^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Văn kiện về lập trường của Huynh Đoàn Thánh Piô X (SSPX)
Tổng Giám mục Lefebvre (người sáng lập SSPX) và bốn giám mục mà ông truyền chức[1] ngày 30 tháng 6 năm 1988
“Chúng ta đang phải đối mặt với một nan đề nghiêm trọng, mà tôi tin rằng chưa bao giờ đã từng tồn tại trong Giáo Hội: người ngồi trên tông toà Phêrô tham gia vào hoạt động thờ phượng tà thần. Chúng ta sẽ phải rút ra kết luận nào, có lẽ trong một vài tháng nữa, khi chứng kiến việc tham gia vào thờ phượng trong các tôn giáo giả dối cứ tiếp tục lặp đi lặp lại, tôi không biết. Nhưng tôi tự hỏi. Có thể chúng ta buộc phải tin rằng Đức Giáo Hoàng không phải là giáo hoàng.”[2] (Tổng Giám mục Lefebvre, Bài giảng, Phục sinh 1986)
[Ghi chú: Những gì được nói trong phần này không chỉ áp dụng cho Huynh đoàn Thánh Piô X, mà còn cho nhiều nhóm “truyền thống” độc lập, có tư duy tương tự khác chống lại cuộc bội giáo Vaticanô II và Thánh lễ Mới bằng cách giữ các lập trường tương tự như SSPX.]
SSPX là một hội dòng linh mục “truyền thống” được thành lập bởi cố Tổng Giám mục Marcel Lefebvre. Lefebvre là một Tổng Giám mục tại Pháp, người chống lại nhiều mặt của tôn giáo hậu Vaticanô II, thừa nhận chúng là sự rời bỏ khỏi đức tin Công Giáo truyền thống. Ông nhận ra rằng Tân Thánh lễ là Tin Lành và đối nghịch với Truyền thống. Ông cũng phản đối những lạc giáo về “chủ nghĩa đại kết” và tự do tôn giáo, mà được dạy trong Vaticanô II. Ông thành lập các chủng viện để đào tạo linh mục, những người sẽ chỉ cử hành Thánh lễ cổ truyền, và ông đã truyền chức họ trong nghi thức truyền chức truyền thống. Để làm điều này, ông phải hoạt động độc lập với các Nguỵ giáo hoàng Vaticanô II, mặc dù ông tiếp tục giữ lập trường rằng họ là những giáo hoàng hợp lệ giữ Chức vị Giáo Hoàng. Ông cũng hoạt động độc lập với hiệp thông của các “giám mục” đã chấp nhận tôn giáo mới. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1988, Lefebvre quyết định (độc lập với các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II) truyền chức bốn giám mục trong nghi thức Truyền chức Giám mục truyền thống, để các giám mục này có thể tiếp tục truyền chức các linh mục và bảo toàn những nghi thức truyền thống. Ông bị Gioan Phaolô II “phạt vạ tuyệt thông” trong vòng 72 giờ, mặc dù (như chúng ta đã thảo luận) chưa có chính trị gia ủng hộ phá thai khét tiếng nào bị phạt vạ tuyệt thông bởi bất kỳ nguỵ giáo hoàng Vaticanô II nào.
SSPX có nhiều địa điểm cử hành Thánh lễ Cổ truyền trên khắp thế giới, và là một thế lực lớn có ảnh hưởng và cung cấp các Bí tích cho những người tuyên xưng là Công giáo truyền thống. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng SSPX đã làm nhiều điều tốt; đây là một con đường mà nhiều người đã được giới thiệu, và quay trở lại, với Đức tin Công giáo truyền thống. Tuy nhiên, trong nhiều mặt khác nhau, lập trường của của SSPX thật không may là lạc giáo và trái với Đức tin Công giáo. Đầu tiên, SSPX nắm giữ và dạy rằng linh hồn có thể được cứu trong các tôn giáo phi Công giáo, đó là lạc giáo.
Những tuyên bố này cấu thành lạc giáo trắng trợn chống lại tín điều Bên ngoài Giáo Hội Không có Ơn Cứu độ; nhưng chúng được in trong các tài liệu bán chạy nhất của SSPX. Trên thực tế, hầu như tất cả các linh mục thậm chí cử hành Thánh lễ Cổ truyền đều giữ lạc giáo tương tự.
