^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Vaticanô II phải chăng là bất khả ngộ? Nếu bạn tin rằng Phaolô VI là một giáo hoàng thực sự, đúng.
Chúng tôi đã phơi bày chi tiết những lạc giáo trong Vaticanô II. Chúng tôi cũng đã chỉ ra rằng những người thi hành Công đồng phi Công giáo này không phải là giáo hoàng thực sự của Giáo hội Công giáo, mà là nguỵ giáo hoàng. Mặc dù được biết tất cả các bằng chứng, một số người vẫn không thuyết phục. Họ cho rằng thực sự có những vấn đề giáo lý với Vaticanô II; nhưng, theo họ, điều này không có vấn đề gì đối với Phaolô VI bởi vì ông đã không ban hành với ơn vô ngộ bất cứ lạc giáo nào của Vaticanô II. “Những lạc giáo của Vaticanô II không quan trọng,” họ nói, “bởi vì Vaticanô II không phải là bất khả ngộ!” Giờ đây chúng tôi sẽ chứng minh rằng nếu Phaolô VI là một giáo hoàng thực sự, các văn kiện của Vaticanô II sẽ được ban hành cách bất khả ngộ. Điều này sẽ chứng minh, một lần nữa, rằng Phaolô VI (người đã ban hành những văn kiện bội giáo của Vaticanô II, đã thay đổi nghi thức của tất cả bảy Bí tích, thay đổi Thánh lễ thành một nghi lễ Tin lành, giám sát việc huỷ bỏ có hệ thống và trên toàn cầu đức tin Công Giáo, phá hủy hệ thống trường học Công giáo toàn thế giới, và khởi xướng cuộc bội giáo lớn nhất khỏi đức tin Công giáo trong lịch sử) đã không và không thể là một giáo hoàng thực sự. Ông ta là một nguỵ giáo hoàng.
Có ba điều kiện cần phải được đáp ứng để một Đức Giáo Hoàng giáo huấn cách bất khả ngộ: [1] Đức Giáo Hoàng phải thực hiện bổn phận của mình với tư cách là Chủ chăn và thầy dạy của tất cả Kitô hữu; [2] ông phải giáo huấn với quyền tông đồ tối thượng của mình; và [3] ông phải giải thích một giáo thuyết về tín lý hay luân lý để được tin bởi Giáo Hội hoàn vũ. Nếu một Đức Giáo Hoàng đáp ứng những điều kiện này, ông, thông qua sự phù trợ thần thiêng đã hứa với ông là người kế vị Thánh Phêrô, hoạt động với quyền bất khả ngộ, như định nghĩa sau đây của Công đồng Vaticanô I.
Bây giờ chúng tôi sẽ chứng minh, từng điểm một, rằng việc Phaolô VI ban hành các văn kiện của Vaticanô II đã đáp ứng cả ba yêu cầu này, mà sẽ khiến các văn kiện của Vaticanô II là bất khả ngộ nếu ông là một giáo hoàng thực sự.
1) Một Đức Giáo hoàng phải thi hành như Chủ chăn và thầy dạy của tất cả Kitô hữu
Yêu cầu đầu tiên để một giáo hoàng giáo huấn bất khả ngộ là ông phải thi hành như mục tử và thầy dạy của toàn thể Kitô hữu. Nếu ông ta là một giáo hoàng thực sự, Phaolô VI đã đáp ứng yêu cầu này.
MỖI MỘT 16 VĂN KIỆN CỦA VATICANÔ II BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG TỪ NÀY:
Giáo hoàng Êugêniô IV bắt đầu phiên họp thứ 9 của Công đồng tín lý Florence với những lời này: “Êugêniô, giám mục, tôi tớ các tôi tớ Thiên Chúa, để muôn đời lưu giữ.”[4] Giáo Hoàng Giuliô II đã bắt đầu phiên họp thứ 3 Công đồng tín lý Latêranô V với những lời này: “Giuliô, giám mục, tôi tớ các tôi tớ Thiên Chúa, với sự chấp thuận của thánh công đồng, để muôn đời lưu giữ.”[5] Và Giáo Hoàng Piô IX đã bắt đầu phiên họp thứ nhất của Công đồng Vaticanô I tín lý với những lời này: “Piô, giám mục, tôi tớ các tôi tớ Thiên Chúa, với sự chấp thuận của thánh công đồng, để muôn đời lưu giữ.”[6] Đây là cách thông thường để các sắc lệnh của các công đồng chung/tín lý/ đại chúng được các đức giáo hoàng long trọng khởi đầu. Phaolô VI đã khởi đầu mọi văn kiện của Vaticanô II theo cùng một cách, với cùng một từ!
