^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Sự khác biệt về tính thiết yếu của phép rửa tội (Gioan 3:5) và Thánh thể (Gioan 6:53)
Một linh mục truyền thống giả gần đây đã cáo buộc chúng tôi là theo thuyết duy tân trắn trợn vì chúng tôi chỉ ra một sự khác biệt trong từ ngữ và trong việc áp dụng sau cùng những tuyên bố của Chúa Giêsu trong Gioan 6, liên quan đến việc cần thiết phải nhận Thánh Thể để cứu độ, và Gioan 3:5 liên quan đến việc cần thiết phải nhận Bí tích Rửa tội để được cứu độ. Chúng tôi sẽ trích dẫn những gì ông ta nói và sau đó bác bỏ nó.
L.m. William Jenkins (SSPV) cho biết: “... khi bạn đề cập đến điều này, tôi nghĩ đến các tu huynh nhà Dimond, những người giống như những kẻ duy tân thuần túy về mặt đó. Bởi vì khi họ nói về việc chối bỏ phép rửa bằng ước muốn và phép rửa bằng máu, và bạn chỉ ra cho họ, vâng, Thiên Chúa cũng nói nếu các ngươi không ăn thịt của Con Người và uống máu của Người, các ngươi không có sự sống nơi mình. Điều đó nghe có vẻ rất tuyệt đối. Nhưng họ không tuyên bố rằng bạn phải nhận Mình Thánh để cứu linh hồn mình, họ chỉ nói rằng bạn phải được rửa tội. Và cách họ vượt qua điều đó là làm chính xác những gì những người theo thuyết duy tân làm. Họ nói: khi Chúa Giêsu nói điều này, Người phán: “Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Người, thì các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi”, Thiên Chúa chỉ đang nói với những người đang ở trước mặt Người vào lúc đó, những ai có thể nghe thấy Người tại giáo đường ở Capharnam, nhưng Người không đề cập đến tất cả những kẻ khác sẽ đến sau đó. Vì vậy, chỉ có những người tại nơi này phải nhận Thánh Thể để được cứu, nhưng sau đó không ai cần phải rước lễ để được cứu độ. Và đó thực sự là một ví dụ trắng trợn về phương pháp duy tân, giới hạn lời Chúa chỉ cho những người đã ở đó vào thời điểm đó và sống trong những hoàn cảnh đó. Tất cả đều được kết nối về mặt văn hóa và giới hạn trong văn hóa địa phương thời đó”. (ngày 25, tháng 12, 2019)
Không có gì ngạc nhiên khi ông ta phạm sai lầm và trình bày sai quan điểm của chúng tôi một cách trắng trợn. Những người và nhóm khác không thể bác bỏ những gì chúng tôi nói. Do đó, nếu họ không cố gắng phớt lờ chúng tôi hoặc trực tiếp nói dối về chúng tôi, điều này xảy ra rất nhiều, cách phổ biến nhất họ cố gắng giải quyết vấn để là dựng lên một người rơm. Đó là, họ sẽ giả vờ như thể họ đã trả lời những gì chúng tôi nói trong khi thực tế là họ đang sửa đổi một chút hoặc sửa rất đáng kể những gì chúng tôi trình bày, và sau đó tấn công người rơm mà họ đã xây dựng. Vì vậy, nếu bạn nghe bất kỳ ai cố gắng đề cập đến tài liệu của chúng tôi, ngay cả khi họ hành động như thể họ quen thuộc với chúng, đừng nhất thiết phải tin họ trừ khi họ trích dẫn chúng tôi trực tiếp và đặt trong ngữ cảnh; vì nhiều người thường sử dụng người rơm và xuyên tạc những gì chúng tôi nói.
Đó là những gì đã xảy ra ở đây, nhưng trước tiên chúng ta hãy nhìn vào các câu kinh thánh. Trong sách Gioan câu 6:53 (Gioan 6:54 trong một số phiên bản), Người nói.
Với tất cả những người Tin lành ngoài kia, sách Gioan chương 6 là bằng chứng về sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Thể, như Giáo hội Kitô giáo cổ đại đã công nhận.
Nếu bạn từ chối tin rằng Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Thánh Thể được dâng hiến hợp lệ, bạn không phải là một Kitô hữu. Gioan 6:53 nói rằng một người có bổn phận phải nhận Mình và Máu của Người để được cứu độ. Khi nói về nghĩa vụ này, Thiên Chúa sử dụng ngôi thứ hai số nhiều khi nói nếu các ngươi không ăn, và ngôi thứ hai số nhiều khi nói nếu các ngươi không uống. Việc sử dụng ngôi thứ hai, số nhiều, các ngươi, được làm rõ trong văn bản Hy Lạp và trong bản dịch Latin Vulgate.
GIOAN 6:53
“… ‘Quả thật quả thật, Ta bảo các ngươi: nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Người, các ngươi không có sự sống nơi mình các ngươi"
HY LẠP: Ἀμὴν ἀμὴν λέγω ὑμῖν, ἐὰν μὴ φάγητε τὴν σάρκα τοῦ υἱοῦ τοῦ ἀνθρώπου καὶ πίητε αὐτοῦ τὸαἷμα, οὐκ ἔχετε ζωὴν ἐν ἑαυτοῖς.
