^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Tóm tắt cuộc bầu cử Hồng y Siri – về mật nghị Giáo hoàng và cuộc bầu cử không hợp lệ của Gioan XXIII [1958] và Phaolô VI [1963]
KHÓI TRẮNG, NHƯNG KHÔNG CÓ GIÁO HOÀNG
Vào ngày 26 tháng 10 năm 1958, khói trắng được nhìn thấy bốc lên từ Nhà nguyện Sistine. Khói trắng báo hiệu rằng một Đức Giáo Hoàng mới đã được bầu. Nhưng không có Đức Giáo Hoàng nào xuất hiện. Điều này đã được báo chí trên toàn thế giới đưa tin và được nghe trên đài phát thanh. Các Hồng y thậm chí còn được trông thấy từ cửa sổ Điện Tông Toà vẫy tay chào đám đông – một điều không được phép nếu mật nghị vẫn còn trong phiên họp. Chính họ cũng nghĩ rằng một Đức Giáo Hoàng đã được bầu. Dưới đây là một bài báo ngày 27 tháng 10, 1958:
Đợt khói trắng này ám hiệu rõ ràng cuộc bầu cử của một Đức Giáo Hoàng mới; nhưng một điều kỳ lạ đã xảy ra bên trong Nhà nguyện Sistine khiến Giáo Hoàng mới được bầu xuất hiện, và điều này khiến đám đông – và thế giới đang trông đợi – bối rối và hoang mang. Phải hai ngày sau, Angelo Roncalli [Gioan XXIII] được bầu, và sau cuộc bầu cử, Gioan XXIII đã tổ chức một cuộc họp bí ẩn kéo dài nhiều giờ sau bầu cử với tất cả những người tham gia mật nghị. Tại sao Gioan XXIII phải tổ chức cuộc họp sau bầu cử này? Phải chăng nó có liên quan đến đợt khói trắng đầu tiên và cuộc bầu cử giáo hoàng thực sự không?
Bí ẩn đằng sau làn khói trắng và cuộc họp bí mật sau bầu cử của Mật nghị năm 1958 có thể không được biết đến nếu không có ông Scortesco. Scortesco là anh em họ của hai thành viên Cận vệ Thượng trật Vatican, bao gồm Chủ tịch Cận vệ Thượng trật, chịu trách nhiệm bảo vệ các mật nghị năm 1958 và 1963 và đảm bảo rằng không có liên lạc nào xảy ra với bên ngoài. Scortesco đã tiết lộ những điều sau đây trong một lá thư được xuất bản:
Hồng y Tedeschini
Scortesco đã thu được thông tin gây sốc này từ các thành viên của Cận vệ Thượng trật. Bức thư được xuất bản trên tờ Introibo. Và Scortesco đã được tìm thấy bị thiêu sống trên giường của mình ngay sau khi xuất bản bức thư này. Vì vậy, Scortesco, trước khi bị hạ gục, tiết lộ rằng Hồng y Tedeschini, không phải Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII, thực sự được bầu trước đó vào năm 1958. Và Hồng y Siri, không phải Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI, được bầu đầu tiên vào năm 1963.
Trong bức thư được trích dẫn ở trên, Scortesco cũng đề cập đến giao tiếp với “bên ngoài.” Các tác phẩm sau này của ông chỉ ra rằng thông tin liên lạc này liên quan đến B'nai Brith (Hội Tam Điểm Do Thái). Nếu thông tin liên lạc với “bên ngoài” ảnh hưởng bất hợp pháp đến một cuộc bầu cử Giáo hoàng, điều này có nghĩa một cuộc bầu cử như thế là vô hiệu. Việc liên lạc “bên ngoài” với Hội viên Tam Điểm rất có thể đã ngăn Tedeschini và Siri có khả năng tự do chấp nhận cuộc bầu cử của họ, có thể bởi nhiều mối đe dọa khác nhau, bao gồm cả cái chết. Những người Cộng sản và Tam Điểm đều biết cả Hồng y Siri và Tedeschini sẽ không cùng tham dự những nỗ lực xấu xa của họ để tiêu diệt Giáo hội Công giáo; vì vậy chúng phải chặn cuộc bầu cử của họ. Nếu thông tin liên lạc “bên ngoài” được Scortesco đề cập đã ảnh hưởng đến Tedeschini và Siri khỏi việc có khả năng tự do chấp nhận cuộc bầu cử của họ, thì các cuộc bầu cử tiếp theo của Roncalli [Gioan XXIII] và Montini [Phaolô VI] tuyệt đối không hợp lệ chỉ đơn thuần vì thực tế đó.
