^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Nghi thức Truyền chức Linh mục Mới
Ngoài việc có những thay đổi khiến Thánh Lễ trở nên vô hiệu, Quỷ dữ biết rằng hắn còn cần phải nhúng tay vào nghi thức truyền chức để các Linh mục của Giáo Hội Mới cũng đồng dạng không hợp lệ.
Nghi thức Truyền chức Thánh Mới (Giám mục, Linh mục, Phó tế) được Phaolô VI chấp thuận và áp buộc vào ngày 18 tháng 6 năm 1968. Những thông tin sau đây là cực kỳ quan trọng mà tất cả mọi người Công Giáo cần phải biết, vì cơ bản nó liên quan đến tính hợp lệ của mỗi một “Linh mục” được sắc phong trong cơ cấu giáo phận kể từ khoảng năm 1968; và do đó, nó liên quan đến tính hợp lệ của vô số lời xưng tội, Thánh lễ đặc phép, v.v.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 1947, Giáo Hoàng Piô XII đã ban hành Tông Hiến “Sacramentum Ordinis.” Trong Tông Hiến này, Giáo Hoàng Piô XII tuyên bố, với uy quyền tông toà tối thượng, những lời cần thiết cho một lễ truyền chức linh mục thành sự.
MÔ THỨC TRUYỀN CHỨC LINH MỤC TRUYỀN THỐNG
Giáo Hoàng Piô XII, Sacramentum Ordinis, ngày 30 tháng 11 năm 1947: “Nhưng về chất thể và mô thức trong việc ban mọi thánh chức, bởi cùng uy quyền tông toà tối thượng của Ta, Ta ban bố và xác lập điều sau đây: ... Trong việc truyền chức linh mục, chất thể là Giám mục đặt tay trên đầu mỗi tiến chức trong yên lặng... Nhưng mô thức [truyền chức] bao gồm các lời trong Kinh Tiền Tụng truyền chức mà những từ sau là căn bản và do đó là thiết yếu cho tính thành sự:
MÔ THỨC TRUYỀN CHỨC LINH MỤC MỚI
Dưới đây là mô thức của Nghi lễ Truyền chức Linh mục Mới:
Sự khác biệt giữa mô thức là ở từ Latin “ut” (nghĩa là “để cho”) đã bị lượt bỏ trong Nghi thức Mới. Điều này có vẻ như không đáng kể, nhưng trong Sacramentum Ordinis Đức Piô XII đã tuyên bố rằng từ này là thiết yếu cho tính thành sự. Hơn nữa, việc lượt bỏ từ “để cho” làm phát sinh sự nới lỏng việc gọi tên ân sủng phát sinh trong bí tích (ban nhiệm vụ nhị phẩm). Nói cách khác, loại bỏ từ “để cho” giả định việc thụ nhậm thánh chức đã diễn ra, nhưng không diễn ra khi các từ đang được đọc.
Vì nghi thức mới tự nhận là Nghi thức La Mã, việc loại bỏ từ “ut” (để cho) khiến nghi thức mới có tính thành sự đáng ngờ. Tuy nhiên, còn có một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều chứng minh rằng nghi thức mới vô hiệu.
VẤN ĐỀ LỚN NHẤT VỚI NGHI THỨC TRUYỀN CHỨC LINH MỤC MỚI KHÔNG PHẢI LÀ MÔ THỨC, MÀ LÀ CÁC NGHI THỨC DIỄN NGHĨA ĐÃ BỊ XOÁ BỎ
Thay đổi trong mô thức chính không phải là vấn đề duy nhất với Nghi thức Truyền chức Mới được ban hành bởi Phaolô VI. Những điểm sau đây cũng quan trọng không kém bởi vì Bí tích truyền Thánh Chức, mặc dù được thiết lập bởi Chúa Giêsu Kitô, đã không được thiết lập bởi Chúa chúng ta với một mô thức bí tích cụ thể – không giống như các Bí tích Thánh Thể và Rửa tội, được thiết lập bởi Chúa chúng ta với một mô thức bí tích cụ thể – vì thế mô thức các từ trong Bí tích Truyền chức Linh mục được cấp cho ý nghĩa và tầm quan trọng bởi các nghi thức diễn nghĩa chung quanh.
Trong Tự Sắc nổi tiếng của ông, Apostolicae Curae, ngày 13 tháng 9 năm 1896, Giáo Hoàng Lêô XIII đã long trọng tuyên bố rằng việc Truyền chức Anh giáo là không thành sự. Điều này có nghĩa phái Anh giáo không có Linh mục hay Giám mục hữu hiệu.
