^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kinh Thánh dạy rằng Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Thánh thể
Người Tin lành không tin rằng Bí tích Thánh thể là mình, máu, linh hồn và thần tính thật sự của Chúa Giêsu Kitô. Người Công giáo tin rằng sau khi dâng hiến trong Thánh lễ, “Chúa Giêsu Kitô, Chúa thật và người thật, đích thực, thật sự và bản thể chứa” trong Thánh thể dưới dạng bánh lễ và rượu (Công đồng Trentô, Sắc lệnh về Thánh thể). Quan điểm Công giáo về Thánh thể đã được nhất quán tin giữ trong suốt 1500 năm đầu tiên của Kitô giáo. Bằng chứng từ Kinh Thánh cho giáo huấn Công giáo về Thánh thể là vô tận và không thể phủ nhận.
TRONG CHƯƠNG 6 TIN MỪNG THÁNH GIOAN, CHÚA GIÊSU NÓI RÕ RẰNG THỊT NGƯỜI LÀ CỦA ĂN VÀ MÁU NGƯỜI LÀ CỦA UỐNG, VÀ TA PHẢI ĂN THỊT NGƯỜI VÀ UỐNG MÁU NGƯỜI
Chúa Giêsu nói đi nói lại nhiều lần, bằng những từ minh bạch nhất, rằng thịt Người là của ăn và máu Người là của uống. Người nói rằng trừ khi ta ăn thịt Người và uống máu Người, ta sẽ không có sự sống trong ta.
Người không Công giáo cho rằng những lời của Chúa Giêsu trong Gioan 6 không thể được hiểu theo nghĩa đen. Họ cho rằng Chúa Giêsu chỉ nói một cách ẩn dụ hoặc tượng trưng. Một lời giải thích như vậy không thoả đáng trong bối cảnh của Gioan 6. Hơn nữa, nó rõ ràng bị bác bỏ bởi những gì Chúa Giêsu đã nói với người Do Thái ngay sau khi họ bày tỏ sự hoài nghi về ý nghĩ ăn thịt Người.
Người Do Thái không tin rằng có thể (hoặc lời Chúa Giêsu thực sự có nghĩa) rằng Người sẽ cho họ thịt của Người để ăn. Họ nói chính xác những gì người Tin lành ngày nay nói. Nếu Chúa Giêsu đang thuần tuý nói ẩn dụ (thay vì theo nghĩa đen), như người Tin lành hiểu, thì đây là cơ hội hoàn hảo để Người đảm bảo với họ rằng nỗi lo của họ là vô căn cứ. Đó sẽ là thời điểm hoàn hảo để Chúa Giêsu giải thích rằng Người không thực sự muốn nói là mọi người sẽ ăn thịt Người, nhưng là điều khác.
Vậy Chúa Giêsu nói gì với họ? Để đáp lại sự hoài nghi của họ, ta thấy rằng Chúa Giêsu lặp lại cùng một thông điệp, rằng cần phải thực sự ăn thịt Người và uống máu Người, nhưng thậm chí còn dùng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn. Người nói với họ rằng nếu họ không ăn thịt Người và uống máu Người, họ sẽ không có sự sống trong họ. (Gioan 6:53).
CÒN NỮA: TRONG GIOAN 6:54, KINH THÁNH CHUYỂN TỪ ĐỘNG TỪ PHAGO (NGHĨA LÀ “ĂN”) SANG TROGO (NGHĨA LÀ “NHAI” HOẶC “GẶM”) ĐỂ KHÔNG NGHI NGỜ GÌ RẰNG LỜI CHÚA GIÊSU THỰC SỰ CÓ NGHĨA LÀ ĂN THỊT NGƯỜI
Từ phago (có nghĩa là “ăn”) được sử dụng chín lần trong văn bản gốc tiếng Hy Lạp của Gioan 6:23-53. Phago là đủ để truyền đạt ý nghĩ ăn thịt Chúa Giêsu. Ngay sau khi người Do Thái bày tỏ sự hoài nghi của họ rằng lời Chúa Giêsu có thể mang ý nghĩa như vậy, chúng ta đọc (trong Gioan 6:54) rằng Chúa Giêsu đã chuyển sang một từ thậm chí còn mạnh mẽ hơn và hình tượng hơn. Từ Người sau đó đã sử dụng (trong Gioan 6:54 và sau đó) là trogo. Từ này theo nghĩa đen có nghĩa là “gặm nhấm, nhai hoặc nghiền,” như ngay cả một trang học kinh thánh Tin lành trên internet cũng sẽ xác nhận.[1] Do đó, để xóa bỏ mọi nghi ngờ về tính thiết yếu phải ăn thịt Người, Chúa Giêsu chuyển sang một từ không có nghĩa gì khác ngoài việc ăn theo nghĩa đen (“gặm nhấm, nhai”). Cùng một từ trogo được sử dụng để có nghĩa là ăn theo nghĩa đen trong Mátthêu 24:38 và Gioan 13:18.
