^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Tai tiếng và Lạc giáo của Gioan XXIII
Gioan XXIII (Angelo Roncalli)
Người triệu tập Vaticanô II và tự nhận là giáo hoàng từ năm 1958-1963
Tóm lượt:
Một số hoạt động trước khi "đắc cử"
Được cho là một Hội viên Tam Điểm
Các hoạt động và tuyên bố sau "bầu cử"
Gioan XXIII về người lạc giáo và ly giáo
Gioan XXIII về Chủ nghĩa Xã hội
Gioan XXIII tiết lộ ông là người Do Thái?
Cái chết của Gioan XXIII
Sự tương đồng bất ngờ giữa Gioan XXIII của Vaticanô II và Gioan XXIII của Đại Tây Ly Giáo
Hãy xem xét một số sự việc về Angelo Roncalli (Gioan XXIII). Angelo Roncalli sinh năm 1881 và giữ các chức vụ ngoại giao ở Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Roncalli cũng là “Thượng phụ” Venice.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA GIOAN XXIII TRƯỚC KHI ÔNG “ĐẮC CỬ” VỚI TƯ CÁCH LÀ “GIÁO HOÀNG” NĂM 1958
Trong nhiều năm, Thánh Bộ đã duy trì một hồ sơ về Angelo Roncalli (Gioan XXIII) có nội dung “nghi ngờ theo thuyết duy tân.” Hồ sơ có từ năm 1925, khi Roncalli, người được biết đến với những lời dạy không chính thống, đột ngột bị loại khỏi chức giáo sư tại Chủng viện Latêranô vào giữa học kỳ (ông bị buộc tội theo thuyết duy tân) và chuyển đến Bulgaria. Việc bị chuyển đến khởi đầu sự nghiệp ngoại giao của ông. Rôma đặc biệt quan tâm đến mối liên kết chặt chẽ, liên tục của Roncalli với linh mục bị phế thải, Ernesto Buonaiuti, người đã bị vạ tuyệt thông vì lạc giáo vào năm 1926.[2]
Ngay từ năm 1926, Angelo Roncalli (Gioan XXIII) đã viết cho một Ly giáo đồ Chính Thống giáo:
Lời phát biểu này có nghĩa là Hội Thánh chân thật vẫn chưa được thiết lập.
Năm 1935, Angelo Roncalli đến Thổ Nhĩ Kỳ và trở thành bạn với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Naman Rifat Menemengioglu.[4] Menemengioglu nói với Roncalli:
Khi ở Thổ Nhĩ Kỳ, Roncalli cũng tuyên bố: “Người Ireland các anh thật là quá quắt. Thời khắc các anh bước vào đời, ngay cả trước khi chịu phép rửa tội, các anh bắt đầu nguyền rủa tất cả những người không thuộc vào Giáo Hội, đặc biệt là những người Tin Lành!”[6]
Dưới đây là một trích dẫn khác thể hiện quan điểm lạc giáo của Roncalli: “Phe cực đoan chống Công Giáo của Giáo hội Chính Thống Hy Lạp đã vui vẻ công bố một thỏa thuận với Giáo Hội Anh Giáo, qua đó mỗi bên công nhận tính hợp lệ của Thánh Chức bên kia. Nhưng Roncalli thực sự hài lòng. Đối với những người Hy Lạp ranh mãnh hỏi ông nghĩ gì về sự sắp xếp này, ông nói một cách chân thành: ‘Tôi không có gì ngoài lời khen ngợi cho những người anh em xa cách của chúng tôi vì sự nhiệt thành của họ trong việc tiến một bước tới sự hợp nhất Kitô hữu.’”[7]
Desmond O'Grady, cựu phóng viên Vatican cho tờ Washington Post, báo cáo rằng trong khi hành sự tại Istanbul năm 1944, Roncalli “đã thuyết giảng về một hội đồng sẽ được tổ chức trong thời kỳ hậu chiến.”[8] Khi Roncalli là Đại sứ Giáo Hoàng đến Pháp, ông được bổ nhiệm làm Quan sát viên Tòa Thánh cho tổ chức văn hóa của Liên Hợp Quốc, UNESCO. Vào tháng 7 năm 1951, ông đã có một bài phát biểu “ca ngợi thừa mứa UNESCO…”[9] Roncalli gọi UNESCO là “tổ chức quốc tế vĩ đại này…”[10]
Khi Angelo Roncalli là Đại sứ Giáo Hoàng đến Pháp, ông bổ nhiệm Hội viên Tam Điểm bậc thứ ba mươi ba và là người bạn thân, Nam tước Yves Marsaudon, làm người đứng đầu chi nhánh Pháp của Hội Hiệp sĩ Malta, một hội dòng Công giáo cho giáo dân.[11]
GIOAN XXIII ĐƯỢC CHO LÀ MỘT HỘI VIÊN TAM ĐIỂM
Yves Marsaudon, hội viên Tam Điểm và tác giả người Pháp đã nói ở trên, cũng tuyên bố rằng Roncalli [Gioan XXIII] đã trở thành một Hội viên Tam Điểm bậc thứ ba mươi ba trong khi làm Đại sứ Giáo Hoàng tại Pháp. Mary Ball Martinez đã viết rằng Vệ binh Cộng hòa Pháp từ các đồn trú của họ đã quan sát: “… Vị Đại sứ [Roncalli] trong trang phục dân sự rời khỏi nơi cư trú của mình để tham dự các cuộc họp tối thứ năm của Đại Hội quán [Tam Điểm] Pháp. Trong khi việc để lộ sự xung đột gay gắt lòng trung thành như vậy sẽ làm nản lòng người bình thường, dù theo Công Giáo hoặc Tam Điểm, Angelo Roncalli dường như vượt qua điều đó dễ dàng.”[12]
Tạp chí 30 Days cũng đã tổ chức một cuộc phỏng vấn vài năm trước với người đứng đầu Hội Tam Điểm Ý. Đại Giáo Chủ của Đại Hội quán Ý tuyên bố: “Về điều đó, dường như Gioan XXIII đã được nhận (vào một Hội quán Tam Điểm) ở Paris và tham gia vào công việc tại Công xưởng Istanbul.”[13]