Khi đưa ra tuyên bố long trọng này, phải hiểu rằng Giáo Hoàng Lêô XIII không khiến Truyền chức Anh giáo vô hiệu, mà là ông tuyên bố rằng chúng không hợp lệ do khiếm khuyết trong nghi thức. Nhưng những khiếm khuyết hoặc vấn đề mà Đức Lêô XIII đã tìm thấy trong Nghi thức Anh giáo, góp phần vào tính không thành sự của nó là những gì?
Ở đây ta thấy Giáo Hoàng Lêô XIII dạy rằng nếu một thừa tác viên sử dụng nghi thức Công Giáo trong việc ban Bí tích Truyền chức Thánh, với chất thể và mô thức chính xác, thì người ấy được xem là vì lý do đó có ý định thực hiện những gì Giáo Hội làm – dự định làm những gì Giáo Hội làm là cần thiết cho tính thành sự của bất kỳ Bí tích nào. Mặt khác, ngài nói, nếu nghi thức được thay đổi với ý định hiển nhiên giới thiệu một nghi thức mới không được Giáo Hội chấp thuận, và chối bỏ những gì Giáo Hội làm, thì ý định không chỉ thiếu, mà còn phá huỷ Bí tích.
Và những điều mà Giáo Hoàng Lêô XIII mô tả như cho thấy ý định phá hoại của nghi lễ truyền chức Anh giáo là gì?
Độc giả kính mến, những điều được mô tả ở trên bởi Giáo Hoàng Lêô XIII như sự lụn bại của Truyền Chức trong Nghi thức Anh Giáo – sự loại trừ có hệ thống mọi đề cập đến hiến tế Thánh lễ, thánh hiến và chức linh mục hy tế – chính xác là những gì xảy ra trong Nghi thức Truyền chức Mới ban hành bởi Phaolô VI! Trong cuốn sách The Order of Melchisedech, mặc dù ông kết luận sai lầm về vấn đề này và nhiều vấn đề khác, Michael Davies buộc phải thừa nhận sự thật chấn động sau:
Dưới đây là một số lời cầu nguyện và nghi thức diễn nghĩa cụ thể đề ra bản chất thực sự của chức linh mục trong Nghi thức Truyền thống đã được đặc biệt loại bỏ khỏi Nghi thức Truyền chức Mới của Phaolô VI. Những thông tin sau được tìm thấy trong Michael Davies, The Order of Melchisedech, trang 79 và theo sau.
Trong Nghi thức Truyền thống, Giám mục đề cập mỗi tiến chức và nói:
Lời khuyên bảo này đã bị bãi bỏ.
Tiếp theo là Kinh cầu các Thánh trong Nghi thức Truyền thống. Kinh này bị rút ngắn trong Nghi thức Mới. Nghi thức mới bãi bỏ lời nguyện phi-đại-kết sau:
Sau đó trong Nghi Thức Truyền Thống, sau khi đọc mô thức chính yếu, đã bị thay đổi trong Nghi Thức Mới (xem ở trên), Đức Giám mục đọc một lời cầu nguyện khác, gồm những điều sau:
Lời cầu nguyện này đã bị bãi bỏ.
Trong Nghi lễ Truyền thống, vị Giám mục sau đó ngâm bài thánh ca Veni Creator Spiritus. Trong khi xức dầu cho mỗi linh mục, ngài nói:
Lời cầu nguyện này đã bị bãi bỏ. Và lời cầu nguyện này quan trọng đến mức Đức Piô XII cũng đề cập trong Mediator Dei #43:
Lưu ý rằng Đức Piô XII, khi nói về cách các linh mục đã được đánh dấu trong nghi thức truyền chức, đề cập đến lời cầu nguyện hết sức quan trọng bị đặc biệt gạch bỏ trong Nghi thức mới năm 1968 của Phaolô VI.
Ngay sau lời cầu nguyện này trong Nghi thức Truyền thống, Đức Giám mục nói với mỗi tiến chức:
Lời cầu nguyện đặc biệt quan trọng này đã bị xoá bỏ trong Nghi thức Mới.
Trong Nghi thức Truyền thống, các tân Linh mục sau đó cùng vị Giám mục cử hành Thánh lễ. Khi kết thúc, mỗi tân Linh mục quỳ xuống, vị Giám mục đặt cả hai tay lên đầu mỗi người và nói:
Nghi thức và lời cầu nguyện này đã bị xoá bỏ.