“... Một sự thoái vị hợp lệ của Đức Giáo Hoàng phải là một hành động tự do, vì thế việc cưỡng ép thoái vị Chức Giáo Hoàng sẽ là vô hiệu, như hơn chỉ một sắc lệnh giáo hội đã tuyên bố.” (Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 1, 1907, tr. 32.)
“Việc từ chức là không hợp lệ theo luật nếu đó là hệ quả từ nỗi sợ hãi nghiêm trọng gây ra một cách bất công, gian lận, lỗi đáng kể hay tội mại thánh.” (Bộ giáo luật 1917, Điều 185).
“Có thể lưu ý ngay lập tức, với [nhà giáo luật] Wernz, rằng một cuộc bầu cử giáo hoàng được tổ chức bên ngoài một mật nghị được tổ chức cách đúng đắn là vô nghĩa và vô hiệu về mặt giáo luật.” (http://www.newadvent.org/cathen/04192a.htm).
Bên cạnh sự thừa nhận của Scortesco rằng Hồng y Tedeschini đã được bầu năm 1958 và Hồng y Siri năm 1963, có bằng chứng cho thấy rằng Hồng y Siri cũng được bầu trước Hồng y Tedeschini và Angelo Roncalli [Gioan XXIII] vào năm 1958. Nói cách khác, Hồng y Siri không chỉ được bầu vào năm 1963, như Scortesco tiết lộ, mà còn vào năm 1958. Thêm tính đáng tin cho điều này là việc hiện tượng khói tín hiệu giả xảy ra trong cả năm 1958 và 1963! Theo The Sheboygan Press ngày 20 tháng 6 năm 1963, hiện tượng bối rối khói trắng/khói đen xảy ra trong 8 phút trong mật nghị năm 1963. Hiện tượng khói tín hiệu giả xảy ra trong cả hai mật nghị chính xác bởi vì điều tương tự đã cùng xảy ra trong cả hai: một Đức Giáo Hoàng thực sự được bầu ngay lập tức bị đe dọa không được chấp nhận chức vụ để những kẻ thù của Giáo hội có thể cấy ghép người bọn chúng.
Theo một linh mục người Ý có kiến thức đã trao đổi với Hồng y Siri, cũng như các tài liệu tình báo Hoa Kỳ (xem bên dưới), một khối Hồng y bảo thủ đã thành công trong việc bầu Hồng y Siri trong đợt phiếu thứ tư ngày đầu tiên của mật nghị, ngày 26 tháng 10 năm 1958. Cuộc bầu cử Siri trong đợt phiếu thứ tư năm 1958 là khi khói trắng xuất hiện.