Một lần ở Paris, “Đức ông” Roncalli đã tham dự một bữa tiệc và ngồi bên cạnh một người phụ nữ mặc một bộ váy cắt sâu rất khiếm nhã. Những người đi cùng với Roncalli cảm thấy khó chịu. Các vị khách ném ánh nhìn vào vị “Đại sứ Giáo Hoàng.” Roncalli đã phá vỡ sự im lặng bằng cách nói hài hước:
Khi Gioan XXIII sau đó được “cất nhắc” vào Hồng y Đoàn, ông khăng khăng yêu cầu được nhận chiếc mũ đỏ từ người vô thần và theo chủ nghĩa xã hội cùng bài đạo khét tiếng Vincent Auriol, Tổng thống Pháp, người mà ông đã mô tả là “một nhà xã hội chủ nghĩa trung thực.”[15]
Gioan XXIII, với tư cách là một hồng y, chọn nhận mũ hồng y của mình từ tên chống Công Giáo khét tiếng Vincent Auriol
Roncalli quỳ xuống trước Auriol, và Auriol đặt mũ giáo sĩ của Hồng y lên đầu Roncalli. Auriol sau đó đeo một “dải ruy băng màu đỏ rộng quanh cổ Đức Hồng y rồi ôm hôn anh ta trên mỗi má với một cái ôm nhỏ truyền sự ấm áp cá nhân cho giao lễ chính thức.”[16] Auriol đã phải lau nước mắt bằng một chiếc khăn tay khi Roncalli rời đi để đảm nhận phẩm giá mới của mình là “Hồng y.”[17]
Tại các buổi lễ xã hội ở Paris, Roncalli (Gioan XXIII) cũng thường xuyên được bắt gặp giao thiệp với đại sứ Liên Xô, M. Bogomolov, mặc dù chính phủ của Bogomolov đã nối lại chính sách tiền chiến về việc tiêu diệt tàn bạo người Công Giáo ở Nga.
Angelo Roncalli (Gioan XXIII) giao thiệp với kẻ giết người Công Giáo
Gioan XXIII còn được biết đến như một “người bạn tốt và bạn tâm giao” của Edouard Herriot, Thư ký của Hội những người Xã hội Chủ nghĩa cực đoan bài Công Giáo (của Pháp).[18] Có lẽ người bạn tốt nhất của Roncalli là người theo chủ nghĩa xã hội và chống giáo phẩm kiên trung, Edouard Herriot.[19]
Gioan XXIII với Ed Herriot và những tên cấp tiến khác
Trước khi Roncalli rời Paris, ông tổ chức một bữa tối chia tay cho bạn bè của mình. “Các vị khách bao gồm các chính trị gia cánh hữu, cánh tả và trung lập đã thống nhất trong một dịp này trong tình cảm của họ đối với vị chủ tiệc hào phóng.”[20] Khi Roncalli là “Hồng y” của Venice, ông “cung cấp cho người Cộng sản không có chỗ để chỉ trích ông. Những lời lăng mạ chống giáo phẩm theo thói quen đã nhường chỗ cho sự im lặng tôn trọng.”[21] Trong khi ở Venice, “Hồng y” Roncalli “hô hào tín hữu chào đón những người Xã hội chủ nghĩa trên toàn nước Ý, những người đang tổ chức đại hội lần thứ 32” tại Venice.[22]
Roncalli từng phát biểu tại tòa thị chính Venice. Ông tuyên bố:
Đây là lạc giáo trắng trợn.
CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ TUYÊN BỐ CỦA GIOAN XXIII SAU “CUỘC BẦU CỬ” THÀNH “GIÁO HOÀNG” NĂM 1958
Ngay sau khi được “bầu” và chuyển đến Thành Vatican, “Gioan XXIII đã tìm thấy một bức tượng cổ của Hippolytus, một nguỵ giáo hoàng thế kỷ thứ ba. Ông đã khôi phục bức tượng và đặt ở lối vào Thư viện Vatican.”[26] Những khuôn mặt thất vọng xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Quảng trường Thánh Phêrô khi Gioan XXIII bắt đầu lời chúc lành giáo hoàng đầu tiên của mình, vì ông hầu như không giơ tay lên. Dấu thánh giá đối với người Rôma như là một cử chỉ đáng thương hại, vì ông ta dường như đang di chuyển cổ tay của mình đến hông.”[27]
Khi Gioan XXIII công bố một thông điệp về sự ăn năn, nó chẳng đề cập gì về chay tịnh hay bất cứ ngày buộc nào kiêng thực phẩm hoặc niềm vui thế tục.[30] Gioan XXIII tự nói về mình: “Tôi là một Giáo Hoàng cứ tiếp tục bước lên máy gia tốc.”[31]
Cha của Gioan XXIII là một người trồng nho. Về cha mình, Gioan XXIII nói như sau:
GIOAN XXIII VỀ NGƯỜI LẠC GIÁO, LY GIÁO VÀ KHÔNG CÔNG GIÁO
Gioan XXIII mô tả những gì ông nghĩ rằng thái độ mà Công đồng Vatican thứ hai nên có đối với các giáo phái phi Công giáo bằng những lời này: “Chúng tôi không có ý định cử hành một phiên tòa xét xử quá khứ. Chúng tôi không muốn chứng minh ai đúng hoặc ai sai. Tất cả những gì chúng tôi muốn nói là, ‘Chúng ta hãy đến với nhau; chúng ta hãy cùng chấm dứt sự chia rẽ.’”[33] Những chỉ dẫn của ông cho “Hồng y” Bea, người đứng đầu Ban Thư ký Hội đồng Hợp nhất Kitô hữu, là, “Chúng ta phải đặt qua một bên, lúc này, những yếu tố mà chúng ta khác nhau.”[34]
Một lần, một “dân biểu đột nhiên nói toạc ra: ‘Tôi là một tín đồ Báp-tít.’ Gioan XXIII mỉm cười nói, ‘Vâng, tôi là Gioan.’”[35] Gioan XXIII đã nói với người ngoại giáo Roger Schutz, người sáng lập cộng đồng đại kết tại Taize (một tu viện phi Công giáo, đại kết): “Bạn đang ở trong Giáo Hội, hãy bình an.” Schutz thốt lên: “Nhưng nếu vậy, chúng tôi là người Công giáo!” Gioan XXIII nói: “Vâng; chúng ta không còn chia cách nữa.”[36]
Đây là lạc giáo trắng trợn.
