^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Vâng phục Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng Rôma
Định tín thứ hai từ Tông Toà Thánh Phêrô về tín điều ơn cứu độ đến từ Giáo Hoàng Bônifaciô VIII trong tông huấn Unam Sanctam.
Điều này có nghĩa bất khả ngộ rằng mỗi một người phải vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma để được cứu độ. Tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng ta phải vâng phục một nguỵ giáo hoàng để được cứu độ, như những gì đang diễn ra hiện nay. Nó có nghĩa rằng mỗi người phải vâng phục, nếu và khi ta có, một đức giáo hoàng thật sự.
Nhưng bằng cách nào trẻ nhỏ vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma? Đây là một câu hỏi hữu ích. Lưu ý rằng Giáo Hoàng Bônifaciô VIII không tuyên bố mỗi một người phải biết Đức Giáo Hoàng Rôma, nhưng mỗi một người phải vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma. Trẻ nhỏ trở nên vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma bởi phép rửa tội vào Hội Thánh duy nhất của Đức Kitô, mà Đức Giáo Hoàng Rôma là thủ lãnh.
Đó là một tín điều rằng trẻ nhỏ và những người khác trở nên vâng phục uy quyền của Giáo Hội khi họ đi vào Hội Thánh chân thật khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội.
Vì thế, bởi phép rửa tội họ khiến mình vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma, vì Đức Giáo Hoàng Rôma sở hữu uy quyền tối cao trong Giáo Hôi (Công đồng Vaticanô I, de fide). Điều này chứng minh rằng bí tích rửa tội thật sự là yếu tố đầu tiên trong việc xác định một người có vâng phục Đức Giám mục Rôma hay không. Nếu một người chưa được rửa tội, người đó không thể vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma, vì Giáo Hội không thi hành phán xét (nghĩa là, thẩm quyền) lên những ai chưa gia nhập Giáo Hội qua Bí tích Rửa tội (de fide).
Vì thế, ta không thể vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma mà chưa lãnh nhận Bí tích Rửa tội, vì Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng không thể thi hành phán xét (thẩm quyền) trên một người chưa được rửa tội (de fide, Trentô). Và vì ta không thể vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma mà chưa nhận Bí tích Rửa tội, ta không thể được cứu mà chưa lãnh nhận Bí tích Rửa tội, vì mỗi một người phải vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma để được cứu độ (de fide, Bônifaciô VIII).
Chú thích:
[1] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, 468-469.
[2] Denzinger 895; Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 704.