^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Đúng, Cuộc Bội giáo Khởi Đầu Từ Trước Vaticanô II
Sư Huynh Phêrô Dimond
Đúng, việc không nhận ra rằng cuộc bội giáo đã đi vào tồn tại trong những năm trước Vaticanô II là một lý do chính khiến nhiều người không thể thấy hết sự thật trọn vẹn, đặc biệt là các giáo lý quan trọng về ơn cứu độ và phép Rửa tội. Một niềm tin vào những lẽ thật ấy là điều thiết yếu để sở hữu đức tin siêu nhiên chân thật, vững chắc. Một đức tin như vậy là thiết yếu để làm hài lòng Đức Chúa và quan sát mọi điều như đúng bản chất vấn đề. Chắc chắn cuộc bầu cử không hợp lệ của Nguỵ giáo hoàng Tam Điểm Gioan XXIII, và công đồng phi pháp (Vaticanô II), là lễ khai mạc chính thức cho một Giáo hội Đối lập. Tuy nhiên, lập trường tuân theo những gì thường được dạy và tin vào những năm 1940 hoặc 1950 dưới thời Đức Piô XII là an toàn – một lập trường của nhiều người theo thuyết trống toà ủng hộ BOD - là ngây thơ và hoàn toàn sai.
Lập trường của họ thậm chí còn không hợp lý chút nào. Ví dụ, nhiều người trong số họ thừa nhận rằng các Giám mục tại Vaticanô II là những nhà cách mạng theo thuyết duy tân. Chúng tôi thậm chí đã nghe một kẻ lạc giáo BOD ngoan cố (người theo thuyết trống toà) nói rằng, theo quan điểm của ông ta, hầu hết hoặc tất cả các Giám mục Vaticanô II đã mất chức vụ của họ trước năm 1965. Chà, nếu họ mất chức vụ trước năm 1965, tất nhiên họ đã trở thành kẻ lạc giáo vào một thời điểm nào đó trước năm 1965. Trong hầu hết các trường hợp, đó phải là rất nhiều năm trước Vaticanô II.
Mặc dù một cá nhân có thể lạc giáo trong nháy mắt vì chối bỏ giáo huấn Công Giáo, để đạt đến điểm mà hầu hết hoặc tất cả các giám mục là là những nhà cách mạng theo thuyết duy tân tại Vaticanô II (những người sẵn sàng ngợi ca các tôn giáo giả dối) sẽ đòi hỏi nhiều thế hệ. Trên thực tế, đánh giá hợp lý nhất là sẽ mất khoảng 100 năm (mà là một vài thế hệ) để đạt đến điểm mà hầu hết các Giám mục chấp nhận phong trào đại kết, v.v. Sẽ mất nhiều thời gian như vậy bởi vì những lạc giáo làm xói mòn và suy yếu niềm tin vào tính thiết yếu của Đức tin Công Giáo trước tiên sẽ cần phải được giữ bởi một số thầy dạy nhất định (ví dụ như các Giám mục hoặc Linh mục). Sau đó, họ sẽ cần lưu hành lạc thuyết trong các chủng viện, sách hướng dẫn thần học, sách giáo lý, v.v. Đây sẽ là một quá trình dần dần. Giáo huấn sai lạc mới sau đó sẽ phải được giữ bởi nhiều giám mục, linh mục giáo xứ và giáo dân hơn. Sẽ mất thời gian. Các giáo dân và linh mục đã chấp nhận và tin vào lạc giáo sau đó sẽ cần phải truyền chúng cho những đứa trẻ, những người, sau khi chúng lớn lên, sẽ lưu hành lạc giáo cho nhiều người hơn nữa.
Đó là cách quá trình sẽ phải diễn ra. Do đó, phải cần một số thế hệ cho sự bội giáo rành rành tại Vaticanô II trở nên gần như phổ quát. Điều đó có nghĩa là sự bội giáo thực sự bắt đầu đi vào chuyển động một cách nghiêm túc vào khoảng giữa thế kỷ 19. Thật đáng tiếc, những tuyên bố yếu đuối và khả ngộ của Giáo Hoàng Piô IX về ơn cứu độ là một lý do rất lớn cho điều đó. Vào thời điểm ấy, và phần lớn như là kết quả của những tuyên bố của ông, mọi người bắt đầu dạy rằng những người không theo Công giáo có thể được cứu bởi sự ‘vô tri,’ và nó dần dần được nhiều linh mục chấp nhận.
