phaolô II cầu nguyện tại Bức tường Phía Tây, hầu hết Quốc gia Israel đang xem trên truyền hình. Điều này có nghĩa tất cả mọi người Do Thái xem trên truyền hình đều được Gioan Phaolô II tạo ấn tượng rằng họ không cần phải trở lại với Chúa Giêsu Kitô vì Đức Kitô không phải là Đấng Mêsia.
Lời cầu nguyện mà Gioan Phaolô II đã để lại ở Bức Tường Phía Tây là cầu xin sự tha thứ cho những tội lỗi chống lại người Do Thái.
Hành động Bội giáo khác với người Do Thái dưới triều đại của Gioan Phaolô II
Cuối năm 2001, một Ủy ban Vatican dưới thời Gioan Phaolô II đã phát hành một cuốn sách có tựa đề Người Do Thái và Thánh Kinh trong Kinh Thánh Kitô giáo. Cuốn sách lập luận rằng việc người Do Thái tiếp tục chờ đợi Đấng Messiah là thoả đáng. Còn nhiều thông tin hơn về cuốn sách này trong phần sau về Biển Đức XVI.
Vào ngày 12 tháng 8, 2002, các giám mục Hoa Kỳ trong liên kết với Gioan Phaolô II đã ban hành một văn kiện về người Do Thái. Được dẫn đầu bởi kẻ bội đạo khét tiếng William Keeler từ Baltimore, và không có sự phản đối nào từ Gioan Phaolô II, tài liệu công khai tuyên bố: “… các chiến dịch nhắm vào người Do Thái để cải đạo họ sang Kitô giáo không còn được chấp nhận về mặt thần học trong Giáo hội Công giáo.”[67]
Tất cả những điều này chứng minh rằng Gioan Phaolô II và các giám mục của ông đã/và đang là những kẻ bội đạo hoàn toàn khỏi Đức tin Công giáo.
Lạc giáo khó tin của Gioan Phaolô II về người không Công giáo đã chịu phép rửa (tức người lạc giáo và ly giáo)
Chúng ta đã kiểm tra và phơi bày chi tiết sự bội giáo không thể phủ nhận của Gioan Phaolô II với ngoại giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Bên cạnh nhiều tuyên bố cùng hành động lạc giáo và bội giáo mà Gioan Phaolô II đã thực hiện với những tôn giáo giả dối và không Kitô giáo đó, còn có những lạc giáo đáng kinh ngạc của ông liên quan đến những người được rửa không Công giáo và các giáo phái lạc giáo của họ. Ví dụ:
Gioan Phaolô II dạy rằng ly giáo đồ không cần phải được cải đạo
Gioan Phaolô II trong Nhà thờ chính toà Thánh Giêôgiô của “Chính thống giáo” Syria với Thượng Phụ ly giáo Zakka I và Ignatius IV năm 2001[68]
Gioan Phaolô II dạy rằng Ly giáo Đông Phương (thường được gọi là "Chính thống" giáo) không cần phải trở lại với Giáo hội Công giáo. Để cung cấp một chút bối cảnh: Ly giáo Phương Đông (gọi là “Chính thống" giáo) bác bỏ tín điều Chức vị Giáo Hoàng, nghĩa là họ chối từ thẩm quyền tối thượng của các Giáo Hoàng thật sự trong lịch sử. Họ bác bỏ tín điều Giáo Hoàng Bất khả ngộ: sự thật rằng một giáo hoàng dạy không thể sai lầm khi tuyên bố từ Tông Toà Thánh Phêrô. Họ bác bỏ tín điều Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, họ từ chối chấp nhận 13 Công đồng gần nhất của Giáo hội Công giáo La Mã, đồng thời cho phép ly hôn và tái hôn.
Trong Hướng dẫn về việc Áp dụng các Nguyên tắc và Chuẩn mực của Đại kết (#125), Gioan Phaolô II khuyến khích hoạt động thờ phượng liên tôn giáo với những Ly giáo đồ Đông Phương này và tuyên bố: “… bất kỳ gợi ý nào về cải biến tôn giáo nên tránh.”[70] Như chúng ta sẽ đề cập về sau, Gioan Phaolô II đã phê duyệt Hướng dẫn về Đại kết trong Ut Unum Sint #58 và nơi khác.
Cải biến tôn giáo (proselytize) là việc cố gắng hoán cải ai đó. Vậy là, Gioan Phaolô II cho rằng bất kỳ nỗ lực nào vào việc khuyên người "Chính thống" giáo trở lại đạo đều nên tránh. Đây là những lời nói của một Giáo Hoàng Công giáo thực sự, Giáo Hoàng Biển Đức XIV, về cùng một chủ đề.
Ta có thể dễ dàng thấy sự khác biệt giữa hai tôn giáo: Công giáo dạy rằng tất cả các giáo huấn của Giáo hội phải được chấp nhận và những người ngoại giáo cần phải trở lại. Tôn giáo không Công giáo của Gioan Phaolô II (tôn giáo Vaticanô II) dạy rằng đức tin Công giáo là vô nghĩa và không nên hoán cải những người không Công giáo.
Walter Kasper, một thành viên cấp cao của Giáo hội Vaticanô II, hiểu rõ điều này. Kasper được trở thành một “hồng y” và đứng đầu Hội đồng Vatican Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu bởi Gioan Phaolô II. Biển Đức XVI đã xác nhận Kasper vào vị trí người đứng đầu Hội đồng Vatican Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu. Bày tỏ quan điểm của cả Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI, Kasper tuyên bố:
Những người Công giáo đã bị tra tấn và tử đạo vì họ từ chối trở thành Đông Ly giáo
Trong thông điệp Orientales Omnes Ecclesias năm 1945, Giáo Hoàng Piô XII đưa ra một vài ví dụ về người Công giáo trong lịch sử đã bị tra tấn và giết hại vì họ sẽ không từ bỏ lòng trung thành với Chức vị Giáo Hoàng và trở thành ly giáo đồ “Chính thống giáo” Đông phương. Thánh Josaphat là một ví dụ nổi tiếng, nhưng còn có rất nhiều người khác. Thánh Josaphat đã cải đạo nhiều Ly giáo đồ Đông phương trở lại với Đức tin Công giáo cho đến khi ông bị họ sát hại vì những nỗ lực của ông để đưa mọi người trở lại trong hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.
Còn có nhiều người khác bị phạt tiền, đánh đập, tra tấn, dìm đuối nước và giết chết vì họ sẽ không trở thành Đông Ly giáo đồ.
Bằng giáo huấn lạc giáo rằng ly giáo đồ “Chính thống giáo” không nằm ngoài Giáo hội và không cần cải đạo để được cứu rỗi, giáo phái Vaticanô II hoàn toàn chế nhạo các vị thánh và tuẫn đạo giả đã phải chịu dày vò khủng khiếp để không biến thành ly giáo đồ.
