^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Fratelli Tutti: Lạc giáo về án tử hình và chiến tranh chính nghĩa
Nguỵ giáo hoàng Phanxicô gần đây phát hành một thông điệp mới có tên Fratelli Tutti. Nó cấu thành bằng chứng rõ ràng hơn chứng minh ông ta là một kẻ lạc giáo khét tiếng và một nguỵ giáo hoàng.
Trong Fratelli Tutti, Phanxicô lên án hình phạt tử hình – một lần nữa. Ông ta làm như vậy một cách chính thức và dứt khoát.
Giáo hội Công giáo dạy cách tín lý rằng án tử hình là thoả đáng cho một số tội ác nhất định. Điều này đã được dạy bởi huấn quyền long trọng của Giáo hoàng Lêô X trong tông sắc về Martin Luther, và bởi Huấn quyền thông thường và phổ quát của Giáo hội xuyên suốt lịch sử.
Chúng tôi có một bài viết về Thánh Robertô. Nó trích dẫn nhiều câu nói khác nhau từ Thánh Robertô Bellarminô, người tóm tắt bằng chứng cho lập trường của Giáo hội rằng việc quyền lực thế tục trừng phạt những kẻ lạc giáo bằng án tử là hợp lệ. Mặc dù các trích dẫn tập trung vào giáo huấn của Giáo hội về án tử đối với những kẻ lạc giáo, các đoạn văn chứng minh Giáo hội dạy cách tín lý rằng án tử hình là thoả đáng cho một số tội ác nhất định. Giáo hoàng Lêô X long trọng lên án quan điểm của Martin Luther, tức thiêu sống một kẻ lạc giáo là trái với ý muốn của Chúa Thánh Thần.
Tất nhiên, các trích dẫn được đề cập trong bài viết về án tử hình cho những kẻ lạc giáo thể hiện giáo huấn Công giáo về những gì được phép và phù hợp cho quyền lực thế tục thực hiện trong một nhà nước được thiết lập cách đúng đắn. Chúng tôi không ủng hộ bất kỳ hình thức bạo lực nào. Án tử hình sẽ chỉ được thực hiện cách hợp pháp bởi nhà nước hành động thích hợp, không phải bởi các cá nhân.
Ở đây chúng ta thấy sự ủng hộ cho án tử hình trong các tác phẩm của Giáo hoàng Grêgôriô Cả.
Về những kẻ lạc giáo như John Hus và Martin Luther, những người cho rằng việc chính quyền thế tục tử hình những kẻ lạc giáo là bất hợp pháp, Thánh Bellarminô nói:
Tất cả người Công giáo đều dạy rằng án tử hình là thoả đáng cho một số tội ác. Tuy nhiên, Phanxicô và giáo phái của ông lên án hình phạt tử hình – bởi vì chúng không phải Công giáo.
Trước khi chúng tôi trích dẫn những phát ngôn mới của Phanxicô về lạc giáo ở vấn đề này trong Fratelli Tutti, lưu ý rằng vào ngày 3 tháng 6 năm 2016, Phanxicô nói:
Năm 2018, ông duyệt lại sách giáo lý mới của Giáo phái Vaticanô II để phản ánh lập trường mới của họ về án tử hình.
Phanxicô duyệt lại sách Giáo lý, dạy rằng án tử hình là “không thể chấp nhận.”
Giáo lý sửa đổi nêu rõ:
Đây là lạc giáo khét tiếng. Ngay cả các thành viên của Giáo phái Vaticanô II cũng thừa nhận rằng giáo huấn của Phanxicô về vấn đề này mâu thuẫn với những gì Giáo hội luôn dạy.
Chương trình World Over - EWTN
Vào tháng 12 năm 2018, Phanxicô đề cập đến sự thay đổi ông đã thực hiện đối với sách giáo lý, mô tả án tử hình là trái với Tin Mừng, và tuyên bố rằng:
Wow! Và sau đó vào ngày 3 tháng 10 năm 2020, trong thông điệp Fratelli Tutti, ông viết điều sau:
Ông cũng viết:
Đây là bằng chứng rõ ràng hơn về những gì đã được chứng minh nhiều lần, rằng Phanxicô là một tên lạc giáo công khai và khét tiếng. Ông bác bỏ, và thực sự lên án, một tín điều cơ bản của Giáo hội Công giáo về án tử hình.
Giáo hội Công giáo dạy rằng những kẻ lạc giáo công khai như Phanxicô ngay lập tức và không cần bất kỳ tuyên bố nào sẽ mất tư cách thành viên trong Giáo hội Công giáo và không thể giữ chức vụ trong Giáo hội.
Điều này dựa trên thần luật.
Hơn nữa, mặc dù Phanxicô sẽ không cần phải dạy lạc giáo của ông một cách dứt khoát hoặc uy quyền để chứng minh ông ta ở bên ngoài Giáo hội, trong Fratelli Tutti, ông đã sử dụng ngôn ngữ dứt khoát.
Trong một thông điệp được cho là được phát hành cho toàn bộ thế giới, và trong khi giả vờ hành động như giáo hoàng, ông nói:
Đây là ngôn ngữ dứt khoát. Ông cố gắng nói chắc chắn thay mặt Giáo hội Công giáo và ông cam kết giáo phái của mình với một lạc giáo.
Không cách nào một giáo hoàng hợp lệ có thể dạy lạc giáo theo cách đó, trong một thông điệp được phát hành cho toàn thế giới. Giáo phái có lãnh đạo dạy một điều như vậy theo cách như vậy là một giáo phái phi Công giáo.
