^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Cuộc Thập tự chinh đầu tiên và trận đại chiến thành Antiochia
Tôi muốn nói về cuộc Thập tự chinh đầu tiên và trận đại chiến thành Antiochia. Trong thời đại chúng ta, các cuộc Thập tự chinh đã bị chỉ trích là hành động xâm lược phi nghĩa của Kitô hữu châu Âu chống lại người Hồi giáo. Tuy nhiên, một đánh giá trung thực về vấn đề này lại kể một câu chuyện khác.
Trong bài viết này, tôi muốn tập trung vào không chỉ lý do tại sao khái niệm Thập tự chinh là chính đáng – ngay cả khi không phải mọi hành động của mỗi Thập tự quân là thế – mà còn, một số phép lạ và các sự kiện thú vị hơn xảy ra trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên là: các cuộc Thập tự chinh là gì, và cuộc Thập tự chinh đầu tiên là gì?
Các cuộc Thập tự chinh là một loạt các chiến dịch quân sự của Kitô hữu châu Âu đến Giêrusalem với mục tiêu giải phóng Giêrusalem khỏi sự thống trị của người Hồi giáo. Ngay lập tức, kháng bác thường được đặt ra bởi những người cấp tiến rằng đây là một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bởi vì các Kitô hữu châu Âu đã đi ra khỏi lãnh thổ của họ về phía nam đến Giêrusalem vào lãnh thổ Hồi giáo để tấn công họ.
Và đây rõ ràng là một suy nghĩ thiên lệch và bóp méo lịch sử bởi vì những gì họ đang quên – hoặc không nói với mọi người – là trước sự trỗi dậy của Hồi giáo, Giêrusalem cũng như khu vực Palestine xung quanh, và Ai Cập và Syria, đều là lãnh thổ Kitô giáo bên trong Đế quốc La Mã. Chúng là lãnh thổ của Kitô hữu. Nhưng một khi Hồi giáo được sinh ra và bắt đầu lan rộng cùng tấn công các khu vực xung quanh, và phát triển, nó thực sự chiếm đoạt Giêrusalem. Vì vậy, người Hồi giáo thực sự là bên tấn công đầu tiên bằng cách chiếm đoạt một thành phố Kitô giáo. Do đó, về mặt kỹ thuật, các Kitô hữu chỉ cố gắng đoạt lại thành phố của họ.
Lãnh thổ đế quốc Hồi giáo bành trướng từ năm 622 đến năm 750
Nhà sử học Thomas F. Madden nói trong trang 4 cuốn sách của ông “Tân Lược Sử về các cuộc Thập tự chinh” (The New Concise History of the Crusades):
Ngoài ra, Hồi giáo đã thể hiện bản thân là một đế chế hiếu chiến đang cố gắng mở rộng bờ cõi. Chỉ vài năm trước khi Giáo hoàng Urbanô II thuyết giảng cuộc Thập tự chinh đầu tiên, người Turk đã bắt được Hoàng đế Byzantine trong trận Manzikert, và tôi muốn trích dẫn từ cuốn Tân Lược Sử về các cuộc Thập tự chinh của Thomas F. Madden:
Và ông tiếp tục nói rằng vị Hoàng đế Byzantine mới, Alexios I, đã khẩn cầu các Kitô hữu phương Tây giúp đỡ chống lại đế chế Hồi giáo đang mở rộng.
Một số người có thể nói, tốt, họ không chỉ đến để bảo vệ Hoàng đế Byzantine, họ cũng đi xa hơn về phía nam. Và tất nhiên, bất kỳ cuộc chiến nào cũng liên quan đến các cuộc tấn công chiến thuật vào trụ sở quyền lực của kẻ thù. Trụ sở quyền lực của người Hồi giáo mở rộng khắp khu vực đó, đến Giêrusalem, một thành phố Kitô giáo. Do đó, các cuộc tấn công vào khu vực này là hợp lý trong cuộc chiến giữa hai đế chế đối lập.
Vì vậy, ta có một đế chế hiếu chiến đang mở rộng đã chinh phục nhiều lãnh thổ Kitô giáo, và đang đe dọa Đế quốc Byzantine và – nếu có thể chiến thắng – họ là mối đe dọa trực tiếp đối với Tây Âu.
Còn một sự thật nữa là những Kitô hữu cố gắng hành hương đến Thánh địa Giêrusalem đã bị gây khó dễ và bị làm nhiều điều phạm thánh. Và đây là một số điều mà Giáo hoàng Urbanô II đã đề cập trong bài thuyết giảng nổi tiếng của ông tại Công đồng Clermont vào năm 1095, khởi động phong trào Thập tự chinh.