Công bố Balamand của Vatican với Ly giáo đồ Đông phương, được Gioan Phaolô II chấp thuận, bác bỏ việc hoán cải những người ngoại đạo này là “Giáo hội học lỗi thời”
Ngày 24 tháng 6, 1993, Vatican đã ký Công bố Balamand với Đông Ly giáo (“Giáo hội Chính thống”). Trong Công bố Balamand này (trích dẫn dưới đây), được Gioan Phaolô II chấp thuận, bất kỳ nỗ lực nào để cố gắng cải đạo Ly giáo đồ Phương Đông đều bị bác bỏ là “khái niệm Giáo hội học lỗi lời của sự trở lại vào Giáo hội Công giáo.” Dưới đây là một số đoạn từ Công bố Balamand lạc giáo khó tin:
Công bố Balamand của Giáo phái Vaticanô II với “Chính thống” giáo, 1993
#10: “Vì vậy tình huống đó trên thực tế đã tạo nên sự căng thẳng và đối đầu. Dần dần, trong những thập kỷ theo sau những liên kết này, hoạt động truyền giáo có xu hướng bao gồm cả việc ưu tiên hoán cải những Kitô hữu khác, cá nhân hoặc cộng đồng, để “đưa họ trở lại” Giáo hội của mỗi người. Để hợp pháp hóa xu hướng này, một nguồn cho hoạt động cải biến tôn giáo, Giáo hội Công giáo phát triển tầm nhìn thần học theo đó nó trình bày bản thân như Giáo hội duy nhất mà ơn cứu độ được giao phó. Như một phản ứng, Giáo hội Chính thống, theo sau, chấp nhận cùng một góc nhìn theo đó chỉ có trong nó ơn cứu độ mới có thể được tìm thấy…”
#14-15: “… Theo lời của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nỗ lực đại kết của các Giáo hội chị em Đông và Tây, xây dựng trên đối thoại và cầu nguyện, là việc tìm kiếm sự hiệp thông thông hoàn hảo và trọn vẹn mà không phải là sự hấp thụ hay dung hợp nhưng là một cuộc gặp gỡ trong lẽ thật và tình yêu (xem Slavorum Apostoli, 27). 15. Trong khi quyền tự do bất khả xâm phạm của con người và nghĩa vụ tuân theo yêu cầu của lương tâm vẫn được bảo vệ, trong việc tìm kiếm tái lập sự thống nhất không có câu hỏi về việc cải đạo người từGiáo hội này sang Giáo hội khác để đảm bảo ơn cứu độ cho họ.”
#22: “Hoạt động mục vụ trong Giáo hội Công giáo, Nghi lễ Latin cũng như Đông phương, không phải là nhằm khiến tín hữu của Giáo hội này chuyển sang Giáo hội kia; có nghĩa là, nó không còn nhằm vào việc cải biến người Chính thống giáo. Nó nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của tín hữu mình và không có nguyện vọng phát triển mà khiến Giáo hội Chính thống chịu thiệt.”
#30: “Để mở đường cho mối quan hệ trong tương lai giữa hai Giáo hội, vượt ra ngoài khái niệm Giáo hội học lỗi lời của sự trở lại vào Giáo hội Công giáo liên quan đến vấn đề là đối tượng của văn kiện này, sự lưu ý đặc biệt sẽ được cấp cho việc chuẩn bị các linh mục cho tương lai và tất cả những người, dưới bất kỳ hình thức nào, có liên quan đến một hoạt động sứ đồ được thực hiện ở nơi mà Giáo hội khác theo truyền thống có cội nguồn ở đó. Việc giáo dục cho họ nên phải tích cực cách khách quan đối với những Giáo hội khác.”
(http://www.cin.org/east/balamand.html)
Đây là lạc giáo cực kỳ táo bạo! Văn kiện này, được chấp thuận bởi nguỵ giáo hoàng phái Vaticanô II, chắc chắn là một trong những lạc thuyết tồi tệnhất của giáo phái Vaticanô II. Nó thẳng thừng đề cập, và sau đó hoàn toàn bác bỏ tín điều truyền thống của Giáo hội Công giáo rằng ly giáo đồ phải trở lại với Đức tin Công giáo để được hợp nhất và cứu rỗi.
Gioan Phaolô II gọi Công bố Balamand là một “bước tiến mới” mà “sẽ giúp tất cả các Giáo hội Chính thống địa phương và tất cả các Giáo hội Công giáo địa phương, cả Latin và Đông phương, cùng sống trong một vùng, để tiếp tục cam kết những cuộc đối thoại về từ thiện và bắt đầu hoặc theo đuổi các mối quan hệ hợp tác ở hoạt động mục vụ nơi đó.”[78]
Xin lưu ý đặc biệt # 14-15, trong đó nói rằng “trong việc tìm kiếm tái lập sự thống nhất không có câu hỏi về việc cải đạo người từ Giáo hội này sang Giáo hội khác để đảm bảo ơn cứu độ…” Xin lưu ý #22, trong đó tuyên bố rằng Giáo hội Công giáo “không có nguyện vọng phát triển mà khiến Giáo hội Chính thống chịu thiệt” và #30, trong đó bác bỏ “khái niệm Giáo hội học lỗi lời của sự trở lại vào Giáo hội Công giáo.” Chú ý cách tất cảnhững điều này thẳng thừng bác bỏ tín điều Công giáo rằng những người ngoại giáo phải trở lại Giáo hội Công giáo để được cứu độ và hợp nhất Kitô hữu.
Vì vậy, một thực tế là Gioan Phaolô II và giáo phái giả dối của ông từ chối từ theo từ tín điều của đức tin Công giáo: Sự hợp nhất Kitô hữu chỉ có thể đạt được bằng cách cải biến sang đạo Công giáo. Chúng ta lại thấy sự chối bỏ tín điều Công giáo này một lần nữa trong trích dẫn tiếp theo.
Nhiều hơn về những lạc giáo đáng kinh ngạc của Gioan Phaolô II với Ly giáo đồ “Chính thống giáo” Đông phương
Vì thế thực tế là Gioan Phaolô II dạy rằng đức tin của Rôma không cần được nắm giữ bởi người không Công giáo; do đó, ông không thể được xem là nắm giữ Đức tin Công giáo chân thật.
Những người quả quyết rằng, khi đối mặt với những sự thật này, rằng Gioan Phaolô II được xem là nắm giữ đức tin Công giáo chân thật (nói cách khác, rằng ông là một Giáo Hoàng Công giáo thực sự) đang phủ nhận giáo huấn này của Giáo hội Công giáo.
Trong thông điệp về Thánh Cyril và Methodius (#27), Gioan Phaolô II lần nữa ám chỉ rằng Đông Ly giáo không cần được cải biến sang Giáo hội Công giáo. Ông tuyên bố rằng sự hợp nhất với ly giáo đồ “không phải là sự hấp thụ hay dung hợp,”[82] nghĩa là không phải bằng cách cải đạo. Như chúng ta đã thấy ở trên, Công bố Balamand với Chính thống giáo thực sự trích dẫn chính cụm từ này từ thông điệp của Gioan Phaolô II về Thánh Cyril và Methodius để chứng minh rằng người Công giáo không nên hoán cải tín đồ Chính thống giáo.
Gioan Phaolô II đã xác nhận lạc giáo của mình trong vô số cuộc họp mặt với ly giáo đồ. Vào ngày 24 tháng 2, 2000, Gioan Phaolô II đã gặp Giám mục không Công giáo, ly giáo của Alexandria, “Giáo Hoàng” Shenouda III.
Trong thông điệp của mình gửi đến vị giám mục ly giáo, Gioan Phaolô II gọi ông là “Đức Thánh thiện” và nói:
Theo cách khác, Gioan Phaolô II đã nói: “Mong Chúa ban phước cho Giáo hội ly giáo!” Đây là sự chối bỏ Đức tin Công giáo. Kinh Thánh cụ thể nói cho ta biết rằng ta không thể chào hỏi (cũng như “Mong Chúa ban phước”) cho những người lạc giáo.