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Cantate Domino,” 1441: ”Bởi thế Giáo Hội lên án, bài trừ, nguyền rủa và tuyên bố kẻ ấy ở bên ngoài Thánh thể Chúa Kitô, mà là Hội Thánh, bất kì ai giữ những quan điểm chống đối hay trái nghịch.”[37]
Gioan XXIII đón tiếp tại Vatican “Tổng giám mục” đầu tiên của Canterbury, “giáo sĩ cấp cao” đầu tiên của thánh công hội Hoa Kỳ, và thượng tế Shinto đầu tiên.[38] Gioan XXIII đã từng nhận xét: “Nếu tôi được sinh ra là một người Hồi giáo, tôi tin rằng tôi sẽ luôn là một người Hồi giáo tốt, trung thành với tôn giáo của mình.”[39]
Một trong những hành động đầu tiên của Gioan XXIII là tiếp kiến Vua Hồi giáo của Iran. Khi Vua Hồi giáo của Iran sắp rời đi, “Gioan XXIII đã ban cho ông lời chúc lành mà ông đã nói tránh một cách tế nhị để tránh xúc phạm các nguyên tắc Hồi giáo: ‘Cầu cho ơn huệ tràn trề của Thượng Đế Toàn Năng ở với ngài.’”[40]
Bằng cách nói tránh lời chúc lành, Gioan XXIII đã: 1) loại bỏ Chúa Ba Ngôi, đấng được cầu khẩn trong việc ban lời chúc lành, để ông không xúc phạm người không tin; và 2) ông đã ban lời chúc lành cho tín đồ của một tôn giáo giả dối. Điều này trái ngược với giáo huấn từ Kinh thánh cấm chúc lành những người không tin, như được lặp lại bởi Giáo Hoàng Piô XI.
Vào ngày 18 tháng 7, 1959, Gioan XXIII đã đình bản lời cầu nguyện sau đây: “Xin Chúa hãy làm vua những kẻ đang sống trong bóng tối của thờ ngẫu tượng hay Hồi giáo.”[42] Trong Đoản Sắc ngày 17 tháng 10, 1925, Giáo Hoàng Piô XI đã ra lệnh cho lời cầu nguyện này phải được đọc công khai trong lễ Chúa Kitô Vua. Gioan XXIII loại khỏi Hạnh Các Thánh là Mười Bốn Thánh Bảo Trợ và một số vị thánh khác, gồm cả Thánh Philomina.[43]
Thánh Philomina, chỉ là một trong những vị thánh bị Gioan XXIII và Phaolô VI loại khỏi Hạnh Các Thánh
Dưới thời Giáo hoàng Grêgôriô XVI, Thánh bộ Nghi lễ đã đưa ra một quyết định trọn vẹn và tán thành ủng hộ việc tôn kính Thánh Philomina; ngoài ra, Giáo hoàng Grêgôriô XVI đã trao cho Thánh Philomina các danh hiệu: “Đấng làm phép lạ vĩ đại của thế kỷ 19” và “Đấng bảo trợ Tràng Mân Côi hằng sống.”[44] Bà được phong thánh bởi cùng Đức Giáo Hoàng vào năm 1837. Việc phong thánh một vị thánh là “một tuyên bố công khai và chính thức về nhân đức anh hùng của một người và việc đưa tên người đó vào kinh điển các vị thánh… Phán xét này của Giáo Hội là không thể sai lầm và không thể sửa đổi.”[45]
Dưới đây là hình ảnh cuộc họp mặt của Gioan XXIII với người "Chính thống" giáo tại Vaticanô II. Gioan XXIII muốn các giáo sĩ của các Giáo hội “Chính Thống” của Nga (nhiều người trong số họ là đặc vụ KGB) tham gia vào Vaticanô II. Giáo Hội “Chính Thống” nói rằng một số giáo sĩ của họ sẽ tham dự, với điều kiện là không có việc lên án chủ nghĩa cộng sản tại Vaticanô II. Do đó, Gioan XXIII – người khởi xướng cuộc bội giáo Vatican II – đã ngã giá “thỏa thuận lớn” đó là Hiệp định Vatican-Moscow. Vatican đồng ý không lên án chủ nghĩa cộng sản tại Công đồng Vaticanô II, đổi lại, sẵng sàng chưa, để người "Chính thống" giáo có thể tham dự công đồng![47] Đó quả là một món hời, phải không? Gioan XXIII rõ ràng là một thành viên Hội Tam Điểm và có lẽ là một người Cộng sản; ông là người khởi đầu âm mưu và cuộc bội giáo vĩ đại đó là giáo phái Vaticanô II.
