^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng Bác 5: Giáo Hội không thể tồn tại mà không có một Giáo hoàng - hoặc ít nhất 40 năm mà không có một giáo hoàng, như người theo thuyết trống toà nói…
Trả lời: Giáo Hội đã tồn tại trong nhiều năm mà không có giáo hoàng, và đều như vậy mỗi khi một giáo hoàng qua đời. Giáo Hội đã trải qua một thời kỳ trống ngôi (tức là thời kỳ không có giáo hoàng) hơn 200 thời điểm khác nhau trong lịch sử Giáo Hội. Thời kỳ trống ngôi dài nhất (trước cuộc bội giáo Vaticanô II) nằm giữa Giáo Hoàng Thánh Marcellinô (296-304) và Giáo Hoàng Thánh Marcellô (308-309). Nó kéo dài hơn ba năm rưỡi.[1] Hơn nữa, các nhà thần học dạy rằng Giáo Hội có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ mà không có giáo hoàng.
CHA EDMUND JAMES O'REILLY NGHIỀN NÁT LẬP LUẬN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THEO THUYẾT TRỐNG TOÀ VỀ THỜI HẠN CỦA MỘT GIAI ĐOẠN TRỐNG NGÔI (THỜI KỲ KHÔNG CÓ GIÁO HOÀNG) BẰNG CÁCH DẠY RẰNG GIÁO HỘI CÓ THỂ TỒN TẠI TRONG NHIỀU THẬP KỶ MÀ KHÔNG CÓ GIÁO HOÀNG
Cha Edmund James O'Reilly là một nhà thần học nổi tiếng sống vào thời Công đồng Vaticanô I. Viết sau Vaticanô I và các định tín về tính vĩnh cửu của Chức vụ Giáo Hoàng, ông đã dạy rằng Thiên Chúa có thể để Giáo Hội không có một giáo hoàng trong hơn 39 năm – ví dụ, trong toàn bộ thời gian của Đại Tây Ly Giáo (1378-1417). Dưới đây là một trích dẫn từ cuộc thảo luận của Cha O'Reilly về Đại Tây Ly Giáo:
Cha O'Reilly nói rằng một thời kỳ trống ngôi (một thời kỳ không có giáo hoàng) bao gồm toàn bộ thời kỳ của Đại Tây Ly Giáo không cách nào không tương thích với những lời hứa của Đức Kitô về Hội Thánh Người. Thời kỳ Cha O'Reilly đang nói về bắt đầu năm 1378 với cái chết của Giáo Hoàng Grêgôriô XI và căn bản kết thúc vào năm 1417 khi Giáo Hoàng Martinô V được bầu. Đó sẽ là một thời gian trống ngôi 39 năm (thời kỳ không có giáo hoàng). Và Cha O'Reilly là một trong những nhà thần học nổi tiếng nhất của thế kỷ 19.
Rõ ràng là Linh mục O’Reilly đứng về phía những ai từ chối các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II giữ khả năng một khả năng trống toà lâu dài của Tòa Thánh. Thật vậy, trang 287 của cuốn sách ấy Cha O'Reilly đưa ra cảnh báo tiên tri này:
Đây là một luận điểm xuất sắc. Cha O'Reilly giải thích rằng nếu Đại Tây Ly Giáo chưa bao giờ xảy ra, người Công Giáo sẽ nói rằng một tình huống như vậy (ba người cùng cạnh tranh Chức vị Giáo Hoàng mà không có một thủ lãnh xác định trong nhiều thập kỷ) là không thể - giống như những người ngày nay nói rằng “chính đề” thuyết trống toà là không thể, mặc dù sự việc chứng minh rằng đây là sự thật.
Đại Tây Ly Giáo đã xảy ra, Cha O'Reilly nói, và chúng ta không thể đảm bảo rằng những điều tồi tệ hơn, không bị loại trừ bởi những lời hứa từ Trời, sẽ không xảy ra. Không có gì trái ngược với tính bất khả diệt khi nói rằng chúng ta đã không có giáo hoàng kể từ cái chết của Giáo Hoàng Piô XII vào năm 1958. Trái ngược với tính bất khả diệt của Giáo Hội Công Giáo là khẳng định rằng các giáo hoàng thực sự có thể ban hành Vaticanô II, chính thức tán thành các tôn giáo giả dối và ngoại giáo, ban hành Tân Thánh lễ Tin Lành tính và cho rằng người không Công Giáo không cần phải hoán cải để được cứu độ. Để Giáo Hội không có giáo hoàng trong một thời gian dài của Đại Bội Giáo là hình phạt Thiên Chúa giáng xuống thế hệ chúng ta vì sự tà ác của thế gian.
Lời Tiên Tri của Thánh Nicôla thành Fluh (1417-1487): “Giáo Hội sẽ bị trừng phạt vì phần lớn các tín hữu của mình, cao hay thấp, sẽ trở nên quá đỗi truỵ lạc. Hội Thánh sẽ chìm sâu hơn và sâu hơn tới mức phải dường như mất hút, và dòng thừa kế Thánh Phêrô cũng như các Thánh Tông đồ khác như phải kết thúc. Nhưng sau đó, Hội Thánh sẽ chiến thắng vẻ vang trên hết thảy những đôi mắt hoài nghi.”[4]
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] Denzinger 51-52e; Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 1 (The Founding of Christendom), tr. 494; J.N.D. Kelly, Oxford Dictionary of Popes, Oxford University Press, 2005, tr. 25.
[2] Fr. Edmund James O’Reilly, The Relations of the Church to Society – Theological Essays, 1882.
[3] Fr. O’Reilly, The Relations of the Church to Society – Theological Essays, tr. 287.
[4] Yves Dupont, Catholic Prophecy, Rockford, IL: Tan Books, 1973, tr. 30.
Bài Viết Liên Quan