^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Phải Chăng Giáo Phái Vaticanô II Là Con Điếm Thành Babylon Được Tiên Tri Trong Khải Huyền?
Không có điểm nào theo sau là cần thiết để chứng minh rằng giáo phái Vaticanô II và các Nguỵ giáo hoàng của nó không phải Công giáo. Bằng chứng giáo lý được đề cập trong suốt cuốn sách chứng minh điều này một cách chi tiết. Tuy nhiên, những điểm tiếp theo rất thú vị và khai sáng khi chúng giúp giải thích thêm lý do tại sao cuộc khủng hoảng thảm khốc này đang xảy ra và những gì cần phải làm.
Các chương 17 và 18 của Khải Huyền đưa ra những lời tiên tri chấn động về “con điếm khét tiếng” hoặc “con điếm thành Babylon” sẽ xuất hiện trong những ngày cuối cùng từ thành phố của bảy ngọn đồi. Rôma được xây dựng trên bảy ngọn đồi. Đó là lý do tại sao trong suốt lịch sử Rôma đã được xác định là thành phố của bảy ngọn đồi được đề cập trong Khải huyền. Dựa trên điều này, người Tin Lành trong suốt nhiều thế kỷ đã cáo buộc Giáo Hội Công Giáo là Con điếm thành Babylon. Tất nhiên, người Tin Lành sai, bởi Giáo Hội Công Giáo là Hiền Thê vô nhiễm của Chúa Kitô, Giáo Hội duy nhất chân thật mà Người thiết lập. Những gì Con điếm thành Babylon mô tả, tuy vậy, là một cô dâu giả mạo – một Giáo hội Phản Công giáo - phát sinh trong những ngày cuối để lừa dối người Công giáo (những tín hữu thực sự), giẫm lên đức tin và phạm tội gian dâm thiêng liêng (gian dâm trong đời sống thiêng liêng).
1. Con điếm ngồi trên nhiều làn nước.
Như chúng ta đã thấy, con điếm khét tiếng ngồi trên nhiều làn nước. Sách Khải Huyền gợi ý chúng ta những làn nước này là gì.
“Những dân, những nước và những ngôn ngữ” gợi cho ta về một ảnh hưởng toàn cầu, một tầm ảnh hưởng đến mọi nơi trên mặt đất. Ngay lập tức Rôma và Giáo Hội Công Giáo xuất hiện trong tâm trí. Sứ mệnh phổ quát của Giáo Hội Công Giáo đã kết hợp tín hữu từ tất cả các dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ.
Và vì Rôma là trụ sở của Giáo Hội hoàn vũ, nếu Rôma bị chiếm bởi một nguỵ giáo hoàng áp đặt một tôn giáo mới, điều đó có thể ảnh hưởng đến hầu hết các dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đi vào sự gian dâm thiêng liêng của nó. Đó là lý do tại sao con điếm ngồi trên những dân, những quốc gia và những ngôn ngữ. Thật thế, Công đồng Trentô đã xác nhận cách bất khả ngộ dự đoán của chúng ta – rằng những làn nước mà con điếm ngồi có liên quan đến sự mở rộng gần như hoàn vũ mà trong những ngày cuối, một Giáo hội Công giáo giả mạo sẽ sở hữu nếu một nguỵ giáo hoàng hay một nhóm nguỵ giáo hoàng thành công chiếm được Rôma – với tính cụ thể đáng báo động.
Hãy lưu ý Công đồng Trentô tuyên bố cách bất khả ngộ rằng những làn nước trong Khải huyền 17:1,15 đại diện cho sự kết hợp của người tín hữu với Chúa Kitô; nói cách khác, Giáo Hội Công Giáo. Con điếm khét tiếng ngồi trên những làn nước này! Do đó, việc con điếm khét tiếng sẽ ngồi trên Giáo Hội Công Giáo là một phần của Đức tin Công Giáo, nghĩa là con điếm ngăn trở, che khuất, đàn áp và cố gắng thay thế cho giáo hội. Đây là một mô tả hoàn hảo về Giáo hội giả phát sinh với Công đồng Vaticanô II, đã lừa dối thành công khiến hầu như toàn thế giới nghĩ rằng đó là Giáo Hội Công Giáo thực sự.
