^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Giáo phái Vaticanô II so với Giáo hội Công giáo về người không Công giáo được Rước lễ
Biển Đức XVI trao Thánh thể cho tên lạc giáo công khai, Huynh Roger Schutz[2], người sáng lập Tin lành của cộng đoàn Taize vào ngày 8 tháng 4, 2005
Trong các phần trước về lạc giáo của Vaticanô II và Gioan Phaolô II, chúng tôi đã đề cập cả hai đều dạy lạc thuyết rằng người không Công giáo có thể Rước lễ cách hợp pháp. Ta hãy tóm tắt sự tán thành chính thức của giáo phái Vaticanô II về giáo huấn lạc giáo này ở đây để tiện việc tham khảo:
Vaticanô II
Phaolô VI long trọng xác nhận Vaticanô II
Giáo lý chính thức mới của họ
Gioan Phaolô II, Giáo lý của Giáo hội Công giáo (# 1401):
Gioan Phaolô II long trọng xác nhận giáo lý mới
Bộ luật Giáo luật mới của họ
Thông điệp
Các bài phát biểu (đây chỉ là một trong nhiều trích dẫn có thể đưa ra)
Thông điệp nhận xét về lạc giáo này
Gioan Phaolô II ghi nhận “hàm ý giáo hội học” của việc chia sẻ các bí tích với người “Chính thống” giáo. Ông ta đang ngụ ý họ là một phần của cùng một Giáo hội.
Còn nhiều trích dẫn khác mà chúng tôi có thể đưa ra. Điều này chứng minh rõ rằng nếu những nguỵ giáo hoàng Vaticanô II là giáo hoàng thực sự, thì giáo huấn chính thức của Giáo hội Công giáo là người lạc giáo và ly giáo có thể nhận Thánh Thể cách hợp lệ. Nhưng điều đó là không thể vì Giáo hội Công giáo đã dạy chính xác điều ngược lại cách bất khả ngộ.
Giáo hội Công giáo và các Đức Giáo hoàng dạy chính xác điều ngược lại
Trong 20 thế kỷ, Giáo hội Công giáo luôn dạy rằng những kẻ lạc giáo không thể nhận được các bí tích. Giáo huấn này bắt nguồn từ giáo điều rằng bên ngoài Giáo hội Công giáo không có ơn thứ tha tội lỗi, như được minh định bởi Giáo hoàng Bônifaciô VIII. Nó cũng bắt nguồn từ tín điều các bí tích chỉ giúp ích cho ơn cứu độ của những ai bên trong Giáo hội Công giáo, theo định tín của Giáo hoàng Êugêniô IV.
Các bí tích của Giáo hội chỉ giúp ích ơn cứu độ của những ai lưu lại trong Giáo hội Công giáo. Đây là một tín điều! Nhưng tín điều này bị bác bỏ bởi giáo huấn đáng phẫn nộ trong Vaticanô II, rằng việc ban Mình Thánh cho những người không lưu lại Giáo hội Công giáo là hợp pháp. Các Đức Giáo hoàng qua các thời đại đã tuyên bố rằng người không Công giáo lãnh Thánh Thể bên ngoài Giáo hội Công giáo nhận án nguyền rủa lên chính họ.
Như ta có thể thấy, đây không chỉ là một vấn đề kỷ luật mà một Đức Giáo hoàng có thể thay đổi; Vì thực hành này kết nối với tín điều người lạc giáo ở bên ngoài Giáo hội và trong tình trạng tội lỗi. Ở bên ngoài Giáo hội và trong tình trạng tội lỗi, họ không thể rước Thánh Thể để nhận ơn cứu độ (Đức Êugêniô IV), nhưng là nhận án chúc dữ. Thay đổi điều luật này là cố gắng thay đổi tín điều.
Sự thật là Giáo hội Công giáo không thể dạy cách uy quyền việc người không Công giáo nhận Mình Thánh là hợp lệ, cũng như Giáo hội không thể dạy cách uy quyền việc phá thai là hợp lệ. Ý nghĩ người phi Công giáo có thể nhận Thánh Thể hợp lệ là một lạc giáo đã bị lên án nhiều lần. Nó mâu thuẫn với toàn bộ lịch sử Giáo hội. Chỉ riêng vấn đề này đủ chứng minh rằng những nguỵ giáo hoàng Vaticanô II không phải là giáo hoàng thực sự, và chúng ta đang nói về hai tôn giáo khác nhau (tôn giáo Công giáo và tất cả các giáo hoàng so với tôn giáo của phái Vaticanô II và các nguỵ giáo hoàng của nó).
[1] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 1 (1740-1878), tr. 222.
[2] Catholic News Service, 2005
[3] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 2, tr. 907.
[4] Walter Abbott, The Documents of Vatican II, New York: The America Press, 1966, tr. 386, etc.
[5] Catechism of the Catholic Church, bởi John Paul II, St. Paul Books & Media, 1994, #1401.
[6] Catechism of the Catholic Church, bởi John Paul II, tr. 5.
[7] The Code of Canon Law (1983), A Text and Commentary, Commissioned by the Canon Law Society of America, Edited by James A. Coriden, Thomas J. Green, Donald E. Heintschel, Mahwah, NJ: Paulist Press, 1985, tr. 609.
[8] The Code of Canon Law (1983), A Text and Commentary, tr. 609.
[9] The Encyclicals of John Paul II, Huntington, IN: Our Sunday Visitor Publishing Division, 1996, tr. 950.
[10] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, no. 468.
[11] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 578; Denzinger 714.
[12] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 222.
[13] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 256.
[14] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 364.
Bài Viết Liên Quan