Trước bằng chứng này, thật vô lý khi lập luận rằng Chúa Giêsu không muốn nói là mọi người thực sự sẽ ăn thịt Người và uống máu Người.
CÒN GIOAN 6:63 THÌ SAO?
Đối mặt với bằng chứng trong Gioan 6 rằng Thánh thể là mình và máu thật của Chúa Giêsu, một số người không Công giáo sẽ tìm kiếm bất cứ điều gì để chống lại. Họ sẽ chỉ vào Gioan 6:63.
Họ cho rằng điều này ám chỉ lời Chúa Giêsu không thực sự có nghĩa là mọi người sẽ ăn thịt Người. Tuy nhiên, tuyên bố này không đứng vững. Nó bị bác bỏ bởi các điểm sau.
Đầu tiên, ta biết rằng Chúa Giêsu không nói về xác thịt của Người trong phần của câu mà Người nói “xác thịt thì không ích gì.” Hãy xem xét câu hỏi này: có phải xác thịt của Chúa Giêsu không có ích lợi? Còn mầu nhiệm Nhập thế của Người thì sao? Làm thế nào Người có thể nói về xác thịt của Người là không có ích lợi gì, khi Người đã nói đi nói lại nhiều lần (Gioan 6:51, v.v.) rằng thịt Người là sự sống của thế gian?
Nếu Chúa Giêsu nói về xác thịt của Người khi Người nói rằng xác thịt không ích gì, thì Người đã mâu thuẫn với chính Người. Chúa Giêsu sẽ nói rằng xác thịt của Người là sự sống thế gian (Gioan 6:51, v.v.) ngay trước khi nói với họ rằng “xác thịt thì không ích gì.”
Điều đó là không thể và vô lý. Chúa Giêsu không đang nói về xác thịt của Người khi Người nói “xác thịt thì không ích gì.”
Thứ hai, Chúa Giêsu nói rằng mọi người cần phải ăn thịt Người và uống máu Người (và rằng thịt Ngài là của ăn) khoảng mười lần trong chương này. Không một lần nào Người ám chỉ rằng ý nghĩa của Người không phải nghĩa đen; cũng như tại đây.
Thay vào đó, bằng cách nhấn mạnh với họ rằng những gì Người nói về thịt và máu của Người là “thần khí và sự sống.” Chúa Giêsu đang muốn xua tan ý nghĩ của họ rằng tất cả những gì họ nên quan tâm là có thịt để ăn nhằm nuôi dưỡng đời sống vật chất. Thánh thể là thịt và máu thật của Chúa Giêsu (như Người đã nói rõ), cũng như linh hồn và thần tính của Người, nhưng nó chủ yếu mang lại ân sủng thiêng liêng. Đó là thần khí và sự sống. Thánh thể chủ yếu nhằm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng và có được sự sống vĩnh hằng.
Thánh thể không phải được lãnh nhận với mục đích lấp đầy một dạ dày đói, mà là để mang lại ân sủng vô tận trong đời sống thiêng liêng. Đó là những gì Chúa Giêsu đã nói với họ. Điều này được xác nhận bởi điểm tiếp theo, cho thấy rằng ngay cả sau những lời của Ngài trong Gioan 6:63, nhiều môn đồ của Chúa Giêsu đã rời bỏ người vì “lời chướng tai” về xác thịt và máu của Người. Họ thừa nhận rằng Chúa Giêsu đã nói rằng họ phải ăn thịt Người và uống máu Người, nhưng họ chỉ đơn giản là từ chối chấp nhận điều đó.
