^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Lý do thực sự rằng Chúa Giêsu là Ánh sáng Thế gian
Đó là những gì Chúa Giêsu tuyên bố trong Gioan 8:12.
Tuy nhiên, điều mà hầu hết mọi người không nhận ra là Chúa Giêsu đã đưa ra lời tuyên bố sâu sắc này vào lúc đỉnh điểm trong Lễ Lều của người Do Thái.
Nếu những người vô thần, khai phóng và thậm chí cả người Do Thái nhận ra tính đặc thù siêu nhiên mà Chúa Giêsu Kitô đã thành toàn các lời tiên tri và dự hình Cựu Ước, họ có thể sẽ cúi đầu ăn năn cách khiêm nhường vì tội không tin của họ.
Khi Chúa Giêsu tuyên bố: Ta là ánh sáng thế gian, Người đang ở Giêrusalem. Người đến đó cho Lễ Lều trong Cựu Ước. Ta đọc được điều đó trong chương 7 Thánh Gioan.
Nghi lễ kéo dài một tuần này là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong Cựu Ước. Nó kỷ niệm sự bảo vệ của Thiên Chúa đối với người Do Thái trong suốt 40 năm họ lang thang trong hoang mạc. Nó đã được tuân giữ từ thời Môsê – hơn ngàn năm trước khi Chúa Giêsu Kitô ra đời.
Nhưng vào thời Chúa Giêsu, có hai nghi lễ rất quan trọng được đưa vào như một phần của lễ kỷ niệm. Đầu tiên phải kể đến là Lễ lấy nước, và thứ hai là Lễ hoả tế.
Là một phần của buổi Lễ lấy nước, Thượng tế sẽ dẫn đầu một đám rước từ Đền thờ ở Giêrusalem đến hồ Siloam hoặc Silo. Khi vị Thượng tế đến hồ, ông đổ đầy nước vào một bình vàng. Thượng tế sau đó dẫn một đám rước lớn trở lại Đền thờ – với tiếng kèn, tiếng hát và tiếng hô. Khi đám rước di chuyển, Thượng tế sẽ đọc Isaia 12:3: “Các ngươi sẽ hoan vui kín nước nơi những nguồn suối cứu độ.”
Khi Thượng tế đến Đền thờ, ông đổ nước vào một cái chậu khi cộng đoàn hát Thánh vịnh 118:25: “Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ.”
Lễ lấy nước này là một phần của Lễ Lều trong hơn trăm năm trước khi Chúa Giêsu Kitô ra đời, nhằm cảm tạ Thiên Chúa vì đã chu cấp dồi dào nước và mưa. Nó được đưa vào Lễ Lều vì tuần lễ này có nhiều phần. Một trong số đó là Lễ thu hoạch, một lễ hội nông nghiệp. Lễ Lều ghi ơn lòng lành của Thiên Chúa trong việc cung cấp lương thực cho mùa màng và nước để tiêu thụ và sinh tồn.
Đó là vào ngày cuối cùng của tuần Lễ này – đỉnh điểm của sự kiện – mà Chúa Giêsu đã tuyên bố.
“Hôm ấy là ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày long trọng nhất. Đức Giêsu đứng trong đền thờ và lớn tiếng nói rằng:
Không thể phủ nhận ý nghĩa của Chúa Giêsu.
Trong tuần Lễ, trong đó họ hô vang những lời của Isaia – “Các ngươi sẽ hoan vui kín nước nơi những nguồn suối cứu độ,” và trong bữa tiệc mà cộng đoàn hô vang: “Laỵ Chúa, xin ban ơn cứu độ,” Chúa Giêsu đứng lên và kêu lên giữa đám đông rằng ai khát hãy đến với Người và tất cả những ai tin vào Người sẽ có những sông tuôn chảy nước sinh sống.Tại tột đỉnh của buổi lễ ghi ơn Thiên Chúa đã cấp nước cho sự sống còn của họ, Chúa Giêsu đã tự nhận mình là Thiên Chúa đã cung cấp nước cho dân Israel trong hoang mạc. Họ không cần phải biểu thị điều đó nữa trong lễ nghi của họ, Người đã ở đây, trực tiếp, trong sự hiện diện của họ – và Nước sinh sống mà Người sẽ cung cấp là Thần khí sẽ mang lại cho họ cuộc sống vĩnh hằng, một dòng suối không bao giờ kết thúc mà sẽ vĩnh viễn làm dịu cơn khát của họ.
Có nhà văn nào gợi lên một câu chuyện như vậy không? Một câu chuyện rất mạnh mẽ, cảm động, và đơn giản trong nội dung cơ bản đã thay đổi tất cả lịch sử trong khi lôi cuốn người nam và nữ của mọi tầng lớp và cấp bậc - nhưng giàu chủ đề đến mức hầu như không ai trong số những người tự gọi mình là Kitô hữu đã khám phá ra chiều sâu của ý nghĩa và sự thành toàn của nó? Chẳng hạn như Chúa Giêsu đã thành toàn Lễ lấy nước chính xác như thế nào?
