^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Chìa khoá Thánh Phêrô và lòng tin bất diệt của ngài
Đó là một sự thật từ lịch sử, thánh kinh và truyền thống rằng Chúa chúng ta Giêsu Kitô dựng Hội Thánh hoàn vũ của Người (Giáo Hội Công Giáo) trên Thánh Phêrô.
Chúa chúng ta lập Thánh Phêrô thành vị Giáo Hoàng đầu tiên, giao phó cho ngài cả đàn chiên của Người, và trao cho ngài thẩm quyền tối cao trong Hội Thánh hoàn vũ của Đức Kitô.
Và với thẩm quyền tối cao mà Chúa Giêsu Kitô ban cho Thánh Phêrô (và những người kế vị là các giáo hoàng) dẫn đến điều được gọi là quyền Giáo Hoàng Bất khả ngộ. Quyền Bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng là không thể tách rời khỏi Quyền Tối thượng của Đức Giáo Hoàng – không lý nào Đức Kitô lập Thánh Phêrô lên thành thủ lãnh Hội Thánh Người (mà Đức Kitô rõ ràng đã làm) nếu các đấng kế nhiệm Thánh Phêrô, các Giáo Hoàng, có thể sai xót khi thi hành thẩm quyền tối cao giáo huấn về một vấn đề của Đức tin. Thẩm quyền tối cao phải đáng tin trong những điểm có tính ràng buộc thuộc phạm trù tín lý và luân lý, vì nếu không đó không phải là thẩm quyền đích thực từ Đức Kitô.
Giáo Hoàng Bất khả ngộ không có nghĩa là một Đức Giáo Hoàng không thể sai hay có nghĩa là một Đức Giáo Hoàng không thể đánh mất linh hồn và chịu trầm luân trong địa ngục vì tội trọng. Nó có nghĩa là những người kế vị Thánh Phêrô (các Đức Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo) không thể sai xót khi giáo huấn cách uy quyền về một vấn đề thuộc phạm trù Đức tin hay luân lý để giữ bởi toàn thể Hội Thánh Đức Kitô. Ta tìm thấy lời hứa cho lòng tin bất diệt của Thánh Phêrô và các đấng kế nhiệm ám chỉ bởi Chúa Kitô trong Luca 22.
Satan xin được sàng các Thánh Tông Đồ (số nhiều) như lúa, nhưng Chúa Giêsu chỉ cầu cho Simôn Phêrô (số ít), để lòng tin ngài khỏi bị tiêu diệt. Chúa Giêsu đang nói rằng Thánh Phêrô và những người kế nhiệm (các Đức Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo) có một lòng tin bất diệt khi dạy cách uy quyền một điểm của tín lý hay luân lý để giữ bởi toàn bộ Hội Thánh Đức Kitô.
Và sự thật này đã luôn được giữ từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Lời hứa của Đức Kitô lên Thánh Phêrô rằng lòng tin ngài khỏi bị tiêu diệt (nghĩa là, bất khả diệt) giả định trước rằng lòng tin của Thánh Phêrô – và thánh vụ mà Chúa Giêsu dựng trên Thánh Phêrô – là bất khả ngộ. Vì điều bất khả diệt về những vấn đề thuộc về phạm trù đức tin phải nên bất khả ngộ. Quyền Giáo Hoàng Bất khả ngộ vì thế kết nối trực tiếp với lời hứa của Chúa Kitô lên Thánh Phêrô (và những người kế nhiệm) trong Luca 22 về niềm tin bất diệt của Thánh Phêrô. Quyền Giáo Hoàng Bất khả ngộ còn được tìm thấy trong lời hứa của Đức Kitô lên Thánh Phêrô trong Mátthêu 16. Chúa Giêsu tuyên bố rằng bất cứ điều gì Phêrô cầm buộc (nghĩa là, bất cứ điều gì ngài tuyên bố phải được giữ bởi Giáo Hội hoàn vũ) trên Trời cũng cầm buộc như thế. Bởi Trời không thể cầm buộc điều sai lầm, những gì Thánh Phêrô và các đấng kế vị cầm buộc lên Giáo Hội hoàn vũ phải chắc chắn luôn đúng. Đó là tính bất khả ngộ. Mặc dù sự thật này đã được tin từ những ngày đầu của Hội Thánh, nó được cụ thể minh định thành một tín điều tại Công đồng Vaticanô I năm 1870.