Vào thời điểm những năm 1930 và 1940, gần như tất cả các linh mục đều giữ những lạc giáo nghiêm trọng về ơn cứu độ và là những kẻ duy tân lạc giáo hoàn toàn. Hầu hết trong số họ tin rằng người Do Thái từ chối Đức Kitô có thể được cứu (ví dụ: Cha Denis Fahey). (Nhân tiện, ai tin rằng người Do Thái chối bỏ Đức Kitô có thể được cứu không hề có đức tin. Người đó không thể làm hài lòng Thiên Chúa ngay cả khi anh ta cử hành hay tham dự Thánh lễ cổ truyền mỗi ngày trong cuộc đời). Trên thực tế, thật thú vị khi nhiều người theo thuyết trống toà (mà chối bỏ tín điều Công Giáo về ơn cứu độ) thừa nhận rằng cuộc cách mạng phụng vụ bắt đầu từ trước Vaticanô II. Nhiều linh mục theo thuyết trống toà thậm chí không sử dụng các nghi thức phụng vụ được áp dụng dưới thời Đức Piô XII trước Vaticanô II (ví dụ: thay đổi phụng vụ Tuần Thánh). Điều đó thể hiện một sự mâu thuẫn nghiêm trọng trong lập trường của họ về tính ràng buộc của các hành vi không bất khả ngộ khác, trước Vaticanô II, nhân tiện. Họ xem những thay đổi phụng vụ trước Vaticanô II là một ví dụ về cuộc cách mạng duy tân đang phát triển. Kết quả là, họ từ chối chúng. Chà, nếu họ có thể nhận ra rằng cuộc nổi loạn phụng vụ đã hoạt động trong nhiều thập kỷ trước Vaticanô II, tại sao họ không thể thấy rằng cuộc nổi loạn thần học cũng đã đi vào tồn tại thời điểm đó?
Ở một mức độ nào đó, họ nhận ra rằng một vấn đề thần học nghiêm trọng tồn tại dưới thời Đức Piô XII, Piô XI và thậm chí các giáo hoàng trước đó. Tuy nhiên, họ không xác định được những biểu hiện nghiêm trọng nhất của vấn đề. Chẳng hạn, Giám mục theo Thuyết trống toà Donald Sanborn (với sự đồng ý của Cekada) tuyên bố rằng đó là “sơ suất của ba giáo hoàng đó [Biển Đức XV, Piô XI và Piô XII]" đã gây ra Vaticanô II. Sự thừa nhận như vậy xác nhận quan điểm trung tâm của chúng ta ở vấn đề này: tức là, những lạc giáo về ơn cứu độ và phép Rửa tội đã có rất nhiều trong các chủng viện, sách hướng dẫn thần học, v.v. trước Vaticanô II. Tuy nhiên, những kẻ lạc giáo BOD nói trên đáng buồn mù quáng đối với khía cạnh đó của vấn đề. Họ tin (và thậm chí áp buộc) những lạc giáo duy tân về ơn cứu độ đã được dạy trong các văn kiện không bất khả ngộ thời kỳ đó. Họ không nhận ra sự cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt các định nghĩa tín lý về ơn cứu độ thay vì những gì được lưu hành trong các hướng dẫn thần học ‘được phê duyệt,’ v.v. trong thời kỳ phát triển thuyết duy tân trước Vaticanô II. Họ hoạt động như thể giáo huấn về ơn cứu độ chiếm ưu thế trong thời kỳ đó là một sự phản ánh hoàn hảo những gì Giáo Hội luôn dạy khi trên thực tế, đó là hình thức xảo quyệt nhất của thuyết duy tân đang trỗi dậy và nguyên nhân thực sự của Vaticanô II.
Bằng cách tuân theo giáo huấn sai trái và lạc giáo về phép Rửa tội và ơn cứu độ được lưu hành bởi các linh mục và giám mục ‘được chấp thuận’ trong những năm trước Vaticanô II, họ thực sự đang theo bước cuộc cách mạng duy tân. Do đó, nếu bạn gặp phải những người theo thuyết trống toà cổ võ giáo huấn về ơn cứu độ hoặc phép Rửa tội trong các sách hướng dẫn thần học, sách giáo lý, v.v. được đưa ra trong những thập kỷ trước Vaticanô II (thay vì các định nghĩa tín lý), hãy biết rằng những người đó vẫn bị thông tin sai lệch hoặc bị lừa dối, mặc dù họ nhận ra các vấn đề với giáo phái hậu Vaticanô II. Họ không có một cái nhìn đúng đắng về đức tin và những gì đã xảy ra. Nếu họ chỉ đơn giản chấp nhận những tuyên bố của các định nghĩa tín lý về ơn cứu độ và phép Rửa tội, họ sẽ nhận được ân sủng để xem xét vấn đề cách chính xác. Nhưng rất nhiều người bị bỏ lại trong bóng tối vì chống cự sự thật của tín điều Công giáo (tức là vô tín) và thiếu thiện chí.
Hơn nữa, nếu mọi người không hiểu rằng Đức Piô XII không phải là một giáo hoàng mạnh mẽ, mà là một giáo hoàng tồi tệ cho phép thuyết duy tân phát triển, họ sẽ không có cái nhìn chính xác về Giáo Hội trong thời đại của chúng ta. Một số sự thật đã nói ở trên là lý do tại sao Giáo Hoàng Piô XI và Piô XII chắc chắn là hai trong số bảy vị vua đầu tiên được tiên tri trong Sách Khải Huyền. Hành động của họ theo một số cách (không chỉ là thất bại của họ trong việc Dâng hiến Nước Nga kịp thời) cho phép Âu Châu ngoại giáo mới (Con thú ngày cuối được tiên tri) rốt cuộc trỗi dậy. Có rất nhiều điểm mới thú vị mà chúng tôi hy vọng sẽ đề cập đến khi thời gian cho phép. Chúng phù hợp chính xác với (và xác nhận thêm) những gì được đề cập trong các video của chúng tôi về sách Khải Huyền.