Bằng việc nói “Mong Chúa ban phước” cho một Giáo hội giả dối, ta đang cầu xin Thiên Chúa nhân rộng và truyền bá giáo phái sai lạc đó.
[Ảnh của bài báo World News đề ngày thứ Sáu, ngày 17 tháng 11 năm 2000 – ý kiến người Công giáo Pittsburgh về khoản quyên góp 100.000 đô la của Gioan Phaolô II cho Giáo hội Chính thống Romania]
Gioan Phaolô II và Teoctist (Thượng Phụ ly giáo của Romania) cùng lên án việc cải đạo lẫn nhau trong Tuyên bố Chung năm 2002
Vào ngày 12 tháng 10 năm 2002, Gioan Phaolô II và vị Thượng Phụ ly giáo của Romania cùng lên án việc cố gắng cải đạo lẫn nhau trong một tuyên bố chung. Họ tuyên bố: “Mục tiêu và mong ước cháy bỏng của chúng tôi là sự hiệp thông đầy đủ, mà không phải là sự hấp thụ…”[84] Điều này có nghĩa là không phải bằng việc cải đạo. Gioan Phaolô II thường sử dụng cụm từ “mà không phải là sự hấp thụ hay dung hợp” để chỉ ra rằng sự hợp nhất với ly giáo đồ không phải là bằng cách khuyên họ trở lại. Hãy nhớ rằng, chính cụm từ đó đã được sử dụng với chính ý nghĩa này trong Công bố Balamand (được trích dẫn trước đó) với ly giáo đồ “Chính thống giáo.”
Teoctist, vị Thượng Phụ ly giáo của Romania, đã tiết lộ vào năm 1999 rằng Gioan Phaolô II đã quyên góp một khoảng tiền lớn cho Giáo hội không Công giáo của mình.[85] Zenit News Service và những tổ chức khác (xem trang trước) báo cáo rằng khoản quyên góp của Gioan Phaolô II cho vị Thượng Phụ ly giáo là 100.000 đô la!
Trong bài phát biểu cùng ngày với Tuyên bố Chung của họ, Gioan Phaolô II đã nói với Thượng phụ Teoctist: “Mục tiêu là…đi đến một sự hợp nhất nhưng không phải là sự hấp thụ hay dung hợp…”[88]
Vậy là, Gioan Phaolô II đã công khai đảm bảo với thính giả của mình hết lần này đến lần khác rằng người Công giáo không nên cố gắng cải đạo những người ngoại giáo và Đức tin Công giáo là không cần thiết để đạt được ơn cứu độ.
Trên thực tế, trong cùng một bài phát biểu với Thượng phụ của Romania, Gioan Phaolô II đã đưa ra tuyên bố đáng kinh ngạc sau:
Thật vô nghĩa là Chức vị Giáo Hoàng! Thật vô nghĩa là những tuyên bố tín lý trong 1000 năm qua mà những kẻ ly giáo từ chối! Thật vô nghĩa là giáo lý về ly hôn và tái hôn! Và thật vô nghĩa là Giáo hội Công giáo, theo Gioan Phaolô II. Theo tên phản đồ này, tất cả những điều trên thật vô nghĩa lý và trên thực tế không nên tin bởi vì “Giáo hội” không mong mỏi gì khác hơn là giữ những kẻ này trong ly giáo và bên ngoài giáo huấn Công giáo.
Ở đây chúng ta thấy Gioan Phaolô II và Thượng phụ ly giáo Teoctist ngồi trên hai chiếc ghế cao bằng nhau
Đây là một hành động khác mà Gioan Phaolô II thể hiện rằng ông chấp nhận lạc thuyết của “Chính thống" giáo, tức tất cả các giám mục đều bình đẳng. Gioan Phaolô II cho rằng việc chối bỏ tính Tối thượng của Giám mục Rôma là không sao.
Vào hè năm 2003, Gioan Phaolô II một lần nữa bác bỏ hoạt động cải biến tôn giáo lên Đông Ly giáo.
Giáo hoàng Piô IX, Công đồng Vaticanô I, Kỳ họp 4, Chương 3, ex cathedra: “Hơn nữa, chúng ta dạy và tuyên bố rằng Giáo hội Rôma, bởi sự an bài của Thiên Chúa, nắm giữ quyền lực thông thường trên tất cả… Đây là giáo lý của sự thật Công giáo mà không ai có thể đi chệch hướng và giữ đức tin cùng ơn cứu độ của mình.”[96]
Định nghĩa bất khả ngộ này của Vaticanô I tuyên bố rằng bất cứ ai đi chệch khỏi tín điều về Chức vị Giáo Hoàng (rằng Giáo Hoàng La Mã nắm giữ quyền lực tối thượng trong Hội Thánh Đức Kitô), chẳng hạn như ly giáo đồ “Chính thống giáo” và Tin lành, không thể giữ đức tin cùng ơn cứu độ của bản thân. Tuy nhiên, Gioan Phaolô II nói với chúng ta rằng người Chính thống giáo và Tin Lành không chỉ có thể giữ đức tin và ơn cứu độ của họ trong khi chối bỏ Chức vị Giáo Hoàng, mà còn không nên tin vào Chức vị Giáo Hoàng. Ông là một kẻ hoàn toàn lạc giáo đã bác bỏ tín điều này của Vaticanô I.
Gioan Phaolô II Tuyên bố một sự Hiệp thông và Hợp nhất trong Đức tin với các giáo phái không Công giáo
Trong thông điệp Ut Unum Sint, Gioan Phaolô II tuyên bố rằng “Giáo hội” của ông đang trong hiệp thông với các giáo phái không Công giáo đến những 16 lần, và ông tuyên bố rằng ông có cùng đức tin với các giáo phái không Công giáo những 8 lần.
Khi Gioan Phaolô II khẳng định rằng ông có cùng đức tin và sự hiệp thông như các giáo phái không Công giáo, ông đang khẳng định rằng ông là một người ngoại giáo.
Gioan Phaolô II đã trao một thánh tích cho Karekin II, và tuyên bố rằng giáo phái của ông là “Hiền thê của Đức Kitô”
Gioan Phaolô II cũng trao cho Karekin II, người đứng đầu Giáo hội ly giáo ở Armenia, một thánh tích của Thánh Grêgôriô Người Khai Sáng.
Thánh Grêgôriô Người Khai Sáng (khoảng 257-332 sau Thiên Chúa) là “sứ đồ của Armenia,” người đã truyền bá Đức tin Kitô giáo chân thật (Đức tin Công giáo) tại Armenia:
Bằng cách trao di tích của sứ đồ Kitô giáo vĩ đại của Armenia này cho bọn ly giáo, Gioan Phaolô II đã chỉ rõ ràng rằng ông coi những ly giáo đồ này là người sở hữu Đức tin Kitô giáo chân thật – Đức tin chân thật mà Thánh Grêgôriô Người Khai Sáng sở hữu. Hơn nữa, trong bài giảng trên, chúng ta có thể thấy rằng Gioan Phaolô II đã gọi Giáo hội ly giáo Chính thống là “Hiền thê Đức Kitô,” một danh hiệu dành riêng cho Giáo hội Công giáo!