Cựu cố vấn FBI thừa nhận cuộc bầu cử của Siri
Cựu cố vấn FBI Paul L. Williams trích dẫn các tài liệu tình báo Hoa Kỳ được giải mật cho thấy Hồng y Siri đã được bầu làm Giáo hoàng Grêgôriô XVII tại mật nghị mà, hai ngày sau đó, sản sinh Gioan XXIII. Năm 2003, Paul L. Williams đã xuất bản một cuốn sách có tên The Vatican Exposed: Money, Murder, and the Mafia [Lật tẩy Vatican, Tiền, Giết người, và Mafia] (Prometheus Books). Williams, người không theo đạo Công giáo, khẳng định:
Các chú thích cho tài liệu tham khảo của Williams là: [5] Tiểu sử bí mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Gioan XXIII,” ngày phát hành: không ngày tháng, được giải mật: ngày 15 tháng 2 năm 1974; xin xem thêm Avro Manhattan, Murder in the Vatican, tr. 31. [7] John Cooney, The American Pope, tr. 259. [8] Công văn bí mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Gioan XXIII,” ngày phát hành: 20 tháng 11 năm 1958, được giải mật: ngày 11 tháng 11 năm 1974. [9] Những lời của phát thanh viên xuất hiện trong tờ báo London Tablet, ngày 1 tháng 11 năm 1958, trang 387. [10] Houston Post,ngày 27 tháng 10 năm 1958, các trang 1 và 7. [11] Hồ sơ bí mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Hồng y Siri,” ngày phát hành: 10 tháng 4 năm 1961, được giải mật: ngày 28 tháng 2 năm 1994.
Lời khai của cựu cố vấn FBI này, dựa trên tình báo FBI, xác nhận rằng Hồng y Siri đã được bầu và lấy tên là “Grêgôriô XVII.” Nó xác nhận thêm những gì nhiều người đã nói: rằng Hồng y Siri bị ngăn cản đảm nhận chức vụ bởi nhóm những kẻ âm mưu từ Pháp và các mối đe doạ. Nếu thông tin tình báo của FBI này là chính xác, thì “cuộc bầu cử” tiếp theo của Angelo Roncalli [Gioan XXIII] là tuyệt đối và hoàn toàn vô hiệu. Điều đáng chú ý là cuộc bầu cử của Hồng y Siri không phải là chủ đề của cuốn sách ông Williams. Ông chỉ đơn giản đề cập đến nó, gần như lướt qua, và không có động cơ rõ ràng để tạo ra điều này – tăng thêm uy tín cho tính xác thực của sự việc.
Do đó, Hồng y Siri, người vì thế là Đức Giáo Hoàng thứ năm được bầu trong thế kỷ trước, được cho là đã nhanh chóng chấp nhận chức vụ này và tuyên bố rằng ông sẽ lấy tên là “Grêgôriô XVII.” Sau đó, một sự phản đối kịch liệt đã được nghe từ một số Hồng y cấp tiến Pháp, một số người trong số họ được cho là Hội viên Tam Điểm, những người ngay lập tức đe dọa Đức Giáo hoàng mới với lời đe dọa rằng họ sẽ ngay lập tức thành lập một giáo hội ly khai quốc tế, nếu ông rời khỏi mật nghị với tư cách là Đức Giáo Hoàng. Run rẩy trầm trọng, Siri được cho là đã trả lời: “nếu anh em không chấp nhận tôi, thì hãy bầu người khác.” Bằng một tuyên bố này, được coi là sự thoái vị của ông, đã đưa đến cơn ác mộng khải huyền mà kết quả là “Giáo hội” Vaticanô II.
Nhưng một lần nữa, luật pháp của Giáo Hội quy định:
“... Một sự thoái vị hợp lệ của Đức Giáo Hoàng phải là một hành động tự do, vì thế việc cưỡng ép thoái vị Chức Giáo Hoàng sẽ là vô hiệu, như hơn chỉ một sắc lệnh giáo hội đã tuyên bố.” (Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 1, 1907, tr. 32.)