Ngoài ra, trong khi chống lại cuộc bội giáo Vaticanô II, SSPX cố chấp duy trì lòng trung thành với các “giám mục” lạc giáo công khai của Giáo hội Novus Ordo/Vaticanô II, như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, đồng thời, SSPX không hoạt động trong hiệp thông với cái mà nó gọi là “Giáo hội mới” – “giám mục” và “giáo hoàng” của Giáo hội Novus Ordo - Giáo hội Vaticanô II (những người thực sự là nguỵ giáo hoàng). Lập trường của họ là một sự mâu thuẫn. Nó xỉ nhục giáo huấn Công Giáo ở ba điểm:
1) Họ công nhận những kẻ lạc giáo công khai (các giám mục Novus Ordo và nguỵ giáo hoàng Vaticanô II) là những người Công giáo có thẩm quyền trong Giáo hội, đó là lạc giáo. Họ cần phải nhận ra rằng những giám mục lạc giáo này ở bên ngoài Giáo Hội và hoàn toàn không có thẩm quyền.
2) SSPX cố chấp hoạt động bên ngoài hiệp thông với hệ thống phẩm trật Novus Ordo, mặc dù nó công nhận đây là hệ thống phẩm trật Công giáo. Điều này thực sự là ly giáo. Thật thế, SSPX táo tợn từ chối hiệp thông với Giáo hội Novus Ordo (xem bên dưới), mặc dù nó công nhận hệ thống phẩm trật Novus Ordo là hệ thống phẩm trật Công giáo thực sự!
Từ chối hiệp thông với Giáo hội Novus Ordo và không phải người đứng đầu Giáo hội Novus Ordo giống như nói rằng ta từ chối hiệp thông với Đảng Cộng sản nhưng không phải với Chủ tịch Đảng Cộng sản! Đó là một sự mâu thuẫn.
Hơn nữa, bằng cách công nhận những “đức giáo hoàng” và “giám mục” của Vaticanô II là hệ thống phẩm trật Công giáo, SSPX đang trong hiệp thông với “Giáo hội giả mạo” này. Đồng thời, SSPX đang ly khai với “Giáo hội giả mạo” bởi vì nó trắng trợn khước từ hiệp thông với các phần tử của Giáo Hội này, như ta thấy ở trên. (Nếu nghe có vẻ mâu thuẫn, bởi vì nó thật sự vậy.) Lập trường này là ly giáo.
Tuy đã qua nhiều thập kỷ, SSPX vẫn cố chấp làm việc bên ngoài hiệp thông với các “giám mục” và “giáo hoàng” mà nó cho là cấu thành hệ thống phẩm trật Công giáo. Đây là ly giáo.
3) SSPX cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã trở thành một “Giáo hội Mới,” một giáo phái theo thuyết duy tân – một giáo phái phi Công giáo đầy rẫy lạc giáo và bội giáo – mà là không thể. Giáo Hội là Hiền Thê vô nhiễm của Chúa Kitô, không thể chính thức giáo huấn lỗi lầm.
Ví dụ, SSPX thậm chí còn bác bỏ việc phong thánh long trọng của các “giáo hoàng” Vaticanô II mà nó thừa nhận. Lập trường này cực kỳ ly giáo, vì nó khẳng định rằng một đức giáo hoàng chân thật và Giáo Hội Công Giáo đã chính thức lầm lẫn trong việc phong thánh.
Vì rất nhiều người tôn trọng SSPX, họ đã bị dẫn dắt vào cùng một lập trường. Tất cả những lập trường sai lầm này trong tình huống hậu Vaticanô II là kết quả từ việc SSPX không sẵn sàng nhìn nhận sự thật rằng giáo phái Vaticanô II là một Giáo Hội giả mạo từ trên xuống dưới, và rằng các “giáo hoàng” hậu Vaticanô II thực sự là những nguỵ giáo hoàng không hợp lệ.
Một số tuyên bố rất thú vị của Tổng Giám mục Lefebvre bày tỏ quan điểm của ông rằng “giáo hoàng” Vaticanô II có thể không phải là giáo hoàng hợp lệ
Vô luận lập trường hiện tại của họ không trụ vững được đến đâu – cũng như vô luận bằng chứng ủng hộ thuyết trống toà rõ ràng đến dường nào – SSPX vẫn tiếp tục (ngay cả ở giai đoạn cuối này trong cuộc bội giáo Vaticanô II) xuất bản những sách vở và luận văn tấn công luận điểm trống toà. Họ không nhận thức rằng người sáng lập Huynh đoàn của họ, Tổng Giám mục Lefebvre, đã đưa ra nhiều tuyên bố chứng minh rằng ông đang trên bờ vực của lập trường trống toà vào những năm 1970 và 1980. Những trích dẫn này nên được biết đến bởi các thành viên của Huynh đoàn Thánh Piô X.