Trong Nghi thức Truyền thống:
Lời khuyên bảo này đã bị xoá bỏ.
Cuối cùng, trước khi hoàn tất Thánh lễ, vị Giám mục ban một điều chúc lành:
Lời chúc lành này đã bị xoá bỏ.
Kết luận: Rất hiển nhiên từ những sự thật này Nghi thức Mới không có ý định truyền chức linh mục hy tế thật sự. Tất cả mọi đề cập bắt buộc đến chức linh mục hy tế thật sự đều đã bị cố ý loại bỏ, hệt như trong Lễ chế Anh giáo – được tuyên bố là không thành sự vì chính lý do đó bởi Giáo Hoàng Lêô XIII.
Do đó, những từ sau được Giáo Hoàng Lêô XIII tuyên bố chính xác ứng với Nghi thức Mới của Phaolô VI.
Nghi thức mới phù hợp với mô tả này một cách chính xác. Ai có thể phủ nhận thực tế này? Không, làm như thế ta phải làm chứng gian. Nghi thức Truyền chức Mới đặc biệt loại bỏ chức linh mục hy tế. Do đó, ý định nó thể hiện là trái với ý định của Giáo Hội và không đủ cho tính thành sự.
Michael Davies chứng minh Nghi thức Mới là vô hiệu
Trong cuốn sách The Order of Melchisedech, Michael Davies (một người kỳ thật bảo vệ tính thành sự của Nghi thức Truyền chức Mới) buộc phải đưa ra, trước những bằng chứng không thể chối cãi, hàng loạt tuyên bố chứng minh rằng Nghi thức Truyền chức Mới phải được xem là vô hiệu, hêt như Nghi thức Anh giáo. Dưới đây là một vài thừa nhận:
Michael Davies, The Order of Melchisedech, trang 97: “Nếu như nghi thức Công Giáo mới được xem là thành sự, thì toàn bộ trường hợp đề ra trong Apostolicae Curae [của Đức Lêô XIII] bị phá bỏ... Nếu như nghi thức Công Giáo mới, xén đi tất cả những lời cầu nguyện bắt buộc nhấn mạnh quyền hạn cơ bản của chức Linh mục là hữu hiệu, thì không vì lý do gì nghi thức năm 1662 của Anh Giáo cũng không được xem là hữu hiệu, và còn ít lý do hơn để kháng bác Sách kinh phong chức Anh Giáo Đợt III năm 1977.”
Michael Davies, The Order of Melchisedech, trang 99: “Như một bình luận cuối cùng lên sách kinh phong chức Công Giáo mới, tôi muốn trích dẫn một đoạn trong Apostolicae Curae và yêu cầu bất kỳ độc giả nào chứng minh cho tôi thấy lời nói của Giáo Hoàng Lêô XIII đã viết về nghi thức của Cranmer không thể nói là áp dụng lên Sách nghi thức phong chức Công Giáo mới, ít nhất là về những lời cầu nguyện bắt buộc.”
Michael Davies, The Order of Melchisedech, trang 109: “... sự khác biệt giữa nghi thức Công Giáo năm 1968 và Sách nghi thức phong chức Anh Giáo mới nhỏ đến mức khó tin cả hai không có cùng một mục đích... Tất cả mọi mô thức bắt buộc mà có thể được hiểu là ban bất kỳ quyền năng của chức linh mục nào mà đại đa số tín hữu không có đã được cẩn trọng gạch bỏ khỏi nghi thức mới.”
Cũng cần lưu ý rằng Cranmer, trong việc tạo ra Nghi thức Anh Giáo vô hiệu, đã bãi bỏ phó chấp sự phẩm và các chức nhỏ và thay thế bằng một bộ ba chức lớn – giám mục, linh mục và phó tế. Đây chính xác là những gì Phaolô VI đã làm khi thay đổi các nghi thức Công Giáo.
Nghi thức Mới có đề cập đến việc các tiến chức phải được nâng lên “chức linh mục” – nhưng Nghi lễ Anh Giáo không thành sự cũng vậy. Thực tế là Giáo Hoàng Lêô XIII đã giải thích trong Apostolicae Curae rằng nếu một nghi thức sắc phong ngụ ý loại trừ quyền hiến dâng hy lễ hoà giải, như Nghi thức Mới, thì tất yếu là không thành sự, mặc dù nó có thể bày tỏ hay đề cập đến từ “linh mục.”