Ông nói:
Chân phước Urbanô II thuyết giảng tại công đồng Clermont
Và ông tiếp tục đề cập đến một số điều khác mà họ đang làm. Với tất cả những lý do ấy, rằng những vùng đất này là lãnh thổ Kitô giáo, rằng Đế chế Hồi giáo đang gây ra mối đe dọa cho Đế quốc Byzantine, và cả với phần Kitô giáo của châu Âu, các chiến dịch quân sự để làm suy yếu sự thống trị của người Hồi giáo trong khu vực và chiếm lại Giêrusalem là hoàn toàn thoả đáng, và điều đó nên được thừa nhận ngay cả bởi những người không ủng hộ lý do Kitô giáo.
Trước mối đe dọa Hồi giáo, Giáo hoàng Urbanô II đã rất phẫn nộ. Ông kêu gọi các hiệp sĩ và chiến binh châu Âu phải làm điều gì đó. Ông đã truyền cảm hứng cho phong trào Thập tự chinh bằng các bài thuyết giảng, và tổ chức một phong trào mà các Kitô hữu thề sẽ đi đến Giêrusalem để thực hiện một cuộc hành hương – nhưng đó sẽ là một cuộc hành hương có vũ trang. Bởi vì để thực hiện lời thề, và để đến Giêrusalem, họ chắc chắn sẽ phải chiến đấu với các lực lượng Hồi giáo. Đó là một lời thề được thực hiện với Thiên Chúa và mục tiêu là giải phóng thành Giêrusalem. Như Thomas F. Madden nói trong cuốn sách Tân Lược Sử về các cuộc Thập tự chinh, trang 9 và 10:
Thập tự quân cũng được ban ân xá – không phải là sự cho phép phạm tội hoặc tha thứ cho tội lỗi trong tương lai – thay vào đó, một sự tha thứ cho hình phạt tạm do tội lỗi đã được tha. Điều này đưa chúng ta đến một kháng bác khác, tuyên bố rằng Thập tự quân không có động cơ thiêng liêng, nhưng được thúc đẩy bởi lòng tham: họ muốn mở rộng lãnh thổ, họ muốn được sự giàu có. Trong bài viết này, tôi sẽ trích dẫn khá nhiều từ cuốn sách vừa đề cập bởi Thomas F. Madden, và cũng từ một cuốn sách khác của Thomas Asbridge, Cuộc thập tự chinh đầu tiên (The First Crusade), được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford.
Về tác giả, cả hai đều là những sử gia chuyên nghiệp, các sử gia thế tục, không ai có thể được gọi là người bảo vệ Giáo hội Công giáo. Asbridge, đặc biệt, theo chủ nghĩa nhân văn và rất thiếu tôn kính trong cách tiếp cận. Ông đặt các từ phép mầu hay kỳ diệu trong dấu ngoặc hầu như mỗi khi sử dụng chúng. Ông thậm chí không nói về những năm sau Chúa Kitô là A.D., anno Domini hay năm Thiên Chúa, thay vào đó ông thích sử dụng chữ C.E., Common Era hay Công nguyên. Ông ta không phải là một người Công giáo và không phải là một người biện giải – nhưng ông buộc phải thừa nhận rằng các chiến binh Thập tự chinh không bị thúc đẩy chủ yếu bởi lòng tham. Ông nói trong trang 68 của cuốn sách Cuộc thập tự chinh đầu tiên:
Ông chỉ ra rằng họ không ở vị thế đạt được tài sản trong nhiều trường hợp. Trong nhiều trường hợp, họ đã mạo hiểm tài sản, lãnh thổ và của cải bản thân ở quê nhà. Họ cũng có nguy cơ tử vong, tất nhiên. Ở trang 70, ông nói:
Phong trào Thập tự chinh đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi như vậy gần như ngay lập tức bởi vì nhiều người ở châu Âu thực sự kinh hoàng trước những gì người Hồi giáo đang làm với những nơi đã từng là lãnh thổ Kitô giáo. Asbridge chỉ ra trang 41 rằng các nhà sử học đương đại thời kỳ đó, cũng như các nhà sử học ngày nay đã rất ngạc nhiên bởi có bao nhiêu người đã nỗ lực. Ông nói:
Mọi người cũng cáo buộc rằng một số nghĩa binh đã giết người Do Thái một cách vô cớ trên đường đến Giêrusalem.
Đáp lại, tôi sẽ nói rằng trong bất kỳ đội quân hoặc chiến dịch quân sự nào, sẽ có những ví dụ về sự tàn bạo, tội lỗi, giết người và/hoặc vô đạo đức. Những điều này không nhất thiết phải phản ánh hoặc liên quan đến tính chính đáng của chiến dịch. Câu hỏi đặt ra là: Chiến dịch có kêu gọi những hành động như vậy không? Và câu trả lời trong trường hợp của cuộc Thập tự chinh đầu tiên là không. Có những nhóm người xấu xa trong bất kỳ đám đông nào.