SAU KHI NÓI VỚI HỌ RẰNG HỌ PHẢI ĂN THỊT NGƯỜI VÀ UỐNG MÁU NGƯỜI, NHIỀU MÔN ĐỒ ĐÃ RỜI BỎ NGƯỜI; ĐIỀU NÀY CHỨNG TỎ RẰNG TẤT CẢ NHỮNG AI CÓ MẶT ĐỀU RÕ RẰNG CHÚA GIÊSU ĐÃ NÓI VÀ CÓ NGHĨA LÀ MỌI NGƯỜI PHẢI ĂN THỊT NGƯỜI
Nếu Chúa Giêsu không thực sự muốn nói là mọi người sẽ ăn thịt Người và uống máu Người, thì Người đã minh bạch ý nghĩa của Người và ngăn chặn các môn đồ này rời bỏ Người chỉ vì một sự hiểu lầm. Đức Chúa có thể nói điều đại loại thế này: “Chờ đã, anh em hiểu lầm tôi rồi. Tôi chỉ nói một cách tượng trưng. Lời tôi không thực sự có nghĩa là mọi người sẽ ăn thịt tôi và uống máu tôi.” Nhưng Người không làm bất cứ điều gì như thế. Người cho phép tất cả những ai không thể chấp nhận thông điệp của Người bỏ đi. Bằng chứng thuyết phục từ bối cảnh chỉ ra rằng mọi người đều hiểu Chúa Giêsu đã nói theo nghĩa đen về sự cần thiết phải ăn thịt Người và uống máu Người. Họ đơn giản là không thể chấp nhận điều đó, và Chúa Giêsu sẽ không chối bỏ lẽ thật hoặc sửa đổi những gì Người đã nói với họ.
Việc nhiều môn đồ rời bỏ Người bởi tính thiết yếu phải ăn thịt Người và uống máu Người là minh họa đáng buồn về vấn đề này sẽ, vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử Giáo Hội, là một nguyên nhân chính khiến nhiều người rời bỏ đức tin chân thật của Chúa Giêsu. Nó đã xảy ra một lần nữa vào thế kỷ 16, khi nhiều người rời bỏ Chúa Giêsu và đức tin chân thật của Người bởi vì họ từ chối tin rằng Thánh thể là mình và máu thật của Chúa Giêsu Kitô.
NGƯỜI TIN LÀNH THỪA NHẬN RẰNG MÁU CHIÊN LỄ VƯỢT QUA ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG SÁCH XUẤT HÀNH CHƯƠNG 12, MÀ NGƯỜI DO THÁI PHẢI DÙNG ĐỂ ĐÁNH DẤU CÁNH CỬA CỦA HỌ, BIỂU THỊ CHÚA GIÊSU LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA BỊ GIẾT VÌ TỘI LỖI THẾ GIAN; HỌ KHÔNG NHẬN RA RẰNG THIÊN CHÚA CŨNG TRUYỀN LỆNH CHO NGƯỜI DO THÁI PHẢI ĂN THỊT CHIÊN TRONG LỄ VƯỢT QUA
Trong Xuất Hành 12, ta đọc Thiên Chúa đã truyền lệnh cho người Do Thái đánh dấu cánh cửa của họ bằng máu chiên. Thiên sứ huỷ diệt, đi qua Ai Cập, sẽ bỏ qua cánh cửa nhà người Do Thái có dấu máu.
Người Tin lành và Công giáo sẵn sàng thừa nhận rằng máu chiên trong Lễ Vượt Qua (một sự kiện có thật) cũng là một dự hình (điềm báo) cho Chúa Giêsu Kitô, Chiên lễ Vượt qua thật sự. Người là con Chiên thật đã bị giết. Máu của Người đã được đổ ra để cứu thế gian. Mọi người phải lãnh nhận công nghiệp của cuộc Thương khó của Người để được cứu. Tân Ước nhiều lần tuyên bố rằng Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” là Đấng xoá bỏ tội trần gian (Gioan 1:29; 1 Phêrô 1:19; Khải Huyền 22:1; Khải Huyền 15:3; v.v.). Thánh Phaolô mô tả cụ thể Chúa Giêsu là chiên Vượt Qua trong 1 Côrintô 5:7.
Không nghi ngờ gì rằng máu của chiên Vượt Qua là một dự hình cho máu của Chúa Giêsu Kitô, và rằng chiên Vượt Qua là một dự hình cho Chúa Giêsu Kitô. Đây mới là phần thú vị vì nó liên quan đến vấn đề này. Người Do thái không chỉ được truyền lệnh đánh dấu cánh cửa của họ bằng máu chiên; mà họ còn được truyền lệnh phải ăn thịt chiên!
Tính thiết yếu phải ăn chiên Vượt Qua cho ta thấy tính thiết yếu phải ăn thịt của Con Người trong Bí tích Thánh thể. Chỉ được đánh dấu bằng máu Chiên là chưa đủ; ta còn phải ăn Chiên Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, để được cứu. Ta cần phải đón nhận Người trong Thánh thể. Người hiện hữu trong một Thánh lễ Công giáo hợp lệ. Điều thú vị là không ai không phải người nhà Đức Chúa có thể ăn thịt chiên (Xuất Hành 12:43-45), cũng như không ai không có đức tin chân thật có thể lãnh nhận Thánh thể.