Bằng cách khởi đầu mọi văn kiện của Vaticanô II theo cách này, Phaolô VI (nếu ông là một giáo hoàng thực sự) rõ ràng đã đáp ứng yêu cầu đầu tiên để giáo huấn bất khả ngộ.
2) Một Đức Giáo Hoàng phải giáo huấn với quyền tông đồ tối thượng của mình
Yêu cầu thứ hai để một giáo hoàng giáo huấn bất khả ngộ là ông phải giáo huấn với quyền tông đồ tối thượng của mình. Nếu ông ta là Giáo hoàng, Phaolô VI đã đáp ứng yêu cầu này.
MỖI MỘT 16 VĂN KIỆN CỦA VATICANÔ II KẾT THÚC BẰNG NHỮNG TỪ NÀY (HOẶC BẰNG NHỮNG TỪ VỀ CƠ BẢN TƯƠNG TỰ):
Wow! Thực tế ít được biết đến này hoàn toàn huỷ hại bất kỳ tuyên bố nào cho rằng Phaolô VI có thể là một giáo hoàng thực sự. Phaolô VI đã kết thúc từng văn kiện của Vaticanô II bằng cách sử dụng “quyền tông đồ” của mình, tiếp theo là chữ ký của ông ta! Ông rõ ràng đã đáp ứng yêu cầu thứ hai cho ơn bất khả ngộ. Trên thực tế, bản thân đoạn này không chỉ đáp ứng yêu cầu thứ hai về quyền Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng, mà cả ba; vì trong đó chúng ta thấy Phaolô VI “phê chuẩn, chế định và quyết nghị” trong “Chúa Thánh Thần” và “dùng quyền tông đồ” tất cả những gì có trong từng văn kiện! Đây là ngôn ngữ bất khả ngộ. Bất cứ ai phủ nhận điều này chỉ đơn giản là không biết anh ta đang nói gì.
Sự chấp thuận cho Vaticanô II của Phaolô VI (trích dẫn ở trên) thậm chí còn trang trọng hơn sự chấp thuận được trao cho Công đồng Nicaea (325) bất khả ngộ của Giáo Hoàng Thánh Sylvester. Nó trang trọng hơn sự chấp thuận được trao cho Công đồng Êphêxô (431) bất khả ngộ của Giáo Hoàng Thánh Celestinô. Nói cách khác, khi phê chuẩn các Công đồng thực sự của Giáo Hội Công Giáo, những Đức Giáo Hoàng thực sự này đã phê duyệt các văn kiện của các công đồng này theo những cách thậm chí còn ít ngoại thường hơn so với cách mà Phaolô VI phê chuẩn Vaticanô II; tuy nhiên, sự chấp thuận của họ đối với các Công đồng thực sự này là đủ để đáp ứng như bất khả ngộ và ràng buộc – một thực tế mà không người Công Giáo nào chất vấn.
Do đó, sự thật là mỗi văn kiện của Vaticanô II là một hành động long trọng của Phaolô VI. Mỗi văn kiện được ký bởi ông ta; mỗi văn kiện bắt đầu với việc ông tuyên ngôn với tư cách là “chủ chăn và thầy dạy của toàn thể Kitô hữu”; và mỗi văn kiện kết thúc với ông ta “phê chuẩn, chế định và quyết nghị” tất cả các nội dung của văn kiện trong “quyền tông đồ” của ông ta.