-Một số điểm quan trọng hơn liên quan đến các lập trường của SSPX có thể được tìm thấy trên trang web của chúng tôi dưới các tiêu đề sau; chúng được tóm tắt ngắn gọn tại đây-
Giám mục Fellay của SSPX bác bỏ tín điều Công giáo bằng cách dạy rằng người Ấn giáo có thể được cứu
SSPX từ chối việc Gioan Phaolô II “phong thánh” cho Josemaria Escriva, do đó tiết lộ sự Ly giáo của nó
Vì họ nhìn nhận rằng Gioan Phaolô II là một giáo hoàng thực sự, từ chối việc “phong thánh” long trọng của ông ta rõ ràng là ly giáo.
Giám mục Richard Williamson của SSPX nói rằng Gioan Phaolô II là một “người tốt” và nói rằng tôn giáo của SSPX không giống như các “giáo hoàng” Vaticanô II mà nó công nhận!
Giám mục Williamson của SSPX mạnh miệng tuyên bố rằng ông không có tôn giáo giống như “giáo hoàng” và “giám mục” mà ông công nhận là hệ thống phẩm trật Công Giáo! Điều này, thưa quý vị, tóm tắt lập trường hoàn toàn vô lý – và ly giáo – của SSPX, đó là (vì thiếu mô tả tốt hơn) ngoan cố thiếu nhất quán đến nỗi nó được gọi chính xác là NHẢM NHÍ.
Giám mục Tissier De Mallerais của SSPX bác bỏ khái niệm hiệp thông Giáo Hội và nói rằng Biển Đức XVI đã dạy những điều này
Dễ hiểu rằng SSPX (hoặc, ít nhất là Giám mục Tissier De Mallerais) sẽ không tin vào khái niệm trong hiệp thông với tất cả mọi người trong Giáo Hội. Giám mục Tissier De Mallerais nói: “Hiệp thông không có ý nghĩa gì đối với tôi.” Vâng, tất cả chúng ta đều có thể thấy điều đó rất tốt. Vì ông ta không tin vào điều đó, từ chối hiệp thông với hệ thống phẩm trật và các phần tử của những gì ông ta cho là Giáo Hội Công Giáo rõ ràng không phải là vấn đề lương tâm.
Cuốn sách của Huynh đoàn Thánh Piô X “Những câu hỏi thường gặp nhất về Huynh đoàn Thánh Piô X” nói rằng các “giáo hoàng” Vaticanô II KHÔNG THỂ dạy bất khả ngộ
Huynh đoàn Thánh Piô X không chỉ đơn thuần nói ở đây rằng Gioan Phaolô II đã không đáp ứng các yêu cầu để tuyên bố cách bất khả ngộ; SSPX (viết dưới ‘giáo triều’ của Gioan Phaolô II) tuyên bố rằng ông ta (người mà họ coi là giáo hoàng thực sự) không thể tuyên bố cách bất khả ngộ.
Đối với những người vì một số lý do không nắm bắt được tác động của tuyên bố này của SSPX, cho phép chúng tôi được tóm tắt: SSPX chỉ ra chính xác rằng một giáo huấn bất khả ngộ của đức giáo hoàng về tín lý và luân lý là không thể sửa đổi, như Vaticanô I đã tuyên bố (Denz. 1839). Nhưng theo SSPX, các “giáo hoàng” Vaticanô II là những kẻ theo thuyết duy tân đến độ họ tin vào sự tiến hóa của giáo thuyết; họ không tin rằng bất cứ điều gì là không thể thay đổi. Vì vậy, theo SSPX, mặc dù họ là giáo hoàng hợp lệ, các ”giáo hoàng” hậu công đồng KHÔNG THỂ dạy bất khả ngộ! Đây là sự chối bỏ tín điều Giáo Hoàng Bất Khả Ngộ.
Theo định nghĩa, một Giáo hoàng là Giám mục Rôma, người sở hữu thẩm quyền tối cao trong Giáo Hội và là người có thể giáo huấn cách bất khả ngộ, nếu ông ta đáp ứng các điều kiện cần thiết. Nếu ông ta không có khả năng tuyên bố bất khả ngộ, ông ta vì thế không phải là một giáo hoàng hợp lệ!