CHÚA GIÊSU ĐÃ LÀM PHÉP LẠ VỚI BÁNH VÀ CÁ MỘT NGÀY TRƯỚC KHI NÓI VỚI HỌ VỀ THÁNH THỂ ĐỂ CHO MỌI NGƯỜI THẤY RẰNG SỰ DỒI DÀO MẦU NHIỆM LÀ CÓ THỂ
Trong cùng một chương mà Chúa Giêsu nói rất rõ ràng về việc tiếp nhận thịt và máu của Người trong Thánh thể, ta đọc rằng Người đã thực hiện phép lạ khiến bánh và cá nhân lên gấp bội.
5000 người đã ăn cách kỳ diệu từ những gì khởi đầu chỉ là năm ổ bánh và hai con cá. Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ này ngay ngày trước khi Người phán với họ rằng họ phải lãnh nhận thịt và máu của Người trong Thánh thể. Bằng cách làm phép lạ này ngay trước khi Người phán rằng họ phải lãnh nhận thịt và máu Người trong Thánh thể, Chúa Giêsu dự định cho họ thấy rằng một việc như vậy là có khả năng. Vì ý nghĩ ăn thịt và máu của Chúa Giêsu là hoàn toàn mới lạ và dị thường đối với họ. Cũng như vậy, ý nghĩ Người sẽ đồng thời hiện diện cho nhiều người tại nhiều vị trí khiến nhiều người kinh ngạc. Việc thức ăn được nhân lên kỳ diệu là nhằm để xua tan sự nghi ngờ của họ, để giành được sự tin tưởng hoàn toàn vào lời của Người trước khi nói với họ về mầu nhiệm Thánh thể. Việc biến thức ăn nhân lên thực sự biểu thị cho thức ăn kỳ diệu là Thánh thể, không còn là bánh lễ mà là mình và máu của Chúa Kitô.
THÁNH THỂ KHÔNG THỂ CHỈ LÀ BÁNH LỄ THÔNG THƯỜNG; VÌ NẾU THẾ, NÓ SẼ KÉM HƠN DỰ HÌNH TRONG CỰU ƯỚC, MANNA TRONG SA MẠC, XUẤT HIỆN CÁCH SIÊU NHIÊN
Khá hiển nhiên rằng manna trong sa mạc (Xuất Hành 16) là dự hình cho Bí tích Thánh thể. Chúa Giêsu nêu lên mối liên hệ giữa hai vật trong Chương 6 Tin mừng Thánh Gioan.
Chúa Giêsu đề cập đến manna trong sa mạc, và sau đó nói rằng thịt Người là manna chân thật từ Trời xuống. Manna trong sa mạc là bánh mì, nhưng là bánh mì xuất hiện một cách kỳ diệu. Nó rơi xuống mỗi ngày, ngoại trừ thứ bảy, trong 40 năm người Do Thái ở trong sa mạc. Manna xuất hiện như thể nó rơi xuống từ Trời.
Điều ứng nghiệm trong Tân Ước phải vĩ đại hơn dự hình Cựu Ước. Nếu, như người Tin lành nói, Thánh thể chỉ là bánh mì bình thường, thì nó sẽ thua kém manna trong sa mạc, xuất hiện cách kỳ diệu. Nó sẽ kém hơn dự hình Cựu Ước của nó. Điều đó thật vô nghĩa lý, trường hợp đó là không có khả năng. Thánh thể phải siêu nhiên và kỳ diệu theo một cách nào đó.
CHÚA GIÊSU NÓI: “NÀY LÀ MÌNH TA” VÀ “NÀY LÀ MÁU TA”
NGƯỜI KHÔNG NÓI: NÀY CHỈ LÀ TƯỢNG TRƯNG CHO MÌNH VÀ MÁU TA
Cả các bản dịch Tin lành cũng cho thấy rằng Chúa Giêsu tuyên bố Thánh thể là mình và máu của Người. Có nhiều cách trong tiếng Hípri hoặc tiếng Aram để Chúa Giêsu nói rằng “này đại diện cho mình Ta,” hoặc “này là biểu tượng cho mình Ta,” nhưng Người không nói như vậy. Người nói “này là mình ta” và “này là máu ta.”
Hơn nữa, trái với những gì một số người nghĩ, vế “hãy làm sự này mà nhớ đến Ta” (Luca 22:19) không gợi ý rằng Thánh thể chỉ là một biểu tượng. Từ Hy Lạp cho “tưởng nhớ” là anamnesis. Nó có một ý nghĩa hy tế, là một trong những lễ hiến tế của Cựu Ước. Anamnesis có nghĩa là tái hiện lần nữa như một hy tế dâng hiến. Chúa Giêsu đang bảo họ dâng mình và máu thật của Người cho Chúa Cha như một hy tế tưởng niệm.