Hiểu rằng những “làn nước” của Khải huyền đại diện cho các dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ của Giáo Hội Công Giáo có thể là chìa khóa để hiểu các câu quan trọng khác trong cuốn sách này. Ví dụ, Khải huyền 18:17 nói về cách các thuyền trưởng và thủy thủ khóc vì sự hủy diệt của thành phố vĩ đại.
Các tài công, người đi tàu và người làm nghề hàng hải đại diện cho những người làm việc với linh hồn trong Giáo Hội Công Giáo; đó là, linh mục, người tu hành, v.v. Họ khóc vì sự hoang tàn của Rôma và tự hỏi làm thế nào trong một thời gian ngắn như vậy giáo hội đã bị hạ ngã.
2. Con điếm ngồi trên thành phố của bảy quả núi.
Như đã nêu, Rôma được xây dựng trên bảy ngọn đồi. Vì con đại điếm ngồi trên thành phố với bảy ngọn đồi, con điếm ngồi trên chính Rôma – trung tâm của sự thống nhất trong Giáo Hội Công Giáo và là nhà của Đức Giáo Hoàng.
Thật thú vị, Rôma chỉ nhường chỗ cho con đại điếm trong những ngày cuối – tức là, sau cuộc cách mạng Vaticanô II. Đây là lý do tại sao con điếm chỉ được đề cập đến trong sách Khải huyền. Và đây là lý do tại sao Thánh Kinh nói về “sự sụp đổ” của Babylon.
Babylon trong lịch sử đã được coi là một tên mã cho Rôma.
Các học giả Kinh Thánh hiểu rằng Thánh Phêrô đang viết bức thư này từ Rôma, mà ông gọi là “Babylon.” Do đó, Rôma là Babylon và Babylon đã sụp đổ. Nhưng nếu Babylon đã sụp đổ, thì nó đã từng đứng vững. Và điều này không đúng sao? Vì trước khi sụp đổ, Rôma (Babylon) là tường thành cho Đức tin Công Giáo và là trung tâm của Kitô giáo – thành phố vĩ đại.
Một số người có thể hỏi: “Nếu Rôma là ‘Thành vĩ đại,’ thế thì tại sao Khải Huyền 11:8 nói rằng thành phố vĩ đại là nơi Chúa chúng ta bị đóng đinh, Giêrusalem?” Để trả lời, sách Khải Huyền thật sự không nói điều đó:
Hãy lưu ý rằng, trái ngược với những gì một số người nhận định, Khải huyền không nói rõ rằng hai chứng nhân (mà một số tin rằng mô tả Thánh Phêrô và Phaolô) bị giết trong thành phố nơi Chúa chúng ta bị đóng đinh. Lưu ý rằng đoạn văn rất có thể có nghĩa là thành vĩ đại được gọi là Sođôm và Ai Cập ngay cả nơi Chúa các ngài bị đóng đinh. Nói cách khác, thành vĩ đại, Rôma, được gọi là “Sođôm” và “Ai Cập” xa như Giêrusalem (nơi Chúa các ngài bị đóng đinh) vì sự vô đạo đức của nó! Điều này có ý nghĩa khi chúng ta cân nhắc Rôma đã từng khét tiếng là truỵ lạc. Do đó, đoạn này không chứng minh rõ ràng, như một số người đề xuất, rằng Giêrusalem phải là thành vĩ đại.
Một cân nhắc khác là Nhiệm Thể Chúa Kitô đang bị đóng đinh trong và từ Rôma ngay hiện tại, vì vậy theo nghĩa đó, cũng sẽ chính xác khi nói rằng Rôma là nơi Chúa chúng ta bị đóng đinh trong Nhiệm Thể Người.
Thành vĩ đại là Rôma. Trong lịch sử, không có thành phố nào khác thống trị trên vua chúa trần gian như Rôma, nơi có ưu thế tâm linh và giáo hội mà tất cả các quốc gia phải vâng phục.