Gioan XXIII với người "Chính thống" giáo tại Vaticanô II
Gioan XXIII nhìn thấy nơi các quan sát viên phi Công giáo tại Vaticanô II sẽ ngồi và tuyên bố: “Điều đó không được! Đặt những người anh em xa cách của chúng ta gần với tôi.” Như một tín đồ Anh giáo hài lòng nói: “Vậy là chúng tôi ở đó – ngồi ngay hàng đầu.”[48]
Vào ngày 11 tháng 10, 1962, Gioan XXIII phát biểu bài khai mạc của ông trước Công đồng:
Như chúng ta thấy ở trên, trong bài phát biểu khai mạc tại Vaticanô II, Gioan XXIII tuyên bố rằng Giáo Hội đã phản đối và lên án các lầm lỗi trong lịch sử, nhưng hôm nay nó sẽ không đưa ra bất kỳ sự lên án nào. Ông cũng thốt ra lạc giáo rằng “toàn bộ gia đình Kitô hữu vẫn chưa đạt được sự hợp nhất hữu hình trong lẽ thật.” Đầu tiên, “toàn bộ gia đình Kitô hữu” chỉ được tạo thành từ người Công Giáo. Nói rằng “toàn bộ gia đình Kitô hữu” bao gồm cả những người không theo Công Giáo, như Gioan XXIII làm, là lạc giáo. Thứ hai, Gioan XXIII nói rằng gia đình Kitô hữu (là Giáo Hội Công Giáo) “vẫn chưa đạt được sự hợp nhất hữu hình trong lẽ thật.” Đây là lạc giáo. Ông ta đang phủ nhận tính hợp nhất của Hội Thánh Đức Kitô chân thật, Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội chân chính (Giáo Hội Công Giáo) là duy nhất trong đức tin. Giáo hội Công giáo đã đạt được và sẽ luôn duy trì một “sự hợp nhất hữu hình trong lẽ thật.”
Gioan XXIII cũng thay đổi đề mục cho Kinh nhật tụng và Sách lễ Misa. Ông ra lệnh đình bản những Kinh nguyện Leonine, những lời cầu nguyện theo chỉ định của Giáo Hoàng Lêô XIII sẽ được đọc sau Thánh lễ. Những lời cầu nguyện này cũng được Giáo Hoàng Thánh Piô X và Giáo Hoàng Piô XI chỉ định.[52] Kinh này bao gồm Lời cầu nguyện cho Thánh Micae Tổng lãnh thiên thần, một lời cầu nguyện đặc biệt đề cập đến trận chiến mà Giáo Hội tiến hành chống lại Quỷ dữ. Gioan XXIII đã loại bỏ Thánh vịnh Xin xử cho tôi khỏi Thánh lễ. Gioan XXIII sau đó đã đình bản Tin mừng Cuối cùng, Tin mừng Thánh Gioan. Sách Tin mừng này cũng được sử dụng trong việc trừ quỷ.[53]
Tiếp theo, Gioan XXIII loại bỏ Kinh cáo mình thứ hai trong Thánh lễ. Chỉ sau tất cả những thay đổi này, ông mới giới thiệu một sự thay đổi vào Lễ quy Thánh lễ bằng cách chèn vào tên của Thánh Giusê.[54] Yêu cầu đặt tên thánh Giuse trong lễ quy đã chính thức bị Giáo Hoàng Piô VII từ chối vào ngày 16 tháng 9 năm 1815,[55] và bởi Giáo Hoàng Lêô XIII vào ngày 15 tháng 8 năm 1892.[56] Những thay đổi lớn khác liên quan đến Hy tế Thánh lễ (mở đường cho Thánh lễ hoàn toàn mới của Phaolô VI vào năm 1969) có hiệu lực vào Chúa nhật đầu tiên Mùa Vọng, 1964.
GIOAN XXIII VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
Gioan XXIII đã viết một lá thư ca ngợi Marc Sangnier, người sáng lập Le Sillon. Le Sillon là một tổ chức bị Giáo Hoàng Piô X lên án. Gioan XXIII đã viết về Sangnier: “Niềm đam mê mạnh mẽ từ những lời của anh ấy (Sangnier), về linh hồn của anh ấy, khiến tôi phấn khích, và những ký ức sống động nhất của toàn bộ tuổi trẻ linh mục của tôi là dành cho con người của anh ấy cùng hoạt động chính trị và xã hội của anh ấy…”[57]
Trong thông điệp Mater et Magistra (về Kitô giáo và tiến bộ xã hội), Gioan XXIII đã thúc đẩy lý tưởng xã hội chủ nghĩa và không lên án việc tránh thai hoặc chủ nghĩa Cộng sản dù chỉ một lần. Khi được hỏi tại sao ông đã đáp lại lời chào của một nhà độc tài Cộng sản, Gioan XXIII trả lời: “Tôi là Giáo Hoàng Gioan, không phải vì bất kỳ nhân đức cá nhân nào, mà vì một hành động của Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong mỗi người chúng ta.”[58] “Gioan rất thoải mái với những người Cộng sản; người ta có thể nghĩ rằng họ là anh em nhau.”[59] Chủ nghĩa Cộng sản đã bị Giáo Hoàng Piô XI lên án 35 lần và Giáo Hoàng Piô XII lên án 123 lần.[60]
Vào ngày 6 tháng 3 năm 1963, Gioan XXIII đã tiếp đón Aleksei Adzhubei cùng người vợ, Rada, trong một buổi tiếp kiến đặc biệt. Rada là con gái của Thủ tướng Liên Xô Khrushchev. Rada (con gái của Khrushchev) đã nói về cuộc gặp gỡ của cô với Gioan XXIII: “… ông ta trao cho Aleksei và tôi một cặp quà tặng tượng trưng, cũng dành cho cả cha tôi và ông nói: ‘… Đấy là cho cha cô.’”[61]
Nhân dịp sinh nhật lần thứ tám mươi của mình (ngày 25 tháng 11, 1961), Gioan XXIII đã nhận được một bức điện tín từ Khrushchev gửi “lời chúc mừng và lời chúc chân thành cho sức khỏe tốt lành và thành công trong khát vọng cao cả của bản thân để đóng góp cho… hòa bình thế giới.”[62]