Hơn nữa, ta có thể đặt câu hỏi một cách hợp lý liệu những câu chuyện về các vụ giết người đã được phóng đại qua nhiều năm, cùng với động lực hiện đại để lên án Thập tự quân và mọi thứ liên quan đến họ. Nhiều trong số những báo cáo này đến từ các nhân chứng Do Thái còn sống sót, những người có động cơ cá nhân trong việc phóng đại ít nhất là mức độ của những gì thực sự xảy ra. Vì vậy, ngay cả khi ta cho rằng những vụ giết người không cần thiết đã xảy ra trên đường đi, chúng có thể được phân loại là hành động cá nhân của một vài người trong một đội quân lớn. Những điều này không đại diện, hoặc thích hợp, với mục đích của cuộc Thập tự chinh. Trên thực tế, như chúng ta sẽ thấy, vì phong trào Thập tự chinh là một lực lượng quân sự được tổ chức lỏng lẻo, một người không chịu trách nhiệm về các hành động thù địch của các bộ phận khác của đội quân.
Động thái đầu tiên của Thập tự quân là đến phía Đông, để gặp Hoàng đế Byzantine. Ông đã yêu cầu sự giúp đỡ của Thập tự quân nhưng đồng thời, ông cũng rất cảnh giác. Ông e ngại rằng họ có thể sử dụng lực lượng của họ để tràn ngập thành Constantinopolis và kiểm soát Đế quốc Byzantine. Vì thế, ông muốn sử dụng họ, nhưng đồng thời giữ khoảng cách với họ.
Đế quốc Byzantine trước cuộc Thập tự chinh đầu tiên
Ông ta thực sự sau đó từ bỏ Thập tự quân, khi có vẻ như họ sẽ chết và bị thảm bại tại Antiochia. Và đó là những gì tôi muốn nói chủ yếu trong bài viết này: là trận đại chiến Antiochia, mà các nhà sử học sẽ nói thực sự là điểm then chốt của toàn bộ cuộc Thập tự chinh đầu tiên.
Trước khi đến được Antiochia, họ phải băng qua Tiểu Á và tham gia vào vô vàng trận chiến và chịu đựng muôn ngàn khó khăn. Một nửa lực lượng thực sự đã chết ở Tiểu Á, hoặc do bệnh tật, tử nạn, hoặc đói. Nhưng cuối cùng họ đã đến được Antiochia ở Syria. Đây là một trong những thành phố lớn của phương Đông, và, tất nhiên là một thành phố Kitô giáo cổ đại. Nó đã bị người Hồi giáo chiếm đoạt vào năm 1085. Điều đó một lần nữa đưa chúng ta trở lại lý do tại sao cuộc Thập tự chinh đầu tiên là chính đáng ngay cả khi bạn không ủng hộ lý do Kitô giáo. Đây một thành phố Kitô giáo cổ đại. Antiochia thực sự là nơi các môn đệ của Chúa Kitô lần đầu tiên được gọi là Kitô hữu như chúng ta đọc trong Công vụ 11:26.
Cũng thú vị là lần đầu tiên thuật ngữ (người) Công giáo được sử dụng theo như chúng ta được biết đến từ Thánh Inhaxiô thành Antiochia, khoảng năm 110 A.D. Tôi nhận thấy một chi tiết rất quan trọng, là việc thuật ngữ Kitô hữu lần đầu tiên được sử dụng có liên quan đến Antiochia, và việc thuật ngữ Công giáo lần đầu tiên được sử dụng cũng có liên quan đến Antiochia. Giáo hội Công giáo là Giáo hội Kitô giáo nguyên thuỷ.
Lộ trình cuộc Thập tự chinh đầu tiên
Họ tiếp cận thành Antiochia vĩ đại đã bị người Hồi giáo chiếm đoạt, và điều bắt buộc là họ phải chiếm Antiochia vì không cách nào họ có thể hoàn thành cuộc hành hương đến Giêrusalem nếu thành phố này vẫn nằm trong tay kẻ thù. Không cách nào họ có thể giữ đường tiếp tế mà không chiếm được thành này. Tuy nhiên, vấn đề là Antiochia là một trong những thành phố kiên cố nhất trên thế giới và đoạt được thành này là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. Ở trang 158 và 159, Asbridge viết:
Nhận thấy rằng việc phá vỡ các bức tường thành Antiochia là gần như không thể, họ quyết định vây thành, để cư dân thành phố phải đói khát đến phục tùng. Họ bắt đầu một nỗ lực lâu dài và lao lực nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế thành phố. Tuy vậy, trong quá trình này, họ khiến chính bản thân đói lả.