Điều này có nghĩa là cuộc bầu cử tiếp theo của Gioan XXIII sẽ không hợp lệ nếu Hồng y Siri buộc phải từ chức. Chính xác khi nào Hồng y Tedeschini được bầu không được biết đến, nhưng Williams đã tuyên bố rõ ràng ở trên, và trong các bài viết của Scortesco, rằng trong một trong những đợt phiếu ông đã được bầu. Điều này chắc hẳn là sau đợt phiếu thứ ba hoặc thứ tư của Siri. Có lẽ Tedeschini đã được bầu sau Siri trong sự nhầm lẫn của cuộc bầu cử đầu tiên, nhưng sau đó Tedeschini cũng được dẹp sang một bên theo cách tương tự như Siri để họ có thể cấy ghép Angelo Roncalli [Gioan XXIII].
Tất cả những điều này giải thích tại sao vào lúc 6:00 chiều ngày 26 tháng 10 năm 1958 khói trắng bốc lên từ Nhà nguyện Sistine trong năm phút; nó giải thích lý do tại sao đội Cận vệ Thụy Sĩ và Palatine được gọi để chuẩn bị chào đón Đức Giáo Hoàng mới. Nó giải thích lý do tại sao các Hồng y trong Mật nghị được nhìn thấy vẫy tay vui vẻ trước đám đông, và tại sao thống đốc và nguyên soái mật nghị đã chuẩn bịchào đón Đức Giáo Hoàng mới.
Malachi Martin thừa nhận cuộc bầu cử của Siri
Ngay cả Malachi Martin, một tác giả nổi tiếng, một tay trong của Vatican, và một anh hùng của nhiều người bảo vệ Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI, đã khiến câu chuyện này lan rộng (ít nhất là liên quan đến cuộc bầu cử năm 1963), bằng cách thừa nhận trong cuốn sách The Keys of This Blood (trang 607-609) rằng ai ai cũng biết Hồng y Siri đã nhận được số phiếu cần thiết để đưa ông thành Giáo Hoàng vào năm 1963, nhưng cuộc bầu cử của Siri đã bị “gạt sang một bên” bởi những gì Martin gọi là “một chút tàn bạo.” Martin trực tiếp đề cập rằng “giao tiếp” (can thiệp) xảy ra giữa một thành viên của mật nghị và một “tổ chức quốc tế” liên quan đến ứng cử viên Siri. Ông lưu ý rằng điều này liên quan đến một “vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh nhà nước [Vatican].” (Người ta nói rằng những người Cộng sản có thể đã đe dọa sẽ thả bom hạt nhân vào Vatican nếu Siri chấp nhận cuộc bầu cử, cũng như giết chết mọi giám mục đằng sau Bức màn Sắt.) Vậy là, ngay cả Malachi Martin, một người bảo vệ Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI, cũng thừa nhận Hồng y Siri đã bị áp lực không chấp nhận chức vụ mà Martin thừa nhận ông được bầu. Điều này khẳng định những gì Scortesco tiết lộ và chứng minh, một lần nữa, rằng cuộc bầu cử của Giovanni Montini [Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI] là gian lận.
Lời tuyên thệ của chính Hồng y Siri
Nhưng bên cạnh lời tuyên thệ của Martin và Scortesco, một cuộc phỏng vấn mà Hồng y Siri đã đưa ra trước khi qua đời là rất đáng chú ý. Trong một cuộc phỏng vấn được xuất bản với Hầu tước de Franquerey, Louis Remy và Francis Delay, Hồng y Siri đã được hỏi các câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả những gì Scortesco tiết lộ về cuộc bầu cử của ông. Trong khi phủ nhận nhiều điều khác trong cuộc phỏng vấn, Siri đã không phủ nhận ông đã được bầu làm Giáo hoàng. Tất cả những gì ông nói là:
Những người phỏng vấn kết luận rằng vì Siri từ chối những điều khác mà họ hỏi ông, nhưng không phủ nhận ông ta đã được bầu, những gì Scortesco nói là chính xác. Ta nên lưu ý Hồng y Siri đã nhầm lẫn về việc bị ràng buộc bởi bí mật của mật nghị. Bí mật của mật nghị sẽ không ràng buộc khi ơn cứu độ của hàng triệu linh hồn đang bị đe dọa – và khi nó đã bị vi phạm hoàn toàn bởi bè lũ những kẻ bội đạo và âm mưu Pháp đã hội ý với B’nai Brith. Và những bí mật khủng khiếp của mật nghị mà Siri ám chỉ chắc chắn đề cập đến sự can thiệp bất hợp pháp của các thế lực bên ngoài đã ngăn cản khả năng chấp nhận Tông Toà Thánh Phêrô.