Nếu bạn cố chấp giữ hiệp thông với tên bội đạo Nguỵ giáo hoàng Phanxicô, bạn đang tham gia một tổ chức lạc giáo phi Công giáo – Giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Đối lập ngày mạt thế, hay còn được gọi là Con điếm Thành Babylon.
Hơn nữa, Phanxicô nói rằng tất cả các Kitô hữu được kêu gọi làm việc xoá bỏ án tử hình. Theo giáo huấn chính thức của Phanxicô, ta có nghĩa vụ phải mâu thuẫn với giáo huấn trường tồn của Giáo hội về án tử hình.
Một giáo hoàng thực sự sẽ không và không thể ràng buộc tất cả các Kitô hữu với một điều như vậy.
Phanxicô lãnh đạo một giáo phái. Đừng nghe những ngôn sứ giả nói với bạn rằng ông ta là Giáo hoàng. Họ là những kẻ mù quáng và là công cụ của Satan.
Phanxicô tổ chức thờ ngẫu tượng ngay trong Đền thờ Thánh Phêrô
Trong Fratelli Tutti, bên cạnh nhiều điều khác, Phanxicô cũng nghi ngờ - nếu không nói là thẳng thừng bác bỏ - giáo huấn tín lý của Giáo hội rằng chiến tranh có thể chính nghĩa.
Trong đoạn 258, ông viết:
Và trong chú thích 242, ông viết:
Phủ nhận hoặc nghi ngờ một sự thật của đức tin thiêng liêng và Công giáo là lạc giáo. Tin giữ rằng chiến tranh không thể chính nghĩa là lạc giáo. Đây là những gì Thánh Robertô Bellarminô nói về vấn đề này trong công trình của ngài De Laicis.
Tất nhiên có vô số những phát ngôn lạc giáo khác từ Nguỵ giáo hoàng Phanxicô về ơn cứu độ, về các tôn giáo khác, ơn công chính hoá, chức giáo hoàng, hôn nhân, giáo hội, v.v.
Quả vậy, chúng tôi đã chứng minh quá nhiều lần rằng Phanxicô là một kẻ lạc giáo công khai chứ không phải là giáo hoàng – đến nỗi chúng tôi miễn cưỡng thậm chí dành thời gian làm một bài viết về vấn đề này; vì có nhiều việc khác để làm và, thực sự, mọi người cần xem bao nhiêu bằng chứng?
Thành thật mà nói, nhiều người thậm chí không xứng đáng có nhiều lập luận và bằng chứng hơn về vấn đề này, vì họ đã từ chối rất nhiều.
Ông ta đồng ý với Martin Luther về ơn công chính hoá và liên tục lên án việc hoán cải mọi người sang đức tin Công giáo. Ông ta không phải là người Công giáo.
Thực tế, sẽ không sai nói rằng những ai bám víu vào tên Phanxicô bội đạo đang bám víu vào một giáo phái dạy các lạc giáo của Martin Luther, chẳng hạn như về Ơn Công chính hoá (xem Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther về Ơn Công chính hoá) và bác bỏ án tử hình cho kẻ lạc giáo là có thể thoả đáng.
Tuy nhiên, vì giờ đây Phanxicô tái khẳng định lạc giáo về án tử hình của ông ta trong thông điệp mới, tiếp tục chứng minh không một nghi ngờ rằng ông ta là nguỵ giáo hoàng – và đáng buồn là vẫn còn rất nhiều người giả truyền thống chống lại sự thật và lao lực trong bóng tối trong khi họ, như là kết quả của việc thiếu thiện chí, đi theo những thầy dạy mù và vẫn đi theo thông điệp giả truyền thống – ngắn gọn tóm lượt thông điệp lạc giáo mới của ông ta có thể đáng sức.
Chúng tôi cũng đang cố gắng tiếp cận những người có thể chưa từng nghe những lập luận này trước đây.
Lập trường của những người cố chấp xem Phanxicô như Giáo hoàng là: Họ cho rằng một người tự nhận là Công giáo và chưa bị tuyên bố là lạc giáo có thể làm và nói bất cứ điều gì – chẳng hạn như nói mầu nhiệm Phục sinh là không có thật công khai trong mười năm liên tiếp – và người đó phải được xem là Công giáo và bên trong Giáo hội, chứ không phải là lạc giáo đồ ở bên ngoài Giáo hội.
Nhưng lập trường như thế là sai, và thực sự là lạc giáo.
Đó là một sự nhạo báng giáo huấn Công giáo và sự thống nhất của Giáo hội.
Những người rõ ràng đã rời khỏi tín điều của Giáo hội – chẳng hạn như Phanxicô – là những kẻ lạc giáo và phải được xem như ở ngoài Giáo hội.
Mọi người cần phải tỉnh dậy, đi theo sự thật, bắt đầu phục vụ Thiên Chúa chứ không phải con người và ra khỏi Giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Đối lập ngày mạt thế, trước khi quá muộn.
Nguỵ giáo hoàng Phanxicô ‘ban phước’ ngẫu tượng ngoại giáo khỏa thân
Chú thích:
[1] Fratelli Tutti, #268
[2] https://www.catholicnewsagency.com/column/53899/pope-francis-proselytism-vs-evangelization
[3] https://www.ncronline.org/news/vatican/francis-interview-excerpts-ecumenism-secularism-terrorism-and-gossip
[4] https://www.catholicnewsagency.com/news/34103/full-text-pope-francis-in-flight-press-conference-from-armenia
[5] http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1303392.htm
Bài Viết Liên Quan