Nhiều người chết vì đói và một số thậm chí chuyển sang ăn thịt người. Nhiều người đào ngũ. Khi sắp tuyệt vọng bên ngoài các bức tường thành Antiochia, họ nhận được tin rằng một đội quân Hồi giáo lớn hơn đang tiến đến để nghiền nát họ. Điều này đã tạo ra một sự hoảng loạn. Tình hình thậm chí còn mong manh hơn bởi vì cách mà Thập tự quân được tổ chức, họ không có một lãnh đạo quân sự trung tâm. Đây là một đội quân hành hương được tổ chức lỏng lẻo, những người liên minh với một vài thủ lãnh quyền lực, mặc dù có những phe phái khác nhau xung quanh Bohemond và Raymond và các nhà lãnh đạo nổi bật khác. Không lãnh đạo nào có thể yêu cầu sự tuân phục của tất cả mọi người. Điều này khiến vấn đề phức tạp trong suốt cuộc Thập tự chinh và làm cho chiến thắng cuối cùng của họ thậm chí còn khó tin hơn.
Họ đang ở bên cửa tử bên ngoài các bức tường thành Antiochia – sắp chết vì đói hoặc tuyệt vọng với một lực lượng Hồi giáo lớn hơn đang đến – và đó là lúc họ nhìn thấy những dấu hiệu mà họ giải thích là sự bất mãn của Thiên Chúa. Asbridge viết trong trang 175:
Họ kết luận rằng Thiên Chúa đang trừng phạt họ vì tội lỗi: rằng tội lỗi của họ là lý do mà Thiên Chúa đã không cho phép họ đạt được sự phục tùng và chiếm được thành Antiochia. Vì thế họ nỗ lực thanh lọc đội quân khỏi những thói xấu và tội trọng.
Chừng thời gian này, Thập tự quân buộc phải chia đôi lực lượng, giữ một số binh sĩ bên ngoài các bức tường thành Antiochia và gửi một số binh sĩ đi tìm thực phẩm và các vật dụng liên quan. Một lực lượng viễn chinh quân Thập tự đã gặp phải một đội quân Hồi giáo vượt trội về số lượng hơn 12 đối một:
Hình ảnh Bohemond thành Taranto, về sau là Bohemond thành Antiochia
Đó là từ Asbridge, Cuộc Thập tự chinh thứ nhất, trang 185. Và nên nhớ, ông ta không phải là một nhà sử học Công giáo. Và ông mô tả chiến thắng khó tin này. Toàn bộ cuộc Thập tự chinh có thể nói là dựa vào kết quả của trận chiến này. Đây không phải là một trận chiến cho chính thành Antiochia, mà là một trận chiến để tồn tại bên ngoài các bức tường thành Antiochia. Một lực lượng cứu trợ Hồi giáo lớn hơn vẫn đang đến. Thật thú vị khi những nhà sử học này chỉ ra rằng Kerbogha, vị tướng Hồi giáo, đã trì hoãn đến Antiochia với đội quân Hồi giáo khổng lồ của ông chỉ vừa đủ lâu để Thập tự quân có thể vào bên trong thành phố sau khi họ kiểm soát nó. Thomas F. Madden nói ở trang 28:
Chờ đợi nhiều tháng bên ngoài các bức tường thành Antiochia, Thập tự quân đã cố gắng hối lộ một số lính canh Hồi giáo đang gác các bức tường ở các khu vực khác nhau của thành phố. Cuối cùng họ đã có được một người bên trong Antiochia chịu phản bội người Hồi giáo và cho phép Thập tự quân tiến lên vào một khu vực của các bức tường đáng gờm. Đó là một tình huống cực kỳ căng thẳng, bởi vì họ đang mạo hiểm mạng sống của họ tiến lên bức tường.
Vậy là về cơ bản họ đã tìm được người Hồi giáo này, họ đã trả tiền cho anh ta để anh ta cho phép họ, vào giữa đêm, trèo lên một khu vực của các bức tường. Nhưng nếu họ bị phát hiện, và toàn bộ đơn vị đồn trú Hồi giáo trong Antiochia được cảnh báo, họ có thể đã bị tàn sát khi đang trèo lên tường. Đó là một tình huống cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm và họ vội vã tiến lên các bức tường. Một người trong số họ di chuyển quá nhanh đến nỗi chiếc thang rơi xuống và giết chết một số người. Tuy nhiên, ông tiếp tục:
Bohemond trèo lên thành Antiochia
Ông nói ở trang tiếp theo:
Những gì sau đó là một cảnh tượng hỗn loạn khi binh lính tiến vào thành phố và họ giết gần như tất cả mọi người. Thật đáng ngạc nhiên làm thế nào họ có thể chiếm thành này và khuất phục nó một cách hiệu quả như vậy. Vậy là, sau nhiều tháng tấn công, trong một nỗ lực để chiếm thành Antiochia, cuối cùng họ đã thành công và được an toàn trong các bức tường của nó. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, lực lượng cứu trợ Hồi giáo khổng lồ dưới trướng Kerbogha đã đến, và giờ đây, Thập tự quân đang bị bao vây bởi người Hồi giáo bên ngoài thành phố, giống như trước đây họ đã bao vây thành phố.