Điều này chứng minh rằng nếu Phaolô VI đã là Giáo hoàng, các văn kiện của Vaticanô II là bất khả ngộ! Nhưng các văn kiện của Vaticanô II không phải là bất khả ngộ; chúng là xấu xa và lạc giáo. Do đó, điều này PHÁ HỦY BẤT KỲ KHẢ NĂNG nào Phaolô VI đã từng là một Đức Giáo Hoàng thực sự; vì một giáo hoàng thực sự không bao giờ có thể ban hành các văn kiện xấu xa của Vaticanô II theo cách uy quyền thế này.
3) Một Giáo hoàng phải giải thích một giáo điều về tín lý hoặc luân lý để được giữ bởi Giáo Hội hoàn vũ
Chúng tôi đã chứng minh rằng Phaolô VI đã đáp ứng cả ba yêu cầu để giáo huấn bất khả ngộ tại Vaticanô II nếu ông là Giáo hoàng. Để trọn vẹn, tuy vậy, chúng tôi sẽ hoàn thành bài chứng minh từng điểm một bằng cách lưu ý rằng các văn kiện của Vaticanô II chứa đầy những giáo huấn về tín lý và luân lý (một phần của yêu cầu thứ ba). Và chúng phải được tin giữ bởi Giáo Hội hoàn vũ, nếu Phaolô VI là Giáo Hoàng, bởi vì Phaolô VI đã long trọng phê chuẩn, chế định và quyết nghị chúng, dùng “quyền tông đồ” của ông ta, ra lệnh cho chúng được công bố.
Do đó, yêu cầu thứ ba cho ơn bất khả ngộ cũng đã được Phaolô VI đáp ứng trong việc ban hành Vaticanô II. Nhưng còn nhiều nữa!
Trong đoản sắc tuyên bố bế mạc công đồng, Phaolô VI một lần nữa viện dẫn “quyền tông đồ” của mình và thừa nhận rằng tất cả các hiến chế, nghị định và tuyên ngôn của Vaticanô II đã được ông chấp thuận và ban hành. Ông nói thêm rằng tất cả những điều đó phải được “tuân giữ cách sùng đạo bởi toàn thể tín hữu”! Ông hơn nữa tuyên bố tất cả các nỗ lực đối nghịch với những tuyên ngôn này vô hiệu và vô nghĩa.
Phaolô VI nói Vaticanô II phải được tuân giữ cách sùng đạo
Vậy đó. Công đồng Vaticanô II bội giáo sẽ phải được “tuân giữ cách sùng đạo” nếu bạn chấp nhận Phaolô VI. Không thể nghi ngờ rằng nếu Phaolô VI đã là một giáo hoàng thực sự, thì Quyền lực Tử thần đã thắng thế chống lại Giáo Hội Công Giáo vào ngày 8 tháng 12 năm 1965. Nếu Phaolô VI đã là Giáo Hoàng, thì lời hứa của Chúa Giêsu Kitô đối với Giáo Hội Người đã thất bại. Nếu Phaolô VI đã là Giáo hoàng, tất cả những giáo huấn của Vaticanô II về tín lý hoặc luân lý đã được ban hành cách bất khả ngộ (ex cathedra). Nhưng điều này là không thể - và bất cứ ai nói rằng điều này có thể không tin vào giáo huấn Công giáo về tính bất khả diệt của Giáo Hội Công Giáo. Do đó, chúng ta biết rằng Giovanni Montini (Phaolô VI) không phải là người kế vị thực sự của Thánh Phêrô, mà là một nguỵ giáo hoàng không hợp lệ - mà chúng tôi đã chứng minh rất rõ ràng trong việc phơi bày những lạc giáo đáng kinh ngạc của ông ta cho thấy rằng “cuộc bầu cử” của ông ta - vì ông ta là một người lạc giáo - là không hợp lệ.