Lạc giáo của Gioan Phaolô II với Phái Anh giáo
Bởi vì Margaret Clitherow từ chối chấp nhận giáo phái Anh giáo và “Thánh lễ” của nó – mà thay vào đó mời các linh mục Công giáo đến nhà cô chống lại luật hình sự – cô đã tuẫn giáo bằng việc bị nghiền nát đến chết dưới một cánh cửa lớn chứa đầy quả nặng. Cách hành quyết này đau đớn đến mức nó được gọi là “hình phạt nghiêm khốc và khắc nghiệt.” Cô đã phải chịu đựng tất cả điều ấy vì cô sẽ không chấp nhận Anh giáo. Tuy nhiên, giáo phái Vaticanô II dạy rằng tín đồ Anh giáo là những “Kitô hữu” anh em không cần cải đạo, và những “giám mục” không hợp lệ của họ thực sự là giám mục chân thật của Hội Thánh Đức Kitô. Giáo phái Vaticanô II dạy rằng sự tuẫn giáo của cô là vô nghĩa.
Gioan Phaolô II đến Nhà thờ chính toà Anh giáo và tham gia hoạt động thờ phượng Anh giáo – lạc giáo cố ý bằng hành động
Gioan Phaolô II phát biểu tại Nhà thờ chính toà Anh giáo Canterbury năm 1982[101]
Gioan Phaolô II chế giễu các Thánh tử đạo người Anh bằng việc cùng cầu nguyện với “Tổng giám mục” Canterbury của Anh giáo, 1982
Gioan Phaolô II cầu nguyện cùng với “Tổng giám mục” ly giáo và lạc giáo của Canterbury (một người Anh giáo), người chỉ là một thường dân đóng giả giám mục
Vào ngày 29 tháng 5, 1982, tại Nhà thờ chính toà Anh giáo Gioan Phaolô II quỳ xuống trong một “lời cầu nguyện liên tôn giáo” với “Tổng giám mục” Canterbury, Robert Runcie, do đó chế giễu sự tuẫn giáo của vô vàng vị thánh Công giáo, những người đã dũng cảm đổ máu chứ không chấp nhận giáo phái Anh giáo giả dối hoặc tham gia hoạt động thờ phượng giả dối.
Gioan Phaolô II ban Thánh Giá Đeo Ngực trên người đứng đầu phái Anh giáo, một thường dân
Năm 2003, Gioan Phaolô II đã trao thánh giá đeo ngực cho Rowan Williams, “Tổng giám mục” Anh giáo Canterbury.
Gioan Phaolô II hôn nhẫn của Rowan Williams, người đứng đầu giáo phái Anh giáo, người mà ông cũng ban cho một cây thánh giá đeo ngực, mặc dù Williams chỉ là một thường dân
Với những ai không biết, phái Anh giáo không Công giáo thậm chí không có linh mục hợp lệ hoặc giám mục hợp lệ. Giáo Hoàng Lêô XIII đã tuyên bố bất khả ngộ rằng việc truyền chức Anh giáo là không thành sự.
Do đó, các “linh mục” và “giám mục” Anh giáo là thường dân, bên cạnh việc là những người lạc giáo và ly giáo không Công giáo. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử tân “Tổng giám mục” Anh giáo của Canterbury (Rowan Williams), Gioan Phaolô II đã phái tên phản đồ Walter Kasper đến trao cho tên thường dân không Công giáo này một cây thánh giá đeo ngực và một bức điện tín thể hiện sự tán thành! Điều này lạc giáo đến mức gần như không còn từ nào để mô tả.
Thánh giá đeo ngực là biểu tượng Công giáo truyền thống cho uy quyền giám mục. Bằng cách ban thánh giá đeo ngực cho tên bội đạo Rowan Williams – người cũng ủng hộ việc phụ nữ và đồng tính luyến ái được truyền chức – Gioan Phaolô II không chỉ thẳng thừng phủ nhận bằng hành động định tín bất khả ngộ của Giáo Hoàng Lêô XIII rằng thánh chức Anh giáo là vô hiệu, mà ông còn hoàn toàn chế giễu tín điều Công giáo về Chức vị Giáo Hoàng và Hội Thánh Đức Kitô.
Và điều khiến cho hành động này của Gioan Phaolô II thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn nữa là thực tế rằng chính Williams bị cấm cử hành nghi lễ “Hiệp thông” tại 350 giáo xứ Anh giáo vì quan điểm ủng hộ linh mục nữ giới! Nhưng điều đó không khiến Gioan Phaolô II ngần ngại; ông chỉ việc tấn tốc hành vi bội giáo trên.[105]
Gioan Phaolô II thậm chí còn chỉ rằng tên thường dân không Công giáo Williams là giám mục hợp pháp của “Tông Toà Canterbury.”
Như trình bày bên trên, trong cuộc gặp mặt với Rowan Williams, Gioan Phaolô II cũng hôn chiếc nhẫn của ông ta, điều này một lần nữa chứng minh rằng Gioan Phaolô II công nhận tên thường dân không Công giáo này là một Giám mục hợp lệ trong Hội Thánh Đức Kitô. Gioan Phaolô II chế giễu Chúa Giêsu Kitô, Giáo hội Công giáo và tất cả các Thánh Tử đạo người Anh đã phải chịu những tra tấn khủng khiếp vì không chấp nhận từ bỏ đức tin Công giáo và trở thành Anh giáo. Với hành động này, Gioan Phaolô II đã bác bỏ giáo huấn của Giáo hội Công giáo về Hàng giám mục, Truyền chức linh mục, sự Thừa kế các Tông đồ và sự Hợp nhất của Giáo hội.
Gioan Phaolô II đến Đền thờ phái Luther
Gioan Phaolô II trong đền thờ phái Luther năm 1983
Năm 1983, Gioan Phaolô II đã đến thăm một ngôi đền phái Luther cho lễ kỷ niệm lần thứ 500 sinh nhật Martin Luther. Đây là một hành động lạc giáo khác – tham gia vào nghi lễ thờ phượng của một tôn giáo không Công giáo và kỷ niệm một tên khai sinh lạc giáo – hoàn toàn chứng minh rằng Gioan Phaolô II không phải là một người Công giáo.
Gioan Phaolô II ca ngợi Luther, Calvin, Zwingli và Hus
Gioan Phaolô II cũng ca ngợi những kẻ thù lớn nhất mà Giáo hội Công giáo từng biết, bao gồm cả những nhà cách mạng Tin lành Luther và Calvin. Vào tháng 10 năm 1983, Gioan Phaolô II, khi nói về Martin Luther, đã tuyên bố: “Thế giới của chúng ta ngay cả ngày hôm nay cũng cảm nhận được tác động to lớn của ông đối với lịch sử.”[107] Và vào ngày 14 tháng 6, 1984, Gioan Phaolô II ca ngợi Calvin như người đã cố gắng “khiến cho Giáo hội trung tín hơn với thánh ý Chúa.”[108] Việc bảo trợ, ủng hộ và bảo vệ lạc giáo đồ khiến kẻ đó trở thành người lạc giáo. Nhưng ca ngợi những kẻ lạc giáo tồi tệ nhất trong lịch sử Giáo hội, chẳng hạn như Luther và Calvin, còn hơn cả lạc giáo.