Và cho dù vua chúa thế gian có muốn chấp nhận điều đó hay không, tất cả mọi người phải chịu vâng phục sức mạnh thiêng liêng của Giáo Hội Công Giáo, mà (khi có một đức giáo hoàng thực sự) được thi hành từ Rôma.
Vì vậy, sự sụp đổ của thành phố vĩ đại là sự sụp đổ của Rôma khỏi đức tin Công giáo. Đó không phải là sự sụp đổ của Giáo Hội Công Giáo, vì Giáo Hội Công Giáo có thể tồn tại mà không có Rôma. Nó có thể được giảm xuống chỉ còn một tàn dư, như Chúa chúng ta đã tiên đoán khi Người nói về ngày tận thế (Luca 18:8). Mặt khác, Rôma không thể tồn tại mà không có Đức tin Công Giáo. Không có đức tin ấy, nó trở thành không gì khác hơn là “sào huyệt của ma quỷ, hang ổ của mọi thứ thần ô uế, hang ổ của mọi thứ chim chóc ô uế và đáng ghét” (Khải huyền 18:2).
3. Con điếm là người nữ.
Nếu đúng Con điếm thành Babylon là Giáo Hội Công Giáo giả mạo bắt đầu với cuộc cách mạng Vaticanô II (như bằng chứng trong cuốn sách này chứng minh), thực thể khải huyền này được mô tả như một người phụ nữ là rất có lý, để đối chiếu nó với một người phụ nữ khác – tương phản của nó – Giáo Hội Công Giáo.
4. Con điếm là một người mẹ
Người Công Giáo luôn gọi Giáo Hội là mẹ của họ.
Trên thực tế, Giáo Hội La Mã được cụ thể gọi là “mẹ và thầy dạy” của tất cả các giáo hội (tức, tất cả các giáo hội trong hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ).
Rõ ràng Khải huyền đang mô tả Con điếm thành Babylon là “mẹ đẻ ra các gái điếm” bởi vì Giáo hội Đối lập chiếm hữu Rôma, nơi một đức giáo hoàng thực sự thường chỉ huy Giáo Hội Mẹ. Rôma đã trở thành mẹ đẻ các gái điếm trong một Giáo hội Công giáo giả mạo gần như phổ quát của những ngày cuối. Và chúng ta thấy điều này trong thực tế: sự bội giáo và gian dâm thiêng liêng của Giáo hội Đối lập bắt đầu từ Rôma và sau đó lan rộng đến tất cả các giáo hội địa phương trong giáo phái giả. Ví dụ: chủ nghĩa thờ ơ tôn giáo được thực hiện ở Rôma được truyền bá đến phần còn lại của Giáo hội giả trá.
Do đó, vì Giáo Hội Công Giáo là Mẹ triều mến của chúng ta, con điếm là Mẹ đẻ những gái điếm. Và vì Giáo Hội Công Giáo là Mẹ của tất cả những tín hữu Đức Kitô, con điếm là Mẹ của những kẻ vô tín với Đức Kitô, nghĩa là những người đã từ bỏ Giáo hội và gia nhập tôn giáo mới Vaticanô II.
5. Con điếm mặc áo đỏ tía và đỏ thẫm.
Một hồng y mặc quanh người (quanh vòng eo) đai đỏ thẫm; một giám mục mặc quanh người đai đỏ tía
Đây có lẽ là một trong những câu tiết lộ nhất của Khải Huyền. Trong Giáo Hội Công Giáo, các giám mục mặc áo đỏ tía (tím) và hồng y mặc áo đỏ thẫm! Lưu ý rằng họ còn mặc “quanh người” (quanh vòng eo của họ) trong những màu này.
Các hồng y (màu đỏ thẫm ở trên) và các giám mục (màu đỏ tía ở phía dưới) tại Vatican
Bằng cách chọn mô tả con Điếm thành Babylon là một người đàn bà “mặc vải gai mịn, vải đỏ tía và đỏ thẫm,” Thiên Chúa đang cho chúng ta một dấu hiệu rất minh bạch rằng con điếm mặc trang phục có màu sắc của chức giám mục và chức hồng y thực sự. Thiên Chúa đang cho chúng ta một dấu hiệu minh bạch rằng con điếm mặc những màu này bởi vì bên ngoài nó có tất cả dáng vẻ của Giáo hội chân chính của Đức Kitô – nó có giáo phận, hệ thống phẩm trật, tài sản của Giáo hội, áo lễ, nghi lễ, “bí tích,” “giáo hoàng,” v.v. – nhưng bên trong nó là hàng giả. Đây là một mô tả hoàn hảo cho Giáo hội của giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Đối lập, mặc trang phục với màu sắc của Công giáo (và đối với đại đa số đúng là Giáo Hội chân chính) nhưng bên trong là một tôn giáo bội đạo giả trá.
