^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Bằng chứng giáo lý cho Thuyết Trống tòa: Phanxicô không thể là giáo hoàng
Video này sẽ thảo luận về một số đoạn văn kiện rất quan trọng liên quan đến giáo huấn của Giáo hội Công giáo rằng một người nắm giữ chức vụ trong Giáo hội, nhưng rao giảng lạc giáo khét tiếng, sẽ mất thẩm quyền kể từ thời điểm kẻ ấy rao giảng lạc giáo, ngay cả khi không có tuyên bố nào được đưa ra.
Điều này có liên quan đến quan điểm Công giáo đúng đắn trong thời đại chúng ta, rằng những kẻ tự nhận là Giáo hoàng sau Công đồng Vaticanô II là những ngụy giáo hoàng lạc giáo và Tông tòa Thánh Phêrô bị bỏ trống. Lập trường này thường được gọi là Thuyết trống tòa
Các đoạn trích sau đây đến từ Thánh Giáo hoàng Celestinô liên quan đến tên Nestoriô lạc giáo, và nguyên tắc chúng tôi sẽ đề cập đến không chỉ áp dụng cho việc mất chức vụ vì lạc giáo, mà còn vế cách tội lạc giáo cản trở việc đảm nhận chức vụ.
Nestoriô là Giám mục Constantinopolis. Ông bị tuyên án là một kẻ lạc giáo tại Công đồng Êphêsô vào năm 431 vì phủ nhận rằng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và vì mâu thuẫn với tín điều rằng Chúa Giêsu Kitô là một Ngôi vị Thiên Chúa. Dĩ nhiên, Chúa chúng ta là một Ngôi Vị thiêng liêng với hai bản tính. Thánh Kirilô (Cyril), Giám mục Alexandria, đã phản đối Nestoriô. Kirilô chủ tọa Công đồng Êphêsô dưới thẩm quyền của Đức Giáo hoàng lúc bấy giờ, Giáo hoàng Thánh Celestinô.
Nestoriô chính thức bị phế truất tại Công đồng Êphêsô năm 431. Tuy nhiên, lạc giáo của Nestoriô đã bị lên án tại một công đồng ở Rôma vào năm 430, một năm trước đó. Hơn nữa, vào năm 430, Giáo hoàng Celestinô đã chỉ thị cho Thánh Kirilô hành động thay mặt ông, khuyên nhủ Nestoriô và thông báo cho hắn rằng hắn sẽ bị vạ tuyệt thông nếu không từ bỏ lạc giáo trong vòng mười ngày, và Kirilô sẽ quản lý tông tòa của hắn nhân danh Tông tòa Rôma. Giáo hoàng Celestinô rõ ràng đã thực thi thẩm quyền của bản thân đối với cả Thánh Kirilô và Nestoriô, và Thánh Kirilô công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng Celestinô trong việc ấy.
Mặc dù video này không nói về bằng chứng cho Chức Giáo hoàng trong Giáo hội sơ khai, trường hợp của Nestoriô là một ví dụ khác về cách thẩm quyền của đức giáo hoàng được công nhận ở giáo hội phương Đông vào thời điểm đó. Trường hợp của Nestoriô trên thực tế chứng minh cả lập trường Công giáo và thuyết trống tòa.
Quay trở lại, trước khi Nestoriô chính thức bị phế truất bởi Công đồng Êphêsô, và trong khi các tiến trình giáo hội chống lại ông đang được tiến hành, vào mùa hè năm 430, Thánh Giáo hoàng Celestinô đã viết một số bức thư về nạn lạc giáo. Một bức thư được gửi cho Gioan thành Antiochia, trong đó ông viết:
Hãy xem xét những gì Đức Giáo Hoàng nói ở đây. Ông dạy rằng những vạ tuyệt thông hoặc án phế truất của Nestoriô - từ khi hắn bắt đầu rao giảng lạc giáo - là không hợp lệ. Ông cũng nói rằng kẻ ấy [tức là Nestoriô], người đã cho thấy rằng kẻ ấy nên bị phế truất, đã không thể phế truất bất cứ ai.