Gioan Phaolô II cũng ca ngợi kẻ lạc giáo khét tiếng Zwingli và Hus. Ông thậm chí còn đi xa đến mức nói rằng John Hus, người bị Công đồng Constance kết án là một người với sự “chính trực cá nhân không thể sai lầm”![110]
Gioan Phaolô II phê chuẩn Tuyên bố Chung Vatican-Giáo hội Luther về Ơn Công chính hoá
Vào ngày 31 tháng 10, 1999, “Hồng y” Edward Cassidy và “Giám mục” Luther Christian Krause bắt tay nhau tại lễ ký kết Bản Tuyên bố chung về Giáo lý về ơn Công chính hóa ở Augsburg, Đức. Thỏa thuận này, được Gioan Phaolô II chấp thuận, dạy: Ơn Công chính hoá đến “chỉ bởi đức tin” (Phụ lục, 2, C); rằng những khoảng luật của Công đồng Trentô không còn áp dụng cho người Tin lành phái Luther (#13); rằng không có giáo thuyết Luther nào trong Tuyên bố chung, bao gồm cả lạc giáo công chính hoá chỉ bằng đức tin (sola fide) và nhiều lạc giáo Tin lành Luther khác, bị Công đồng Trentô (#41) lên án. Nói tóm lại, thỏa thuận này giữa “Giáo hội” của Gioan Phaolô II và phái Tin lành Luther hoàn toàn bác bỏ Công đồng tín lý Trentô. Đó thật sự là một tuyên bố rằng giáo phái của Gioan Phaolô II là một giáo phái Tin lành.
Gioan Phaolô II dạy rằng người không Công giáo có thể được nhận Thánh Thể
Gioan Phaolô II cũng dạy rằng những người không Công giáo có thể được nhận Thánh Thể một cách hợp lệ. Giáo luật 844.3 trong Bộ Giáo Luật năm 1983 của ông quy định rằng:
Ý nghĩ rằng những người không theo Công giáo có thể được rước Mình Thánh một cách hợp lệ hoặc các bí tích khác đối nghịch với giáo huấn 2000 năm của Giáo hội Công giáo.
Điều đặc biệt quan trọng về lạc giáo này của Gioan Phaolô II (rằng việc trao Thánh Thể cho người không Công giáo là hợp lệ) là thực tế rằng nó cũng xuất hiện trong sách giáo lý mới của ông, đoạn #1401. Tài liệu này được ban hành bởi "quyền tông đồ tối thượng" của Gioan Phaolô II. Trong tông hiến Fidei Depositum, Gioan Phaolô II đã ban hành giáo lý mới của ông bằng việc sử dụng “quyền tông đồ” của mình để tuyên bố rằng đó là một “quy luật vững chắc để truyền dạy đức tin.”
Giáo lý của Gioan Phaolô II không phải là một quy luật vững chắc để truyền dạy đức tin. Đó là một quy luật vững chắc để truyền dạy lạc giáo. Do đó, vì Gioan Phaolô II giả bộ tuyên bố từ Tông Toà Thánh Phêrô rằng sách giáo lý của ông là một quy luật vững chắc để truyền dạy đức tin trong khi nó không phải, chúng ta biết rằng ông không ngồi trên Tông Toà Thánh Phêrô. Một Giáo Hoàng không thể mắc lỗi khi nói từ Toà, nghĩa là, với quyền tông đồ của bản thân từ Tông Toà Thánh Phêrô.
Lạc giáo về người không Công giáo được phép nhận Thánh Thể đã được dạy trong Vaticanô II, như chúng tôi đã đề cập. Gioan Phaolô II cũng ngợi khen giáo huấn này trong Ut Unum Sint:
Ông lưu ý “hàm ý Giáo hội học” của việc chia sẻ trong các bí tích với người “Chính thống giáo.” Ý nghĩa của ông tức họ cũng là một phần của cùng một Giáo hội.
Gioan Phaolô II dạy rằng các giáo phái không Công giáo là một phương tiện cứu rỗi
Theo sau Vaticanô II, Gioan Phaolô II cũng dạy rằng các giáo phái không Công giáo là một phương tiện cứu rỗi, đó là lạc giáo.
Gioan Phaolô II dạy rằng các giáo phái không Công giáo có Thánh và Thánh tử đạo
Gioan Phaolô II nhiều lần dạy rằng các giáo phái không Công giáo có thánh và thánh tử đạo.
Đây là lạc giáo không thể chối cãi, rõ ràng công khai. Đó là một điều khoản của Đức tin thiêng liêng và Công giáo rằng những người không ở trong Giáo hội Công giáo, ngay cả khi họ đổ máu vì danh Chúa Kitô, không thể được cứu.
Tín điều được định tín long trọng này của Công đồng Florence được Giáo hoàng Piô XI lặp lại:
Thật khó để tưởng tượng một sự chối bỏ cụ thể và rõ ràng tín điều cụ thể này hơn Ut Unum Sint #84 của Gioan Phaolô II (trích dẫn như trên).
Giáo Hoàng Grêgôriô XVI, Summo Iugiter Studio (#2), ngày 27 tháng 5, 1832:
“Cuối cùng một số những người lầm lạc cố gắng thuyết phục bản thân và kẻ khác rằng con người không chỉ được cứu trong đức tin Công giáo, nhưng cả lạc giáo đồ cũng có thể đạt được ơn hằng sống.”[123]
Ngoài ra, xin lưu ý rằng Gioan Phaolô II không chỉ tuyên bố trong Ut Unum Sint #84 rằng “những vị thánh” đến từ các Giáo hội không Công giáo (rõ ràng lạc giáo), mà ông còn vượt ra ngoài điều đó và tuyên bố rằng các giáo phái không Công giáo như thế “đã trao cho họ” ơn cứu độ: “các Giáo hội và giáo đoàn đã trao cho họ lối vào sự hiệp thông của ơn cứu độ.”
Tất cả những điều này là lạc giáo lặp đi lặp lại, công khai và cố ý. Và nghĩ rằng một số “người truyền thống” có sự táo bạo để khẳng định rằng Gioan Phaolô II chưa bao giờ phủ nhận một tín điều! Thật là đáng giận và dối trá! Chỉ mỗi lạc giáo này, ngay cả khi không cân nhắc tất cả những điều khác, chứng minh rằng hắn ta không phải là một người Công giáo. Những điều trên chứng minh rằng Gioan Phaolô II đã trực tiếp bác bỏ tín điều được định tín long trọng (từ Công đồng Florence như trên) rằng những người không Công giáo không thể được cứu ngay cả khi họ đổ máu cho Đức Kitô.
Gioan Phaolô II chấp thuận thực hành Nữ Giúp lễ
Gioan Phaolô II cũng chấp thuận thực hành nữ giúp lễ, một thực tế đang lan tràn trong các nhà thờ Novus Ordo. Thực hành nữ giúp lễ đã bị Giáo Hoàng Biển Đức XIV, Giáo Hoàng Thánh Gêlasiô và Giáo Hoàng Innôcentê IV lên án là xấu xa.
Gioan Phaolô II cũng “phong thánh” những người hoàn toàn chấp nhận lạc giáo trong Vaticanô II, Tân Thánh lễ và thuyết thờ ơ tôn giáo. Một giáo hoàng thực sự không thể làm những điều này, vì việc phong thánh của các giáo hoàng thực sự là bất khả ngộ. Điều này một lần nữa chứng minh rằng Gioan Phaolô II không phải là một giáo hoàng thực sự.
