^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Cuộc Cách Mạng Vaticanô II (1962-1965)
(Một phiên họp công đồng Vaticanô II)
Vaticanô II là một Công đồng diễn ra từ năm 1962 đến 1965. Vaticanô II là một Công đồng giả dối dấy lên một cuộc cách mạng chống lại 2000 năm giáo huấn và truyền thống Công Giáo. Vaticanô II chứa nhiều lạc thuyết đã bị trực tiếp lên án bởi các Giáo Hoàng trong quá khứ và các Công đồng với ơn vô ngộ, như chúng ta sẽ thấy. Vaticanô II đã cố gắng trao cho tín hữu Công Giáo một tôn giáo mới. Trong giai đoạn sau Vaticanô II, mọi khía cạnh của Đức tin Công Giáo đã diễn ra nhiều thay đổi to lớn, bao gồm cả việc triển khai một Thánh lễ mới.
(Trước Vaticanô II)
(Sau Vaticanô II)
Vaticanô II cũng đưa ra các thực hành và quan điểm mới đối các tôn giáo khác. Giáo Hội Công Giáo không thể thay đổi giáo huấn về các tôn giáo khác và quan điểm về thành viên các tôn giáo khác, vì đây là những sự thật của Đức tin được mặc khải bởi Chúa Giêsu Kitô. Vaticanô II đã cố gắng thay đổi những sự thật của Giáo Hội Công Giáo.
Vaticanô II được Gioan XXIII triệu tập, và đã được Phaolô VI long trọng ban hành và xác nhận vào ngày 8 tháng 12 năm 1965. Vaticanô II không phải là một Công đồng chung hay đại chúng thật sự của Giáo Hội Công Giáo bởi vì, như chúng ta sẽ thấy chi tiết, nó được triệu tập và xác nhận bởi những kẻ lạc giáo công khai (Gioan XXIII và Phaolô VI), những người không đủ tư cách cho cuộc bầu cử Giáo Hoàng (xem Sắc Chỉ của Đức Phaolô IV). Hoa quả của Vaticanô II là cực kỳ rõ rệt. Bất kỳ một tín hữu Công Giáo trung thực nào sống trước Công đồng và so sánh nó với tôn giáo trong các giáo phận ngày nay có thể chứng thực một thực tế rằng Vaticanô II khánh thành một tôn giáo mới.
- Lạc Giáo Nổi Bật Nhất Trong Vaticanô II -
Vaticanô II sử dụng động từ tương tự như trong Công đồng Florence để dạy điều hoàn toàn ngược lại
Công đồng Florence minh định tín lý rằng bất kỳ cá nhân nào giữ quan điểm trái với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về Chúa Giêsu Kitô hoặc Thiên Chúa Ba Ngôi, hoặc bất kỳ một sự thật về Thiên Chúa chúa chúng ta hoặc Thiên Chúa Ba Ngôi, đều bị chối bỏ bởi Thiên Chúa.
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, Tông huấn Cantate Domino, 1442, ex cathedra:
“... Giáo Hội La Mã thánh thiện, thành lập theo lời Thiên Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo một Đức Chúa Trời chân thật, toàn năng, bất biến và vĩnh cửu, Cha, Con và Thánh Thần… Vì vậy, Giáo Hội lên án, chối bỏ, nguyền rủa và tuyên bố là dị biệt với nhiệm thể Đức Kitô, mà chính là Giáo Hội, bất cứ ai giữ quan điểm đối lập hoặc trái nghịch.”[2]
Đây là một minh định tín lý bất khả ngộ của Giáo Hội Công Giáo về những cá nhân giữ quan điểm về Chúa Giêsu Kitô hoặc Thiên Chúa Ba Ngôi trái với Giáo Hội (ví dụ, người Do Thái, người Hồi giáo, vv). Công đồng Florence long trọng minh định rằng bất cứ ai có quan điểm trái với giáo huấn của Giáo Hội về Đức Chúa và Thiên Chúa Ba Ngôi (ví dụ, người Do Thái) là bị lên án và chối bỏ! Lưu ý: Công đồng không chỉ đơn thuần nói rằng quan điểm trái ngược với Thiên Chúa bị chối bỏ, mà chính cá nhân đó (ví dụ, người Do Thái) bị chối bỏ. Tín điều này bắt nguồn từ chân lý được Thiên Chúa mặc khải trong Thánh Kinh.
Mátthêu 10:33- “Còn ai chối Ta trước mặt người đời, thì Ta cũng sẽ chối kẻ ấy trước mặt Cha Ta, Ðấng ngự trên trời.”
Từ “chối” có nghĩa là cự tuyệt hoặc bác bỏ. Ai chối bỏ Thiên Chúa sẽ bị từ chối bởi Người. Nhưng trong Tuyên ngôn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Vaticanô II dạy chính xác điều ngược lại.
Vaticanô II phủ nhận sự thật được Thiên Chúa mặc khải trong Mátthêu 10:33, được Công đồng Florence long trọng định tín. Giáo huấn của Vaticanô II là lạc giáo trắng trợn.