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh, John Gollan, trước camera truyền hình vào ngày 21 tháng 4, 1963, nói bức “thông điệp (Pacem in Terris) [của Gioan XXIII] đã khiến ông ngạc nhiên và vui sướng” và do đó, ông ấy đã bày tỏ “sự hài lòng chân thành nhất tại Đại hội Đảng lần thứ 28 gần đây.”[63]
Một trong những người bạn tốt của Gioan XXIII là người Cộng sản và người chiến thắng Giải thưởng Hòa bình Lenin tên Giacomo Manzu.[64] Gioan XXIII nói: “Tôi thấy không có lý do tại sao một Kitô hữu không thể bỏ phiếu cho một người theo chủ nghĩa Mác nếu anh ta nhận thấy vị sau phù hợp hơn để đi theo một đường lối chính trị và số phận lịch sử như vậy.”[65]
Giáo Hội Công Giáo đã lên án Chủ nghĩa Cộng sản hơn 200 lần.[66]
GIOAN XXIII ĐƯỢC NHỮNG NGƯỜI TAM ĐIỂM VÀ CỘNG SẢN CA NGỢI GIÁO TRIỀU CỦA ÔNG
Đây là lạc giáo. Việc thờ phượng tà thần công khai không là quyền lợi của con người. Điều này đã bị lên án bởi nhiều giáo hoàng, như chúng tôi đã đề cập trong phần về Vaticanô II. Khi nhà thần học của Thánh Vụ, Cha Ciappi, nói với Gioan XXIII rằng thông điệp Pacem in Terris mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hoàng Grêgôriô XVI và Piô IX về tự do tôn giáo, Gioan XXIII trả lời: “Tôi sẽ không bị bận tâm bởi một vài điểm nếu hầu hết thông điệp tỏa sáng.”[67]
Thông điệp Pacem in Terris của Gioan XXIII được các lãnh đạo Tam Điểm khen ngợi là một văn kiện Tam Điểm. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ:
Đây là một trích dẫn từ Bản tin Tam Điểm, cơ quan chính thức của Hội đồng Tối cao Bậc 33 của Lễ chế Scotland Cổ đại và Được chấp thuận của Hội Tam Điểm, cho Hợp chúng quốc Mexico, tọa lạc tại 56 đường Lucerna, Mexico, D.F. (Năm 18, số 220, tháng 5 năm 1963):
“ÁNH SÁNG CỦA
KIẾN TRÚC SƯ VĨ ĐẠI CỦA VŨ TRỤ
KHAI SÁNG THÀNH VATICAN
“Nhìn chung, thông điệp Pacem in Terris, gửi đến tất cả những người có thiện chí, đã truyền cảm hứng cho sự thoải mái và hy vọng. Thông điệp được ngợi ca rộng rãi cả ở các nước Dân chủ và Cộng sản. Chỉ có các chế độ độc tài Công Giáo mới phải cau mày và bóp méo tinh thần của nó.
“Đối với chúng tôi, nhiều khái niệm và giáo lý thông điệp chứa đựng rất quen thuộc. Chúng tôi đã nghe những điều ấy từ những anh em duy lý, khai phóng và xã hội chủ nghĩa lẫy lừng. Sau khi đã cân nhắc cẩn thận ý nghĩa từng từ, chúng tôi có thể nói rằng, văn học phế thải cách ngôn và điển hình của Vatican không cách nào sánh được, thông điệp Pacem in Terris là một tuyên bố mạnh mẽ về học thuyết Tam Điểm… chúng tôi không ngần ngại khuyến khích việc đọc kỹ lưỡng nó.”[68]
Trong cuốn sách Resurgence du Temple, được xuất bản và biên tập bởi Hiệp sĩ Dòng Đền thờ (Tam Điểm), 1975:149, trích dẫn sau đây khá lý thú: “Hướng hành động của chúng ta: Tiếp tục Công việc của Gioan XXIII và tất cả những người đã theo ông trên đường đến Chủ nghĩa phổ quát Dòng Đền thờ.”[69]
GIOAN XXIII VÀ NGƯỜI DO THÁI
Gioan XXIII cũng đã làm những việc như dừng xe để ông có thể ban phước cho người Do Thái rời khỏi hoạt động thờ phượng ngày “Sabbath” của họ.[70]
GIOAN XXIII TIẾT LỘ RẰNG ÔNG LÀ MỘT NGƯỜI DO THÁI?
Gioan XXIII có lần chào đón một số vị khách Do Thái bằng những từ: “Tôi là Giusê, em của các anh. (I am Joseph your brother)”[71] Mặc dù tuyên bố rất bí ẩn này của Gioan XXIII đối với người Do Thái được trích dẫn thường xuyên, ý nghĩa thật sự của nó vẫn chưa được giải thích. Chúng tôi tin rằng có một lời giải thích tốt ý nghĩa thật sự của nó: Tuyên bố này của Gioan XXIII, “Tôi là Giusê, em của các anh,” là một câu trong Sáng thế 45:4. Nó được nói bởi tổ phụ Giusê, con trai của ông Giacóp, tới các anh em của ông khi họ đến Ai Cập trong thời kỳ hạn hán. Những ai quen thuộc với câu chuyện Kinh Thánh biết rằng Giusê đã bị anh em của ông bán làm nô lệ nhiều năm trước đó, nhưng đã vươn lên vị trí cao nhất trong vương quốc Ai Cập (mặc dù ông không phải là một trong số họ) bởi vì ông đã giải mã thành công giấc mơ của Pharaô. Vì ông đã vươn lên vị trí cao nhất trong vương quốc của người Ai Cập, ông được tự do phân phát kho báu của vương quốc theo ý muốn bản thân – ví dụ, cho anh em của ông ta. Ông đã ban phát rất nhiều của cải cho anh em của mình mà không tính nợ.