Gioan Phaolô II cũng lên án các cuộc thập tự chinh. Các cuộc Thập tự chinh đã được bốn công đồng và hơn 10 giáo hoàng long trọng phê chuẩn, bao gồm Giáo Hoàng Urbanô II, Giáo Hoàng Callistus II, Giáo Hoàng Alexander III, Giáo Hoàng Callistus III, Giáo Hoàng Clêmentê V và những vị khác.
Gioan Phaolô II được trao thưởng bởi Hội viên Tam Điểm
Gioan Phaolô II đón tiếp B'nai B'rith (Hội quán Tam Điểm tại New York) ngày 22 tháng 3, 1982
Vào tháng 12 năm 1996, Đại Hội quán Tam Điểm Ý đã trao cho Gioan Phaolô II vinh dự lớn nhất của nó, Huân chương Galilee, như một lời cảm ơn vì những nỗ lực mà ông đã thực hiện để ủng hộ lý tưởng Tam Điểm. Đại diện của Hội Tam Điểm Ý lưu ý rằng Gioan Phaolô II xứng đáng với vinh dự này vì ông đã thúc đẩy “các giá trị của Hội Tam Điểm hoàn vũ: tình huynh đệ, tôn trọng phẩm giá của con người, và tinh thần khoan dung, điểm trung tâm cuộc sống của những hội viên thật sự.”[136]
Gioan Phaolô II xin lỗi Trung Quốc Cộng Sản
Vào ngày 24 tháng 10 năm 2001, Gioan Phaolô II đã xin lỗi Trung Quốc. Đúng vậy: Gioan Phaolô II đã xin lỗi chế độ Cộng sản Tà ác ở Trung Quốc vì những lỗi lầm được cho là của người Công giáo! Ông thậm chí còn ca ngợi công bằng xã hội của Trung Quốc.
Công bằng xã hội ở Trung Quốc bao gồm chính sách một con mỗi gia đình, được áp đặt bằng phá thai cưỡng bức và tránh thai. Chính phủ Trung Quốc tàn sát hàng triệu trẻ em mỗi năm, ngoài việc bỏ tù, tra tấn và giết hại người Công giáo.
Gioan Phaolô II tuyên bố rằng Giáo hội Công giáo và Trung Quốc là hai tổ chức cổ xưa “không đối nghịch với nhau.”[138] Việc ca ngợi công bằng xã hội ở Trung Quốc là hơn cả lạc giáo; đó là tà ác.
Gioan Phaolô II thúc đẩy thuyết tiến hóa
Ngày 22 tháng 10, 1996, Gioan Phaolô II tuyên bố rằng thuyết tiến hóa “không chỉ là một giả thuyết đơn thuần.”[139] Điều này chỉ ra rằng ông xem thuyết tiến hóa là đúng.
Gioan Phaolô II nói rằng Thiên Đàng, Hỏa ngục và Luyện Ngục không phải là những nơi có thật
Trong một loạt các bài phát biểu vào mùa hè năm 1999, được đăng trên tờ báo chính thức của Vatican, Gioan Phaolô II nói rằng Thiên đàng, Hỏa ngục và Luyện ngục không phải là những nơi có thật.
Trong bài Buổi Tiếp kiến Chung vào ngày 21 tháng 7, 1999, Gioan Phaolô II nói rằng Thiên đàng không phải là một nơi thực sự.[140]
Vào ngày 28 tháng 7, 1999, Gioan Phaolô II nói:
Bản thân bài phát biểu này của Gioan Phaolô II đủ cấu thành lạc giáo cố ý. Ông nói chúng ta không biết liệu con người có bị nguyền rủa hay không. Đó là một sự thật được mặc khải thiêng liêng từ Phúc Âm rằng con người có vướng đến án nguyền rủa đời đời, như Chúa Giêsu đã nói nhiều lần. Ví dụ:
Trong một Diễn văn ngắn bằng tiếng Ba Lan đến những người đồng hương, Gioan Phaolô II nhắc lại lời dạy của tên lạc giáo Hans Urs von Balthasar rằng, “Có một Hỏa ngục, nhưng nó có thể trống không.”[144]
Vào ngày 4 tháng 8, 1999, Gioan Phaolô II nói rằng Luyện ngục không phải là một nơi thực sự.[145]
Tại cuộc họp mặt Assisi ngày 24 tháng 1, 2002, Gioan Phaolô II đã ban hành “Thập giới của Assisi.” Từ Thập giới có nghĩa là “mười điều răn.”
Vậy là, Gioan Phaolô II nói rằng mọi người cần phải tuyên bố mười điều răn mới mà ông đã ban hành tại Assisi.
Gioan Phaolô II thay đổi Kinh Mân Côi
Gioan Phaolô II tôn kính một ổ bánh?!
Gioan Phaolô II cũng đã thay đổi Kinh Mân Côi. Vào tháng 10 năm 2002, Gioan Phaolô II đã thêm năm mầu nhiệm mới cho kinh mân côi, được gọi là “Mầu nhiệm mùa Sáng.” Trong văn kiện ban hành những mầu nhiệm sáng, Gioan Phaolô II tuyên bố:
Khi chúng ta suy ngẫm về những mầu nhiệm của Đức Kitô, chúng ta không nhận thức trong Người chân lý về con người. Gioan Phaolô II nói điều trên vì ông dạy rằng con người là Thiên Chúa; và cụ thể, sự thật về nhân loại là như sau: con người là Đức Giêsu Kitô.
Gioan Phaolô II dạy rằng con người là Đức Kitô
Gioan Phaolô II, Bài giảng đầu tiên, Vĩnh viễn Đánh dấu sự Khởi đầu Sứ vụ Mục vụ của ông, Chúa Nhật, ngày 22 tháng 10, 1978:
“’Ngài là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’ (Mt. 16:16). Những lời này được nói bởi Simôn, con ông Giôna, ở thành Xêdarê Philípphê… Những lời này đánh dấu sự khởi đầu sứ mệnh của Phêrô trong lịch sử của ơn cứu độ…
“Vào ngày hôm nay và tại nơi này, những lời này phải được thốt ra và lắng nghe một lần nữa: ’Ngài là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.’ Vâng, thưa anh em và con trai và con gái, những từ này trước hết… xin hãy lắng nghe một lần nữa, hôm nay, ở nơi thiêng liêng này, những lời do Simôn Phêrô thốt ra. Trong những lời ấy là đức tin của Giáo hội. Trong cùng những từ ấy là chân lý mới, thật vậy, chân lý tối hậu và dứt khoát về con người: Con Thiên Chúa hằng sống – ’Ngài là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”[149]
Trong bài giảng đầu tiên của mình với tư cách là “Giáo hoàng” vào năm 1978, trong bài phát biểu sẽ vĩnh viễn đánh dấu sự khởi đầu sứ vụ mục vụ của ông, Chúa Nhật, ngày 22 tháng 10, 1978, Gioan Phaolô II đã tuyên bố với thế giới rằng CON NGƯỜI là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống trong Mátthêu 16:16! Ông thậm chí còn nói rằng đây là một “chân lý mới” – một chân lý mới mà ông đã tiết lộ tại đây. “Ngài là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống,” được Thánh Phêrô nói về Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, là những lời miêu tả chân lý về con người, theo Gioan Phaolô II. Điều này cực kỳ quan trọng, vì nó chứng minh rằng những lời của Đức Mẹ tại La Salette đã trở thành sự thật.