6. Con điếm có một chiếc cốc vàng trong tay.
Các linh mục cử hành Thánh lễ trong Giáo Hội Công Giáo được yêu cầu sử dụng một chiếc chén vàng, nếu có thể. Không phải ngẫu nhiên mà con điếm có một chiếc chén vàng trong tay. Con điếm, như thường lệ, đang bắt chước, hành động và giả vờ là Giáo Hội Công Giáo; nhưng nó không phải. Một linh mục Công Giáo dâng chén vàng đầy Bảo Huyết của Chúa chúng ta và Đấng Cứu Độ Chúa Giêsu Kitô. Con điếm dâng một chén đầy những thứ ghê tởm và ô uế - phần rượu không thành sự của Tân Thánh lễ!
Đặc biệt, câu này đề cập đến Novus Ordo Missae (Nghi thức Mới của Thánh lễ), không chứa Máu của Chúa Giêsu Kitô, mà là một hiến dâng rất mực ghê tởm trong mắt Người.
Từ “pha” nghĩa là hoà lẫn. Trong Thánh lễ Công Giáo, Giáo Hội hòa lẫn nước với rượu trong chén lễ.
Ý nghĩa tượng trưng của Khải Huyền 18:6 – việc pha chế trong chén rượu – không thể rõ ràng hơn mà không làm lộ bí ẩn của câu văn. Đó là một tham chiếu rõ ràng đến Thánh lễ, đã hoàn toàn bị biến đổi bởi con điếm. Con điếm không còn gì để dâng lên Thiên Chúa trong chén của nó ngoài những thứ ghê tởm và ô uế (Khải huyền 17:4). Hơn nữa, câu này (18:6) chỉ ra một điểm cụ thể trong Thánh lễ, sự pha trộn giữa rượu và nước. Hành động pha trộn này biểu thị sự kết hợp của người Kitô hữu với Đức Kitô (Giáo Hội Công Giáo), như Giáo Hoàng Êugêniô IV đã định tín trong Công đồng Florence. Và như chúng tôi đã chỉ ra, đây là dấu hiệu chính xác đã bị loại bỏ khỏi dâng hiến của Tân Thánh lễ, khiến nó trở nên vô hiệu!
Do đó, trong một và cùng một câu văn, Thiên Chúa đang tiết lộ rằng con điếm đang phạm phải sự gian dâm thiêng liêng khổng lồ trong các lĩnh vực liên quan đến Thánh lễ Công giáo và Giáo Hội Công Giáo nói chung. Đó là một mô tả cực kỳ chính xác về giáo phái Vaticanô II: Giáo hội Đối lập ngày cuối.
7. Đặc trưng của Con Điếm là sự gian dâm.
Mỗi khi thuật ngữ gian dâm (hay đàng điếm) được sử dụng trong Kinh Thánh, nhiều lần nó được dùng để mô tả tội thờ ngẫu tượng và gian dâm thiêng liêng.
Nhiều đoạn văn khác có thể được trích dẫn để chứng minh rằng Kinh Thánh mô tả tội bội tín thiêng liêng và thờ ngẫu tượng là gian dâm và đàng điếm. Khi “con điếm khét tiếng” phạm tội gian dâm trên toàn thế giới được nói đến trong bối cảnh này, nó còn chứng minh rõ sự bội giáo khỏi Đức tin thật. Như chúng tôi đã chứng minh trong cuốn sách này, sự bội giáo khỏi đức tin chân thật và sự chấp nhận tà thần/các tôn giáo thờ thần tượng chính xác là điều đặc trưng cho Giáo hội Đối lập Vaticanô II và cuộc bội giáo hậu Vaticanô II. Nó đã đặt các tà thần của hàng trăm tôn giáo trên toàn thế giới ngang hàng với Thiên Chúa chân thật của Giáo Hội Công Giáo.