Rõ ràng từ bằng chứng là làn khói trắng khét tiếng đã được mọi người nhìn thấy ngày 26 tháng 10 năm 1958 biểu thị cuộc bầu cử của Đức Giáo Hoàng thực sự, Hồng y Siri. Tất cả mọi người, ngay cả các Hồng y, tin rằng chúng ta đã có một Đức Giáo Hoàng mới. Nhưng ngay sau đó, Hội Tam Điểm và Cộng sản đã tham gia và ngăn cản Đức Giáo Hoàng tân cử đảm nhận chức vụ này. Đây là thông tin liên lạc bên ngoài mà Scortesco tiết lộ. Sau đó, khói trắng chuyển sang khói đen và hai ngày sau, Hội Tam Điểm và những người Cộng sản cấy ghép người của họ, đặc vụ Tam Điểm, Angelo Roncalli [Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII]. Sự can thiệp tương tự cũng xảy ra trong mật nghị năm 1963, mà, trong trường hợp này, Hồng y Siri đã bị chặn bầu cử bất hợp pháp để ủng hộ kẻ thâm nhập Giovanni Montini – Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI.
Tạp chí 30 Days, một tạp chí thiên vị các Nguỵ giáo hoàng Vaticanô II, đã tổ chức một cuộc phỏng vấn vào năm 1994 với người đứng đầu Hội Tam Điểm Ý, Đại Giáo chủ của Đại Hội quán Italia.
Vì vậy, rất minh bạch Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII là một đặc vụ Tam Điểm có nhiệm vụ bắt đầu việc phá hủy Hội Thánh Đức Kitô bằng phương tiện là một công đồng giả dối. Và, như tài liệu của chúng tôi chứng minh, Phaolô VI thường xuyên được nhìn thấy mang bổ tử phán quyết của một Thượng tế Do Thái, ngoài nỗ lực phá hủy Truyền thống Công giáo ngay khi ông lên nắm quyền.
Một số người hỏi: nếu Hồng y Siri đã được bầu vào năm 1958 và 1963 hoặc một trong hai, tại sao ông không đứng lên vì chức vụ mình mạnh mẽ hơn? Mục đích của chúng tôi ở đây không phải để xem xét câu hỏi này (xem ghi chú ở cuối bài viết). Mục đích của chúng tôi chỉ đơn giản là để thiết lập rằng bằng chứng về cuộc bầu cử của ông, cũng như giao tiếp với bên ngoài, chứng minh rằng đã có những điều không hợp quy luật diễn ra trong các mật nghị năm 1958 và 1963, như Scortesco tiết lộ. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì chúng ta biết, bằng đức tin thiêng liêng, rằng Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI không thể sở hữu chìa khóa Thánh Phêrô, vì ông long trọng ràng buộc đàn chiên mình với những lạc giáo trong Vaticanô II. Vaticanô II không thể bị ràng buộc bởi Trời, vì vậy chúng ta biết rằng Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI không có quyền năng ràng buộc trên mặt đất, vì ông đã cố gắng ràng buộc Vaticanô II trên mặt đất. Và Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII cũng không thể là một Giáo hoàng thực sự, vì ông đã dọn bàn cho cuộc bội giáo trong khi bản thân là một kẻ lạc giáo.
Fr. Charles-Roux, Inside the Vatican, 09/04, tr. 41. Cha Roux là vị linh mục đã cử hành Thánh lễ trên trường quay cho bộ phim The Passion of the Christ.