Và nếu bạn không bị thuyết phục về điều này, hãy tự hỏi mình câu hỏi này: Liệu một giáo hoàng Công Giáo thực sự có thể “phê chuẩn, chế định và quyết nghị” tất cả các lạc giáo của Vaticanô II “trong Chúa Thánh Thần” và bởi “quyền tông đồ” của ông ta không? Ý thức Công Giáo cho bạn biết câu trả lời. Không cách nào. Do đó, những người nhận biết những lạc giáo của Vaticanô II và sự thật mà chúng tôi đang trình bày ở đây, nhưng vẫn duy trì lập trường rằng nguỵ giáo hoàng Phaolô VI có thể đã là một giáo hoàng thực sự, thật không may trong lạc giáo vì đã phủ nhận Giáo Hoàng Bất Khả Ngộ và giữ một lập trường có nghĩa là quyền lực Tử Thần đã thắng thế chống lại Giáo Hội Công Giáo.
Một số người sẽ lập luận sai lầm rằng để một Đức Giáo Hoàng phát biểu ex cathedra, ông ta phải lên án quan điểm đối lập hoặc đưa ra các hình phạt cho việc không tuân thủ. Điều này không đúng. Không nơi nào trong định nghĩa của Giáo Hoàng Piô IX về quyền giáo hoàng bất khả ngộ nói rằng Đức Giáo Hoàng phải lên án để hoạt động bất khả ngộ. Có một số định nghĩa bất khả ngộ trong đó các Giáo Hoàng không lên án hoặc đưa ra bất kỳ hình phạt nào.
Kháng bác #1: Trong bài phát biểu khai mạc Vaticanô II, Gioan XXIII nói rằng Vaticanô II sẽ là một “công đồng mục vụ.” Điều này chứng tỏ Vaticanô II không phải là bất khả ngộ!
Trả lời : Điều này không đúng. Gioan XXIII không nói trong bài phát biểu khai mạc tại hội đồng rằng Vaticanô II sẽ là một công đồng mục vụ. Đây là những gì Gioan XXIII thực sự đã nói:
Ở đây chúng ta thấy rằng Gioan XXIII không nói rằng Vaticanô II sẽ là một công đồng mục vụ. Ông nói rằng nó sẽ phản ánh Huấn Quyền của Giáo Hội, chủ yếu là mục vụ trong tính cách. Vì vậy, bất chấp huyền thoại cực kỳ phổ biến, sự thật là Gioan XXIII thậm chí không bao giờ gọi Vaticanô II là một công đồng mục vụ trong bài phát biểu khai mạc. Nhân tiện, ngay cả khi Gioan XXIII đã gọi Vaticanô II là một công đồng mục vụ trong bài phát biểu khai mạc, điều này không có nghĩa là nó không phải là bất khả ngộ. Mô tả một điều gì đó như mục vụ không có nghĩa là ipso facto (bởi chính việc ấy) rằng nó không phải là bất khả ngộ. Điều này đã được chứng minh bởi chính Gioan XXIII trong bài phát biểu trên khi ông mô tả Huấn Quyền như “mục vụ,” nhưng đó là de fide (một phần của đức tin) rằng Huấn Quyền là bất khả ngộ. Do đó, ngay cả khi Gioan XXIII đã mô tả Vaticanô II là một công đồng mục vụ (mà ông đã không) điều này sẽ không chứng minh rằng nó không phải là bất khả ngộ.
Tuy nhiên, quan trọng nhất, thực tế là Gioan XXIII đã không thực sự gọi Vaticanô II là một công đồng mục vụ trong bài phát biểu khai mạc của ông tại Vaticanô II không quan trọng. Điều này là do, như chúng ta đã thấy, chính Phaolô VI là người đã long trọng xác nhận những lạc giáo của Vaticanô II; và chính sự xác nhận của Phaolô VI (không phải Gioan XXIII) đã chứng minh rằng Vaticanô II là ràng buộc với những người chấp nhận ông ta.
Kháng bác #2: Phaolô VI đã nói trong Buổi Tiếp Kiến Chung của ông vào ngày 12 tháng 1 năm 1966 rằng Vaticanô II “đã tránh tuyên bố cách ngoại thường các tín điều bị ảnh hưởng bởi dấu chỉ của ơn bất khả ngộ.”