Tất cả các lập trường ly giáo này (ví dụ: việc SSPX bác bỏ các cuộc “phong thánh” được tuyên bố bởi “đức giáo hoàng” của họ) và việc bóp méo Chức vụ Giáo Hoàng là kết quả của việc SSPX không nhìn nhận sự thật về lập trường trống toà (tức các “giáo hoàng” Vaticanô II hoàn toàn không phải là giáo hoàng, mà là nguỵ giáo hoàng).
Biển Đức XVI đích thân nói với SSPX rằng họ phải chấp nhận Vaticanô II
Trong bài viết Hội nghị tại Denver năm 2006 (được đăng trong một bài báo trong The Angelus), Giám mục Fellay của SSPX đã đề cập đến một điểm rất quan trọng. Ông thừa nhận rằng, trong cuộc gặp cá nhân với Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI, tên nguỵ giáo hoàng đã nói rất rõ với ông rằng SSPX phải chấp nhận Vaticanô II.
Điều này cần phải được chứng minh thêm bao nhiêu lần nữa? Những người giả truyền thống cần phải từ bỏ lập trường phi thực tế của họ, theo đó việc bác bỏ Vaticanô II và thừa nhận các “giáo hoàng” Vaticanô II như hợp lệ là chấp nhận được. Họ phải bác bỏ Vaticanô II và cả những nguỵ giáo hoàng phi Công Giáo đã thực thi nó.
Những điểm quan trọng về tuyên bố của những người ủng hộ SSPX - và những người giữ các lập trường tương tự - rằng họ chỉ sống một cuộc sống Công Giáo, tham dự SSPX (hoặc một số nhà nguyện độc lập khác) và không dính líu đến những vấn đề này, chẳng hạn như thuyết trống toà
Chúng tôi thường nghe từ nhiều người, đặc biệt là những người ủng hộ SSPX, rằng họ chỉ là những giáo dân không thể đi sâu vào các vấn đề thần học này, chẳng hạn như thuyết trống toà. Họ chỉ đến dự Thánh lễ tại SSPX, hỗ trợ huynh đoàn và cố gắng sống đời sống Đức tin. Đây là phản ứng của nhiều người ủng hộ SSPX khi phải đối mặt với những lập luận về thuyết trống toà.
Tốt thôi, nếu đó là trường hợp – nếu bạn không có quyền tham gia vào những vấn đề này và bạn chỉ là một “giáo dân đơn giản đi dự Thánh lễ” và cố gắng sống Đức tin Công giáo – THÌ BẠN KHÔNG CÓ QUYỀN THAM DỰ SSPX HOẶC MỘT NHÀ NGUYỆN ĐỘC LẬP KHÁC.
NẾU BẠN QUÁ ĐƠN GIẢN ĐỂ “TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU NÀY” VÀ BẠN KHÔNG THỂ THAM GIA VÀO NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÂY – NẾU ĐÓ LÀ LẬP TRƯỜNG CỦA BẠN – THÌ VỀ MẶT LOGIC, BẠN SẼ PHẢI ĐƠN GIẢN CHẤP NHẬN NHÀ THỜ NOVUS ORDO ĐỊA PHƯƠNG CỦA MÌNH, ĐI DỰ TÂN THÁNH LỄ VÀ CHẤP NHẬN VATICANÔ II, MÀ LÀ TÔN GIÁO ĐƯỢC GIÁM MỤC NOVUS ORDO ĐỊA PHƯƠNG CHẤP THUẬN.” Nhưng “không,” người giáo dân “đơn giản,” người sẽ “chỉ đến SSPX và cố gắng sống một cuộc sống tốt lành” và không tham gia vào “những vấn đề này” đột nhiên tham gia vào các vấn đề và trở thành một “nhà thần học.” Anh ta “biết” rằng anh ta không thể chấp nhận Tân Thánh lễ và tôn giáo Novus Ordo địa phương. Do đó, anh ta tự kết án bản thân, bác bỏ lập luận của chính mình và thể hiện tính đạo đức giả bằng cách chỉ “tham gia” vào vấn đề anh ta muốn tham gia.
