^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Khải Huyền 18:2 được thành toàn
Vào ngày 8 tháng 12 năm 2015, ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Vatican đã tổ chức một màn triển lãm ánh sáng fiat lux chưa từng có. Đây là một sự kiện tuyên truyền trị giá hàng triệu đô la cho hiện tượng Biến đổi khí hậu. Nó xảy ra với sự chấp thuận của Nguỵ giáo hoàng Phanxicô. Trong màn trình diễn ánh sáng kỳ quặc này, hình ảnh của Trái đất, hình ảnh về cơ bản của mọi loại chim thú, những biểu tượng liên quan đến phong trào Thời đại Mới và các biểu tượng liên quan đến các tà thần ngoại giáo, đã được chiếu lên mặt tiền của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Ngay cả nhiều thành viên của Giáo hội Đối lập Vaticanô II cũng cảm thấy phẫn nộ bởi sự kiện này, gọi nó một cách đúng đắn là một trò phạm thánh và cực kỳ lố bịch, và nhiều điều khác. Điều này là phạm thánh vì họ hành xử một cách bất kính với nơi được dành riêng cho Thiên Chúa. Trước khi cuộc cách mạng Vaticanô II xảy ra, Vương cung thánh đường Thánh Phêrô là nhà thờ Công giáo quan trọng nhất trên thế giới và là nhà của các giáo hoàng thực sự.
Một độc giả của chúng tôi tên Mike, người đã xem video cũng như các ảnh chụp sự kiện, đã gửi cho chúng tôi một email thú vị. Anh ta liệt kê tên của một số loài vật có trong màn trình diễn ánh sáng, và anh lưu ý rằng nhiều loài trong số chúng được xem là ô uế trong Cựu Ước. Anh ấy cũng đồng ý với chúng tôi rằng Con điếm thành Babylon được tiên tri trong Khải Huyền là Giáo hội Đối lập ngày mạt thế (nghĩa là Giáo phái Vaticanô II), được dẫn dắt từ thành Vatican và Rôma trong những ngày sau hết.
Như tài liệu của chúng tôi giải thích cách chi tiết, Con điếm thành Babylon không phải là Giáo hội Công giáo. Thay vào đó, nó đề cập đến sự chối đạo của thành phố Rôma khỏi đức tin Công giáo. Con điếm thành Babylon mô tả Giáo hội Đối lập trên toàn thế giới đang tuân theo Rôma và đi vào lạc giáo trong những ngày sau hết, sau khi Rôma đã rời khỏi đức tin Công giáo thực sự và bị chiếm hữu bởi những nguỵ giáo hoàng lạc giáo, thành toàn các lời tiên tri. Giáo hội Đối lập này, không phải là Công giáo, hiện đang hoạt động dưới sự lãnh đạo của Nguỵ giáo hoàng Phanxicô.
Độc giả nói trên đặt câu hỏi liệu màn trình diễn ánh sáng này, trong đó có hình ảnh những động vật ô uế chiếu lên Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, có kết nối với những gì được viết trong Khải Huyền 18:2 về Con điếm thành Babylon.
Vì vậy, câu hỏi là: chúng tôi có tin rằng có một sự kết nối giữa màn trình diễn ánh sáng fiat lux vừa diễn ra, và những gì được viết trong Khải Huyền 18:2 về Con điếm thành Babylon, câu trả lời của chúng tôi là: không nghi ngờ gì. Chúng tôi tin rằng Khải Huyền 18:2 trên thực tế đang mô tả màn trình diễn ánh sáng (và những gì điều đó đại diện trong bức tranh lớn hơn). Trước khi chúng ta tiến hành phân tích, cần lưu ý rằng có một dị bản trong Khải Huyền 18:2. Một số bản thảo tiếng Hy Lạp không bao gồm cụm từ: καὶ φυλακὴ παντὸς θηρίουἀκαθάρτου, mà có thể được dịch là: và hang ổ của mọi loài thú ô uế. Tuy nhiên, nhiều bản thảo tiếng Hy Lạp có chứa cụm từ ấy. Đó là lý do tại sao một số phiên bản Kinh Thánh bao gồm cụm từ “và hang ổ của mọi loài thú ô uế” (hoặc một vế tương tự) cho câu này, và một số thì không. Nhưng ngay cả khi ta sử dụng phiên bản ngắn hơn, việc đề cập đến Babylon đã sụp đổ và đã trở thành hang ổ của mọi tà thần ô uế, hang ổ của mọi thứ chim chóc ô uế sẽ làm cho mối liên hệ giữa màn trình diễn ánh sáng vừa diễn ra ở Vatican và những gì được mô tả trong Khải Huyền 18:2 trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, tôi tin rằng các bản thảo có chứa καὶ φυλακὴ παντὸς θηρίου ἀκαθάρτου (nghĩa là, và hang ổ của mọi loài thú ô uế) phản ánh bản nguyên gốc.
