^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Thứ bảy hay Chúa nhật mới là ngày thánh?
Tại sao Kitô hữu thực sự (tức là, người Công giáo) dành Chúa nhật cho Thiên Chúa, thay vì Thứ bảy.
Bác bỏ những người Cơ đốc Phục lâm (Seventh-Day Adventists) và Báp-tít An Thất Nhật (Seventh-Day Baptists) từ Kinh Thánh
Trong Xuất hành 20, ta đọc được điều răn phải giữ ngày Sabát. Trong Cựu Ước, Sabát có nghĩa là “nghỉ ngơi” hoặc “chấm dứt” vào ngày Thứ bảy của tuần Do thái. Không ít người Tin lành lập luận rằng ta vẫn bị ràng buộc bởi điều răn phải dành ngày Thứ bảy cho Thiên Chúa. Họ tin rằng người Công giáo phá vỡ điều răn này bằng cách nhận ra, phù hợp với Truyền thống của Hội Thánh và giáo huấn Tân Ước, rằng các đặc quyền của ngày Sabát đã được chuyển sang Chúa nhật trong Giao ước Mới. Những cân nhắc sau đây sẽ cho bất cứ một ai chân thành thấy tại sao những người Cơ Đốc Phục Lâm sai. Chính Thiên Chúa, thông qua Hội Thánh mà Người kiến lập, đã chuyển các đặc quyền của ngày Sabát sang Chúa nhật, để vinh danh ngày Chúa Giêsu phục sinh.
ĐIỀU RĂN PHẢI GIỮ NGÀY SABÁT KHÁC TRONG BẢN CHẤT VỚI CÁC ĐIỀU RĂN CÒN LẠI
Trong toàn thể 10 điều răn, điều răn tuân giữ ngày Sabát có bản chất khác với những điều còn lại. Đây là một điểm rất quan trọng. Nó khác bởi vì đây là điều răn duy nhất mang tính nghi lễ, không phải luật tự nhiên. Ví dụ, con người biết trong tâm khảm mình rằng anh ta không nên giết người, rằng anh ta không nên trộm cắp, v.v. Nhưng bản thân luật tự nhiên không dạy anh ta phải tôn thờ Thiên Chúa vào một ngày cụ thể thay vì một ngày khác. Điều đó phải đến từ mặc khải và giới răn bên ngoài. Thật thế, việc giữ ngày Sabát hoặc Thứ bảy chỉ bắt đầu sau cuộc Xuất hành. Nó đã không được thực hiện trước đó hoặc ngay từ đầu. Đây là một phần của nghi lễ, không phải luật tự nhiên. Vì đây là một điều răn thuộc về luật nghi lễ, không phải là luật tự nhiên, Thiên Chúa có thể thay đổi ngày mà Người muốn được đặc biệt tôn vinh. Những người Tin lành cho rằng luật ngày Sabát là thứ bảy vẫn còn hiệu lực lại không tuân theo các khía cạnh khác của luật nghi lễ Cựu ước. Họ không xem việc cắt bì hoặc hiến tế hy lễ là ràng buộc nữa, nhưng họ xem luật Sabát là ràng buộc. Điều này là trái với Kinh Thánh và phi logic. Cũng giống như việc cắt bì, các nghi lễ hy tế, và các phần khác của luật nghi lễ đã chấm dứt với cuộc quang lâm của Chúa Kitô, yêu cầu nghi lễ phải đặt thứ bảy dành riêng cho Thiên Chúa đã trôi qua. Nó đã được Thiên Chúa và Hội Thánh của Người thay thế với yêu cầu đặc biệt tôn kính ngày Chúa nhật.
CÁC THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ HỘI THÁNH TIÊN KHỞI CỬ HÀNH THÁNH LỄ NGÀY CHÚA NHẬT, KHÔNG PHẢI THỨ BẢY
Các Thánh Tông Đồ rõ ràng tôn vinh Chúa nhật, không phải Thứ bảy. Chúng ta đọc rằng họ đã gặp nhau để Rước lễ và bẻ bánh vào ngày đầu tiên trong tuần, Chúa nhật, ngày Thiên Chúa phục sinh.
Chúng ta thấy rằng các Kitô hữu đã cùng nhau thờ phượng vào Chúa nhật. Ngày này đã được các Thánh Tông Đồ dành riêng.
Câu Kinh Thánh tiếp theo đặc biệt quan trọng.