Bạn có nghĩ rằng đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng lực lượng cứu trợ Hồi giáo khổng lồ – gần như chắc chắn sẽ nghiền nát Thập tự quân bên ngoài các bức tường – đến chỉ một ngày sau khi nghĩa quân đã chiếm được thành phố và tiến vào bên trong các bức tường? Tôi không nghĩ vậy. Tôi tin rằng Thiên Chúa đã sắp xếp điều đó để lực lượng cứu trợ Hồi giáo không đến cho đến khi Thập tự quân tiến vào trong thành phố.
Tuy nhiên, tình hình của họ giờ đây thậm chí còn tồi tệ hơn trước. Như Asbridge chỉ ra ở trang 213, sau một chiến thắng như vậy:
Hầu hết các nguồn cung trong thành phố Antiochia đã cạn kiệt do nỗ lực của chính nghĩa quân cắt đứt thành phố khỏi nguồn tiếp tế bên ngoài, họ hiện đang chịu đói. Lực lượng của Kerbogha cũng giành quyền kiểm soát một phần nhỏ của thành phố, thành luỹ. Bị bao vây, cô lập, và bị áp đảo, và đang đói lả, đội Thập tự quân chỉ vừa giành được quyền kiểm soát thành Antiochia hiện đang trên bờ vực sụp đổ.
Khi đội Thập tự quân sắp phải sụp đổ, họ nhìn thấy một dấu lạ. Asbridge nói ở trang 219:
Lần này, một nông dân tên Peter Bartholomew tuyên bố rằng ông đã nhận được thị kiến về vị trí của Lưỡi đòng đã đâm nương long Chúa Kitô. Sau khi Lưỡi đòng được cho là được phát hiện, sĩ khí quân đội tăng cao và họ được truyền nghị lực tấn công lực lượng Hồi giáo lớn hơn nhiều. Hans Mayer, một chuyên gia về phong trào Thập tự chinh, đã viết:
Lưỡi đòng được phát hiện trong Nhà thờ Thánh Phêrô tại Antiochia
Tại thời điểm này, quân đội Hồi giáo bên ngoài Antiochia đang bao vây thành phố đông hơn Thập tự quân đến bảy đối một. Thập tự quân đang đói, nhưng được truyền nghị lực từ việc phát hiện Lưỡi đòng. Sự kết hợp của hai yếu tố này đã thuyết phục họ đưa ra một chiến lược cực kỳ táo bạo và cực kỳ nguy hiểm để thoát ra khỏi thành phố và đối đầu với đội quân Hồi giáo khổng lồ, lớn hơn bảy lần. Ngay cả các nhà sử học thế tục đa nghi cũng gọi kết quả của trận chiến này là kỳ diệu và đáng kinh ngạc. Thập tự quân chuẩn bị cho nhiệm vụ của họ bằng ba ngày hoạt động thiêng liêng.
Ông cũng giải thích một số hiểm nguy liên quan đến nỗ lực của họ.
Tuy nhiên chiến lượt xông ra khỏi thành hữu hiệu. Quân đội Hồi giáo đang phong tỏa thành phố hoảng loạn và bắt đầu chạy trốn. Họ rút lui, chạy vào lực lượng Hồi giáo lớn hơn đang dần tiến lên. Điều này đã đẩy toàn bộ quân đội Hồi giáo vào tình trạng hỗn loạn và họ tháo chạy. Ngay cả một biên niên sử Hồi giáo cũng thừa nhận:
Asbridge chỉ ra ở trang 239:
Một nhân chứng thực sự đã chiến đấu trong trận chiến nói thêm:
Nhà sử học thế tục Asbridge cũng gọi chiến thắng của họ là dường như kỳ diệu trong trang 241. Đây là từ một người sử dụng C.E., Công nguyên, thay vì A.D., năm Thiên Chúa, và đặt từ phép lạ trong ngoặc kép hầu như mỗi khi ông sử dụng nó. Nhà sử học Thomas F. Madden, ở trang 30 cuốn Tân Lược Sử về các cuộc Thập tự chinh, cũng thừa nhận sự can thiệp dường như kỳ diệu mà ông nói:
Một người có thể lý luận rằng các chứng ngôn đương đại về sự can thiệp kỳ diệu đều là bịa đặt bởi Thập tự quân. Tuy nhiên, ngay cả các nhà sử học hoài nghi và thế tục cố chấp nhất cũng tường thuật sự thật rằng chiến thắng của Thập tự quân tại Antiochia là khó tin và bất chấp mọi nghịch cảnh. Sau khi Thập tự quân đã đánh bại đội binh bên ngoài thành Antiochia, họ đã sử dụng cơ hội để nghỉ ngơi và phục hồi. Tuy vậy, lòng tham và tham vọng giữa các thủ lãnh tham gia Thập tự chinh gần như làm chấm dứt toàn bộ nỗ lực.
