^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Orientalium Ecclesiarum – Sắc lệnh về các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương
Sắc lệnh Orientalium ecclesiarum đề cập về các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Nó cũng đề cập đến các giáo phái ly khai phương đông, thường gọi là Giáo Hội “Chính thống” phi Công Giáo. Khi đề cập đến Giáo Hội tự nhận là “Chính thống” trong #27 của sắc lệnh này, Vaticanô II cho ta thấy một trong những lạc giáo đặc sắc nhất của nó.
Trong 20 thế kỷ, Giáo Hội Công Giáo luôn dạy rằng kẻ lạc giáo không thể lãnh nhận các bí tích. Giáo huấn này bắt nguồn từ tín điều rằng bên ngoài Giáo Hội Công Giáo không có ơn tha tội, minh định bởi Giáo Hoàng Bônifaciô VIII. Nó cũng bắt nguồn từ tín điều rằng các bí tích chỉ giúp ích cho ơn cứu rỗi những ai bên trong Giáo Hội Công Giáo, như minh định bởi Giáo Hoàng Êugêniô IV.
Giáo Hoàng Bônifaciô VIII, Unam Sanctam, ngày 18 tháng 11 năm 1302:
“Với Đức tin thúc giục chúng ta buộc phải tin và giữ vững Giáo Hội duy nhất, thánh thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền, và chúng ta tin chắc và chỉ đơn giản tuyên xưng một Hội Thánh mà bên ngoài mà không có ơn cứu độ hay ơn tha tội, Hiền Thê mà trong Diễm ca tuyên bố: ‘Bồ câu của tôi là duy nhất, thật mười phân vẹn mười.’”[2]
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Cantate Domino,” 1441, ex cathedra:
“Giáo Hội La Mã Thánh thiện tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo rằng tất cả những ai bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, không chỉ dân ngoại mà kể cả dân Do thái hay lạc giáo đồ và ly giáo đồ, đều không thể hưởng ơn hằng sống mà phải vào ngọn lửa vĩnh cửu vốn dành cho quỷ dữ và thiên thần của hắn ta, trừ phi họ gia nhập Hội Thánh trước lúc lâm chung; rằng sự thống nhất của thân thể Giáo Hội quan trọng đến mức chỉ những ai bền vững ở bên trong thi hành các bí tích đóng góp vào ơn cứu rỗi, chay tịnh, bố thí và các việc thể hiện sự thành kính, việc quân Kitô giáo mới sản sinh phần thưởng vĩnh hằng; rằng không ai được cứu độ, vô luận lượng tài sản làm thiện nguyện, hay kể cả đổ máu vì danh Đức Kitô, trừ khi người ấy được bảo toàn giữa lòng và sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo.”[3]
Chỉ những ai ở bên trong Hội Thánh thi hành các bí tích của Giáo Hội mới đóng góp vào ơn cứu rỗi. Đây là một tín điều! Nhưng tín điều này bị khước từ bởi giáo huấn đáng phẫn nộ của Vaticanô II rằng việc ban Thánh Thể cho những người không trong Giáo Hội Công Giáo là hợp lệ. Giáo Hoàng xuyên suốt các thời đại đã tuyên bố rằng người ngoài Công Giáo rước Thánh Thể bên ngoài Giáo Hội Công Giáo phải chịu sự nguyền rủa lên chính họ.
Giáo Hoàng Piô VIII, Traditi Humilitati (#4), ngày 24 tháng 5 năm 1829:
“Thánh Giêrôm từng nói về điều này như sau: ai ăn Thịt Chiên bên ngoài ngôi nhà này đều sẽ chịu diệt vong như những ai không cùng Nôê trong con tàu.”[4]
Giáo Hoàng Grêgôriô XVI, Commissum divinitus (#11), ngày 17 tháng 5 năm 1835:
“... bất kỳ ai dám tách rời khỏi sự hợp nhất của Phêrô nên hiểu rằng hắn ta không có phần trong mầu nhiệm thiêng liêng... ’Bất kỳ ai ăn Thịt Chiên bên ngoài ngôi nhà đều là phạm thánh.’”[5]
Giáo Hoàng Piô IX, Amantissimus (#3), ngày 8 tháng 4 năm 1862:
“... bất cứ ai ăn Thịt Chiên và không phải là một thành viên của Giáo Hội, đã phạm thánh.”[6]
Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI lặp đi lặp lại và mở rộng lạc thuyết của Vaticanô II này nhiều lần. Trong trường hợp của Gioan Phaolô II, nó được trực tiếp dạy trong Bộ Giáo luật Mới của ông (Giáo luật 844.3-4), trong Hướng dẫn về việc Áp dụng các Nguyên tắc và Chuẩn mực của Đại kết (# 122-125) và trong Giáo lý Mới (#1401). Ông cũng đã đề cập nhiều lần đến lạc giáo này trong các bài phát biểu của bản thân.