Khi chúng ta xem xét bằng chứng cho thấy Gioan XXIII là một hội viên Tam Điểm, rằng Gioan XXIII đã khởi đầu tiến trình cách mạng chống lại Giáo Hội Công Giáo tại Vaticanô II, và rằng “giáo triều” của Gioan XXIII đã khởi xướng thái độ mang tính cách mạng mới đối với người Do Thái, trong số những điều khác, ý nghĩa của tuyên bố ông đối với người Do Thái trở nên khá rõ ràng. Cũng giống như Giusê, vị không phải là một trong những người Ai Cập, vươn lên tột đỉnh hệ thống phẩm trật của người Ai Cập và tiết lộ điều này cho anh em của mình bằng tuyên bố “Tôi là Giusê, em của các anh,” Gioan XXIII nói với người Do Thái rằng ông ta là “Giusê, em của các anh” bởi vì ông ta thực sự là một kẻ xâm nhập Do Thái cố thủ ở vị trí cao nhất trong hệ thống phẩm trật Kitô hữu (hoặc trông như thể vậy). Đó là cách bí ẩn mà Gioan XXIII tiết lộ con người thật sự của ông: là một nguỵ giáo hoàng âm mưu phục vụ cho kẻ thù của Giáo Hội.
Ngay trước khi qua đời, Gioan XXIII đã sáng tác lời cầu nguyện sau đây cho người Do Thái. Lời cầu nguyện này đã được Vatican xác nhận là tác phẩm của Gioan XXIII.[72]
Gioan XXIII nói rằng người Do Thái vẫn là dân được chọn, đó là lạc giáo. Cụm từ “người Do Thái bội bạc” là cụm từ được người Công giáo sử dụng trong Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh cho đến khi Gioan XXIII loại bỏ nó vào năm 1960.[74] Từ bội bạc có nghĩa là “không chung thủy.” “Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, năm 1963, vị Hồng y là người chủ trì Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô đã nói những từ cũ (người Do Thái bội bạc) do thói quen. Gioan XXIII đã làm sững sờ những người đang thờ phượng bằng cách ngăn ông ấy giữa chừng bằng những từ, ‘Nói theo cách mới.’”[75]
Nói với một cậu bé Do Thái vừa được rửa tội gần đây, Gioan XXIII nói: “Bằng cách trở thành một người Công Giáo, cháu không bớt trở thành một người Do Thái hơn.”[77] Vào đêm Gioan XXIII qua đời, Rabbi trưởng của Rôma và các nhà lãnh đạo khác của cộng đồng Do Thái đã tụ tập cùng với hàng trăm ngàn người tại Quảng trường Thánh Phêrô để than khóc.[78]
Alden Hatch, tác giả cuốn Một người tên Gioan: Cuộc đời Đức Gioan XXIII (A Man Named John: The Life of Gioan XXIII), đã nói về Gioan XXIII như sau: “… chắc chắn không có vị nào (trong số các giáo hoàng trước đây) đã chạm đến trái tim của mọi người trong tất cả các tín ngưỡng – và không tín ngưỡng. Vì họ biết rằng Ngài yêu thương họ bất kể họ là gì hay họ tin vào điều gì.”[79]
CÁI CHẾT CỦA GIOAN XXIII
Sau khi ông qua đời, Vatican gửi đến Gennar Goglia, người cùng với các đồng nghiệp ướp xác Gioan XXIII. Goglia đã tiêm mười lít chất lỏng ướp xác vào cổ tay và dạ dày của Gioan XXIII để trung hòa bất kỳ sự thối rữa nào.[80] Điều này giải thích tại sao cơ thể của Gioan XXIII không phân hủy như cơ thể bình thường. Vào tháng 1 năm 2001, thi thể của Gioan XXIII đã được khai quật và đặt trong một quan tài pha lê chống đạn mới hiện đang được trưng bày tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Mặt và tay của Gioan XXIII cũng được phủ sáp.[81]
TUYÊN BỐ TỪ NHỮNG NGƯỜI TAM ĐIỂM, CỘNG SẢN VÀ KHÔNG CÔNG GIÁO CA NGỢI GIOAN XXIII SAU KHI ÔNG QUA ĐỜI
Sau cái chết của Gioan XXIII, nhiều văn kiện từ những người Cộng sản, Tam Điểm và Do Thái đã được gửi đến Vatican bày tỏ nỗi buồn về cái chết của Gioan XXIII. Những người như “Fidel Castro và Nikita Khrushchev đã gửi thông điệp ngợi ca và buồn bã.”[82]
Ngày 4 tháng 6, 1963, ấn bản của tờ Người đưa tin (El Informador):
Charles Riandey, Đại Giáo chủ tối cao của các hội kín, trong lời tựa của ông cho một cuốn sách của Yves Marsaudon (Bộ trưởng của Hội đồng Tối cao các hội kín Pháp), tuyên bố:
Lời tựa thứ hai của cuốn sách đã được đề cập đến “người kế vị oai hùng của ông, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.”[85]
Hội viên Tam Điểm cấp cao, Carl Jacob Burckhardt, đã viết trên Journal de Geneve: "Tôi biết rất rõ Hồng y Roncalli. Ông là một nhà tự nhiên thần luận và một nhà duy lý mà sức mạnh không nằm ở khả năng tin vào phép mầu và tôn kính đồ thánh.”[86]
MỘT KẺ LẠC GIÁO KHÔNG THỂ LÀ GIÁO HOÀNG HỢP LỆ
Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng kẻ lạc giáo không thể được bầu thành giáo hoàng hợp lệ, vì kẻ lạc giáo không phải là thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Các sự kiện được trình bày ở đây chứng minh rằng Gioan XXIII, người đã triệu tập Vaticanô II và bắt đầu Giáo Hội Công đồng bội giáo, rõ ràng là một lạc giáo đồ. Ông không phải là một giáo hoàng hợp lệ. Angelo Roncalli (Gioan XXIII) là một nguỵ giáo hoàng âm mưu không Công giáo, người đã bắt đầu cuộc bội giáo của Vaticanô II.