Kết luận
Thông tin về cuộc bầu cử Hồng y Siri năm 1958 và 1963 là không cần thiết để chứng minh rằng những tên bội đạo Gioan XXIII và Phaolô VI không phải là Giáo hoàng hợp lệ; cũng không cần thiết phải chứng minh rằng những kẻ lạc giáo Vaticanô II kế thừa dòng đó, Gioan Phaolô I và Gioan Phaolô II, không phải là Giáo hoàng hợp lệ. Nhưng những sự thật này cho thấy “cuộc bầu cử” của Gioan XXIII và Phaolô VI là không hợp giáo luật. Điều này cực kỳ có giá trị và quan trọng bởi vì nó giải thích cách giáo hội giả này của các Nguỵ giáo hoàng Vaticanô II khởi đầu, và tại sao các sắc lệnh và giáo huấn chính thức của nó không được Chúa Thánh Thần bảo vệ. Nó giải thích rằng đó là một cuộc bầu cử không hợp giáo luật đã bắt đầu toàn bộ cuộc ly giáo này của giáo phái Vatican II, có thể sẽ được ghi xuống trong Sách Phán xét Vĩnh cửu – cùng với cuộc Đại Ly Giáo Phương Đông và Phương Tây – là “Cuộc Ly Giáo Cuối Cùng.”
Chúng tôi tin rằng Thánh Phanxicô thành Assisi chắc chắn đã dự đoán cuộc bầu cử không hợp lệ và không hợp giáo luật của Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII. Cuộc bầu cử không hợp giáo luật này đã bắt đầu cơn ác mộng khải huyền là cuộc Đại Bội Giáo hiện đang ập lên chúng ta.
Thông tin Hồng y Siri sẽ giúp mọi người nhận ra rằng những ai chấp nhận các “Giáo Hoàng” Vaticanô II từ Gioan XXIII đến Gioan Phaolô II không chỉ chấp nhận những kẻ bội đạo phi Công giáo đã áp đặt một tôn giáo giả mạo, mà cả những kẻ thậm chí không được Hồng y Đoàn bầu một cách hợp giáo luật.
Những người muốn có thêm bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử của Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI không hợp lệ chỉ cần kiểm tra cuộc cách mạng mà chúng đã gây ra. Ta chỉ cần nghĩ về sự hoang tàn của đức tin xảy ra sau đó, và hàng triệu linh hồn đã bị hư mất. Và ta chỉ cần xem xét cách họ không lãng phí thời gian trong việc cố gắng phá huỷ Giáo Hội Công Giáo một cách có hệ thống. Về vấn đề này, xem thêm các mục trên trang web chúng tôi về Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI.
* Lưu ý: Chúng tôi tin rằng Hồng y Siri đã được bầu làm Giáo hoàng và bị buộc phải từ chức một cách bất hợp pháp – do đó khiến “các cuộc bầu cử” của Gioan XXIII và Phaolô VI trở nên vô hiệu. Nhưng thất bại của ông trong việc chống lại sự bội giáo, đứng lên cho chức vụ mình và tố cáo các nguỵ giáo hoàng trong nhiều thập kỷ sau những ngày định mệnh ấy không cho phép người Công Giáo tin giữ rằng ông vẫn là Giáo hoàng trong những thập kỷ sau mật nghị năm 1958 và 1963. Hồng y Siri có thể đã bị tê liệt vì sợ hãi, mơ hồ và nhầm lẫn với tình trạng của mình và phải làm gì về điều đó; tuy nhiên, ta không thể thừa nhận rằng ông vẫn là Giáo Hoàng trong những năm sau cuộc bầu cử bởi vì, ít nhất là ở toà ngoài, ông đã không đứng lên cho chức vụ mình hoặc phản đối các Nguỵ giáo hoàng. *
Hồng y Siri với Gioan XXIII và Phaolô VI
Bài Viết Liên Quan