^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Kinh Thánh dạy việc xưng tội với các linh mục
Nhiều người không Công giáo nghĩ rằng việc xưng tội với một linh mục không được dạy trong Kinh Thánh. Theo họ, để nhận được ơn tha thứ cho cả những tội lỗi nghiêm trọng, ta chỉ cần tin vào Chúa Giêsu; Hoặc nhiều nhất, thú nhận những tội lỗi đó trực tiếp với Thiên Chúa. Tuy nhiên, quan điểm này – rằng việc xưng tội với một linh mục là không cần thiết cho những tội trọng sau khi nhận phép rửa– mâu thuẫn với những gì được dạy trong Kinh Thánh.
TRONG CỰU ƯỚC, TA PHẢI ĐẾN GẶP VỊ LINH MỤC (TƯ TẾ) ĐỂ ĐƯỢC THA THỨ.
Nếu một người phạm tội trong thời Cựu Ước, người đó không thể chỉ thú nhận tội lỗi với Thiên Chúa và thế là xong. Không, người ấy phải đến gặp vị tư tế. Điều này được dạy trong xuyên suốt sách Lêvi, một trong những cuốn sách đầu tiên trong Cựu Ước. Đây là một ví dụ điển hình về điều này:
Trong đoạn này, chúng ta thấy rằng vai trò của vị tư tế là không thể thiếu cho việc thứ tha tội lỗi. Điều này được dạy xuyên suốt sách Lêvi và các sách nền tảng khác trong Cựu Ước. Đây là một ví dụ khác:
TA PHẢI ĐẾN GẶP VỊ TƯ TẾ ĐỂ NÊN THANH SẠCH
Ta không chỉ phải đến gặp linh mục để được tha thứ tội lỗi (như những đoạn này và các đoạn khác làm rõ), mà còn để nên thanh sạch. Trong Cựu Ước, một người sẽ trở nên ô uế sau khi đã làm một số điều mà Thiên Chúa nói làm cho một người nên ô uế. Để trở nên thanh sạch, ta cần đến vị tư tế. Chúa Giêsu đề cập đến điều này trong Luca 5:13-14.
THIÊN CHÚA CÓ CÁC TƯ TẾ; THIÊN CHÚA CÓ CHỨC TƯ TẾ; THIÊN CHÚA HÒA GIẢI CON NGƯỜI THÔNG QUA CÁC TƯ TẾ
Một số người có thể nói: đó là Cựu Ước. Còn trong Tân Ước, sau khi Chúa Giêsu đã đến thì sao? Chúng ta sẽ thấy rằng Tân Ước dạy phép xưng tội với các linh mục. Nhưng những điểm này từ Cựu Ước rất quan trọng để xem xét, trước hết bởi vì chúng chứng minh cách thức Thiên Chúa đã và đang làm xuyên suốt lịch sử cứu rỗi. Thiên Chúa có các linh mục; Thiên Chúa đã thiết lập chức linh mục; Thiên Chúa tha thứ và hòa giải con người thông qua các linh mục. Ta phải đến gặp các linh mục để được tha thứ.
Trong Dân số 3, ta thấy một tham chiếu đến một dòng tư tế riêng biệt, những người chỉ mỗi bản thân mới được giữ chức vụ đặc biệt này.
Dân số 3:3 cũng nói rằng bàn tay của các tư tế đã được xức dầu tấn phong; Nhưng điều đó đã bị loại bỏ khỏi Kinh Thánh Tin Lành.
Trong Đệ nhị luật 17:9 và 24:8, ta đọc về sự cần thiết phải làm theo hướng dẫn của các tư tế. Trong Đệ nhị luật 26:1-5, chúng ta đọc về việc dâng những hoa quả đầu mùa cho các tư tế.
DÂN SỐ 5 VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XƯNG TỘI
Trong Dân số 5:6-7, ta thấy rằng con người phải xưng tội.