Sự thiếu sót của cụm từ này khỏi một số bản thảo dễ dàng được giải thích bởi thực tế là Khải Huyền 18:2 chứa các yếu tố lặp đi lặp lại, chẳng hạn như καὶ φυλακὴ παντὸς, καὶ φυλακὴ παντὸς. Rất có khả năng rằng một hoặc nhiều người sao chép Kinh Thánh vô tình bỏ xót vế cuối cùng trong loạt các cụm từ. Những sai lầm như vậy là cách một số dị bản phát sinh. Nhiều học giả tin rằng những bản thảo chứa “và hang ổ của mọi loài thú ô uế” là bản chính xác nguyên thuỷ. Và sau khi bạn nhìn kỹ vào những gì vừa xảy ra ở Vatican, khá hiển nhiên rằng những bản thảo bao gồm καὶφυλακὴ παντὸς θηρίου ἀκαθάρτου (nghĩa là, “và hang ổ của mọi loài thú ô uế”) chứa những gì Thánh Gioan đã viết trong câu này.
Đây là một chi tiết khác cực kỳ thú vị. Từ đôi khi được dịch là “hang ổ” trong câu này, như thành Babylon đã trở hang ổ của mọi tà thần ô uế, hang ổ của mọi thứ chim chóc ô uế, và hang ổ của mọi loài thú ô uế là từ Hy Lạp φυλακὴ (phulake). Trong nhiều trường hợp, φυλακὴ (phulake) (trong các dạng từ khác nhau của nó) có nghĩa là tù giam. Ví dụ, hãy xem Máccô 6:17 và Mátthêu 18:30, bên cạnh nhiều câu khác.
Vì vậy, những gì Thánh Gioan thực sự đã viết là vị Thiên Thần lên tiếng hô mạnh mẽ: “Sụp đổ rồi, sụp đổ rồi, thành Babylon vĩ đại! Nó đã nên sào huyệt của ma quỷ, hang ổ của mọi tà thần ô uế, hang ổ của mọi thứ chim chóc ô uế, hang ổ của mọi loài thú ô uế và đáng ghét.”
Và khi bạn nhìn vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và các trụ cột ở mặt trước, cấu trúc trông giống như một nhà tù lớn với các thanh chắn; Và rồi khi những hình ảnh của các loài vật và chim được chiếu lên Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, cảnh tượng trông giống như những con vật đang sống trong một nhà tù hoặc lồng lớn. Không còn nghi ngờ gì nữa, Khải Huyền 18:2 đang mô tả sự kiện này. Màn trình diễn ánh sáng là một sự thành toàn chính xác về những gì được viết trong Khải Huyền 18:2. Những gì được viết trong Khải Huyền 18:2 chính xác là cách màn trình diễn ánh sáng sẽ xuất hiện với một thiên thần hoặc với một người nào đó đến từ một thời đại khác nhận được thị kiến về sự kiện này. Ngoài ra, một số người dịch φυλακὴ (phulake) trong câu này là lồng. Vì vậy, Babylon đã sụp đổ và trở thành lồng của mọi thứ chim chóc ô uế, và lồng của mọi loài thú ô uế. Nghe quen chứ? Vâng, bởi vì nó chỉ vừa xảy ra.
Trong một số bức ảnh trên, thậm chí những con chim và loài vật trông có vẻ như đang ở sau thanh chắn và cố gắng thoát ra ngoài. Khải Huyền 18:2 mô tả màn trình diễn ánh sáng này bởi vì đây là một sự kiện mang tính đặc trưng, đồng thời cũng là một mô hình thu nhỏ cho những gì đã xảy ra ở Babylon. Chúng ta biết được từ 1 Phêrô 5:13, và nhiều ghi chép khác, rằng Babylon là một tên mã cho Rôma trong Tân Ước.
Thánh Phêrô đã viết từ Rôma nhưng ông gọi nó là Babylon. Babylon/Rôma đã rời khỏi đức tin Công giáo. Nó đã trở thành nơi cư trú của mọi thứ ô uế, của mọi thứ xấu xa, của mọi thứ thế tục, khai phóng, lạc giáo và phạm thánh. Nó đã chấp nhận các tôn giáo giả dối, tội thờ ngẫu tượng, ngoại giáo, thế gian và những lời nói dối của chúng.