Vì vậy, Nestoriô thiếu thẩm quyền để phế truất bất cứ ai trước cả khi ông ta bị tuyên bố phế truất bởi một bản án của Giáo hội, vì thực tế là ông ta đã chứng minh rằng ông ta nên bị phế truất vì rao giảng lạc giáo. Do đó, trước khi bị phế truất hoặc tuyên bố là lạc giáo, người rao giảng những lạc giáo như vậy đã mất đi tất cả quyền hành. Thánh Celestinô đang dạy rằng Nestoriô, từ lúc ông bắt đầu rao giảng lạc giáo, tự động mất đi thẩm quyền của bản thân. Điều này tiếp tục chứng minh rằng những kẻ lạc giáo công khai và khét tiếng mất thẩm quyền trước khi bọn chúng được chính thức tuyên bố hoặc lên án bởi bất kỳ bản án hoặc phán quyết nào đến từ một cá nhân.
Bọn chúng tự động bị cắt đứt khỏi Giáo hội Công giáo và bị tước quyền bởi luật Thiên Chúa.
Giáo hoàng Celestinô đưa ra những điểm tương tự trong bức thư của ông gửi cho các giáo sĩ và người dân Constantinopolis, được gửi đi cùng một lúc. Ông tuyên bố:
Như chúng ta có thể thấy, Đức Giáo Hoàng dạy cùng một giáo lý về việc tự động mất thẩm quyền và ông sử dụng thẩm quyền của Tông Tòa Rôma. Ông tuyên bố rõ rằng Nestoriô đã phải nhận một bản án từ Thiên Chúa lên chính ông ta. Đây là một tham chiếu đến luật thiêng liêng tự động trục xuất những kẻ lạc giáo công khai khỏi Giáo hội Công giáo và tước đi thẩm quyền của chúng. Phát ngôn của hắn ta đã nói lên tất cả.
Tuy nhiên, một số người lạc giáo phản bác thuyết trống tòa lại dám nói rằng tất cả những gì Thánh Celestinô đang nói ở đây là việc vạ tuyệt thông và án phế truất do Nestoriô và những người như ông gây ra đã bị vô hiệu hóa bởi một tuyên bố sau đó.
Điều này thật vô nghĩa, đến mức gần như không cần thiết phản bác. Tuy nhiên, để bác bỏ thêm tuyên bố này, ta có thể lưu ý rằng khi Giáo hoàng Celestinô đề cập đến thời gian hoặc thời điểm mà từ đó [ex quo] Nestoriô bắt đầu rao giảng lạc giáo (praedicare coeperunt), đó là trước khi Nestoriô bị kết án hoặc tuyên bố chịu vạ tuyệt thông, Đức Giáohoàng nói rằng Nestoriô đã không thể phế truất hoặc loại bỏ bất cứ ai.
Ông sử dụng thì không hoàn thành poterat, mà đề cập đến thời gian quá khứ. Theo nghĩa đen, Giáo hoàng Celestinô viết rằng Nestoriô có thể loại bỏ không một ai (neminem). Vì vậy, từ thời điểm [ex quo] Nestoriô bắt đầu rao giảng lạc giáo (praedicare coeperunt), ông đã không thể loại bỏ bất cứ ai.
Tất nhiên điều đó không có nghĩa là Nestoriô có quyền phế truất cho đến khi một tuyên bố sau đó được ban hành. Không, điều đó có nghĩa là hắn đã mất thẩm quyền để loại bỏ hoặc phế truất bất cứ ai từ thời điểm bắt đầu giảng lạc giáo, trước bất kỳ tuyên bố nào của Giáo hội hoặc bất kỳ người nào. Bất cứ ai phủ nhận rằng ThánhCelestinô đang nói rõ nguyên tắc những kẻ lạc giáo công khai tự động mất thẩm quyền bởi luật thiêng liêng là thiếu thành thực.