SỰ TƯƠNG ĐỒNG BẤT NGỜ GIỮA NGUỴ GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII CỦA ĐẠI TÂY LY GIÁO VÀ NGUỴ GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII CỦA VATICANÔ II
Cái tên “Gioan” đã bị các giáo hoàng tránh xa trong suốt năm trăm năm bởi vì người cuối cùng giữ nó là Nguỵ giáo hoàng khét tiếng Gioan XXIII (Baldassare Cossa) của Đại Tây Ly Giáo. Sự tương đồng giữa Nguỵ giáo hoàng đầu tiên Gioan XXIII (Baldassare Cossa) và thứ hai (Angelo Roncalli) là cực kỳ chấn động:
Triều đại của Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII đầu tiên kéo dài năm năm, từ 1410 đến 1415, giống như triều đại của Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII sau này, kéo dài năm năm, từ 1958 đến 1963.
Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII đầu tiên triệu tập một công đồng phi pháp, Công đồng Constance. (Công đồng Constance sau đó trở thành một công đồng đại chúng đích thực, trong đó những kỳ họp nhất định được Đức Giáo Hoàng thực sự phê chuẩn; nhưng lúc Gioan XXIII triệu tập, đó là một công đồng phi pháp.) Tương tự vậy là Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII sau này (Angelo Roncalli) cùng với Công đồng Vaticanô II!
Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII đầu tiên khai mạc công đồng phi pháp tại Constance năm thứ 4 triều đại, 1414. Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII sau này khai mạc Vaticanô II năm 1962.
Triều đại của Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII đầu tiên kết thúc ngay trước Phiên họp thứ 3 Công đồng của ông, vào năm 1415. Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII sau này đã qua đời ngay trước Phiên họp thứ 3 của Vaticanô II, vào năm 1963, do đó kết thúc triều đại của ông.
Chúng tôi tin rằng sự tương đồng giữa Nguỵ giáo hoàng đầu tiên Gioan XXIII và lần thứ hai không chỉ đơn thuần là trùng hợp ngẫu nhiên. Nguỵ giáo hoàng đầu tiên Gioan XXIII cũng là Nguỵ giáo hoàng cuối cùng trị vì từ Rôma. Phải chăng Angelo Roncalli, Nguỵ giáo hoàng Gioan XXIII gần đây, bằng cách lấy tên đó, ám chỉ một cách tượng trưng (theo cách bí ẩn Hội Tam Điểm làm mọi thứ) rằng ông đang tiếp tục dòng nguỵ giáo hoàng trị vì từ Rôma?
Hồng y Heenan, người có mặt tại mật nghị năm 1958, nơi cho chúng ta Gioan XXIII, đã từng đề cập: “Không có bí ẩn lớn nào về cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Gioan. Ông ta được chọn bởi vì ông đã rất già. Nhiệm vụ chính của ông là biến Đức ông Montini (sau này là Phaolô VI), Tổng Giám mục Milan, trở thành một Hồng y để ông ta có thể được bầu trong mật nghị tiếp theo. Đó là chính sách và điều đó đã được thực hiện một cách chính xác."[87]
Chú thích cuối Chương 13:
[1] Yves Marsaudon trong cuốn sách Ecumenism Viewed by a Traditional Freemason, Paris: Ed. Vitiano; trích bởi Dr. Rama Coomaraswamy, The Destruction of the Christian Tradition, tr. 247.
[2] Lawrence Elliott, I Will Be Called John, 1973, tr. 90-92.
[3] Luigi Accattoli, When A Pope Asks Forgiveness, New York: Alba House and Daughters of St. Paul, 1998, tr. 18-19.
[4] Alden Hatch, A Man Named John, NY, NY: Hawthorn Books Inc., 1963, tr. 93.
[5] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 94.
[6] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 96.
[7] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 98.
[8] St. Anthony’s Messenger, Nov. 1996.
[9] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 117.
[10] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 118.
[11] Paul I. Murphy and R. Rene Arlington, La Popessa, 1983, tr. 332-333.
[12] Mary Ball Martinez, The Undermining of the Catholic Church, Hillmac, Mexico, 1999, tr. 117.
[13] Giovanni Cubeddu, 30 Days, Số tháng 2-1994., tr. 25.
[14] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, NY, NY: Holt, Rinehart and Winston, 1964, tr. 90.
[15] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 121.
[16] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 123.
[17] Kurt Klinger, A Pope Laughs, tr. 99.
[18] Rev. Francis Murphy, John XXIII Comes To The Vatican, 1959, tr. 139.
[19] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 114.
[20] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 125.
[21] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 104.
[22] Mark Fellows, Fatima in Twilight, Niagra Falls, NY: Marmion Publications, 2003, tr. 159.