Trên thực tế, Gioan Phaolô II rao giảng rằng con người là Đức Kitô theo nhiều cách. Đôi khi rất tinh tế và thông minh, đôi khi rất rõ ràng và táo bạo. Điều này được đề cập chi tiết ở cuối cuốn sách, nhưng đây chỉ là một vài trích dẫn:
Điều này có nghĩa là ở con người, ta có thể tìm thấy toàn bộ thụ tạo.
Phúc Âm là Chúa Giêsu Kitô (Cuộc đời và Giáo huấn của Người); đó là tôn giáo của đức tin và luân lý mà Người đã mặc khải cho thế gian. Nói rằng Phúc Âm, Tin Mừng và Kitô giáo là “sự ngạc nhiên sâu sắc về con người” là đánh đồng con người với Chúa Giêsu Kitô; nhưng đây chính xác là lý do tại sao Gioan Phaolô II nói điều đó và đó là những gì ông đang làm.
Gioan Phaolô II bị chúc dữ. Ông đã rao giảng một Tin Mừng mới, không phải của Chúa Giêsu Kitô, mà là của con người thay cho Đức Kitô – Tin Mừng của tên Phản Kitô.
Gioan Phaolô II mang theo “Thập Tự Giá Gãy Vụn”
Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI đều mang một thập tự giá mà rất ít người hiểu được – thập tự giá bị uốn cong hoặc bị phá vỡ nham hiểm mà trên đó Mình của Đức Kitô được thể hiện dưới hình dáng ghê tởm và méo mó. Cây thánh giá uốn cong hoặc bị gãy vụn này đã được sử dụng bởi thầy phù thuỷ và pháp sư ám thuật vào thế kỷ thứ sáu để đại diện cho thuật ngữ trong Kinh Thánh “dấu của con thú.” Những người thờ cúng Satan trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu, cũng như các thầy phù thuỷ và pháp sư ám thuật thời Trung cổ (476-1453), đã sử dụng những bức tượng nhỏ như vậy để đại diện cho sự căm ghét của họ đối với Kitô giáo. Chi tiết cây thánh giá gãy vụn này đã được sử dụng cho mục đích huyền bí có thể được tìm thấy trong Bảo tàng Ma thuật ở Bayonne, Pháp.[164]
Những Điểm Kết luận về Gioan Phaolô II
Vì vậy, câu hỏi mà mỗi người tự xưng là Công giáo phải tự hỏi mình là: Gioan Phaolô II có phải là người đứng đầu Giáo hội Công giáo không? Hay Gioan Phaolô II là một phần của một tôn giáo khác? Nếu Gioan Phaolô II là một phần của một tôn giáo khác – và ai dám phủ nhận điều này trước vô vàng bằng chứng không thể phủ nhận mà chúng tôi vừa trình bày? – thì ông không thể là người đứng đầu Giáo hội Công giáo.
Chúng tôi đã chứng minh không còn ngờ vực rằng Gioan Phaolô II là một lạc giáo đồ công khai. Vì ông là một người lạc giáo, ông không thể là một giáo hoàng được bầu hợp lệ. Ông là một nguỵ giáo hoàng không Công giáo. Như đã trích dẫn, Giáo Hoàng Phaolô IV đã long trọng giáo huấn trong sắc thư ngày 15 tháng 2 năm 1559, Cum ex Apostolatus officio, rằng một người lạc giáo không cách nào trở thành một giáo hoàng được bầu hợp lệ.
Chú thích cuối Chương 16:
[1] www.cnn.com, lưu trữ của Larry King Live show, 4/4/2005.
[2] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, số 464.
[3] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 5 (1958-1981), tr. 255.
[4] The Encyclicals of John Paul II, Huntington, IN: Our Sunday Visitor Publishing Division, 1996, tr. 497.
[5] The Encyclicals of John Paul II, tr. 643.
[6] L' Osservatore Romano (The Vatican’s Newspaper), 1/71985, tr. 3
[7] Denzinger 795.
[8] L’Osservatore Romano, 23/6/1980, tr. 3.
[9] L’Osservatore Romano, 1/1/1979, tr. 8.
[10] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 249.
[11] The Encyclicals of John Paul II, tr. 517.
[12] The Encyclicals of John Paul II, tr. 542.
[13] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 280.
[14] L’Osservatore Romano, 7/51984, tr. 3.
[15] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 260.
[16] L’Osservatore Romano, 14/5/1984, tr. 7.
[17] L’Osservatore Romano, 18/1/1995, tr. 11.
[18] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 304.
[19] L’Osservatore Romano, 16/4/1997, tr. 3.
[20] Quoted in Abbe Daniel Le Roux, Peter, Lovest Thou Me?, Angelus Press, 1988, tr. 147.
[21] St. Thomas Aquinas, Summa Theologica, Pt. I-II, Q. 103, A. 4.
[22] St. Thomas Aquinas, Summa Thelogica, Pt. II-II, Q. 12, A. 1, Obj. 2.
[23] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[24] L’Osservatore Romano CD-Rom, năm 1986, Vatican City, Angelus Address of John Paul II, 12/10/1986.
[25] The Encyclicals of John Paul II, tr. 540.
[26] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 222.
[27] L’ Osservatore Romano, 29/5/2002, tr. 4.
[28] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 237-238.
[29] The Encyclicals of John Paul II, tr. 502.
[30] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 550-553; Denzinger 39-40.
[31] Our Sunday Visitor, 17/4/2005.
[32] L’Osservatore Romano, 26/8/1985, tr. 9.
[33] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 316.
[34] Associated Press, "Religious Leaders denounce Extremism," 29/10/1999.
[35] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 625.
[36] Quoted by Amleto Giovanni Cicognani, Canon Law, Philadelphia, PA: The Dolphin Press, 1935, tr. 177.
[37] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 381.
[38] L’Osservatore Romano, 9/12/1980, tr. 5.
[39] L’Osservatore Romano, 1/3/2000, tr. 5.
[40] Von Pastor, History of the Popes, II, 346; trích bởi Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), Front Royal, VA: Christendom Press, 1993, tr. 571.
[41] L’ Osservatore Romano, 29/3/2000, tr. 2.
[42] The Catholic World Report, “World Watch,” tháng 6/2000, tr. 16.
[43] L’Osservatore Romano CD-Rom, Year 2001, Speech of John Paul II from the mosque, 6/5/2001.
[44] Warren H. Carroll, A History of Christendom (The Building of Christendom), Quyển 2, tr. 298.
[45] The Encyclicals of John Paul II, tr. 474.
[46] L'Osservatore Romano, 23/10/1989, tr. 12.
[47] L'Osservatore Romano, 19/2/1990, tr. 12.
[48] L'Osservatore Romano, 23/5/2001, tr.11.
[49] L'Osservatore Romano, 12/5/1999, tr. 11.
[50] The Catechism of the Catholic Church, bởi John Paul II, St. Paul Books & Media, 1994, tr. 223.
[51] Denzinger 73.
[52] Denzinger 712.
[53] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 98.
[54] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 42.
[55] L' Osservatore Romano, 9/12/1980, trang 6.
[56] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 98.
[57] Documentation Catholique 94 (1997), 1003; trích trong The Bible, The Jews and the Death of Jesus, Bishops’ Committee for Ecumenical and Interreligious Affairs, United States Conference of Catholic Bishops, 2004, tr. 31.