Không.
Tuyên bố của Chúa Giêsu chỉ ra rằng Người là thành toàn của Lễ lấy nước, là Thiên Chúa trong đó cơn khát của họ sẽ được làm dịu, là đấng sẽ cứu độ họ,... chứng minh tính xác thực tuyệt đối của miêu tả Kinh Thánh về Chúa Giêsu Kitô và sự thành toàn của Chúa Giêsu về Dự hình và Tiên tri Cựu Ước. Nhưng còn nhiều nữa.
Một buổi lễ khác là một phần của Lễ Lều trong thời Chúa Giêsu là Lễ hoả tế. Trong buổi lễ hoả tế, các cột đèn khổng lồ đã được thiết lập trong một phần của Ngôi đền được gọi là đình phụ nữ (phần tiền đình, nơi phụ nữ được vào). Các cột đèn cao chừng 23 mét truyền ánh sáng có thể được nhìn thấy khắp Giêrusalem.
Mishnah, một công trình của các Rabbi Do thái, viết: “Không có sân nào ở Giêrusalem không được ánh đèn chiếu rọi.”
Buổi lễ hoả tế nhằm nhắc nhở mọi người về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa họ, sau khi họ rời Ai Cập vào vùng hoang mạc. Xuất hành 13:21-22:
Thiên Chúa là một cột lửa để cho họ ánh sáng. Nơkhemia 9:12:
Thiên Chúa đã tỏ lộ bản thân trong Bụi gai Bốc lửa; Thiên Chúa, đấng độc nhất là hằng hữu; Thiên Chúa, đấng tự gọi bản thân CHÍNH LÀ TA, dẫn họ như một cột mây vào ban ngày và như một cột lửa vào ban đêm. Lễ Lều chủ yếu dành riêng cho việc tưởng nhớ sự hiện diện này.
Khía cạnh chính của Nghi lễ này là việc xây dựng các gian hàng hoặc nhà tạm trong đó người Israel sẽ sống tạm thời để nhắc nhở bản thân về quãng thời gian họ đã sống nơi hoang mạc.
Buổi Lễ hoả tế nhắc lại sự hiện diện này của Thiên Chúa – Người là Ánh sáng của họ trong bóng tối. Và đó là vào buổi sáng sau khi Lễ Lều kết thúc khi những ngọn đuốc rọi sáng khắp Giêrusalem vẫn đang cháy, mà Chúa Giêsu tuyên bố:
Không còn nghi ngờ gì nữa về ý nghĩa của nó. Chúa Giêsu tự nhận mình là Thiên Chúa đấng là Cột lửa soi sáng họ. Bây giờ Người đã ở đây, và không cần phải biểu thị điều đó nữa trong nghi lễ của họ. Những ai thực sự đi theo Người sẽ không bao giờ phải đi trong bóng tối. Họ sẽ có ánh sáng vĩnh cửu của sự sống.
Nhưng còn có một dấu hiệu thiêng liêng khác trong những gì Chúa Giêsu đã nói với họ. Nó trực tiếp bác bỏ những kẻ chất vấn Người.
Chỉ một vài câu trước đó, Chúa Giêsu đã tuyên bố bản thân là Ánh sáng của thế gian. Trong Gioan 7:52, chúng ta đọc rằng một số người Pharisê phản đối tính đáng tin của việc Chúa Giêsu nhận bản thân là một tiên tri với lý do Người xuất thân từ vùng Galilê.
Họ tuyên bố rằng một tiên tri – và Thiên Chúa nhập thể sẽ là tiên tri vĩ đại nhất trong tất cả các tiên tri – không thể đến từ Galilê. Tuy nhiên, bằng cách tuyên bố rằng Người là Ánh sáng của Thế gian, Chúa Giêsu không những chỉ ra rằng Người là thành toàn cho Lễ Lều của họ – rằng Người là Thiên Chúa đã ban cho họ ánh sáng trong hoang mạc – mà Người còn tinh tế hướng sự chú ý của họ đến một lời tiên tri trong Isaia 9:1-2. Nó nói về Ánh sáng mà Đấng Mêsia sẽ mang lại, và liên kết Ánh sáng đó với xứ Galilê:
Do đó, trong một câu trả lời tuyệt vời, Chúa Giêsu không chỉ tuyên bố Hiện diện của Người như là Cột đèn và Ánh sáng của thế gian – thành toàn thực sự trong chính Người về những gì họ đã biểu thị qua nhiều thế hệ - mà Người còn bác bỏ chất vấn của họ đối với tuyên bố chính Người là Thiên Chúa.