Ba điều nổi bật trong đoạn văn này: 1) Gioan Phaolô II kêu gọi cùng chia sẻ các các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể; 2) ông cố gắng biện minh cho điều này dưới lý do “lợi ích thiêng liêng của linh hồn,” tức ông trực tiếp phủ nhận minh định của Đức Êugêniô IV về việc lãnh nhận các bí tích bên ngoài Giáo Hội không mang lại lợi ích cho sự cứu rỗi; 3) Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta không bao giờ quên “hàm ý giáo hội học” trong việc chia sẻ các bí tích - mà ngụ ý là những kẻ lạc giáo và ly giáo cùng với người mà họ đang chia sẻ các bí tích cũng trong cùng một Giáo Hội của Chúa Kitô! Độc giả có nhận thấy lạc giáo này nghĩa là gì không? Nó có nghĩa Giáo Hội Vaticanô II, bây giờ đứng đầu là Biển Đức XVI, tự nhận nó trong cùng một Giáo Hội của Chúa Kitô với những kẻ nó ban Mình Thánh, tức Tin Lành và Ly Giáo Đông Phương!
Bên cạnh giáo huấn tồi tệ về việc ban bí tích cho người ngoại giáo, văn kiện Vaticanô II Orientalium ecclesiarum còn lan toả lạc thuyết thờ ơ tôn giáo rộng hơn: ý tưởng Thiên Chúa chấp thuận tất cả các giáo phái lạc giáo.
Trái ngược lạc giáo của Vaticanô II, Chúa Thánh Thần không tuôn trào lên thành viên của bất kỳ giáo phái nào.
Giáo Hoàng Lêô XII, Ubi Primum (#14), ngày 5 tháng 5, 1824:
“Không thể nào Đức Chúa cực chân thật, bản thân là Sự Thật, Đấng An Bài tốt lành nhất, thông thái nhất, người Ban Thưởng cho kẻ tốt, chấp thuận tất cả các giáo phái tuyên xưng các giáo thuyết sai lạc mà thường không thống nhất và tự mâu thuẫn lẫn nhau, và ban thưởng ơn hằng sống cho các giáo đồ đó … bởi niềm tin thiêng liêng chúng ta khẳng định một Chúa, một đức tin, một phép thanh tẩy… Bởi thế chúng ta tuyên xưng không có ơn cứu rỗi bên ngoài Giáo Hội.”[9]
Giáo Hoàng Thánh Cêlextinô I, Công đồng Êphêxô, 431:
“... hãy nhớ rằng tín đồ của tất cả lạc giáo trích đoạn khỏi Thần hứng Kinh Thánh ra những sai lầm của họ, và rằng tất cả những kẻ theo lạc giáo làm hỏng ý nghĩa thực sự của Đức Thánh Linh với tâm trí tà ác và rước lên đầu ngọn lửa muôn đời không tàn.”[10]
Cuối cùng, hoạt động trên nguyên tắc rằng tất cả các giáo phái lạc giáo đều thiện lành như Giáo Hội Công Giáo, và Chúa Thánh Thần chấp nhận tất cả các giáo phái lạc giáo, Orientalium ecclesiarum kêu gọi tín hữu Công Giáo chia sẻ nhà thờ của họ với lạc giáo đồ và ly giáo đồ.
Trở về Cuộc Cách mạng Vaticanô II (1962-1965).
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 907.
[2] Denzinger 468.
[3] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 578; Denzinger 714.
[4] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 222.
[5] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 256.
[6] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 364.
[7] The Encyclicals of John Paul II, tr. 950.
[8] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 907.
[9] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 201.
[10] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 74.
[11] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 907.
Bài Viết Liên Quan