[Amḕn amḕn légō humĩn, eàn mḕ phágēte tḕn sárka toũ huioũ toũ anthrṓpou kaì píēte autoũ tò haĩma, ouk ékhete zōḕn en heautoĩs.]
Thiên Chúa không nói, nếu một kẻ hoặc một người không ăn thịt Con Người và uống máu của Người, thì kẻ đó không có sự sống. Người nói: nếu các ngươi không ăn. Nhưng trong Gioan 3:5 Thiên Chúa sử dụng ngôn ngữ khác
GIOAN 3:5
Về sự cần thiết phải nhận phép rửa bằng nước, Người phán:
“… ‘Quả thật, quả thật, tôi bảo ông, ai không sinh ra bởi Nước và Thần khí, thì không thể vào được Nước Thiên Chúa.”
HY LẠP: Ἀμὴν ἀμὴν λέγω σοι, ἐὰν μή τις γεννηθῇ ἐξ ὕδατος καὶ Πνεύματος, οὐ δύναται εἰσελθεῖν εἰς τὴν βασιλείαν τοῦ Θεοῦ
(Amḕn amḕn légō soi, eàn mḗ tis gennēthē̃ͅ ex húdatos kaì Pneúmatos, ou dúnatai eiseltheĩn eis tḕn basileían toũ Theoũ)
Chúa chúng ta đã sử dụng ngôn ngữ khác trong Gioan 3:5 vì không có ngoại lệ nào đối với việc nhận phép rửa bằng nước để được cứu rỗi, như Giáo hội Công giáo đã dạy. Nghĩa vụ này áp dụng cho tất cả mọi người. Nhưng có một số ngoại lệ đối với nghĩa vụ phải nhận Thánh Thể. Trái ngược với những gì vị linh mục lạc giáo nói bên trên, chúng tôi không nói rằng những lời của Thiên Chúa trong Gioan 6 chỉ áp dụng cho những người mà Người đã trực tiếp nói chuyện trong thế kỷ thứ nhất. Ông ta xuyên tạc quan điểm của chúng tôi và đây là một ví dụ khác về việc những kẻ lạc giáo cẩu thả như thế nào khi chúng cố gắng giải quyết những vấn đề này. Thay vào đó, trong cuốn sách của chúng tôi và những nơi khác, chúng tôi tuyên bố rõ:
Vì vậy, trái ngược với những gì vị linh mục truyền thống giả tuyên bố, chúng tôi làm rõ rằng sự cần thiết phải nhận Thánh Thể áp dụng trong mọi thế kỷ, nhưng nó áp dụng cho phạm trù những người mà Chúa Giêsu đã nghĩ đến (được phản ánh bởi sự lựa chọn từ ngữ của Người): nghĩa là, tất cả những ai nghe lệnh và có thể thực hiện điều đó. Tuy nhiên, phép rửa tội áp dụng cho mọi người mà không một ngoại lệ. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa sử dụng từ ngữ khác trong sách Gioan chương 3.
Nhiều nhà thần học trước Công đồng Vaticanô II đã đưa ra luận điểm tương tự về sự khác biệt trong từ ngữ giữa Gioan 3 và Gioan 6. Đoạn trích sau đây là từ một công trình về các bí tích nói chung của bốn nhà thần học trước Vaticanô II, bao gồm L.m. Joseph de Aldama. Tác phẩm đã được cấp phép xuất bản năm 1956. Chúng ta không đồng ý với tất cả những gì họ nói, nhưng họ thừa nhận một cách chính xác rằng sự khác biệt về ngôn ngữ mang ý nghĩa đáng kể.
Các nhà thần học trước Vaticanô II: “... từ hình thức ngữ pháp, sự khác biệt [giữa Gioan 3 và Gioan 6] là rõ ràng. Bởi vì, khi Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô [trong Gioan 3], theo một cách tổng quát về bất cứ ai được sinh ra, Người nói: ai không sinh ra; ở đây không có sự phân biệt, ngay cả từ ngữ cảnh, giữa trẻ em và người lớn, và không có ngoại lệ nào được phép. Tuy nhiên, khi Người nói về Thánh Thể [trong Gioan6], Chúa Kitô đang nói với những người trưởng thành, những người mà Người ra lệnh: nếu các ngươi không ăn.” – L.m. Joseph de Aldama (cùng với Gonzalez, Sola và Sagües), Sacrae Theologiae Summa IVA, On The Sacraments In General, Imprimatur 1956, tr. 159.