Điều này nói lên một điểm lớn hơn, rằng trong hầu hết các nỗ lực chống lại cái ác, ý định không trong sáng cản trở những gì sẽ là những thành công lớn hơn. Mâu thuẫn giữa việc thực hiện ý muốn của Thiên Chúa với việc làm theo ý bản thân là một cuộc đấu tranh liên tục. Kết quả thường quyết định cái tốt hay cái ác thắng thế. Ảnh hưởng của kế hoạch thiêng liêng hầu như luôn bị giảm thiểu bởi những người đi chệch khỏi lộ trình mà Thiên Chúa đặt ra cho họ. Và khi những kế hoạch như vậy thành công, đó là kết quả của việc con người đã vượt qua cám dỗ phục vụ chính mình thay vì Thiên Chúa, hoặc phục vụ chính mình trong khi phục vụ Thiên Chúa.
Những gì xảy ra sau đó là một trong những thủ lãnh chiến dịch Thập tự chinh, Bohemond, rất muốn giữ lại quyền sở hữu thành Antiochia cho riêng mình như chiến lợi phẩm. Raymond thành Toulouse, một vị thủ lãnh khác, không muốn để ông ta chiếm thành. Hậu quả là chiến dịch Thập tự chinh bị đình trệ. Sau hết đại quân đe dọa nổi loạn và bỏ đi nếu ai đó không dẫn họ đến Giêrusalem để thực hiện lời thề. Raymond cuối cùng đồng ý trong khi Bohemond ở lại Antiochia.
Cũng khá thú vị là một trong những thị nhân, Peter Bartholomew, được cho là đã nhận được những thị kiến mới, nhưng những điều này được xem là quá đáng đến nỗi ông ta buộc phải chịu thử thách bằng lửa. Ông chuẩn bị cho thử thách trong bốn ngày và sau đó bước vào một ngọn lửa cháy rực. Theo một chứng ngôn, ông ta không bị hề hấn gì, nhưng qua đời hai tuần sau đó.
Trên đường nghĩa quân đến Giêrusalem, ít nhất là những ai không còn ở Antiochia và ở những nơi khác, họ đã giải phóng các vùng lãnh thổ trên đường đi. Họ đã giải phóng Bethlehem, nơi Chúa Giêsu Kitô được sinh ra, cũng như các Kitô hữu đã sống dưới sự thống trị của người Hồi giáo ở đó.
Nhưng khi tiến về Giêrusalem, họ ngày càng bị cô lập và mong manh, vì họ đã đi sâu hơn vào lãnh thổ Hồi giáo, dễ bị tấn công bởi quân đội Hồi giáo từ Bắc Phi, và rời xa khỏi căn cứ họ đã thiết lập.
Asbridge tiếp tục ở trang 299:
Giêrusalem cũng được bảo vệ bởi những bức tường đáng gờm và người Hồi giáo đã đầu độc tất cả các giếng nước bên ngoài thành phố. Quân Thập tự chinh cần tháp công thành và họ thiếu vật liệu để xây dựng chúng. Họ giờ đây cũng đang phải chịu đựng rất nhiều từ nạn khát:
Chừng thời gian này, các tàu từ châu Âu vượt Địa Trung Hải đã cập bến gần Giêrusalem. Chúng chứa các vật liệu cho phép Thập tự quân xây dựng các tháp công thành để hoàn tất cuộc tấn công của họ vào Giêrusalem. Các thủ lãnh tranh cãi về việc ai sẽ cai trị Giêrusalem, nhưng cuối cùng họ cũng đoàn kết, nhận ra rằng họ cần sự thống nhất và quyết tâm hoàn toàn để tránh bị tiêu diệt.