Đây cũng là lý do tại sao Thánh Robertô Bellarminô, trong quyển II, Chương 30 cuốn De Romano Pontifice - trong phần của ông về cách những kẻ lạc giáo công khai tự động mất thẩm quyền trước khi có bất kỳ phán quyết hoặc vạ tuyệt thông nào - trích dẫn hai đoạn này từ Thánh Giáo hoàng Celestinô để củng cố lập luận của mình. Sau khi trích dẫn các đoạn văn, Bellarminô nói rằng:
Thánh Celestinô dạy rằng Nestoriô đã mất thẩm quyền ngay từ khi ông bắt đầu rao giảng lạc giáo, và những kẻ lạc giáo công khai tự động mất thẩm quyền. Đây là lập trường của Tòa Thánh và các giáo hoàng.
Ngay sau khi trích dẫn những đoạn này, Thánh Bellarminô bác bỏ kháng bác của một số người cho rằng Giáo hoàng Celestinô và các giáo phụ khác chỉ đề cập đến các luật giáo hội có hiệu lực về việc tự động mất thẩm quyền, mà theo họ, đã bị đảo ngược bởi luật giáo hội của Công đồng Constance. Thánh Bellarminô bác bỏ kháng bác đó bằng cách tuyên bố:
Do đó, những kẻ lạc giáo công khai tự động mất thẩm quyền, bởi chính luật của Thiên Chúa, từ bản chất của lạc giáo, trước khi có bất kỳ án tuyệt thông nào. Bất cứ ai đọc các tác phẩm của Thánh Bellarminô về điểm này sẽ thấy rằng ông đưa ra quan điểm nhiều lần rằng những kẻ lạc giáo bị cắt đứt khỏi Giáo hội bới chính họ, trước bất kỳ phán xét nào của Giáo hội, từ bản chất của lạc giáo, v.v. Mặc dù vậy, một số người truyền thống giả mạo sẽ nói với bạn rằng những gì ông thực sự muốn nói là hoàn toàn ngược lại: rằng những người rao giảng lạc giáo chỉ mất thẩm quyền sau khi người khác đã phán xét hoặc kết án họ, hoàn toàn xuyên tạc nội dung.
Quan điểm của Thánh Bellarminô là một kẻ lạc giáo hiển nhiên sẽ mất thẩm quyền và chức vụ trước khi có bất kỳ tuyên bố nào. Điều đó được chứng minh rõ ràng bằng những lời nói của ông và bằng những tham chiếu của ông đến Thánh Giáo hoàng Celestinô về vấn đề này, người đã dạy cùng một điều.
Vì vậy, khi xem xét những sự kiện này, để chứng minh rằng những ngụy giáo hoàng của Giáo phái Vaticanô II không có thẩm quyền, ta thậm chí không cần phải tập trung trước tiên vào việc liệu họ có phải là những kẻ lạc giáo hay không (mà tất nhiên là như vậy). Thay vào đó, ta có thể chỉ đơn giản chứng minh rằng họ rao giảng lạc giáo cách khét tiếng. Một người rao giảng lạc giáo cách khét tiếng không thể có thẩm quyền đối với các tín hữu. Như Thánh Bellarminô nói:
Nếu một kẻ là một con sói nuốt chửng mọi người bằng những giáo thuyết lạc giáo, kẻ ấy không có thẩm quyền trong Giáo hội Công giáo. Thẩm quyền của Giáo Hội không thể dẫn một người đến lạc giáo. Thánh Bellarminô đưa ra quan điểm tương tự như Thánh Celestinô đã dạy, về cách những kẻ rao giảng lạc giáo mất thẩm quyền trong Chương 10 cuốn Về Giáo hội Chiến đấu (De Ecclesia Militante):
Yếu tố quan trọng ở đây là nội dung những gì một người đang rao giảng, không phải là những gì người đó tuyên bố. Ngoài ra còn có một vài đoạn từ Thánh Bellarminô về những kẻ lạc giáo mà những người truyền thống giả mạo hiểu lầm và lạm dụng. Có lẽ chúng tôi sẽ bác bỏ những vận dụng sai lầm ấy trong một video khác. Nhưng những lời của Thánh Robert Bellarminô ở đây, và quan trọng nhất, của Thánh Giáo hoàng Celestinô, đã nói lên tất cả.