Sự gian dâm này bắt đầu từ Rôma bội giáo và các nguỵ giáo hoàng của nó (ở trên) đã được lây lan và tiêm nhiễm toàn thế giới (bên dưới), như chúng tôi đã chỉ ra.
Tính bội đạo liên tôn giáo của Giáo hội Đối lập lây lan từ Rôma đến các trường đại học, v.v., như ta thấy ở đây[12]
Ảnh cố “Tổng giám mục” Phaolô Bùi Văn Đọc
Con điếm thành Babylon phạm tội gian dâm thiêng liêng đến mức đây là hành động đặc trưng cho danh hiệu của nó – “con điếm khét tiếng.” Bằng một mô tả như vậy, Thiên Chúa đang đối chiếu trực tiếp con điếm với Giáo hội Công giáo; vì Giáo Hội là một người phụ nữ được đặc trưng bởi lòng thuỷ chung không lay chuyển của bà với Phu Quân mình, Chúa Giêsu Kitô.
Vì vậy, trái nghịch với con điếm khét tiếng bởi tính đàng điếm của nó, Giáo Hội Công Giáo được biết đến vì tính khiết tịnh.
Giáo Hội là “Hiền Thê vô nhiễm của Đức Kitô.” “Con điếm khét tiếng” không đại diện cho điều gì ngoài sự nhạo báng tồi tệ nhất đối với Hiền Thê vô nhiễm của Đức Kitô trong lịch sử.
8. Con điếm đã ly thân với Phu Quân mình.
Trong một câu văn tuyệt vời khác, Khải huyền nói với chúng ta rằng con điếm nói với bản thân, “Ta ngự trên ngai nữ hoàng, ta không goá bụa.” Nó không phải là góa phụ vì Phu Quân (trước đây) của nó chưa qua đời.
Phu Quân của Giáo Hội là Chúa Giêsu Kitô. Con điếm, là một Giáo hội giả trá đã tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo, do đó đã từng nhận Chúa Giêsu Kitô là Phu Quân cho đến khi nó tách mình khỏi Chúa Giêsu Kitô bằng cách rời bỏ truyền thống và giáo huấn của Người. Thay vì là một người vợ chung thuỷ, con điếm đã tự trở thành nữ hoàng, người vui xướng áp đặt lên kẻ khác ý muốn và vinh quang, giáo huấn và tôn giáo của chính nó.
Nhưng trong khi con điếm đã tách mình ra khỏi Giáo Hội Công Giáo bằng cách tự hình thành một tôn giáo và một “Giáo Hội” của riêng nó, Hiền Thê Đức Kitô – Giáo Hội Công Giáo – vẫn luôn duy trì sự kết hợp với Phu Quân mình, ngay cả khi hầu hết thế giới đã rời bỏ bà để gia nhập vào con điếm.
9. Ánh sáng đèn sẽ không còn chiếu rọi nữa trong con điếm.
“Ánh sáng đèn” là một tham chiếu đến đèn chầu có trong các nhà thờ Công Giáo. Đèn này biểu thị sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh thể. Chiếc đèn này khó có thể được tìm thấy trong các nhà thờ Vaticanô II. Trong hầu hết các trường hợp, nó đã được chuyển sang một bên hoặc phía sau nhà thờ. Nhưng hơn cả việc đèn chầu bị dời đi, Khải Huyền 18:23 đang chỉ ra rằng sự hiện diện thực sự của Đức Kitô (Thánh Thể hợp lệ) không còn được tìm thấy trong Nhà thờ Vaticanô II.