Người Hồi giáo ở Giêrusalem nhìn thấy quân đội Kitô giáo và chế nhạo họ. Họ nhổ nước bọt và tiểu vào thánh giá, và Thập tự quân chửi bới trở lại. Người Hồi giáo ở Giêrusalem có thể thấy Thập tự quân xây dựng một tháp công thành ở một khu vực nhất định của thành phố. Vì thế họ tăng cường tuyến phòng thủ cho phù hợp. Nhưng vào giữa đêm, Thập tự quân nhanh chóng tháo rời tháp công thành, di chuyển nó khoảng nửa dặm về phía đông, và sau đó lắp ráp lại ở đó. Những gì diễn ra sau đó là một trận chiến tàn bạo. Chiến lược của nghĩa quân đã có hiệu quả. Họ đã có thể sử dụng tháp công thành vừa được di chuyển để vượt qua bức tường tại một điểm mà tuyến phòng thủ Hồi giáo yếu hơn, trong khi Thập tự quân vẫn có một đội quân chiến đấu chống lại người Hồi giáo nơi tuyến phòng thủ của họ mạnh hơn.
Sau khi nghĩa quân phá vỡ bức tường và tiến vào thành phố, tuyến phòng thủ Hồi giáo sụp đổ. Và tiếp theo là một vụ thảm sát. Các nhà sử học hiện đại bình luận với nỗi kinh hoàng về những gì Thập tự quân đã làm với cư dân Giêrusalem. Thông tin được báo là họ đã giết và cướp bóc mọi thứ họ có thể. Tuy không cần phải bảo vệ mọi hành động của mọi nghĩa quân, ta phải nhớ rằng trong thời chiến, cư dân trung thành với lực lượng kẻ thù có thể được xem xét ở một mức độ là quân địch. Sự tồn tại của họ trong thành phố có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh của nghĩa quân, và trong khi chắc chắn có một số hành động quá mức, ta phải xem xét việc cướp bóc Giêrusalem dưới ánh sáng đó.
Cảnh Thập tự quân chiếm được thành Giêrusalem
Thập tự quân cũng vừa hoàn thành một nhiệm vụ nguy hiểm và khó khăn là bao vây một thành phố lớn và được bảo vệ tốt. Họ đã kiệt sức. Có hợp lý không nếu Thập tự quân tin tưởng vào cư dân Hồi giáo của thành phố, hoặc tin rằng họ không gây ra mối đe dọa nào đối với sự chiếm đóng lâu dài của nghĩa quân tại Giêrusalem? Vô số nơi trong Cựu Ước, Thiên Chúa ra lệnh cho dân Người loại bỏ tất cả cư dân trong một thành phố mà họ vừa chinh phục.
Sau khi chiếm được Giêrusalem, Thập tự quân tuyên bố Godfrey là vua của Vương quốc Giêrusalem. Tuy nhiên, họ có một vấn đề mới. Một đội quân Hồi giáo dự bị lớn đang tiến đến để chiếm lại Giêrusalem. Người Hồi giáo Fatimid có một đội quân khoảng 20.000 người tiến về phía Thập tự quân, trong khi Thập tự quân đã giảm xuống chỉ còn khoảng mười nghìn người.
Ở thế thiểu số, Thập tự quân quyết định rằng họ phải phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào đội quân Hồi giáo mới. Và điều đó đã thành công. Họ nghiền nát đội quân Hồi giáo, đuổi nhiều người bỏ chạy xuống biển, khiến những người khác chạy trốn vào lực lượng của họ. Vị tướng Hồi giáo “ngạc nhiên vì dễ dàng bị nghiền nát bởi một lực lượng, mà Tể tướng đã tưởng sẽ là một đống nhốn nháo kiệt quệ.” - Asbridge, trang 326.
Với chiến thắng đó, nhiệm vụ của Thập tự quân đã hoàn tất. Cuộc Thập tự chinh đầu tiên là một thành công kỳ diệu. Như Asbridge thừa nhận:
Thập tự quân duy trì quyền kiểm soát khu vực trong chừng 200 năm. Cũng rất thú vị lưu ý rằng những người đến muộn trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên – làn sóng các chiến binh đã lên đường đến Giêrusalem sau đội quân đầu tiên – thậm chí không bao giờ ra khỏi Tiểu Á. Như Thomas F. Madden chỉ ra trong cuốn sách của ông, Tân Lược Sử về các cuộc Thập tự chinh, trang 41:
Bản đồ các Quốc gia Thập tự chinh năm 1135
Một số Kitô hữu có thể hỏi: Nếu Thiên Chúa đã hỗ trợ một cách kỳ diệu cuộc Thập tự chinh đầu tiên, cho phép họ chiếm được Giêrusalem và khu vực ấy, tại sao Người không làm điều tương tự với những nỗ lực Thập tự chinh sau này? Tôi tin rằng câu trả lời có nhiều mặt.