Điều này thậm chí còn tồi tệ hơn nữa khi ta xem xét một cách chi tiết. Trường hợp có bất kỳ nghi ngờ gì về việc này, xin cân nhắc những điều sau đây:
Vaticanô II so với Công đồng Tín lý Florence
Vaticanô II, Nostra Aetate #4, Nguyên gốc Latin: “…Iudaei tamen neque ut a Deo reprobati neque ut maledicti exhibeantur…”[4]
Nguyên gốc Latin của Công đồng Florence: “Quoscunque ergo adversa et contraria sentientes damnat, reprobat et anathematizat et a Christi corpore, quod est ecclesia, alienos esse denuntiat.”[5]
Trong việc tuyên bố tín lý bất khả ngộ rằng tất cả những ai có quan điểm trái với đức tin về Thiên Chúa hay Chúa Ba Ngôi đều bị chối bỏ, nguyên gốc tiếng Latin của Công đồng Florence sử dụng từ “reprobat”, nghĩa là “chối bỏ.” Nó xuất phát từ động từ Latin reprobo, nghĩa là “Tôi chối bỏ” hay “lên án.”
Nhưng đây mới là điều đáng kinh nhạc: Trong Nostra Aetate #4 (Tuyên ngôn của Vaticanô II về các tôn giáo ngoài Kitô giáo) để tuyên bố điều hoàn toàn ngược lại, Vaticanô II sử dụng cùng một động từ! Vaticanô II sử dụng “reprobati”, đó là động tính từ quá khứ thụ động của reprobo - cùng một động từ mà Công đồng Florence sử dụng! Nghĩa là Vaticanô II và Công đồng Florence đang dạy chính xác về cùng một điều – cùng sử dụng chính xác một động từ - và dạy chính xác điều ngược lại! Giáo Hội Công Giáo minh định rằng tất cả những ai (người Do Thái, vv ) giữ quan điểm trái với Đức tin trong Chúa Kitô hoặc Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội đều “reprobat” (chối bỏ). Trái lại, Vaticanô II nói với chúng ta rằng dân Do Thái không nên được xem như “reprobati” (bị chối bỏ). Vaticanô II khó mà mâu thuẫn với tín điều Công Giáo chính xác hơn!
Không nghi ngờ gì về việc Vaticanô II phủ nhận giáo huấn tín lý của Công đồng Florence. Mặc dù có rất nhiều lạc thuyết trắng trợn trong Vaticanô II, như chúng ta sẽ thấy, đây là một trong những lạc thuyết cụ thể nhất. Bất cứ ai phủ nhận rằng Vaticanô II dạy lạc giáo, khi biết những sự thật này, đơn giản là một kẻ dối trá.
Lạc thuyết trong Tuyên ngôn Nostra Aetate của Vaticanô II là nền tảng thần học mà phái Vaticanô II hiện đang giảng dạy về người Do Thái. Đó là lý do mà Vatican hiện đang xuất bản nhiều sách dạy rằng người Do Thái hoàn toàn tự do sống như thể Chúa Kitô chưa đến. Đó là lý do giáo phái Vaticanô II dạy rằng Cựu Ước vẫn còn hiệu lực. Đó là lý do tại sao Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI đều đến Giáo đường Do Thái trong nỗ lực công nhận Do Thái Giáo, như chúng ta sẽ thấy.
Các Lạc Giáo Quan Trọng Khác Của Vaticanô II
Chúng tôi sẽ đi qua các lạc giáo được tìm thấy trong các văn kiện Vaticanô II sau:
Còn nhiều những lạc thuyết khác trong các văn kiện của Vaticanô II. Tuy nhiên, những gì được đề cập nên đủ để thuyết phục bất cứ ai có thiện chí rằng không một tín hữu Công Giáo nào có thể chấp nhận công đồng lạc giáo này mà không chối bỏ Đức tin. Và chỉ chống lại các lạc giáo của Vaticanô II là chưa đủ; ta phải hoàn toàn lên án công đồng phi Công Giáo này và tất cả những ai ngoan cố tuân theo giáo huấn của nó. Vì nếu một người từ chối các lạc giáo của Vaticanô II, nhưng vẫn xem mình trong hiệp thông với những kẻ chấp nhận các lạc giáo ấy, thì người như vậy thật sự vẫn còn trong hiệp thông với những kẻ lạc giáo và do đó là một lạc giáo đồ.
Chú thích:
[1] Yves Marsaudon trong cuốn sách của hắn Ecumenism Viewed by a Traditional Freemason [Chủ nghĩa Đại kết dưới góc nhìn của một hội viên Tam Điểm truyền thống], Paris: Bản Vitiano, 121; trích bởi Permanences, số 21 (Tháng 7 1965), 87; cũng được trích bởi Giám mục Tissier De Mallerais, The Biography of Marcel Lefebvre [Tự truyện của Đức Marcel Lefebvre], Kansas City, MO: Angelus Press, 2004, tr. 328.
[2] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, số 703-705.
[3] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, The America Press, 1966, tr. 666.
[4] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 970.
[5] 1937 Latin Version of Denzinger, Enchiridion Symbolorum, Herder & Co.., số 705.