Nguyên tắc này - rằng những kẻ rao giảng lạc giáo khét tiếng không thể có thẩm quyền - tất nhiên áp dụng cho ngụy giáo hoàng Phanxicô và các ngụy giáo hoàng Vaticanô II khác. Ngụy Giáo hoàng Phanxicô rao giảng lạc giáo khét tiếng bằng cách tuyên bố:
... rằng thuyết phục người khác cải đạo sang Công giáo là tội lỗi:
... rằng Luther đã không sai về thuyết công chính hóa:
...rằng có các vị tử đạo Hồi giáo, Tin lành và Đông phương 'Chính thống':
... rằng những người Tin lành và ly giáo đang ở bên trong Hội Thánh Đức Kitô:
PHANXICÔ TUYÊN BỐ RẰNG "TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC RỬA TỘI ĐỀU LÀ CHI THỂ CỦA CÙNG MỘT THÂN THỂ CHÚA KITÔ"!
... rằng người ly dị và "tái hôn" có thể rước lễ:
... rằng án tử hình là không thể chấp nhận được:
ÁN TỬ HÌNH (Sách giáo lý mới)
... bằng cách thúc đẩy sự thờ ơ tôn giáo, và vâng vâng…
Chính việc ông rao giảng những lạc giáo đó và một tin mừng giả chứng tỏ rằng ông không thể giữ thẩm quyền đối với Giáo hội. Đây là giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Nguyên tắc tương tự thường áp dụng cho các 'giám mục' bội giáo của Phanxicô và các ngụy giáo hoàng Vaticanô II khác.
Thế nhưng, bất chấp những điểm này, một số người vẫn sẽ phản đối bằng cách lập luận rằng Thánh Kirilô thành Alexandria, một thời gian sau khi Nestoriô bắt đầu rao giảng lạc giáo, đã đợi quyết định của Thánh Giáo hoàng Celestinô trước khi chính thức tuyên bố chấm dứt hiệp thông với Nestoriô. Nhưng điều ấy không mâu thuẫn với những điểm chúng tôi đang đề cập.
Có một sự phân biệt giữa: a) các tiến trình mặt giáo luật của Giáo hội mà qua đó một người bị trừng phạt bởi tất cả các điều luật hữu hiệu và/hoặc bị phế truất về mặt thực chất/hành chính cùng với việc bị tước bỏ tất cả mọi chức danh; và b) nguyên tắc luật thiêng liêng tự động trục xuất một người khỏi Thân thể Chúa Kitô và tước đi thẩm quyền - ngay cả khi những người có trách nhiệm thực thi các hình phạt / thủ tục theo luật của Giáo hội không làm như vậy.
Nếu có một giáo hoàng Công giáo, chẳng hạn như Giáo hoàng Thánh Celestinô, thì việc đợi bề trên của mình, Giáo hoàng Celestinô, dẫn đầu trong tiến trình giáo hội chống lại một giám mục đồng nghiệp như Nestoriô, như giám mục Kirilô thành Alexandria đã làm, là thật thích hợp và khôn ngoan. Và rõ ràng là một người Công giáo thực sự như Thánh Celestinô sẽ làm như vậy.
Nhưng điều đó không có nghĩa là nếu Thánh Celestinô không bao giờ hành động hoặc, tệ hơn, quyết định ủng hộ tên Nestoriô lạc giáo, thì thần luật trục xuất Nestoriô không hoạt động, hoặc Thánh Kirilô sau đó sẽ không hành động để thực hiện luật giáo hội. Đơn giản là, việc Thánh Kirilô để Giáo Hoàng Celestinô chịu trách nhiệm về vấn đề làm thế nào để đối phó với Nestoriô theo luật của Giáo Hội là rất phù hợp và khiêm nhường.