Huấn Quyền là một quyền lực giảng dạy mà giáo huấn là “không thể cải tạo” (de fide definita, Vaticanô I, Denz. 1839). Vì chúng không thể được cải tạo, chúng không thể thay đổi kể từ ngày được tuyên bố. Nếu Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI là một Giáo Hoàng thực sự, Vaticanô II là không thể cải tạo và bất khả ngộ vào ngày 8 tháng 12 năm 1965. Không có gì nói hoặc làm sau ngày 8 tháng 12 năm 1965 có thể hoàn tác (nếu Phaolô VI là một giáo hoàng thực sự) điều đã được thực hiện, vì nếu vậy giáo huấn của Huấn Quyền sẽ trở nên có thể cải tạo. Do đó, bài phát biểu của Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI năm 1966 (sau khi công đồng bế mạc) không liên quan đến việc Vaticanô II có bất khả ngộ hay không.
Thế nhưng tại sao Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI lại đưa ra tuyên bố như vậy? Câu trả lời khá đơn giản. Trí óc ma ác chỉ dẫn Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI biết rằng, cuối cùng, tất cả những ai với tư duy Công Giáo truyền thống sẽ không chấp nhận những sắc lệnh này của Vaticanô II là bất khả ngộ, vì chúng chứa đầy lỗi lầm và lạc giáo. Do đó, nếu ông không đưa ra tuyên bố này vào năm 1966 rằng Vaticanô II đã tránh những định nghĩa ngoại thường với tính bất khả ngộ, rất nhiều người sẽ đi đến kết luận ngay lập tức rằng ông (Giovanni Montini – Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI) không phải là một giáo hoàng thực sự. Vì vậy, Quỷ dữ có không ít kế hoạch phụ thuộc vào tuyên bố này.
Quỷ dữ phải tuyên truyền giữa những người “truyền thống” ý tưởng rằng Phaolô VI đã không ban hành Vaticanô II cách “bất khả ngộ.” Đó là điều cần thiết cho toàn bộ cuộc bội giáo hậu Vaticanô II của Quỷ dữ; hắn sợ chết khiếp rằng hàng triệu người sẽ theo thuyết trống toà tố cáo Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI, Giáo Hội giả và Thánh lễ giả. Do đó, Quỷ dữ đã linh hứng cho Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI nói (ngay sau khi Vaticanô II được ông long trọng ban hành) rằng Vaticanô II đã không đưa ra những tuyên bố tín lý. Sự đảm bảo này, Quỷ dữ hy vọng, sẽ mang lại cho Phaolô VI dáng vẻ chính danh trong số những ai duy trì một vài sự gắn bó với Đức tin truyền thống. Nhưng mưu đồ ma ác này thất bại khi ta cân nhắc thực tế là Vaticanô II đã bế mạc vào năm 1965.
Hơn nữa, và có lẽ quan trọng nhất, phải chỉ ra rằng trong cùng một Buổi Tiếp kiến Chung ngày 12 tháng 1 năm 1966, Phaolô VI nói:
Nếu có ai định trích dẫn Buổi Tiếp kiến Chung ngày 12 tháng 1 năm 1966 của Phaolô VI để cố gắng chứng minh rằng Vaticanô II sẽ không bất khả ngộ ngay cả khi Phaolô VI là Giáo hoàng, thì về mặt logic, họ phải chấp nhận những tuyên bố khác về Vaticanô II mà Phaolô VI đã đưa ra trong cùng Buổi Tiếp kiến Chung ấy, chẳng hạn như câu trích dẫn ở trên và câu trích dẫn bên dưới. Trong trích dẫn ở trên, chúng ta thấy rõ rằng Phaolô VI nói (trong cùng Buổi Tiếp kiến Chung) rằng Vaticanô II là một hành động của Huấn quyền và bất cứ ai tuân theo Vaticanô II là “tôn vinh huấn quyền của Giáo hội”! [Huấn quyền là thẩm quyền giáo huấn bất khả ngộ của Giáo Hội.]