Cũng cần lưu ý rằng các loài động vật được gọi là ô uế vì ta bị cấm ăn chúng theo luật Cựu Ước. Những luật này đã không còn hiệu lực. Hơn nữa, một số loài thú cũng được mô tả là đáng ghét trong câu này bởi vì, theo lề luật trong Cựu Ước, việc tiêu thụ chúng được xem là đáng ghét hoặc đáng nhờn tởm với Thiên Chúa. Thuật ngữ đáng ghét cũng có thể đề cập đến thực tế là một số loài thú trong màn trình diễn là thú ăn thịt hay nguy hiểm, đặc biệt là vào thời điểm Thánh Gioan viết sách Khải Huyền. Điều đó không có nghĩa là ta nên ghét động vật.
Việc Đền thờ Thánh Phêrô đã trở thành hang ổ của mọi loài chim và thú ô uế cũng tượng trưng cho sự thật là Thành Vatican đã trở thành nhà của các ngẫu tượng. Trong Cựu Ước, các ngẫu tượng được mô tả là ô uế. Do đó, những con vật ô uế chiếu lên Đền thờ Thánh Phêrô tượng trưng cho việc chấp nhận tội thờ ngẫu tượng của Rôma trong những ngày sau hết. Kể từ thờ điểm rời khỏi đức tin Công giáo, Rôma thực sự đã trở thành nhà của tội thờ ngẫu tượng. Giáo phái Vaticanô II và các Nguỵ giáo hoàng Vaticanô II thực hành và tán thành việc thờ ngẫu tượng và các tôn giáo giả dối theo nhiều cách.
Điều thú vị là một trong những người có tác phẩm nghệ thuật và thiết kế được đưa vào màn trình diễn ánh sáng là Andrew Jones. Jones nói rằng “các linh hồn” đã tích cực tham gia vào công việc của ông ta, và việc sử dụng thuốc ảo giác hỗ trợ ông trong các thiết kế của bản thân. Đó là một ví dụ khác về cách thành Vatican, dưới sự thống trị của Con điếm khét tiếng, là nhà của mọi tà thần ô uế. Giáo hội Đối lập Vaticanô II trình diễn công trình của những kẻ hiệp thông với ma quỷ.
Cũng khá thú vị là Khải Huyền 18:2 đề cập đến mọi loài chim ô uế trước khi đề cập đến mọi loài thú ô uế. Vì vậy, theo thứ tự trong câu trên, chúng ta đọc một tham chiếu về các loài chim và rồi đến các loài thú. Và trong chính màn trình diễn ánh sáng, chúng ta đã thấy điều tương tự. Một trong những loài vật đầu tiên được hiển thị là hình ảnh của nhiều loài chim đang bay. Thực tế, như âm thanh cho thấy, những loài vật đầu tiên được hiển thị là những con hải âu đang bay. Hải âu được xác định là một loài chim ô uế trong sách Lêvi chương 11.
Sau đó, chương trình chuyển sang trưng bày đủ loại thú vật, cùng với nhiều loài chim. Vì Khải huyền 18:2 đang mô tả màn trình diễn ánh sáng, thật có ý nghĩa rằng Khải huyền sẽ trình bày những gì đã xảy ra theo thứ tự thích hợp.
Những sự thật này là một xác nhận chấn động khác rằng những gì được đề cập trong các video của chúng tôi về Con thú ngày mạt thế và Con điếm thành Babylon là chính xác. Mọi người nên chú ý đến những gì chúng tôi đang nó. Giáo phái Vaticanô II không phải là Giáo hội Công giáo, và ta sẽ không được cứu độ nếu tuân theo nó. Những giáo hoàng Vaticanô II không phải là những giáo hoàng thực sự. Họ là những nguỵ giáo hoàng lạc giáo, những người lãnh đạo một Giáo hội Đối lập. Ngay lúc này Satan đang sử dụng nhiều người trong một nỗ lực cuối cùng để giữ cho mọi người tuân theo, hoặc công nhận ra dưới một hình thức nào đó, Con điếm thành Babylon, Giáo hội Vaticanô II giả mạo và những nguỵ giáo hoàng. Đừng để bị lừa dối bởi họ.
Thật vậy, sự thành toàn chấn động này của Khải Huyền 18:2 có nghĩa là Kinh Thánh, trong việc xác định rõ ràng và lên án Con điếm Thành Babylon, chỉ đến những gì đang xảy ra tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong những ngày sau hết. Hãy xem xét những gì điều này chỉ ra về những Nguỵ giáo hoàng hậu Vaticanô II.