Nhưng luật Thiên Chúa vẫn hoạt động trong mọi trường hợp, cho phép (và khi sự việc trở nên đủ rõ ràng), yêu cầu các tín hữu phải bác bỏ kẻ lạc giáo.
Chính Thánh Giáo hoàng Celestinô dạy cho chúng ta tâm trí của Giáo hội về trường hợp này khi ông dạy rằng Nestoriô đã mất thẩm quyền trước khi các thủ tục của Giáo hội được thực hiện chống lại ông ta. Đó cũng là một thực tế, thậm chí được thừa nhận bởi những người chống đối thuyết trống tòa, rằng nhiều người Công giáo khác nhau vào thời điểm đó đã bác bỏ Nestoriô, cho rằng ông ta ở bên ngoài Giáo hội - và không có thẩm quyền - từ khi ông bắt đầu rao giảng lạc giáo.
Một số người cũng chỉ ra rằng, Công đồng Êphêsô đã nói rằng chính họ đã phế truất Nestoriô, như ngay cả Thánh Bellarminô cũng thừa nhận.
Đúng thế, bởi vì từ phế truất có thể, trong các ngữ cảnh khác nhau, chỉ đơn giản đề cập đến việc loại bỏ một người khỏi chức vụ và văn phòng trên thực chất. Tiến trình phế truất của Giáo Hội có thể và nên được thực hiện chống lại một người đã mất đi quyền lực thiêng liêng gắn liền với chức vụ bởi thần luật vì rao giảng lạc giáo.
Một lần nữa, Thánh Celestinô dạy rằng Nestoriô đã mất thẩm quyền từ khi ông bắt đầu rao giảng lạc giáo, nhưng Thánh Celestinô vẫn chỉ đạo rằng một tiến trình được thực hiện chống lại Nestoriô để loại bỏ ông hoàn toàn (nghĩa là phế truất ông) khỏi mọi thứ liên quan đến chức vụ của ông ta. Vì vậy, tùy thuộc vào bối cảnh, từ phế truất có thể đề cập đến việc loại bỏ mặt thực chất khỏi văn phòng - hoặc tự động tước đi quyền lực thiêng liêng.
Để kết luận, chúng ta hãy xem xét một số sự kiện khác bác bỏ một lỗi phổ biến mà mọi người có về những kẻ lạc giáo. Một số người giả truyền thống cho rằng một người nói rằng bản thân là Công giáo, và không được cảnh báo theo giáo luật hoặc tuyên bố là lạc giáo, không thể là một kẻ lạc giáo hoặc đặc biệt là một kẻ lạc giáo khét tiếng. Điều đó là hoàn toàn sai.
Tôi sẽ trích dẫn một vài đoạn từ cuốn sách, Tội Lạc giáo, bởi L.m. Eric Mackenzie, Tiến sĩ Giáo luật, được xuất bản bởi Đại học Công giáo Hoa Kỳ và được cho phép xuất bản vào năm 1932. Trong đó, tác giả chỉ ra rằng một người không chỉ có thể là một kẻ lạc giáo đơn giản trước khi bị cảnh báo theo giáo luật hoặc bị kết án chính thức; mà một người như vậy có thể là một kẻ lạc giáo khét tiếng trước khi bị cảnh báo theo giáo luật hoặc bị kết án chính thức.
Đáng buồn thay, cuốn sách chứa đựng nhiều lạc giáo duy tân khủng khiếp về vấn đề cứu độ, vốn tạo thành nhiều bằng chứng hơn cho thấy sự đổ vỡ của đức tin, đặc biệt là về vấn đề ấy, đã bắt đầu trước Công đồng Vaticanô II. Tuy nhiên, tác giả cực kỳ hiểu biết về giáo luật và tội lạc giáo.
Ông chỉ ra rằng có một sự khác biệt giữa tội lạc giáo đơn giản và một hình thức trầm trọng hơn, hình thức thứ hai liên quan đến việc từ chối các cảnh báo theo giáo luật.