Trước hết, để cái ác bị tiêu diệt và cái thiện thắng thế, Thiên Chúa thường đòi hỏi sự hợp tác của con người. Bằng chứng chỉ ra rằng phản ứng đối với lời kêu gọi của Giáo hoàng Urbanô II cho cuộc Thập tự chinh đầu tiên là chân thành và phổ quát. Một số Thập tự quân tất nhiên là ích kỷ và đầy tham vọng, nhưng nhìn chung, đây là một nỗ lực thực sự của châu Âu Kitô giáo gạt sang một bên sự khác biệt và đoàn kết cho Chúa Kitô chống lại những kẻ ngoại đạo. Kết quả là, Thiên Chúa thật của Kitô hữu thể hiện quyền năng Người và trao nghĩa quân một chiến thắng kỳ diệu, tiến sâu vào lãnh thổ Hồi giáo. Sau khi Thiên Chúa đã thể hiện quyền năng và chân lý Kitô giáo bằng cách cho phép Thập tự quân chiếm lại Giêrusalem và toàn bộ khu vực một cách kỳ diệu từ tay người Hồi giáo, Thiên Chúa sau đó không sẵn lòng trao các chiến thắng kỳ diệu cho những con người rất chia rẽ, ích kỷ và tội lỗi. Sự thật là các lãnh đạo châu Âu thường xuyên chia rẽ, ích kỷ và tội lỗi.
Ví dụ, một trong những thủ lãnh của một nỗ lực Thập tự chinh sau này, Hoàng đế Thánh chế La Mã Frederick II, đã bị phạt vạ tuyệt thông vì liên tục xâm phạm quyền của Giáo hội. Ông ta là một con người tồi và bị chịu áp lực phải tham gia vào một cuộc Thập tự chinh. Thiên Chúa không sẵn lòng trao chiến thắng áp đảo cho những người như vậy, đặc biệt là khi Người đã cho thấy quyền năng của Người trong chiến dịch đầu tiên. Nếu Kitô hữu châu Âu đã tận tụy và chân thành hơn trong ý định, tôi tin rằng Thiên Chúa sẽ cho họ thành công còn lớn hơn trong những nỗ lực Thập tự chinh sau này.
Rất thú vị khi xem xét rằng trong thế kỷ 15, khi Hồi giáo đang trỗi dậy và đe dọa châu Âu, Thiên Chúa đã cho phép vua Ferdinand và nữ hoàng Isabella đánh bại hoàn toàn người Hồi giáo ra khỏi Tây Ban Nha trong cuộc chiến Reconquista. Tôi tin rằng đó là bởi vì vị vua và nữ hoàng này thực sự là Công giáo và cống hiến cho vương triều của Chúa Kitô Vua. Thật thế, sau chiến thắng, họ trục xuất tất cả những người ngoại đạo khỏi đất nước và ngay sau đó đã được Thiên Chúa tưởng thưởng bằng việc phát hiện ra Tân Thế Giới thông qua Christopher Columbus. Nếu nhiều lãnh đạo châu Âu đã giống như Ferdinand và Isabella, họ có lẽ sẽ đạt được thành công tương tự chống lại người Hồi giáo.
Nữ hoàng Isabella và vua Ferdinand đón tiếp Christopher Columbus sau chuyến hải trình
Điều đó không có nghĩa là không có nỗ lực nào sau này của Thập tự quân đến Giêrusalem là thành công. Cuộc Thập tự chinh thứ ba, ví dụ, bởi vua Richard trái tim sư tử, được xem là rất thành công. Mặc dù ông không chiếm lại được Giêrusalem, ông đã đánh tan quân đội của Saladin và lấy lại được phần lớn những gì Thập tự quân đã mất trong khu vực.
Năm Toà Thượng phụ Kitô giáo nguyên thuỷ vào năm 565 A.D.
Tôi cũng tin rằng không phải chỉ tình cờ mà là bởi Thiên Chúa quang phòng rằng bốn trong số năm Toà Thượng phụ nguyên thuỷ của Kitô giáo cuối cùng đã rơi vào ách Hồi giáo. Đó là Rôma, Constantinopolis, Alexandria, Antiochia và Giêrusalem. Đến năm 1453, tất cả ngoại trừ Rôma nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo. Tôi tin rằng Thiên Chúa đã cho phép điều này xảy ra, để thể hiện sự thật rằng Rôma là Tông Toà chính với một Thẩm quyền đặc biệt và sự bảo vệ từ Thiên Chúa, vì Rôma là Tông Toà Thánh Phêrô, Thủ lãnh các Tông đồ và thủ lãnh Giáo hội hoàn vũ được thiết lập bởi chính Chúa Kitô.
Bài Viết Liên Quan