Điều này chứng tỏ rằng người hiện đang ở trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào thời điểm Khải Huyền 18:2 được thành toàn không phải là một giáo hoàng thực sự.
Đó là bởi vì trong chính bối cảnh này, trong Khải Huyền 18:4, một tiếng nói khác từ Thiên Đàng nói với những ai tuân theo thành Babylon, “Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi thành ấy đi, để khỏi thông đồng với những tội lỗi của nó...” Kinh Thánh bảo mọi người hãy từ chối Rôma trong những ngày sau hết, Con điếm thành Babylon, và đi ra khỏi cấu trúc Giáo hội giả mà nó đang lãnh đạo. Nếu người đang lãnh đạo từ Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào thời điểm lời tiên tri này được thành toàn là một giáo hoàng thực sự, lời Chúa sẽ không bao giờ nói: hãy ra khỏi thành ấy đi; vì một người Công giáo phải thừa nhận và duy trì hiệp thông với một Đức Giám mục Rôma thực sự, một giáo hoàng thực sự, và tổ chức mà ông ta lãnh đạo.
Do đó, đây là một xác nhận nổi bật khác rằng những nguỵ giáo hoàng Vaticanô II không phải là những giáo hoàng thực sự, mà là những kẻ lạc giáo phải bị từ chối cùng với tôn giáo mới của chúng.
Vì vậy, tất cả những ai giữ lập trường sai lầm rằng Phanxicô và những nguỵ giáo hoàng Vaticanô II là những giáo hoàng thực sự sẽ phải nói rằng màn trình diễn ánh sáng trên không phải là thành toàn cho Khải Huyền 18:2. Nhưng hãy nhìn vào những bằng chứng mà chúng tôi đã đề cập. Đây rõ ràng là sự thành toàn.
Việc những lời tiên tri này được thành toàn rõ ràng tại Rôma chứng minh rằng Giáo hội Công giáo là Hội Thánh duy nhất chân thật của Chúa Giêsu Kitô. Sự lừa dối vĩ đại tập trung vào việc lừa dối những người tuyên xưng là Công giáo và những lời tiên tri về sự sụp đổ của Rôma và tội gian dâm liên quan đến sự sụp đổ của thành phố Rôma khỏi đức tin Công giáo truyền thống trong những ngày sau hết. Đó là bởi vì đức tin Công giáo truyền thống là đức tin duy nhất chân thật của Chúa Giêsu Kitô, bên ngoài không có ơn cứu độ.
Thật vậy, hãy xem xét sự kết nối tuyệt vời giữa thành toàn lời tiên tri trong Khải Huyền 18:2 và sự xác định được linh hứng của Babylon trong Tân Ước trong 1 Phêrô 5:13.
Tôi đã đề cập về 1 Phêrô 5:13 trước đó. 1 Phêô 5:13 là nơi duy nhất trong Tân Ước, ngoài Khải Huyền, mà vị trí hoặc địa điểm có nghĩa là Babylon trong Tân Ước được xác định. Và lời Chúa xác định xác định Babylon trong Tân Ước như thế nào? Nó không chỉ xác định nơi đó là Rôma, mà cụ thể hơn là nơi đặc biệt ở Rôma nơi Thánh Phêrô toạ lạc; bởi vì địa điểm chính xác nơi Thánh Phêrô tọa lạc ở Rôma là nơi ông gọi là Babylon. Thật ấn tượng phải không, khi lời tiên tri đầy linh hứng của Khải Huyền 18:2, về cách Babylon Tân Ước đã sụp đổ và trở thành hang ổ của mọi loài chim và thú ô uế được thành toàn, nó không chỉ được thành toàn tại Rôma, mà cụ thể hơn, tại chính địa điểm ở Rôma nơi Thánh Phêrô toạ lạc: đó là Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Vì Vương cung thánh đường Thánh Phêrô không chỉ đại diện cho Thánh Phêrô, nó còn được xây dựng trên chính nơi Thánh Phêrô được chôn cất. Sự tương ứng quả thật cực kỳ ấn tượng và đầy linh hứng hứng.
1 Phêrô 5:13 xác định và định nghĩa Babylon trong Tân Ước là địa điểm chính xác tại Roma nơi Thánh Phêrô tọa lạc, và rồi trong những ngày sau hết, chúng ta thấy những lời tiên tri về sự sụp đổ của Babylon được thành toàn một cách tuyệt vời với màu sắc và hình ảnh sống động. Ở nơi đâu? Ở vị trí chính xác tại Rôma, nơi Thánh Phêrô tọa lạc.
Bài Viết Liên Quan