Như chúng ta có thể thấy, họ đưa ra cùng một luận điểm mà chúng tôi đã nêu về sự khác biệt giữa ngôn ngữ được Thiên Chúa sử dụng trong hai câu trên (một điểm mà linh mục truyền thống giả dại dột gọi là thuyết duy tân). Chúng tôi sẽ nêu chuẩn xác hơn họ và nhấn mạnh rằng sự khác biệt giữa Gioan 3:5 và Gioan 6:53 không chỉ đơn thuần là Gioan 3:5 áp dụng cho tất cả mọi người và Gioan 6:53 áp dụng cho người trưởng thành. Thay vào đó, Gioan 3:5 áp dụng cho tất cả mọi người và Gioan 6:53 áp dụng cho tất cả những ai nghe lệnh và có thể làm tròn điều đó; vì một người lớn có thể được cứu mà không cần nhận Thánh Thể nếu anh ta đơn giản là không có quyền tiếp cận nó. Ví dụ như những người lớn chết ngay sau khi rửa tội, người Công giáo Nhật Bản trong cuộc bách hại và những người khác trong lịch sử sống mà không được tiếp cận với Thánh Thể, và những người ngày nay trong cuộc Đại Bội giáo hiện nay, những người phần lớn không có một lựa chọn thích hợp để nhận Thánh Thể.
Do đó, linh mục lạc giáo này (người chấp nhận lạc giáo rằng các linh hồn có thể được cứu trong các tôn giáo giả dối và đáng buồn là một kẻ lạc giáo duy tân) không chỉ xuyên tạc lập trường của chúng tôi một cách trắng trợn mà còn chế giễu một sự khác biệt hoàn toàn hợp lệ trong những lời của Thiên Chúa trong những đoạn này. Nhưng bạn kỳ vọng điều gì từ một kẻ lạc giáo tin rằng người Do Thái, Phật tử, v.v. có thể được cứu mà không cần đức tin Công giáo và cho rằng không có nghĩa vụ phải bác bỏ Phanxicô chối đạo khét tiếng là một kẻ lạc giáo, trong khi ông ta lên án những người tin chính xác những gì Thiên Chúa đã nói trong Gioan 3:5 (và những gì Giáo hội dạy cách tín lý) về sự cần thiết của phép rửa bằng nước? Nhân tiện, nếu bạn muốn bằng chứng cho thấy linh mục nói trên tin rằng linh hồn có thể được cứu trong các tôn giáo giả dối, hãy xem trang web của chúng tôi hoặc chỉ cần hỏi ông ấy liệu ông ấy có lên án những tuyên bố của Tổng Giám mục Lefebvre rằng linh hồn có thể được cứu trong một tôn giáo khác ngoài Công giáo hay không. Một người Công giáo chân chính phải lên án những tuyên bố trên là lạc giáo. Một người không làm như vậy không tuyên xưng đức tin thật.
Thánh Tôma Aquinô cũng thừa nhận rằng bí tích Thánh Thể không cần thiết cho ơn cứu độ cùng cách như bí tích Rửa tội.
Vì vậy, Giáo hội Công giáo có hiểu những lời của Chúa Giêsu Kitô trong Gioan 3:5 như chúng tôi hiểu, nghĩa là, theo nghĩa văn tự không? Đúng là vậy. Trước tiên, chúng ta hãy trích dẫn Thánh Gioan Chrysostom, một giáo phụ và Tiến sĩ của Giáo hội. Ông không phải là Huấn quyền, nhưng tuyên bố của ông về đoạn này, chỉ ra rằng Gioan 3:5 phải được hiểu một cách tuyệt đối, phù hợp với những gì Huấn quyền đã dạy.
Thánh Gioan Chrysostom, Bài giảng 25 về Phúc Âm Thánh Gioan (Gioan 3:5): “Người [tức là Chúa Giêsu] nói gì? Quả thật, quả thật, tôi bảo ông, ai không sinh ra bởi Nước và Thần khí, thì không thể vào được Nước Thiên Chúa. Những gì Người tuyên bố là: ông [Nicôđêmô] nói rằng điều đó là không thể, Ta nói rằng điều đó tuyệt đối có thể đến mức là thiết yếu, và thậm chí không thể được cứu rỗi nếu làm khác đi... Hãy lắng nghe hỡi các con, cũng như vô vàn những kẻ không được soi sáng, rùng mình, rên rỉ, thật đáng sợ là mối đe dọa, thật đáng sợ là bản án. Người nói, không thể nào một người không được sinh ra bởi nước và Thần khí, được vào Nước Thiên Chúa; bởi vì kẻ ấy khoác áo choàng là sự chết, là sự nguyền rủa, là sự diệt vong, kẻ ấy chưa nhận được dấu từ Đức Chúa của mình, kẻ ấy là một người xa lạ và một người dị loài, kẻ ấy không có khẩu lệnh của hoàng gia. Ai không sinh ra bởi Nước và Thần khí, thì không thể vào được Nước Thiên Chúa.”
Tại Công đồng Florence, Bí tích Rửa tội được tuyên bố như sau:
Trong mỗi tuyên bố tín lý về Gioan 3:5, những lời Chúa được hiểu như chúng được viết. Do đó, quan điểm cho rằng không ai có thể được cứu độ nếu không có Bí tích Rửa tội là giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Những người phủ nhận hoặc lên án quan điểm này đang bác bỏ lời Chúa và giáo huấn tín lý của Giáo hội.
Bài Viết Liên Quan