Ở đây chúng ta thấy Thánh Phaolô trực tiếp dạy rằng các luật lễ bái hay nghi lễ (gồm cả việc tuân giữ ngày Sabát!) thuộc về thời kỳ Cựu Ước và không còn ràng buộc sau khi Chúa Kitô quang lâm. Điều này cần phải hiển nhiên đến dường nào?
THIÊN CHÚA ĐÃ BAN CHO GIÁO HỘI QUYỀN CHUYỂN NGÀY SABÁT SANG CHÚA NHẬT ĐỂ VINH DANH SỰ PHỤC SINH CỦA NGƯỜI.
Đó là lý do tại sao các Kitô hữu đầu tiên gặp nhau vào Chúa nhật (Ngày của Đức Chúa) để cử hành Thánh lễ. Đó là lý do tại sao những Giáo phụ cổ nhất, chẳng hạn như Thánh Ignatius thành Antioch viết vào chừng năm 110 sau Thiên Chúa, nhận ra rằng Chúa nhật là ngày hưu lễ, không phải Thứ bảy.
Đây là một bằng chứng rõ ràng rằng những người Cơ Đốc Phục Lâm và Báp-tít ngày Thứ bảy đang tuân theo một sự xuyên tạc Kinh Thánh nhân tạo không chỉ xa lạ với các Thánh Tông Đồ mà còn cả đối với các Kitô hữu cổ xưa nhất. Nhiều Giáo phụ khác có thể được trích dẫn.
CÒN NỮA: NGÀY NGHỈ NGƠI CỦA THIÊN CHÚA KẾT NỐI VỚI TẠO THÀNH CỦA NGƯỜI; NGƯỜI NGHỈ NGƠI SAU KHI CÔNG TRÌNH TẠO THÀNH CỦA NGƯỜI KẾT THÚC
CUỘC PHỤC SINH BIỂU THỊ SỰ HOÀN TẤT CỦA MỘT TẠO THÀNH MỚI, VÀ DO ĐÓ NÓ ĐÁNH DẤU NGÀY NGHỈ NGƠI MỚI CỦA NGƯỜI.
Chúng ta đọc rằng ngày Thiên Chúa nghỉ ngơi kết nối với sự hoàn tất công trình của Người. Đức Chúa Trời đã hoàn thành công trình của Người, và sau đó Người nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Nhưng toàn bộ tạo thành đã bị phá bởi tội lỗi của Ađam. Đó là lý do tại sao Rôma 8 dạy rằng muôn loài thụ tạo chờ đợi cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô. Cuộc cứu chuộc của Người sẽ sửa chữa tạo thành đã bị phá.
Do đó, Cuộc Cứu chuộc của Đức Kitô là một tạo thành mới. Đó là lý do tại sao ta đọc:
Tạo thành mới của Chúa Kitô – là sửa chữa tạo thành đã bị Ađam phá – đã được thực hiện trên Thập giá mà đỉnh điểm là với cuộc phục sinh của Người. Đó là lý do tại sao chúng ta đọc thấy một nhận dạng khá tinh tế và thú vị sau. Khi bà Maria Mácđala nhìn thấy Thiên Chúa đã sống lại vào ngày Phục sinh, bà đã nhầm Người với người làm vườn. Sự kiện có thực này cũng mang ý nghĩa để chỉ ra rằng Chúa Giêsu đang ở trong khu vườn mới – Vườn Êđen (thiên đường) được khôi phục mà trước đây đã bị hư mất bởi tội lỗi của Ađam.
Gioan 20:15 – “Ðức Giêsu nói với bà: Này bà, tại sao bà khóc, Bà tìm ai? Tưởng đó là người làm vườn, bà nói với Người: Thưa ông, nếu chính ông đã đem Người đi, xin nói cho tôi biết: Ông đã đặt Người ở đâu, tôi sẽ đến cất lấy Người.”
Sáng thế 2:8 – “Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Êđen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.”
Mầu nhiệm cứu chuộc và phục sinh của Chúa Giêsu đã khôi phục thiên đường và sửa chữa khu vườn đã bị hư hỏng; Vì Người chính là Ađam mới và vĩ đại hơn.
Do vậy, thật có ý nghĩa hoàn hảo rằng Ngày của Đức Chúa (Chúa nhật, ngày Thiên Chúa Phục sinh) – đánh dấu sự kết thúc của công trình tạo thành mới của Người – sẽ trở thành ngày hưu lễ mới.