“Tiếng cô dâu chú rể” trong Khải Huyền 18:23 là một tham chiếu đến Đức Kitô và Giáo Hội Người.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc Chú rể và Cô dâu là ai, Giáo Hoàng Piô XII đã xoá tan đi bằng cách trích dẫn Thánh Phaolô. Chúa Giêsu Kitô là Chú rể, và Nhiệm Thể Chúa Kitô, Giáo Hội, là Hiền thê Vô nhiễm của Người. Khi Khải huyền đề cập đến tiếng nói của Chú rể và Cô dâu, đó là một xác nhận khác rằng Con điếm thành Babylon là giáo phái Vaticanô II – Giáo hội Đối lập, đã từ bỏ giáo huấn (hay tiếng nói) của Chú rể (Chúa Giêsu Kitô) và của Cô dâu (Hội Thánh Người).
10. Tiếng sáo sẽ không còn được nghe trong con điếm.
Ít người ngày nay biết rằng “kèn và đàn hạc là những nhạc cụ tiêu chuẩn cho âm nhạc phụng vụ trong thời đại Thánh Gioan, như đàn organ ngày nay ở phương Tây.”[18] Bằng cách bao gồm ba nhạc cụ chính của âm nhạc phụng vụ Công giáo trong suốt lịch sử, Thánh Gioan cảnh báo chúng ta rằng âm nhạc phụng vụ Công giáo truyền thống nói chung “sẽ chẳng bao giờ còn nghe” nữa ở con điếm. Và điều này không thành sự thật sao?
Chúng tôi đã chỉ ra rằng kể từ Vaticanô II, thánh ca Grêgôrianô, truyền thống âm nhạc tuyệt đẹp của chúng ta, đã bị thay thế bằng đủ mọi loại âm nhạc và nhạc cụ thế tục.
Tình hình hiện tại tệ đến mức ta có thể vào một Nhà thờ “Công giáo” hiện đại và nghe đủ mọi loại âm thanh từ trống đến ghita điện. Ta thậm chí còn có thể bước vào một trong những nhà thờ này và nghe được nhạc rock. Tuy nhiên, điều có lẽ đáng thất vọng nhất về tất cả những điều này là hầu hết mọi người không nhận ra rằng những nhà thờ “Công giáo” hiện đại này hoàn toàn không phải Công giáo, mà hoàn toàn thuộc về Con điếm thành Babylon.
11. Toàn thế giới đều say sưa với thứ rượu là sự gian dâm của con điếm.
Con điếm thành Babylon bị lên án nhiều lần vì tội gian dâm liên quan đến rượu. Tại sao? Như chúng tôi đã chỉ ra, đó là do sự thay đổi đối với phần rượu trong mô thức thánh hiến khiến Tân Thánh lễ vô hiệu!
Lý do con điếm bị lên án tội lạm dụng rượu là vì những thay đổi vô hiệu hóa đã được thực hiện đối với PHẦN RƯỢU LỄ của những lời dâng hiến trong Tân Thánh lễ. Để đọc một thảo luận đầy đủ, xin hãy xem phần trước đó về Tân Thánh lễ. Những thay đổi đối với phần rượu lễ của thánh hiến làm vô hiệu hoá cả hai chất thể. Giáo hội Vaticanô II thực sự đã “cho mọi nước uống thứ rượu là sự gian dâm cuồng loạn của nó.” (Khải huyền 14:8).
12. Con điếm say sưa với máu của các thánh và các chứng nhân.
Con điếm có thể nói là say máu các dân thánh ở nhiều cấp độ. Điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí là chủ nghĩa đại kết như nó được thực hành bởi giáo phái Vaticanô II. Trước Vaticanô II, đại kết dùng để chỉ nỗ lực tông toà hoán cải toàn thế giới sang đức tin Công Giáo. Ngày nay, nó đề cập đến nỗ lực tập hợp tất cả các tôn giáo lại với nhau như một tôn giáo mà không cần cải đạo, trong khi tôn trọng tất cả các tôn giáo về cơ bản là bình đẳng.