Về việc phạm tội lạc giáo đơn giản mà không có bất kỳ cảnh báo giáo luật nào, ông nói.
Như chúng ta có thể thấy, trái ngược trực tiếp với những gì một số người chống thuyết trống tòa và những người truyền thống giả mạo tuyên bố, một người có thể phạm tội lạc giáo theo giáo luật và bị rút phép thông công trước khi kẻ ấy bỏ qua các cảnh báo giáo luật và không tham gia một giáo phái không Công giáo (nghĩa là, trong khi tuyên bố là một người Công giáo). Một người trở thành lạc giáo bằng cách liên tục phủ nhận hoặc nghi ngờ một tín điều.
Bây giờ chúng tôi sẽ chỉ ra, rằng cùng một tác giả cũng thừa nhận rằng kẻ lạc giáo đơn giản, người chưa bị tuyên bố là lạc giáo, người không tham gia một giáo phái ngoài Công giáo (nghĩa là, người tự xưng là Công giáo), có thể là một kẻ lạc giáo khét tiếng (tức khét tiếng trên thực tế).
Khét tiếng trên thực tế được phân biệt với khét tiếng mặt giáo luật.
Khét tiếng mặt giáo luật đề cập đến khi một bản án đã được thông qua bởi một thẩm phán giáo luật hoặc người phạm tội đã thú nhận trước tòa. Nói cách khác, nó đề cập đến một tuyên bố và quy trình giáo luật.
Khét tiếng trên thực tế, tuy vậy, không yêu cầu bất kỳ tuyên bố hoặc quy trình giáo luật nào. Nó không yêu cầu người phạm tội tham gia một giáo phái không Công giáo. Khét tiếng trên thực tế, tuy vậy, đề cập đến khi hành động vi phạm được biết đến công khai và tính chất tội lỗi của nó cũng được biết đến công khai.
Hãy cho một ví dụ.
Giả sử rằng một linh mục đã nói điều gì đó lạc giáo về tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi, và điều đó được báo cáo rộng rãi trong giới Công giáo. Nhưng người ta không biết liệu ông chỉ nhầm lẫn hay cố ý mâu thuẫn với giáo huấn Công giáo về vấn đề này. Và giả sử đó là một vấn đề thiên nhiều hơn về tính lý thuyết, không phải là một điểm cơ bản về Chúa Ba Ngôi.
Trong trường hợp đó, hành vi phạm tội, mặc dù được biết đến rộng rãi, trên thực tế sẽ không nhất thiết phải khét tiếng vì mặc dù a) hành vi phạm tội đã được biết đến rộng rãi, b) tính chất tội lỗi hoặc khả năng quy kết của nó không phải như thế.
Đây là một trích dẫn từ cuốn Chú giải Thực tiễn về Giáo luật (A Practical Commentary on the Code of Canon Law), 1943, liên quan đến việc khét tiếng trên thực tế:
Giờ đây, ta hãy xem xét Phanxicô. Ông ta là một kẻ lạc giáo khét tiếng (khét tiếng trên thực tế) bởi vì: a) Những tuyên bố lạc giáo của ông ta được vô vàn người biết đến công khai và, b) Việc ông ta cố ý mâu thuẫn với tín điều Công giáo được công khai biết đến.
Hàng triệu người biết rằng ông ta nói nhiều điều mâu thuẫn với tín điều Công giáo về ơn cứu độ, Giáo hội, hôn nhân, việc truyền giáo, v.v. Tính chất tội lỗi của các hành động của ông ta, cùng khả năng quy kết liên quan, cũng được biết đến công khai.
Clip 1, nói về án tử hình.
Clip 2, nói về việc người ly hôn và "tái hôn" được "rước lễ" (Amoris Laetitia).
Clip 3.
Clip 4.