Bộ Phụng Tự và kỷ luật Bí tích thừa nhận rằng thần học Công Giáo về chức linh mục đã không được đề cập minh bạch trong nghi thức năm 1968.[15]
Thực tế là Nghi thức Mới của Phaolô VI là một nghi thức hoàn toàn mới lạ, chối bỏ những gì Giáo Hội làm, bằng cách từ chối những gì được Chúa Kitô thiết lập thuộc về bản chất của Bí tích [chức linh mục hy tế], thì rõ ràng không những ý định cần thiết thiếu trong bí tích, mà ý định còn chống đối và phá huỷ bí tích Truyền Thánh chức (Lêô XIII). Những sự thật này chứng minh rằng Nghi thức Truyền chức Mới của Phaolô VI không thể được xem là hữu hiệu, nhưng phải được xem như không thành sự.
Hiển nhiên, không có người Công Giáo nào có thể đến cách hợp pháp với các “linh mục” được truyền chức trong Nghi thức Mới của Phaolô VI để “Rước lễ” hoặc xưng tội hoặc bất kỳ một bí tích nào đòi hỏi một chức linh mục hữu hiệu dưới án phạt tội trọng, vì họ không phải là linh mục hợp lệ.
Như đã đề cập, Giáo Hoàng Innôcentê XI, Sắc lệnh về Thánh Chức, ngày 4 tháng 3 năm 1679,[16] lên án ý tưởng rằng người Công Giáo có thể lãnh nhận các bí tích “có thể xảy ra.” Nói cách khác, ngay cả khi một người tin rằng Nghi thức Truyền chức Mới có lẽ hữu hiệu (rõ ràng là sai, vì nó hiển nhiên vô hiệu), người đó vẫn bị cấm lãnh nhận các bí tích từ những ai được “truyền chức” trong Nghi thức đó dưới án tội trọng. Bí tích chỉ có thể được lãnh nhận khi chất thể và mô thức chắc chắn là hợp lệ.
Những sự thật này có nghĩa là tất cả các Thánh lễ đặc miễn cử hành bởi những “linh mục” được truyền chức trong Nghi thức Mới của Phaolô VI (Nghi thức 1968) là vô hiệu và không được tham dự.
Huynh đoàn Thánh Piô X thỉnh thoảng có những linh mục gia nhập đã được “truyền chức” trong Nghi thức Truyền chức Mới, và họ không phải lúc nào cũng được truyền chức có điều kiện – hoặc ít nhất họ không công khai thừa nhận điều đó. “Thánh lễ” được cử hành bởi các “linh mục” đó là vô hiệu.
Những linh mục đã được “truyền chức” trong Nghi thức Mới của Phaolô VI, những người cởi mở với sự thật phải được truyền chức lại bởi một Giám mục được tấn phong hợp lệ trong Nghi thức Truyền thống. Điều này cũng nhất thiết có nghĩa là Thánh lễ Novus Ordo (Tân Thánh lễ), không cần xem xét các vấn đề riêng khiến nó không thành sự, hiển nhiên là vô hiệu nếu được cử hành bởi bất cứ một “linh mục” nào được truyền chức trong Nghi lễ Truyền chức Mới.
Chú thích cuối Chương 10:
[1] Michael Davies, The Order of Melchisedech, Harrison, NY: Roman Catholic Books, 1993, tr. 83.
[2] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, no. 2301.
[3] The Oratory Catechism, xuất bản bởi the Oratory of Divine Truth, 2000, tr. 340; cũng trong The Rites of the Catholic Church, The Liturgical Press, Quyển 2, 1991, tr. 44-45.
[4] The Great Encyclical Letters of Pope Leo XIII, Rockford, IL: Tan Books, 1995, tr. 405; Denzinger 1966.
[5] The Great Encyclical Letters of Pope Leo XIII, tr. 404.
[6] The Great Encyclical Letters of Pope Leo XIII, tr. 401.
[7] The Great Encyclical Letters of Pope Leo XIII, tr. 402.
[8] The Great Encyclical Letters of Pope Leo XIII, tr. 402-403.
[9] Michael Davies, The Order of Melchisedech, Harrison, NY: Roman Catholic Books, 1993, tr. 83.
[10] Michael Davies, The Order of Melchisedech, tr. xix.
[11] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 4 (1939-1958), tr. 127.
[12] The Great Encyclical Letters of Pope Leo XIII, tr. 402-403.
[13] The Great Encyclical Letters of Pope Leo XIII, tr. 401.
[14] Michael Davies, The Order of Melchisedech, tr. 94-95.
[15] Michael Davies, The Order of Melchisedech, tr. xxii.
[16] Denzinger 1151.
Bài Viết Liên Quan