Đại kết đi ngược lại sự thật được Thiên Chúa mặc khải rằng thần phật của các tôn giáo không Công giáo là quỷ dữ (Thánh vịnh 95:5; 1 Cr. 10:20), và nó đặt Đức Kitô ngang hàng với Quỷ dữ. Xuyên suốt cuốn sách này, chúng tôi đã phơi bày giáo hội giả trá của giáo phái Vaticanô II. Giáo phái Vaticanô II coi các tôn giáo giả dối ít nhiều là tốt và đáng khen ngợi. Do đó, nó xúc phạm ký ức về các vị thánh và các chứng nhân mà xác thịt bị xé bởi móc sắt, cơ thể được cho sư tử ăn, và đầu bị chặt lìa đi vì họ từ chối thỏa hiệp đức tin chỉ một tí ti hay nói rằng “tất cả các tôn giáo đều tốt và ít nhiều đều đáng khen ngợi.” Nó cũng chế giễu tất cả sự hy sinh của tất cả các vị thánh đã từ bỏ cuộc sống của họ cho chức linh mục, cho đời sống tôn giáo, cho công việc truyền giáo. Tất cả đều không là cần thiết, theo giáo phái Vaticanô II.
Bởi vì Margaret Clitherow từ chối chấp nhận giáo phái Anh giáo và “Thánh lễ” của nó – mà thay vào đó mời các linh mục Công giáo vào nhà bà chống lại hình luật – bà đã chịu tử đạo bằng cách bị nghiền nát đến chết dưới một cánh cửa lớn chứa đầy quả nặng. Phong cách hành quyết này đau đớn đến mức nó được gọi là “hình phạt nghiêm khắc và khắc nghiệt.” Cô ấy phải chịu đựng tất cả vì cô ấy sẽ không chấp nhận Anh giáo. Tuy nhiên, giáo phái Vaticanô II dạy rằng người Anh giáo là những “Kitô hữu” anh em không cần được cải đạo, và những “giám mục” không hợp lệ trong phái ấy thực sự là giám mục thực sự của Giáo Hội Kitô giáo. Giáo phái Vaticanô II dạy rằng việc tuẫn giáo của bà là vô nghĩa. Do đó, nó say máu các vị thánh và các chứng nhân.
Có bao nhiêu chứng nhân, chẳng hạn như Thánh Thomas More, đã hy sinh mạng sống của họ vì một tín điều của đức tin Công giáo? Chủ nghĩa đại kết khiến những hành vi đổ máu của họ vô ích, vô dụng và vô nghĩa.
Đây là lý do tại sao Giáo Hội Vaticanô II được nói là say máu các chứng nhân và các dân thánh (Khải huyền 17:6; 18:24), và tất cả những người ủng hộ công tác phản Kitô này giờ đây do Biển Đức XVI đứng đầu cũng cùng nó say máu.
Điều cũng thú vị là Khải huyền đề cập rằng các chứng nhân đã khóc từ dưới bàn thờ.
Theo quy định, Thánh lễ Công Giáo phải được cử hành trên bàn thờ có chứa thánh tích! Do đó, thật hợp lý khi những thánh tử đạo, những chứng nhân, cuộc đời bị chế giễu bởi hoạt động đại kết và ủng hộ các tôn giáo giả dối của giáo phái Vaticanô II, đang kêu gào từ “dưới bàn thờ!” Họ đang kêu gào không chỉ hướng đến đại kết liên tôn giáo chế giễu cuộc đời họ, mà còn đến những ghê tởm phụng vụ xảy ra trực tiếp trên thánh tích họ trong Tân Thánh lễ. Điểm nổi bật này từ Kinh Thánh cũng nên cho người Tin Lành thấy rằng Giáo Hội Công Giáo là Hội thánh duy nhất chân thật.
Kết luận về Con điếm thành Babylon
Theo ý kiến của chúng tôi, rõ ràng giáo phái Vaticanô II là Con điếm thành Babylon được tiên tri trong Kinh Thánh. Và trái ngược với những gì những kẻ lạc giáo Tin Lành tin, việc sự bội giáo của Rôma khỏi đức tin Công giáo trong những ngày cuối được dự đoán trong Kinh Thánh chứng minh, thay vì bác bỏ tính chính danh của Giáo Hội Công Giáo. Vì thử thách của những ngày cuối sẽ là một con hoạn nạn tập trung vào việc lừa dối những tín hữu thực sự, và làm suy yếu Đức tin chân thật.