NGÔN NGỮ CỦA CHÚA GIÊSU TƯƠNG ỨNG VỚI NGÔN NGỮ CỦA MÔSÊ TRONG XUẤT HÀNH 24, TRONG VIỆC THÀNH LẬP GIAO ƯỚC ĐẦU TIÊN, CÓ MÁU THẬT
Việc thiết lập bí tích Thánh thể (mà ta đọc trong Mátthêu 26, Máccô 14 và Luca 22) rõ ràng tương ứng với việc thiết lập giao ước đầu tiên trong Xuất Hành 24.
Lưu ý sự giống nhau của ngôn ngữ trong việc thiết lập hai giao ước. Chúa Giêsu thiết lập Tân Ước trong máu Người theo cùng mẫu mà Môsê đã thiết lập giao ước đầu tiên. Tân Ước của Chúa Giêsu thay thế cho Cựu Ước, và đó sẽ là Giao Ước Mới và Vĩnh Cửu. Nhưng nếu máu được Chúa Giêsu nhắc đến không phải là máu thật – mà chỉ là một biểu tượng, như người Tin lành nói – thì Tân Ước sẽ thua kém Cựu Ước; vì Cựu Ước được thiết lập bằng máu thật.
1 CÔRINTÔ 10 RÕ RÀNG DẠY RẰNG THÁNH THỂ LÀ DỰ PHẦN VÀO MÌNH VÀ MÁU THẬT CỦA CHÚA KITÔ
Thánh Phaolô nói rõ rằng Thánh thể là mình và máu thật của Chúa Giêsu Kitô.
1 CÔRINTÔ 11 NÓI RẰNG VIỆC LÃNH NHẬN THÁNH THỂ CÁCH KHÔNG XỨNG ĐÁNG LÀ PHẠM TỘI CHỐNG LẠI MÌNH VÀ MÁU THẬT CỦA THIÊN CHÚA
Theo giáo huấn minh bạch của Kinh Thánh, một người lãnh nhận Thánh thể cách bất xứng là có tội với Mình và Máu Chúa. Thánh Phaolô nói rằng một người ăn và uống án phạt bằng cách tiếp nhận Thánh thể mà không có tâm tình và nhận thức thích hợp. Nếu Thánh thể chỉ là một miếng bánh mì và một ít rượu, được dùng để tưởng nhớ Chúa Kitô, làm thế nào có thể một người lãnh nhận nó cách không thích hợp bị mắc tội với mình và máu Chúa? Rõ ràng ta sẽ không mắc tội với mình và máu Chúa Kitô trừ khi Thánh thể thực sự là mình và máu Đức Chúa.
Bên cạnh những bằng chứng rõ ràng từ Kinh Thánh mà ta đã thấy, chứng nhân của Hội Thánh cổ nhất quán ủng hộ giáo huấn Công giáo về Thánh thể. Bất cứ ai dành thời gian tra khảo các Giáo Phụ về điểm này sẽ khám phá ra rằng tất cả họ đều tin rằng Thánh thể là mình và máu của Chúa Giêsu Kitô. Những Giáo Phụ của Giáo Hội là các tác giả Kitô giáo từ những thế kỷ đầu tiên. Họ là những người đã nhận truyền thống của các Thánh Tông Đồ.
Quan điểm Tin lành của Thánh thể là xa lại đối với toàn bộ Giáo Hội Kitô giáo trong 1500 năm đầu tiên tồn tại của nó. Tôi có thể trích dẫn nhiều đoạn từ các Giáo Phụ của Giáo Hội về vấn đề này, nhưng tôi sẽ chỉ trích dẫn ba đoạn. Năm 110 sau Thiên Chúa, Thánh I-nhã thành Antiochia (một trong những giáo phụ thời tông đồ thường được người Tin lành thừa nhận) cho biết những điều sau đây về một nhóm lạc giáo phủ nhận rằng Thánh thể là thịt của Chúa Kitô. Ông đã đề cập đến người Huyễn tượng luận (Docetist), những kẻ cũng phủ nhận mầu nhiệm Nhập Thế và Khổ hình Thập giá là có thật.
Từ chối giáo huấn Công giáo về Thánh thể chỉ đơn giản là chối bỏ giáo huấn tường minh của Chúa Giêsu Kitô và Kinh Thánh.
Chú thích:
[1] http://www.studylight.org/lex/grk/view.cgi?number=5176