^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng bác 14: Giáo Hoàng Hônôriô I đã bị lên án là lạc giáo bởi một Công đồng sau khi qua đời, nhưng Giáo Hội không xem ông ngưng là Giáo Hoàng, mặc dù ông bị cáo buộc theo lạc thuyết trong giáo triều ông.
Trả lời: Như chúng ta đã thấy, đó là một sự thật tín lý rằng một kẻ lạc giáo không thể là giáo hoàng, vì đó là một tín điều bất khả ngộ rằng kẻ lạc giáo không phải là thành viên của Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, ex cathedra: “Giáo Hội La Mã Thánh thiện tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo rằng tất cả những ai bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, không chỉ kẻ ngoại giáo mà kể cả dân Do thái hay lạc giáo đồ và ly giáo đồ...”[1]
Trường hợp của Giáo Hoàng Hônôriô không chứng minh rằng một kẻ lạc giáo có thể là Giáo Hoàng. Khi lên án Giáo Hoàng Hônôriô là một người lạc giáo sau khi ông qua đời, Công đồng Constantinopolis III đã không đưa ra tuyên bố nào – không có lời tuyên bố nào của Giáo Hội – rằng ông vẫn là Giáo Hoàng cho đến khi qua đời.
Công đồng Constantinopolis II, Trình bày Đức tin, 680-681:
“… kẻ phát minh cái ác đã không nghỉ ngơi, tìm một tòng phạm trong con rắn và thông qua hắn ta mang lại trên bản tính con người phi tiêu của cái chết, vì vậy giờ đây hắn ta cũng đã tìm thấy các công cụ phù hợp với mục đích riêng của hắn – cụ thể là Theodore… Sergius, Pyrrhus, Phaolô và Phêrô… và hơn nữa Hônôriô, Giáo Hoàng của trưởng lão Rôma, Cyrus… và Macarius… – và đã không nhàn rỗi nuôi dưỡng thông qua họ chướng ngại là những lỗi lầm chống lại toàn bộ cơ thể của Giáo Hội, gieo rắc những phát ngôn mới lạ giữa những người chính thống lạc thuyết một thánh ý và một nguyên tắc hành động duy nhất…”[2]
Giáo Hội đã không giải quyết vấn đề liệu Hônôriô có mất Chức vụ Giáo Hoàng sau khi rơi vào lạc giáo hay không; nó chỉ đơn giản là lên án ông ta. (Hônôriô cũng bị Công đồng Constantinopolis IV và Công đồng Nicea II lên án.) Vì Hônôriô là một giáo hoàng được bầu hợp lệ (đó là lý do tại sao ông được liệt kê trong danh sách các giáo hoàng thực sự), nếu ông trở thành một kẻ lạc giáo thật sự trong giáo triều thì ông đã mất Chức vụ Giáo Hoàng; vì, như ngay cả những người không theo thuyết trống toà đưa ra lập luận này cũng thừa nhận, “kẻ lạc giáo không là người Công Giáo, và người không Công Giáo không thể là giáo hoàng.”
Giáo Hoàng Hônôriô đã chết hơn 40 năm khi ông bị Công đồng Constantinopolis III lên án. Hônôriô đã không ban hành các sắc lệnh tín lý, và chỉ “trị vì” trong ba năm rưỡi sau khi sự cố liên quan đến lạc thuyết này xảy ra. Do đó, câu hỏi liệu ông có còn là Giáo Hoàng và cai trị Giáo Hội hoàn vũ trong ba năm rưỡi cuối cùng trong 13 năm giáo triều của ông không được đặc biệt quan tâm bởi người tín hữu vào vào thời điểm đó.
Do đó, hoàn toàn dễ hiểu khi Giáo Hội không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào rằng Hônôriô đã mất chức vụ của ông vì không có gì phụ thuộc vào vấn đề này vào thời điểm đó, và nó sẽ dẫn đến một cuộc thảo luận thần học to lớn và một vấn đề phức tạp nếu tránh được thì tốt hơn.
Hơn nữa, vẫn còn một số lầm lẫn trong nhiều người (bao gồm cả những người kế vị Hônôriô) về việc liệu Giáo Hoàng Hônôriô có phải là một người lạc giáo hay chỉ đơn thuần là có tội vì đã không dập tắt lạc giáo hay liệu ông đã hoàn toàn bị hiểu lầm, như Bách khoa toàn thư Công Giáo năm 1907 tuyên bố. Một số học giả thậm chí đã nghiên cứu câu hỏi rất chi tiết vẫn không thuyết phục rằng Hônôriô đã bị Công đồng Constantinopolis III lên án là một người lạc giáo thực sự. Lập luận của họ dựa trên thực tế là Giáo Hoàng Thánh Agathô, người sống lúc công đồng diễn ra, đã chết trước khi nó kết thúc. Vì các sắc lệnh của công đồng chỉ có thẩm quyền được trao cho chúng bằng sự xác nhận của Đức Giáo Hoàng, họ lập luận rằng Giáo Hoàng Thánh Lêô II, Giáo hoàng thực sự xác nhận công đồng, chỉ xác nhận sự kết án của Hônôriô theo nghĩa là ông đã không dập tắt lạc giáo, và do đó cho phép đức tin bị ô nhiễm. Sự bối rối này chắc chắn là lý do tại sao chúng ta thấy rằng Thánh Phanxicô Salêsiô nói những gì ông nói (xem bên dưới) về Hônôriô.