Điểm mấu chốt là nếu ta có thể chấp thuận Tân Thánh lễ và tôn giáo Vaticanô II và cứu được linh hồn của mình thì không có lý do gì để đi đến một nhà nguyện độc lập hoặc SSPX. Tất cả chỉ là vấn đề về sở thích, trong trường hợp đó. Nhưng nếu ta cho rằng Đức tin bắt buộc ta phải từ chối Tân Thánh lễ và tôn giáo Vaticanô II như một điều sẽ dẫn đến việc mất đi ơn cứu độ (mà là sự thật), thì nhà thờ địa phương và Tân Thánh lễ (và hệ thống phẩm trật áp đặt nó) không thể đại diện cho Giáo Hội Công Giáo. Điều đó không thể không đưa ta đến lập trường trống toà, vì Giáo hội Công Giáo Thánh thiện không dẫn ta đến Hoả ngục.
Tất cả những điều này hy vọng cho chúng ta thấy một lần nữa rằng lập trường Công giáo duy nhất, tất nhiên, là lập trường trống toà, và tất cả các lập trường sai lầm khác đều không phù hợp với giáo lý Công giáo. Vì SSPX quảng bá các lập trường lạc giáo mâu thuẫn với giáo huấn Công giáo, không người Công giáo nào có thể hỗ trợ tài chính cho họ dưới án trọng tội.
Suy ngẫm về khả năng một cuộc hợp nhất hoàn toàn của SSPX với Giáo Hội Mới
Vào thời điểm cuốn sách này đang được hoàn thiện (2007), có một số tin rằng SSPX sẽ đi vào hiệp thông trọn vẹn với giáo phái Vaticanô II, để đổi lấy việc Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI cho phép cử hành Thánh lễ Latin rộng rãi hơn và có thể dỡ bỏ các vạ tuyệt thông lên huynh đoàn họ. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ đại diện cho việc phản bội hoàn toàn của SSPX với Giáo hội Đối lập. Biển Đức XVI, được hướng dẫn bởi Quỷ dữ, nhận thức rõ rằng tại thời điểm này, cuộc bội giáo của giáo phái Vaticanô II đã rất vững chắc, và hầu như tất cả các linh mục đều không hợp lệ bởi vì họ được truyền chức trong Nghi thức Truyền Thánh Chức Mới của Phaolô VI, đến nỗi ông có thể nhượng bộ các nhóm có tư tưởng truyền thống để thu hút họ trở lại Giáo hội Đối lập, theo đó họ sẽ hoàn toàn chối bỏ Chúa Kitô bằng việc chấp nhận hoàn toàn tôn giáo mới và những thứ như việc “phong thánh” cho kẻ bội đạo Gioan Phaolô II.
Nếu Biển Đức XVI thực hiện một thỏa thuận loại này với SSPX, đừng bị lừa dối; nó sẽ là một động thái chiến thuật của Quỷ dữ để cố gắng lừa dối những người theo truyền thống ở giai đoạn cuối của Đại Bội Giáo. Nếu điều này xảy ra, chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ dẫn đến sự rạn nứt của SSPX thành các phe ủng hộ và chống đối hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Đối Lập.
Chú thích cuối Chương 40:
[1] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, Kansas City, MO: Angelus Press, 2004.
[2] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 536.
[3] The Papal Encyclicals, by Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 1 (1740-1878), tr. 229.
[4] The Angelus, Angelus Press, Tháng 5, 2000, tr. 21.
[5] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Collegeville, MN: The Liturgical Press, 1970, Quyển 1:50.
[6] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2:1371a.
[7] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[8] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 275.
[9] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book Co., Thirtieth Edition, 1957, 1836.
[10] St. Alphonsus Liguori, The Great Means of Salvation and Perfection, 1759, tr. 23.
[11] Trích bởi Tanquerey, "Synopsis Theologiae Dogmaticae Fundamentalis" (Paris, Tournai, Rome: Desclee, 1937), new edition ed. bởi J.B. Bord, Quyển I. p. 624, footnote 2.
[12] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 487.
[13] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 489.
[14] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 492.
[15] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 501.
[16] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 536.
[17] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 537, 623.
[18] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 537
[19] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 547.
[20] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 548.
[21] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 549, 625.
[22] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 561.
[23] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 548.
[24] Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre, tr. 549.
[25] Phỏng vấn với tờ The Remnant, số ngày 15/5/2005.
[26] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 41.
[27] Bài phỏng vấn được in trong tờ The Remnant, Forest Lake, MN.
[28] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 396.
[29] Denzinger 1839.
[30] The Angelus, “A Talk Heard Round the World,” Tháng 4, 2006, tr. 15.
[31] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 234.
Bài Viết Liên Quan