Phần còn lại của chương này chứa các hướng dẫn liên quan đến các tư tế ở khắp nơi. Chẳng hạn:
Vì thế, trong Dân số chương 5, chúng ta thấy một ví dụ rõ ràng về việc xưng tội, cũng như ơn cầu bầu của vị tư tế. Trong Dân số 6:11, chương tiếp theo, chúng ta thấy rằng nếu một người trở nên ô uế bởi một hành động nào, “tư tế sẽ tế một con làm lễ tạ tội, và một làm lễ thượng hiến, và làm phép xá tội trên mình nó…”
TỘI LỖI ĐƯỢC THA THỨ THÔNG QUA VỊ TƯ TẾ
Trong Dân số 15, chúng ta lại thấy rằng tội lỗi được tha thứ thông qua vị tư tế.
Điều này được lặp lại trong Dân số 15:28.
CÁC SÁCH XUẤT HÀNH VÀ LÊVI DẠY RẰNG TƯ TẾ PHẢI MẶC TRANG PHỤC RIÊNG: LỄ PHỤC
Trong Xuất Hành 28:1-3, chúng ta đọc về chức tư tế, và rằng các tư tế mặc trang phục đặc biệt.
Chúng ta cũng đọc như vậy trong Lêvi 16:32.
SÁCH LÊVI DẠY RẰNG CÓ MỘT SỐ NGÀY ĐẶC BIỆT: NHỮNG NGÀY LỄ BUỘC
Trong Lêvi 23:4, chúng ta đọc về những ngày đặc biệt, hoặc những ngày lễ buộc, cần được tuân giữ.
Không nghi ngờ gì, Thiên Chúa đã thiết lập một chức tư tế, qua đó con người được giao hoà, tha thứ và làm sạch thông qua chức vụ của các tư tế. Đó là đường lối của Thiên Chúa trong luật cũ. Thế còn luật mới thì sao?
CHÚA GIÊSU ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY LỀ LUẬT, NHƯNG ĐỂ THÀNH TOÀN – NGƯỜI ĐÃ THIẾT LẬP CHỨC LINH MỤC
Chúa Giêsu đến không phải để phá hủy lề luật và các tiên tri, nhưng là để thành toàn. Không nghi ngờ gì luật Tân ước vượt trên luật Cựu ước, đến độ khiến luật Cựu ước trở nên lỗi thời. Chúa Giêsu đã thành toàn tất cả các dự hình và tiên tri trong Luật cũ. Người đã thực hiện một giao ước mới và hoàn hảo hơn, khiến cho cái cũ bị vô hiệu (Do thái 8:13).
Nhưng Luật mới có những điểm tương đồng với Luật cũ, là sự thành toàn của nó. Ví dụ, trong Cựu ước có 12 chi tộc với 12 thủ lĩnh chi tộc, và Môsê có 70 kỳ mục; Tương tự như vậy, trong Tân Ước, Chúa Giêsu có 12 tông đồ và 70 môn đệ khác, như ta thấy trong Luca 10. Một ví dụ khác là cách Chúa Giêsu kế thừa ngai vàng vua Đavít, như chúng ta đã đọc trong Luca 1:32 và Công vụ 2:30.
Chúa Giêsu và Vương quốc thiêng liêng của Người (Giáo hội) thành toàn những gì đã được dự hình trước trong Vương quốc thế tục, Nhà nước Đavít.
Một ví dụ khác về cách Luật Mới tương ứng với Luật Cũ là cách thức, trong Cựu Ước, người cha ban ơn lành của mình cho người con trai thông qua việc đặt tay. Trong Đệ nhị luật 34:9, ta thấy rằng thẩm quyền thiêng liêng được truyền lại từ Môsê sang Giôsuê thông qua việc đặt tay tay. Tương tự như vậy, trong Tân Ước, các linh mục được phong chức thông qua việc đặt tay, như ta đọc trong 2 Timôthê 1:6.
Vì vậy, vấn đề là trong khi Vương quốc và Luật mới của Chúa Giêsu vượt qua và khiến Luật cũ trở nên vô hiệu, Luật mới vẫn làm trọn, hoàn thiện và tương ứng với Luật cũ theo nhiều cách. (Cần phải chỉ ra rằng việc tha thứ tội lỗi hoặc công chính hoá trong Cựu Ước là một sự che đậy tội lỗi kém hơn nhằm xoa dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, nhưng không hoàn toàn loại bỏ tội lỗi. Việc xóa bỏ hoàn toàn tội lỗi không thể xảy ra cho đến khi Chúa Giêsu Kitô và Luật mới xuất hiện. Xem Do thái 10:4.)