Ngoài ra, bằng cách hướng sự chú ý của chúng ta đến Isaia, Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta một lời tiên tri về đấng Mêsia khác được đưa ra bởi Isaia 700 năm trước khi Chúa Kitô ra đời. Isaia 9:6-7:
Isaia tiên tri rằng Thần anh dũng – Thiên Chúa toàn năng – sẽ được sinh ra như một đứa trẻ và Người sẽ là con vua Đavít.
Chúa Giêsu đã thành toàn tất cả những điều này, và thông báo cho họ trong Lễ Lều. Điều này đưa chúng ta đến một điểm khác: tại sao sẽ là một tội trọng đối với những ai tuân giữ các nghi lễ Cựu Ước sau khi Tin Mừng được loan báo.
Có nhiều Kitô hữu giả vẫn tổ chức một số hoặc tất cả các lễ Cựu Ước này - mặc dù tuyên bố tin vào Đức Kitô. Ngay cả khi họ không tự mình làm như vậy, nhiều người cho rằng những người khác cũng có thể cử hành các nghi lễ này. Điều này là sai lầm nghiêm trọng và xúc phạm đến Thiên Chúa.
Thật thế, tại Công đồng Công giáo Florence, Giáo hội Công giáo tuyên bố cách tín lý rằng bởi vì Chúa Kitô đã thành toàn các nghi thức và nghi lễ Cựu Ước, chúng đã chấm dứt và tiếp tục tuân giữ chúng là một tội trọng.(*)
Thánh Tôma Aquinô giải thích lý do vì sao tiếp tục tuân giữ những nghi lễ này sau việc truyền bá Tin Mừng là chối bỏ Chúa Kitô.
Nói cách khác, bởi vì các nghi lễ của Luật Cựu Ước hướng về Chúa Kitô – và Người đã đến và thành toàn chúng – tuân giữ chúng sau khi Người đã đến thật sự là phủ nhận rằng Chúa Giêsu Kitô đã đến và thành toàn chúng.
Với tất cả những sự kiện này trong tâm trí, không người có lý trí nào có thể phủ nhận sự an bài của Thiên Chúa trong lời tuyên bố của Chúa Giêsu trong Lễ Lều. Người là nước trong sa mạc, và ánh sáng trong bóng tối. Không nhà văn nào có thể nghĩ ra một câu chuyện như vậy. Một điều đơn giản đến độ lôi cuốn quần chúng của tất cả các thế hệ. Một điều nhất quán và mạnh mẽ đến độ nó đã thay đổi thế giới và tất cả lịch sử. Và một điều sâu sắc đến độ những người ngẫm nghĩ về nó trong suốt cuộc đời họ vẫn chưa dò được chiều sâu.
Không, đây không phải là hư cấu hay tưởng tượng. Đây là lịch sử được Thiên Chúa ban hành và được Thiên Chúa thành toàn. Nó được sắp xếp với cùng một độ chính xác đáng kinh ngạc và tráng lệ như Thiên Chúa sáng tạo thế giới và mọi tạo vật trong đó. Điều này được an bài để mọi người biết Sự thật và mục đích của sự tồn tại của họ, và những gì Thiên Chúa muốn họ làm và tin tưởng.
Những người không muốn ở lại trong bóng tối – bây giờ và mãi mãi – cần phải nhận ra và nắm lấy Ánh sáng này.
Chú thích:
(*) Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, 1441, ex cathedra:
“Giáo Hội La Mã thánh thiện tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo rằng việc thi hành các luật Cựu Ước, luật Môsê, được chia thành nghi lễ, thánh lễ, hiến tế, và bí tích, vì chúng được thiết lập để biểu thị sự kiện diễn ra trong tương lai, mặc dù thích hợp cho việc thờ phượng Thiên Chúa lúc ấy, sau lần quang lâm thứ nhất của Thiên Chúa đã được chúng biểu thị, chấm dứt, đồng thời các bí tích Tân Ước bắt đầu; và rằng bất kỳ ai, ngay cả sau cuộc thương khó, đặt hy vọng vào Lề luật và vâng phục chúng như thiết yếu cho ơn cứu độ, như thể đức tin nơi Chúa Kitô là không đủ mà thiếu chúng, phạm tội trọng. Tuy vậy Giáo hội không phủ nhận rằng sau cuộc thương khó của Chúa Kitô cho đến lúc Tin mừng được loan truyền chúng có thể được tuân giữ cho đến khi được tin là không cách nào thiết yếu cho ơn cứu độ; nhưng sau khi Tin mừng được loan báo Giáo hội tuyên bố rằng chúng không thể được tuân giữ mà không đánh mất ơn hằng sống. Tất cả, vì thế, sau thời điểm ấy (truyền bá Tin Mừng) chịu phép cắt bì, thi hành luật Sabbath và các điều khác của Lề luật, Giáo Hội La Mã thánh thiện khai trừ khỏi đức tin Kitô giáo và không cách nào thích hợp nhận ơn hằng sống.”
Bài Viết Liên Quan