^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Thực hành Yoga khá phổ biến trong Giáo hội Novus Ordo/Vaticanô II. Yoga có gì xấu xa?
Bởi thực hành Yoga đang lan tràn trong các dòng tu Novus Ordo và cả các tổ chức thế tục như YMCA, ta phải nhanh chóng thảo luận những mặt xấu xa của nó. Yoga không phải chỉ là kéo giãn cơ thể thôi sao? Không. Tôi sẽ trích dẫn một “linh mục” Novus Ordo, “Cha” James Manjackal, người rất am hiểu về chủ đề này:
Tóm lại, Yoga là một thực hành tâm linh cố gắng kết hợp bản thân với thần thánh bên trong ta và kết hợp với toàn thụ tạo thông qua hơi thở, bài tập thể chất, sự tập trung, v.v.
Ý nghĩ thần thánh có thể được tìm kiếm và tìm thấy trong chính mình, tất nhiên, là huyền bí. Ý nghĩ thần thánh ngập tràn vào toàn bộ tạo hoá – ý nghĩ mà thực hành Yoga dựa trên và hướng tới – là thuyết Phiếm thần và bị Công đồng Vaticanô I chúc dữ.
Thiên Chúa khác biệt trong thực tại và bản chất với thụ tạo của Người. Thuyết phiếm thần dạy rằng Thiên Chúa và vũ trụ là một.
Bàn chuyện bên lề, chính Gioan Phaolô II đã dạy khái niệm phiếm thần bị lên án này trong thông điệp Dominum et Vivificantem (50.3), ngày 18 tháng 5, 1986. Ông nói:
Lưu ý rằng khi ông ta đang giải thích (như thường lệ) niềm tin lạc giáo rằng Chúa Kitô liên kết với mỗi một người, trong trường hợp này Gioan Phaolô II đã quyết định tiến thêm một bước nữa: không chỉ Chúa Kitô liên kết với mỗi một người, ông ta nói, mà còn là với “toàn bộ thế giới vật chất và hữu hình.” Theo Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, cỏ, cây, sông, hồ, đại dương, v.v. đều được hợp nhất với Chúa Kitô bởi mầu nhiệm nhập thể. Ông phát triển suy nghĩ này trong câu tiếp theo.
Gioan Phaolô II là một tên phiếm thần. Trong thuyết phiếm thần, thế giới và Thiên Chúa là cùng một thứ.
Vì, như chúng ta đã thấy ở trên, thực hành Yoga dựa trên ý nghĩ kết hợp với thần thánh bên trong ta và trong toàn bộ thụ tạo, thực hành Yoga là biểu hiện cho niềm tin vào lạc giáo phiếm thần bị lên án rằng Thiên Chúa và thụ tạo của Người là cùng một thứ. Do đó, thật sự thực hành Yoga là thực hành một tôn giáo giả dối và thể hiện niềm tin vào tà thần. Linh mục Novus Ordo bảo thủ mà tôi đã trích dẫn ở trên, người phẫn nộ bởi việc thực hành Yoga đang tràn lan trong các nhóm “Kitô hữu” và “Công giáo,” đã tóm tắt tình hình khá tốt:
Vậy mà, Tu viện Chúa Thánh Thần (dòng Cisterians, ở Georgia, Hoa Kỳ) quảng cáo một khóa tu đặc biệt “Nguyên tắc cơ bản của Yoga và Kitô giáo.”[8]
Trung tâm Cát minh ở Darien, Illinois quảng cáo một khóa tịnh tu Yoga “Sống Ánh sáng của Bạn.”[9]
Trung tâm Giáo hội “Công giáo” ở Girard, Pennsylvaninia – được Giáo phận tại đó chấp thuận, như cá nhân tôi đã xác nhận – trong số các nhân viên gồm cả một huấn luyện viên Yoga!
Lưu ý rằng Trung tâm Giáo hội thừa nhận rằng Yoga là một cách tiếp cận đối với sự hiện diện của Thiên Chúa “trong tất cả mọi người,” do đó chứng minh rằng nó bắt nguồn từ và hướng tới thuyết Phiếm thần và huyền bí. Trang web cũng nói rằng Trung tâm Giáo hội “cung cấp sự đổi mới phần linh hồn cho những người thuộc mọi tôn giáo.”[11]
Điều này là hoàn toàn bội đạo, và được Giáo phận chấp thuận đầy đủ. Các ví dụ khác có thể được đưa ra, nhưng thực hành Yoga xấu xa hiện tràn lan trong các tu viện “Công giáo” đến mức cả trang web du lịch Budget Travel Online cũng quảng cáo cho điều đó!
Tất cả những điều này là bằng chứng rõ ràng hơn về cuộc Đại Bội giáo. Như ngay cả “linh mục” Novus Ordo cũng nói: “Đây là tôn giáo phản Kitô…”
Chú thích:
[1] http://www.jmanjackal.net/eng/engyoga.htm
[2] Denzinger 1782.
[3] The Papal Encyclicals, Vol. 3 (1903-1939), p. 526.
[4] The Encyclicals of John Paul II, p. 316
[5] The Encyclicals of John Paul II, p. 316.
[6] The Catholic Encyclopedia, Vol. 11, New York: Robert Appleton Co., 1911, p. 447.
[7] http://www.jmanjackal.net/eng/engyoga.htm
[8] http://www.trappist.net/newweb/enews_03_18_05.html
[9] http://www.carmelitespiritualcenter.org/living-light.asp?a=retreats
[10] http://www.ecclesiacenter.org/staff.htm
[11] http://www.ecclesiacenter.org/index.htm
[12] http://www.budgettravelonline.com/bt-dyn/content/article/2005/06/04/AR2005060400391.html
Bài Viết Liên Quan