Do đó, cũng giống như chắc chắn rằng đã có một chức tư tế trong Cựu Ước, có một chức linh mục trong Tân Ước. Các tông đồ được Chúa Giêsu Kitô phong làm linh mục và giám mục.
CHÚA GIÊSU BAN CHO CÁC TÔNG ĐỒ QUYỀN NĂNG THA THỨ TỘI LỖI
Chúa Giêsu ban cho các linh mục quyền tha thứ tội lỗi. Chúng ta đọc rõ điều này trong Chương 20 Tin mừng Thánh Gioan.
Chúa Giêsu nói rằng bất cứ tội lỗi nào các ngươi tha thứ, chúng đều được tha thứ; và bất cứ tội lỗi nào các ngươi giữ lại (không tha thứ), chúng không được tha thứ. Không gì có thể rõ ràng hơn. Các tông đồ chỉ có thể xác định tội nào nên tha thứ và tội nào cần giữ lại nếu họ nghe lời xưng tội. Đoạn văn này chứng minh rằng Chúa Giêsu đã ban hành phép xưng tội với các linh mục.
LÀ CON NGƯỜI, CHÚA GIÊSU CÓ QUYỀN THA THỨ TỘI LỖI TRÊN MẶT ĐẤT, VÀ NGƯỜI CÓ THỂ VÀ ĐÃ CHUYỂN GIAO QUYỀN NĂNG ĐÓ CHO KẺ KHÁC.
Mặc dù ý nghĩa của Gioan 20:23 là khá hiển nhiên, có một điểm khác cần lưu ý về vấn đề này. Trong Mátthêu 9:6-8, chúng ta đọc:
Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người, nhưng hãy lưu ý rằng đoạn này nhấn mạnh rằng Người có thẩm quyền như là Con Người để thứ tha tội lỗi. Vì Chúa Giêsu có quyền tha thứ tội lỗi với tư cách là Con Người – như cũng được làm rõ trong Mátthêu 28:18, khi Người nói rằng Người đã được trao tất cả quyền năng trên Trời và Đất – thì Người có thể chuyển giao quyền năng ấy cho kẻ khác. Hãy đọc Gioan 20:21 một lần nữa:
Cũng giống như Chúa Giêsu được gửi đến như là Con Người, với quyền tha thứ tội lỗi trên mặt đất, Người gửi các Tông đồ để ban phát ơn tha thứ của Người cho kẻ khác.
THÁNH PHAOLÔ NÓI RẰNG CÁC LINH MỤC HÒA GIẢI CON NGƯỜI VỚI THIÊN CHÚA Ở VỊ TRÍ CỦA CHÚA KITÔ
Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô, người được phong làm linh mục và giám mục trong Giáo hội, nói điều này:
Đoạn văn này cho thấy rõ rằng Chúa Giêsu gửi các Tông đồ của Người làm thừa tác viên cho việc giảng hoà và tha thứ. Đó là lý do tại sao Giáo hội dạy rằng các linh mục, khi nghe lời xưng tội, đứng ở vị trí của Chúa Kitô. Họ không phải là một rào cản đối với Chúa Kitô, mà là một lối đường dẫn đến sự giảng hoà của Người; như Thánh Phaolô đã nói: “Nhân danh Ðức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy lo làm hòa lại với Thiên Chúa.”
Đây là lý do Chúa Giêsu ban cho các Tông đồ quyền tha thứ và cầm giữ tội lỗi trong Gioan 20:23, ngay sau khi gửi họ trong Gioan 20:21 (như Cha Người đã gửi Người).
Hơn nữa, trong sách Công vụ, ta đọc rằng nhiều người đến và thú nhận hành động của họ.
Tất cả những điều này chứng minh, không nghi ngờ gì, rằng Chúa Giêsu đã ban hành phép xưng tội với các linh mục.
CHÚA GIÊSU BAN CHO CÁC TÔNG ĐỒ QUYỀN CẦM BUỘC VÀ THÁO CỞI TỘI LỖI.