Cần lưu ý rằng “bốn mươi hai tháng” (Khải huyền 11:2), “một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” (Khải huyền 12:6), và “một thời, hai thời, và nửa thời” (Khải huyền 12:14) và 3 năm rưỡi được một số học giả coi là biểu tượng của bất kỳ quãng thời gian bức hại nào.
Bẫy là một thiết bị được sử dụng để bắt động vật. Nếu bẫy của những ngày cuối cùng liên quan đến một Giáo hội Công giáo giả được thành lập từ Rôma, và một cuộc xâm lược thiêng liêng vào thành phố thánh (Rôma), thì “con vật” mà quỷ dữ đang cố gắng bắt là Đức tin Công Giáo truyền thống. Đây là một bằng chứng khác cho thấy đức tin Công giáo là đạo thật.
Chúng tôi hy vọng rằng bằng chứng từ thánh kinh chống lại Giáo hội Vaticanô II này sẽ củng cố người Công Giáo trong cuộc đối kháng của họ chống lại nó. Những lời tiên tri trong Kinh Thánh xác định tình hình hiện tại của chúng ta cũng cho phép người Công giáo hiểu rõ hơn về cách Thiên Chúa nhìn sự phát triển và các sự kiện của hơn 50 năm qua.
Nhưng trên hết, Khải huyền tiết lộ cách kháng cự sai lầm đối với cuộc bội giáo này, ngay cả trong số những người được gọi là truyền thống, những người ủng hộ một lập trường gắn kết với Giáo hội đàng điếm, yêu cầu họ vẫn hợp nhất với các nguỵ giáo hoàng và giáo phái Vaticanô II. Thật là một tuyên bố sai lầm “Chúng tôi chống cự các anh” đặt họ ngay trong lòng con điếm. Bằng lời nói của chính họ, họ vẫn cố chấp liên kết với “mẹ đẻ ra các gái điếm.” Họ vẫn nhầm lẫn con điếm khét tiếng với Cô dâu vô nhiễm của Đức Kitô. Họ làm ô uế sức kháng cự thuần khiết với con điếm bằng cách tự gắn họ vào giữa sự thống trị ghê tởm của nó.
Nếu họ không hoàn toàn tách rời con điếm khét tiếng, những người này sẽ mất linh hồn trong ngọn lửa vĩnh cửu vì đã phạm thánh Giáo Hội của Chúa Kitô Vua, Đấng không giao hảo với công việc của bóng tối, không liên can với kẻ vô tín, và không hoà hợp với người đàn bà bất chính nào. Mặc dù phần lớn thế gian đã bị nhấn chìm bởi con đại điếm, cô dâu vô nhiễm của Chúa chúng ta vẫn tồn tại trong tất cả sự tinh khiết của bà, mặc dù bà đã bị giảm xuống chỉ còn một tàn dư và phải hoạt động ngầm. Người phụ nữ này, Giáo Hội Công Giáo còn sót lại trong những ngày cuối, được mô tả trong chương 12 của Khải huyền sau hiển hiện của người Phụ Nữ mình khoác mặt trời, Đức Mẹ Fatima.
Nếu ta còn chưa tham gia, ta phải gia nhập Giáo Hội Công Giáo chỉ còn là tàn dư này trong sa mạc. Ta phải giữ vững “đức tin đã được truyền lại cho dân thánh” (Giuđa 1:3), và đến gần Thiên Chúa hơn bằng cách lãnh nhận các Bí tích chân thật, và thực hành sùng kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm Đức Maria và tràng mân côi.
Chú thích cuối Chương 44:
[1] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 4 (1939-1958), tr. 327.
[2] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book Co., Thirtieth Edition, 1957, no. 945.
[3] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 28.
[4] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 206.
[5] Denzinger 468.
[6] Denzinger 468.
[7] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 403.
[8] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 318.
[9] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 50.
[10] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 403.
[11] Denzinger 698.
[12] www.georgetown.edu
[13] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[14] Denzinger 89.
[15] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 133.
[16] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 55.
[17] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 54.
[18] Scott Hahn, The Lamb's Supper, Doubleday, 1999, tr. 120.
[19] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 279.
[20] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 304.
[21] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 230.
[22] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 392.
Bài Viết Liên Quan