Nhưng làm sao nhận biết khi nào thì Đức Giáo Hoàng sử dụng lòng tin bất diệt của ngài để giáo huấn bất khả ngộ từ Tông Toà Thánh Phêrô? Câu trả lời là chúng ta nhận biết từ ngôn ngữ mà Đức Giáo Hoàng sử dụng hay cách mà Đức Giáo Hoàng giảng dạy. Vaticanô I minh định hai yêu cầu cần phải được thành toàn: 1) khi Ngài thi hành nhiệm vụ người mục tử và thầy dạy của toàn thể Kitô hữu với uy quyền tông toà tối thượng; 2) khi Ngài giải thích một giáo điều thuộc phạm trù tín lý hay luân lý để được giữ bởi Giáo Hội hoàn vũ. Một Giáo Hoàng có thể hoàn thành cả hai yêu cầu này chỉ bằng một dòng, bằng việc nguyền rủa một quan điểm sai trái (như nhiều công đồng tín lý) hay bằng cách nói “Bởi uy quyền tông toà chúng ta tuyên bố…” hay bằng cách nói “Chúng ta tin, tuyên xưng và giáo huấn” hay bằng cách sử dụng những từ có tầm quan trọng và ý nghĩa tương tự, ngụ ý rằng vị Giáo Hoàng đang giáo huấn toàn bộ Hội Thánh về Đức tin một cách dứt khoát và ràng buộc.
Vì vậy, khi một Giáo Hoàng giáo huấn từ Tông Toà Phêrô theo cách được ấn định như trên ngài không thể sai lầm. Nếu ngài có thể sai lầm, thì Hội Thánh Đức Kitô có thể chính thức bị dẫn vào lỗi lầm, và lời hứa của Đức Kitô lên Thánh Phêrô và Hội Thánh Người bị hỏng (là điều không thể). Điều được dạy từ Tông Toà Thánh Phêrô bởi các Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo là giáo huấn của chính Đức Giêsu Kitô. Chối bỏ điều được dạy bởi các Giáo Hoàng từ Tông Toà Thánh Phêrô đơn giản là ghét bỏ chính Chúa Giêsu Kitô.
TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ TUYÊN BỐ SỰ THẬT CHÍNH ĐỨC KITÔ ĐƯA ĐẾN
Những sự thật của đức tin khi được các Đức Giáo Hoàng tuyên bố bất khả ngộ từ Tông Toà Thánh Phêrô được gọi là tín điều. Tín điều cấu thành điều được gọi là Kho tàng Đức tin. Và Kho tàng Đức tin kết thúc với cái chết của Thánh Tông Đồ cuối cùng.
Điều này có nghĩa là khi một Giáo Hoàng minh định một tín điều từ Tông Toà Thánh Phêrô ngài không khiến tín điều ấy đúng, nhưng chỉ tuyên bố điều đã luôn đúng, những gì đã được mặc khải bởi Đức Kitô và chuyển giao đến các Thánh Tông Đồ. Tín điều vì vậy đương nhiên là không thể thay đổi được. Một trong những tín điều có trong Kho tàng Đức tin là tín điều Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội Công Giáo. Vì đây là giáo huấn của chính Chúa Giêsu Kitô, không ai được phép tranh luận hay ngờ vực nó; một người đơn giản phải chấp nhận tín điều này. Không gì thay đổi vô luận một người thích hay không thích, hiểu hay không hiểu, hay cho rằng tín điều này không công bình. Nếu một ai không thể chấp nhận điều này như một sự thật bất khả ngộ thì người đó đơn giản không chấp nhận Chúa Giêsu Kitô, vì tín điều này đến với chúng ta thông qua Chúa Giêsu Kitô.
Những ai từ chối không tin vào tín điều Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội cho đến khi họ nhận thấy vì sao điều đó công bình đơn giản là từ chối Niềm tin của họ vào mặc khải Đức Kitô. Những ai sở hữu Niềm tin thật sự vào Chúa Kitô (và Hội Thánh của Người) chấp nhận giáo huấn của Người trước hết và hiểu lẽ phải bên trong (nghĩa là, vì sao điều đó đúng) sau đó. Một người Công Giáo không từ chối niềm tin vào mặc khải Đức Kitô cho đến khi anh ta hiểu. Đó là tâm lý của kẻ lạc giáo vô tín sở hữu một niềm kiêu hãnh không kiềm nén được. Thánh Anselmô tóm tắt cách nhìn của một người Công Giáo chân chính ởđiểm này.
Chú thích:
[1] Denzinger 1837.
[2] Denzinger 1836.
[3] Denzinger 163.
[4] Denzinger 1839.
[5] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990,Quyển 2 (1878-1903), tr. 394.
[6] Denzinger 2021.
[7] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 394.
[8] L.m. Kitôopher Rengers, The 33 Doctors of the Church, Rockford: IL, Tan Books, 2000, tr. 273.