Tiếp tục xác nhận rằng Kinh Thánh có dạy xưng tội với linh mục, chúng ta thấy rằng các Tông đồ được trao quyền cầm buộc và tháo cởi trong Mátthêu 18:18.
Điều này cũng được áp dụng vào việc tha thứ tội lỗi, và việc Chúa Giêsu đã ban phát thẩm quyền của Người cho các giám mục và linh mục hợp lệ trong Giáo hội duy nhất chân thật của Người. Thẩm quyền được thực hiện bởi các linh mục và giám mục phải được sử dụng dưới thẩm quyền độc nhất của Chìa khoá, được trao cho mỗi mình Thánh Phêrô trong Mátthêu 16:18-19.
NẾU TA XƯNG THÚ TỘI TA, THÌ NGƯỜI TRUNG TÍN VÀ CÔNG CHÍNH ĐỦ ĐỂ THA THỨ TỘI LỖI CHO TA
Lưu ý rằng đoạn văn nói “nếu” chúng ta thú nhận tội lỗi của mình, Người trung tín và công chính để tha thứ cho tội lỗi của chúng ta. Đoạn văn trên không nói rằng Người sẽ tha thứ tội lỗi của ta cho dù ta có thú nhận tội lỗi bản thân hay không, hoặc miễn là ta tin.
GIACÔBÊ 5 DẠY BÍ TÍCH CÔNG GIÁO XỨC DẦU BỆNH NHÂN
Trong Giacôbê 5, chúng ta thấy ám chỉ đến việc xưng tội, các linh mục và sự xá tội.
Đoạn văn này là một bằng chứng kinh điển cho bí tích Công giáo xức dầu bệnh nhân. Xức dầu bệnh nhân là bí tích Công giáo được ban trong giờ lâm tử; đó là nghi thức xức dầu bởi một linh mục, nếu được tiếp nhận đúng cách, củng cố một người trong cơn bệnh cuối đời và nhận được ơn tha thứ cho những tội lỗi của bản thân. Trong đoạn trích từ Giacôbê 5, chúng ta đọc rằng ta nên “xưng thú tội lỗi với nhau.” Hướng dẫn đó được đưa ra ngay sau khi đề cập đến việc mời gọi các niên trưởng/linh mục của Hội thánh. Điều này cho ta thấy, một lần nữa, sự cần thiết của việc xưng tội và các linh mục, cũng như mối liên hệ giữa họ.
Những chi tiết trên chứng minh rằng Tân Ước dạy việc xưng tội với một linh mục là cần thiết cho việc nhận được ơn tha thứ cho những tội trọng được thực hiện sau khi Rửa tội. Đó là lý do tại sao Giáo hội Công giáo, Giáo hội duy nhất chân thật của Chúa Kitô, đã dạy điều này trong gần 2000 năm.
CÁC GIÁO PHỤ CỦA HỘI THÁNH CỔ DẠY PHÉP XƯNG TỘI
Các giáo phụ của Hội Thánh cũng tin vào việc xưng tội và dạy rằng điều đó là cần thiết. Lời chứng của họ xác nhận rằng xưng tội là giáo huấn thực sự của Chúa Giêsu Kitô và Kinh Thánh.
Trong những ngày đầu tiên của Giáo hội, việc xưng tội đôi khi được thực hiện công khai cho linh mục hoặc giám mục trước mặt những người khác trong Hội Thánh, và đôi khi chúng được thực hiện riêng tư.
Một trong những bằng chứng tốt nhất cho phép xưng tội từ những Giáo phụ đến từ tác giả Hội Thánh tiên khởi nổi tiếng Origen, vào khoảng 245 năm sau Thiên Chúa.
Origen rõ ràng dạy rằng chỉ xưng tội với Thiên Chúa là chưa đủ; Ta phải xưng tội với các linh mục.
Tất cả những điều này chứng minh rằng Kinh Thánh dạy sự cần thiết phải xưng tội với một linh mục. Giáo hội Công giáo luôn trung thành với giáo huấn này của Kinh Thánh bởi vì Giáo hội Công giáo là Giáo hội duy nhất chân thật của Chúa Kitô.
Bài Viết Liên Quan