Để phân biệt hơn nữa trường hợp của Hônôriô với các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II, điều quan trọng là phải chỉ ra rằng sai lầm của Giáo Hoàng Hônôriô gần như hoàn toàn không được biết đến trong giáo triều của ông và trong nhiều năm sau giáo triều của ông. Hai bức thư của Hônôriô ủng hộ lạc thuyết đơn ý luận (được viết vào năm 634) là những bức thư gửi cho Sergius, Thượng phụ Constantinopolis. Những bức thư này không chỉ gần như hoàn toàn không được biết đến vào thời điểm đó, mà còn bị hiểu lầm bởi một giáo hoàng trị vì ngay sau Hônôriô.
Ví dụ, Giáo Hoàng Gioan IV (640-643), người là giáo hoàng thứ hai trị vì sau Giáo Hoàng Hônôriô, đã bảo vệ Hônôriô khỏi bất kỳ cáo buộc nào về tội lạc giáo. Giáo Hoàng Gioan IV đã bị thuyết phục rằng Hônôriô không giảng dạy đơn ý luận (tức Đức Kitô chỉ có một thánh ý), nhưng Hônôriô chỉ nhấn mạnh rằng Chúa của chúng ta không có hai thánh ý đối nghịch nhau.
Với những sự thật này trong tâm trí, ta có thể thấy: 1) trường hợp của Giáo Hoàng Hônôriô không chứng minh rằng kẻ lạc giáo có thể là giáo hoàng, vì Giáo Hội chưa bao giờ tuyên bố ông vẫn là Giáo Hoàng sau khi nhầm lẫn; và 2) sự thật về trường hợp của Giáo Hoàng Hônôriô khác biệt đáng kể so với trường hợp của các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II, vì hai bức thư chứa lạc giáo của Hônôriô gần như hoàn toàn không được biết đến vào thời điểm đó, và thậm chí còn bị hiểu lầm bởi các giáo hoàng đã kế vị ông. So sánh hai bức thư của Giáo hoàng Hônôriô với các hành động và tuyên bố của những kẻ lạc giáo công khai Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI giống như so sánh một hạt cát với bờ biển.
Cuối cùng, nếu bạn muốn xác nhận thêm rằng kẻ lạc giáo ipso facto ngưng là giáo hoàng, và trường hợp của Giáo Hoàng Hônôriô không chứng minh điều ngược lại, bạn không cần phải tin lời chúng tôi.
Cùng một đoạn trong đó Thánh Phanxicô Salêsiô (Thánh Tiến sĩ của Giáo Hội) đề cập đến Giáo Hoàng Hônôriô, ông tuyên bố dứt khoát rằng một giáo hoàng trở thành lạc giáo đồ sẽ không còn là giáo hoàng. Thánh Phanxicô Salêsiô không chắc chắn liệu Giáo Hoàng Hônôriô có phải là một người lạc giáo hay chỉ đơn thuần là không dập tắt được lạc thuyết; nhưng, dù là gì đi nữa, Thánh Phanxicô biết trường hợp của Hônôriô không ảnh hưởng đến sự thật rằng kẻ lạc giáo không thể là giáo hoàng.
Thánh Robertô Bellarminô và Thánh Alphonsô cũng quen thuộc với trường hợp của Giáo Hoàng Hônôriô. Trường hợp của ông ta đã không khiến họ ngần ngại tuyên bố:
Với những sự thật này trong tâm trí, chúng ta có thể thấy rằng lập luận về trường hợp của Hônôriô không chứng minh bất cứ điều gì cho người không theo thuyết trống toà; nhưng đúng hơn, nó nhắc nhở chúng ta về các Thánh Tiến sĩ của Giáo Hội, là những người, trong khi nhớ lại trường hợp của ông, cùng lúc tuyên bố rằng kẻ lạc giáo không thể là giáo hoàng.
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 578; Denzinger 714.
[2] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 125-126.
[3] Denzinger 253.
[4] St. Francis De Sales, The Catholic Controversy, tr. 305-306.
[5] Oeuvres Complètes, 9:232.
Bài Viết Liên Quan