Hàng ngàn người trên khắp thế giới lên án ông ta vì việc ông mâu thuẫn với các tín điều Kitô giáo. Trên thực tế, chính Phanxicô đã tự chứng minh bản thân có tội, và bản chất tội lỗi của các hành động của ông ta, bằng cách thừa nhận rằng giáo huấn của ông có thể là lạc giáo (và chứng minh rằng ông không quan tâm).
Khi ông ta thừa nhận rằng ông có thể đang dạy lạc giáo, và do đó ông không quan tâm, ông ta chứng minh bản chất tội lỗi / khả năng bị buộc tội của mình một cách công khai. Khả năng bị buộc tội của ông cũng được chứng minh bằng nhiều điều khác.
Vì vậy, Phanxicô là một kẻ lạc giáo khét tiếng. Ông ta lạc giáo cách khét tiếng trên thực tế, không nghi ngờ gì. Một kẻ lạc giáo khét tiếng không thể giữ chức vụ trong Giáo hội.
Cũng cần lưu ý rằng lạc giáo có thể được biểu hiện bằng hành động và thiếu sót, ngoài các tuyên bố. Hành động của Phanxicô, ngoài những tuyên bố của mình, chứng minh rằng ông ta là một kẻ lạc giáo khét tiếng.
Đây là phần Cha Mackenzie xác nhận rằng một kẻ lạc giáo đơn giản (mà ông đã giải thích là một người chưa bị kết án, chưa bị cảnh báo theo giáo luật và không nhất thiết phải tham gia bất kỳ giáo phái ngoài Công giáo nào) có thể khét tiếng trên thực tế.
Vì vậy, một người có thể là một kẻ lạc giáo khét tiếng mà không nhận bất kỳ cảnh báo giáo luật nào, không nhận bất kỳ tuyên bố (là lạc giáo) nào, và trong khi vẫn tự nhận là Công giáo. Phanxicô là một kẻ lạc giáo khét tiếng. Điều tương tự cũng đúng với những kẻ được gọi là giám mục của ông ta, những người theo Công đồng Vaticanô II và các ngụy giáo hoàng bội giáo khác của Giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Đối lập ngày mạt thế đã được tiên tri.
Linh mục Mackenzie cũng thừa nhận rằng một người có thể khét tiếng trên thực tế mà không cần thông qua bất kỳ quy trình giáo luật nào trong đoạn văn sau về một giáo luật nhất định:
Vì vậy, một người có thể lạc giáo khét tiếng trên thực tế mà không cần thông qua một quy trình giáo luật.
Bất cứ ai nói với bạn rằng Phanxicô – người thường xuyên rao giảng một Tin Mừng giả và nhiều lạc giáo – không phải là một kẻ lạc giáo khét tiếng, không biết họ đang nói gì.
Những kẻ lạc giáo khét tiếng, và những kẻ rao giảng lạc giáo cách khét tiếng, không thể giữ chức vụ, như chúng tôi đã chứng minh từ giáo huấn của Thánh Giáo hoàng Celestinô.
Đối mặt với những sự thật này, một người sẽ mang tội nếu cố chấp nhìn nhận những kẻ như vậy là có thẩm quyền trong Giáo hội. Điều đó dẫn đến đủ thể loại kết luận sai. Không chỉ mâu thuẫn với sự hiệp nhất của Giáo Hội, nó còn làm tổn hại đến việc tuyên xưng đức tin thật. Và hành vi như vậy khuyến khích mọi người phục tùng một con sói mà họ sẽ bị nuốt chửng bởi nó.
Vì vậy, lập trường Công giáo thực sự là Tông tòa Thánh Phêrô bị bỏ trống. Đó là lập trường mà một người Công giáo phải giữ. Giáo hội Công giáo đích thực vẫn còn tồn tại trong một tàn dư của những người Công giáo truyền thống đích thực. Bạn đang lắng nghe một thành viên của Giáo hội Công giáo đích thực trong thời đại của chúng ta. Tình hình hiện tại ở Rôma đã được tiên tri, như tài liệu của chúng tôi chứng minh.
Bài Viết Liên Quan