^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Mátthêu 18 cũng chứng minh rằng Thánh Phêrô là giáo hoàng đầu tiên
Khi Mátthêu 16:19 được xem xét cùng với Mátthêu 18:18, ta tìm thấy thêm bằng chứng cho việc Thánh Phêrô, vị Giáo hoàng đầu tiên, được thẩm quyền trên tất cả các Tông đồ và toàn thể Giáo hội.
Cùng một từ “chọn” được sử dụng cho vua Đavít trong Cựu ước và Thánh Phêrô trong Tân ước:
1 Sử biên niên 28:4: “Đức Chúa là Thiên Chúa của Israel đã chọn [ἐξελέξατο] ta trong cả nhà cha ta mà cho ta làm vua trên Israel mãi mãi.”
Công vụ 15:7: “Một cuộc tranh luận kịch liệt diễn ra, thì Phêrô đã đứng dậy và nói với họ: “Này anh em, anh đã từng biết là những ngày xưa kia, ngay giữa anh em. Thiên Chúa đã chọn [ἐξελέξατο] tôi, để dân ngoại được nghe Tin Mừng, do miệng tôi, và được tin.”
Mátthêu chương 16 là một bằng chứng mạnh mẽ cho Chức giáo hoàng.
Ở đó, Chúa Kitô hứa sẽ ban cho Thánh Phêrô, vị Giáo hoàng đầu tiên, chìa khóa nước Trời và nói: và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời', v.v. Nhưng người Chính thống giáo thường nói: ‘Hãy xem Mátthêu 18:18, nơi Chúa Kitô nói cùng một điều với tất cả các Tông đồ.’
Thật sự, về bản chất, đây chính xác là những gì Chúa Giêsu đã nói, như ta sẽ thấy.
Đề cập đến tất cả các Tông đồ, Mátthêu 18:18 viết:
Nhưng thay vì mâu thuẫn với Chức giáo hoàng, câu văn này thực sự làm sáng tỏ thêm quan điểm Công giáo và bác bỏ quan điểm Chính thống giáo. Đây là lý do: Thiên Chúa không đề cập đến chìa khóa trong Mátthêu 18:18. Các chìa khóa chỉ được hứa trao cho Thánh Phêrô, như chúng ta đọc trong Mátthêu 16.
Trong Mátthêu 16 chúng ta cũng học được rằng mọi người cầm buộc và tháo cởi với các chìa khóa. Hãy để tôi lặp lại điều đó: Mọi người cầm buộc và tháo cởi với các chìa khóa. “Ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa Nước Trời, và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời…”
Chỉ có Thánh Phêrô được ban cho công cụ mà một người có thể cầm buộc hoặc tháo cởi. Vì vậy, trong khi tất cả các Tông đồ được ban cho thẩm quyền để cầm buộc và tháo cởi (như ta đọc trong Mátthêu 18:18), họ sẽ dùng điều gìhoặc thứ gì để cầm buộc và tháo cởi? Tất nhiên họ cần phải dùng chìa khóa!
Nhưng chỉ có Thánh Phêrô được ban chúng (Mátthêu 16). Chi tiết ấy cho ta biết rằng thẩm quyền mà tất cả các Tông đồ sở hữu tùy thuộc vào việc Thánh Phêrô phân phối hoặc hạn chế các chìa khóa. Vì ông được trao chìa khóa mà từ đó những người khác có thể hành động với thẩm quyền, ông có thể phân phát chìa khóa cho một số người nhất định hoặc tước đi chúng. Vì họ cần chìa khóa để hành động và ông là người sở hữu chúng, quyền lực của họ phụ thuộc vào ông.
Vì vậy, trái ngược với những gì người Chính thống giáo nghĩ, việc xem xét cẩn thận hai đoạn văn này cùng nhau chứng minh thêm cho Chức Giáo hoàng: giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô mà họ đang đối nghịch.
Chúng ta thấy một mâu thuẫn khác trong quan điểm của Chính thống giáo, bởi vì họ sẵn sàng thừa nhận rằng Tòa Thánh Rôma sở hữu quyền tối thượng mặt danh dự (primacy of honor) dựa trên các văn bản như Mátthêu 16, Gioan21, v.v. Nhưng không phải là quyền tối thượng mặt thẩm quyền thực sự, họ nói.
Nhưng điều đó rõ ràng là vô nghĩa, bởi vì những bản văn trên đề cập đến thẩm quyền như chúng ta vừa thấy. Các thuật ngữ cầm buộc, tháo cởi, chăm sóc đàn chiên,… liên quan đến thẩm quyền.
Vì vậy, nếu những bản văn đó dạy bất kỳ quyền tối thượng nào cho người kế vị Thánh Phêrô ở Rôma (mà họ thừa nhận), thì đó sẽ là, và vẫn là, quyền tối thượng mặt thẩm quyền – chứ không chỉ đơn thuần là mặt danh dự.