[58] Bulletin du prieure Marie-Reine [195 rue de Bale, 68100 Mulhouse]; also The Angelus, tháng 2-3 2004, tr. 70.
[59] The Catechism of the Catholic Church, #121.
[60] The Sunday Sermons of the Great Fathers, Chicago: Regnery Press, 1959, Quyển 1, tr. 92.
[61] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 78.
[62] Darcy O' Brien, The Hidden Pope, New York, NY: Daybreak Books, 1998, tr. 368-369.
[63] http://www.lehman.cuny.edu/lehman/enews/2005_09_26/feat_pac.html
[64] Gilbert Levine, Interview with CBS’s 60 Minutes.
[65] Romano Amerio, Iota Unum, Kansas City, MO: Angelus Press, 1998, tr. 578.
[66] www.cnn.com, archives of Larry King Live show, 4/4/2005.
[67] Catholic Family News, Niagra Falls, NY, tháng 9-2002, tr. 3.
[68] L’ Osservatore Romano, 2001.
[69] L’ Osservatore Romano, 29/5/2002, tr. 5.v
[70] Directory for the Application of the Principles and Norms of Ecumenism, by the Pontifical Council for Promoting Christian Unity, Boston, MA: St. Paul Books & Media, tr. 78-79.
[71] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 57.
[72] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 58.
[73] Adista, 26/22001.
[74] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 93.
[75] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 95.
[76] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 99.
[77] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 100.
[78] Information Service 84 (1993/III-IV) 145; http://www.cnewa.org/ecc-bodypg-us.aspx?eccpageID=82&IndexView=alpha#footnote45
[79] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[80] L’Osservatore Romano, 27/1/1993, tr. 2.
[81] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 399.
[82] The Encyclicals of John Paul II, tr. 248.
[83] L' Osservatore Romano, 1/3/2000, tr. 5.
[84] L’ Osservatore Romano, 16/102002, tr. 5.
[85] America Magazine, “A New Chapter in Catholic-Orthodox Relations,” 3-10/7/1999, Quyển 181, No. 1
[86] Zenit.org, November 2, 2000.
[87] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 234.
[88] L’ Osservatore Romano, 16/102002, tr. 4.
[89] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 297 and footnote 4.
[90] L’ Osservatore Romano, 16/102002, tr. 4.
[91] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 230.
[92] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 207.
[93] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 201.
[94] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 318.
[95] L’Osservatore Romano, 2/7/2003, tr. V.
[96] Denzinger 1827.
[97] The Encyclicals of John Paul II, tr. 953.
[98] Quoted in Sacerdotium, # 2, Instauratio Catholica, Madison Heights, WI, tr. 64.
[99] L’Osservatore Romano, Nov. 15, 2000, tr. 6/7 – Joint Communique of John Paul II and Catholicos Karekin II.
[100] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Christendom Press, 1985, Quyển 1, tr. 539.
[101] 30 Days Magazine, tháng 11-1996.
[102] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 321.
[103] Denzinger 1966.
[104] L’Osservatore Romano, 10/8/03, tr. 9.
[105] CWNews, 8/9/2003.
[106] L’Osservatore Romano, 8/10/ 2003, tr. 9.
[107] L’Osservatore Romano, 14/10/1983, tr. 9.
[108] L’Osservatore Romano, 9/7/1985, tr. 5.
[109] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 268.
[110] 30 Days Magazine, Số No. 7-8, 1995, tr. 19.
[111] L’Osservatore Romano, 28/1/2004, tr. 4.
[112] The Code of Canon Law (1983), A Text and Commentary, Commissioned by the Canon Law Society of America, Edited by James A. Coriden, Thomas J. Green, Donald E. Heintschel, Mahwah, NJ: Paulist Press, 1985, tr. 609.
[113] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 364.
[114] The Catechism of the Catholic Church, tr. 5.
[115] Denzinger 1833.
[116] Denzinger 1837.
[117] The Encyclicals of John Paul II, tr. 950.
[118] The Catechism of the Catholic Church, tr. 216.
[119] Denzinger 1000.
[120] The Encyclicals of John Paul II, tr. 965.
[121] Denzinger 714.
[122] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 368.
[123] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 229.
[124] The Encyclicals of John Paul II, tr. 965.
[125] L’ Osservatore Romano, 15/11/2000, tr. 5.
[126] The Encyclicals of John Paul II, tr. 914.
[127] Salvifici Doloris, Apostolic Letter of John Paul II, 11/2/1984, Pauline Books, tr. 35.
[128] L’Osservatore Romano CD-Rom, Năm 1993, Angelus Address of John Paul II, 9/9/1993.
[129] L’Osservatore Romano CD-Rom, Năm 1994, Tertio Millennio Adveniente of John Paul II, 10/11/1994.
[130] L’Osservatore Romano CD-Rom, Năm 1994, Tertio Millennio Adveniente of John Paul II, 10/11/1994.
[131] The Encyclicals of John Paul II, tr. 965.
[132] The Encyclicals of John Paul II, tr. 965.
[133] L’ Osservatore Romano, 19/5/1999, tr. 11.
[134] Denzinger 247.
[135] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 64.
[136] The Remnant, St. Paul, MN, 30/4/2000, tr. 6.v
[137] L’ Osservatore Romano, 31/10/2001, tr. 3.
[138] L’ Osservatore Romano, 31/10/2001, tr. 4.
[139] Tuyên bố đến Viện Hàn lâm Giáo Hoàng, 22/10/1996, Phiên bản nguyên gốc tiếng Pháp.
[140] National Catholic Register, Mt. Morris, IL, 1-7/8/1999, tr. 4.
[141] L' Osservatore Romano, 4/8/1999, tr. 7.
[142] L' Osservatore Romano, 4/8/1999, tr. 7.
[143] L' Osservatore Romano, 4/8/1999, tr. 7.
[144] National Catholic Register, 8-14/8/1999.
[145] National Catholic Register, 15-21/8/1999, tr. 5.
[146] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 774.
[147] L’ Osservatore Romano, 19/6/2002, tr. 9.
[148] L’ Osservatore Romano, 23/10/2002, tr. 5.
[149] L’Osservatore Romano, 2/11/1978, tr. 1.
[150] L’Osservatore Romano, 27/2/1984, tr. 1.
[151] L’Osservatore Romano, 8/1/1992, tr. 9.
[152] L’Osservatore Romano, 22/1/1990, tr. 6.
[153] L’Osservatore Romano, 2/9/1985, tr. 3.
[154] L’Osservatore Romano, 1/1/1979, tr. 1.
[155] L’Osservatore Romano, 2/1/2002, tr. 1.
[156] L’Osservatore Romano, 6/1/1986, tr. 1.
[157] L’Osservatore Romano, 2/4/1991, tr. 1.
[158] L’Osservatore Romano, 30/1/2002, tr. 6/7.
[159] L’Osservatore Romano, 16/6/2004, tr. 8.
[160] L’Osservatore Romano, 29/8/1988, tr. 10.
[161] L’Osservatore Romano, 19/9/2001, tr. 10.
[162] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 251-252.
[163] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 6.
[164] Piers Compton, The Broken Cross, tr. 72.
[165] St. Francis De Sales, The Catholic Controversy, Rockford, IL: Tan Books, 1989, tr. 45.
Bài Viết Liên Quan