[23] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 105.
[24] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 4 (1903-1939), tr. 434.
[25] Peter Hebblethwaite, John XXIII, The Pope of the Council, Doubleday, ed. Le Centurion, 1988, tr. 271.
[26] Paul Johnson, Pope John XXIII, tr. 37, 114-115, 130.
[27] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 24.
[28] Time Magazine, “1962 Man of the Year: Pope John XXIII,” số ngày 4/1/1963.
[29] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 49.
[30] Romano Amerio, Iota Unum, Angelus Press, 1998, tr. 241.
[31] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 134.
[32] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 110.
[33] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 192.
[34] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 192.
[35] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 194.
[36] Luigi Accattoli, When A Pope Asks Forgiveness, tr. 19.
[37] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, no. 705.
[38] Time Magazine, “1962 Man of the Year: Pope John XXIII,” số ngày 4/1/1963.
[39] Allegri, Il Papa che ha cambiato il mondo, ed., Reverdito, 1998, tr. 120. Cũng được trích trong Sacerdotium, Issue #11, 2899 East Big Beaver Rd., Suite 308, Troy, MI., tr. 58.
[40] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 193.
[41] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 316.
[42] Luigi Accattoli, When A Pope Asks Forgiveness, tr. 20.
[43] Fr. F.X. Lasance, My Prayer Book, 1938 ed., tr. 520a.
[44] Fr. Paul O'Sullivan, O.P., Saint Philomena, The Wonder Worker, Rockford, IL: Tan Books, 1993, tr. 69-70.
[45] A Catholic Dictionary, biên chỉnh bởi Donald Attwater, Tan Books, 1997, tr. 72.
[46] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 135.
[47] Mark Fellows, Fatima in Twilight, Niagra Falls, NY: Marmion Publications, 2003, tr. 180.
[48] Alden Hatch, A Man Named John, NY, tr. 14.
[49] Walter Abbott, The Documents of Vatican II, The America Press, 1966, tr. 712; 716; 717.
[50] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 389.
[51] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 390.
[52] The Reign of Mary, Spokane, WA., Spring, 1986, tr. 10.
[53] The Reign of Mary, Quyển XXIX, No. 93, tr. 16.
[54] The Reign of Mary, Quyển XXIX, No. 93, tr. 16.
[55] The Reign of Mary, Quyển XXII, No. 64, tr. 8.
[56] The Reign of Mary, Spring, 1986, tr. 9-10.
[57] Angelo Giuseppe Roncalli, John XXIII, Mission to France, 1944-1953, tr. 124-125.
[58] The Reign of Mary, Spring, 1986, tr. 9.
[59] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 57.
[60] Piers Compton, The Broken Cross, Cranbrook, Western Australia: Veritas Pub. Co., 1984, tr. 45.
[61] Kurt Klinger, A Pope Laughs, Stories of John XXIII, tr. 24.
[62] Mark Fellows, Fatima in Twilight, tr. 177; cũng trong Piers Compton, The Broken Cross, tr. 44.
[63] Fr. Joaquin Arriaga, The New Montinian Church, Brea, CA., tr. 170.
[64] Curtis Bill Pepper, An Artist and the Pope, London, England: Grosset & Dunlap, Inc. Trang bìa và mặt trong trang bìa được gập, cũng xem tr. 5.
[65] Fr. Joaquin Arriaga, The New Montinian Church, Brea, Ca., tr. 570.
[66] Michael Davies, Pope John’s Council, Kansas City, MO: Angelus Press, 1992, tr. 150.
[67] Catholic Restoration, March-April 1992, Madison Heights, MI, tr. 29.
[68] Fr. Joaquin Arriaga, The New Montinian Church, tr. 147-148.
[69] A.D.O. Datus, “Ab Initio,” tr. 60.
[70] George Weigel, Witness to Hope, New York, NY: Harper Collins Publishers, Inc., 1999, tr. 484.
[71] Bart McDowell, Inside the Vatican, Washington D.C.: National Geographic Society, 1991, tr. 193; cũng trong Time Magazine, số ngày 4/1/1963; cũng được trích trong The Bible, The Jews and the Death of Jesus, Bishops’ Committee for Ecumenical and Interreligious Affairs, United States Conference of Catholic Bishops, 2004, tr. 59.
[72] The Reign of Mary, "John XXIII and the Jews," Spring, 1986, tr. 11.
[73] B'nai B'rith Messenger, Thứ sáu, 4/11/1964.
[74] Luigi Accattoli, When A Pope Asks Forgiveness, tr. 15.
[75] Alden Hatch, A Man Named John, tr. 192.
[76] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 41-42.
[77] Catholic Restoration, May-June 1993, Madison Heights, MI, tr. 24.
[78] Darcy O' Brien, The Hidden Pope, New York, NY: Daybreak Books, 1998, tr. 10.
[79] Alden Hatch, A Man Named John, sau tr. 238 (trang chèn thứ nhất).
[80] Wendy Reardon, The Deaths of the Popes, Jefferson, NC., McFarland & Co., Inc., 2004, tr. 244.
[81] Wendy Reardon, The Deaths of the Popes, tr. 244.
[82] Alden Hatch, A Man Named John, sau tr. 238 (trang chèn thứ bảy).
[83] Fr. Joaquin Arriaga, The New Montinian Church, tr. 147.
[84] Piers Compton, The Broken Cross, Cranbrook, Western Australia: Veritas Pub. Co. Ptd Ltd, 1984, tr. 50.
[85] Piers Compton, The Broken Cross, Cranbrook, tr. 50.
[86] A.D.O Datus, “AB INITIO,” tr. 60.
[87] Hồi ký Hồng y Heenan, Crown of Thorns.
Bài Viết Liên Quan