Do đó, bài phát biểu của Phaolô VI có nghĩa, theo ông, Vaticanô II là bất khả ngộ - vì ông nói rằng đó là lời dạy của Huấn quyền, mà là bất khả ngộ. Bài phát biểu của ông nói thêm rằng bất cứ ai chấp nhận giáo huấn của Vaticanô II (tức những lạc giáo của nó) - chẳng hạn như những người không Công Giáo có thể rước Mình Thánh hoặc những lạc giáo về tự do tôn giáo hoặc người Hồi giáo và Công Giáo cùng thờ phượng một Thiên Chúa, v.v. – là đang tôn vinh giáo huấn Công Giáo. Bất cứ ai muốn “dẫn chứng” bài phát biểu này, do đó, phải thừa nhận rằng những người chấp nhận những lạc giáo này tôn vinh giáo lý Công giáo! Điều này rõ ràng là vô lý; nó chứng minh rằng, vô luận một người muốn xem xét vấn đề này theo cách nào kết hợp với Buổi Tiếp kiến Chung này của Phaolô VI, Vaticanô II là ràng buộc với tất cả những ai cho rằng Phaolô VI là một giáo hoàng hợp lệ - điều này chứng minh rằng Phaolô VI chắc chắn không phải là một giáo hoàng thực sự. Bạn không thể trích dẫn Buổi Tiếp kiến Chung này để nói rằng ta không bị ràng buộc phải chấp nhận Vaticanô II, khi cùng trong một Buổi Tiếp kiến Chung nói rằng bất cứ ai tuân theo nó là đang tôn vinh Huấn quyền! Phaolô VI tiếp tục nói trong cùng một bài phát biểu:
Phần này của bài phát biểu hầu như không bao giờ được trích dẫn bởi những người bảo vệ Phaolô VI, có lẽ bởi vì họ biết rằng giáo huấn của Huấn quyền thông thường tối thượng là bất khả ngộ, điều đó có nghĩa là ngay cả Buổi Tiếp kiến Chung của Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI cũng khẳng định tính bất khả ngộ của Vaticanô II. Trong cùng một Buổi Tiếp kiến Chung, Phaolô VI cũng nói điều này:
Hơn nữa, Phaolô VI đã tuyên bố trong thông điệp Ecclesiam Suam (gửi đến toàn bộ Giáo Hội) rằng Vaticanô II có nhiệm vụ định tín giáo lý.
Điều này có nghĩa là Vaticanô II có nhiệm vụ giáo huấn bất khả ngộ. Và trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trích dẫn từ bài phát biểu năm 1976 của Phaolô VI, trong đó ông đề cập đến chính chủ đề liệu Vaticanô II và Thánh lễ Mới có ràng buộc hay không và đặc biệt bác bỏ các tuyên bố của những người giả truyền thống, những người muốn có thể bám víu vào tính hợp pháp của Phaolô VI trong khi từ chối Thánh lễ và công đồng của ông ta.
Kháng bác #3: Vaticanô II không phải là bất khả ngộ vì có một ghi chú đính kèm với văn kiện Lumen Gentium nói rằng nó không phải là bất khả ngộ.
Một số người bảo vệ Phaolô VI đề cập đến một ghi chú thần học đính kèm với văn kiện Lumen Gentium. Họ nghĩ rằng ghi chú này chứng minh rằng Phaolô VI đã không ban hành Vaticanô II cách vô ngộ hay uy quyền. Nhưng lập luận này không đứng vững khi xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là phần quan trọng của ghi chú thần học được đính kèm với văn kiện Lumen Gentium:
Đầu tiên, ghi chú này thậm chí không phải là một phần của văn bản chính thức của văn kiện Lumen Gentium; nó là một phụ lục cho văn kiện Lumen Gentium.[13]
Thứ hai, ghi chú này chỉ được đính kèm với Lumen Gentium, không phải phần còn lại của các văn kiện. Nói cách khác, ngay cả khi ghi chú thần học này đã “cứu” việc Phaolô VI ban hành các lạc giáo trong Lumen Gentium (mà nó đã không), nó vẫn không “cứu” việc ban hành các lạc giáo còn lại của Vaticanô II.
Thứ ba, nếu ta đọc ghi chú trên, ta có thể thấy rằng nó tuyên bố rằng chủ đề của vấn đề, hoặc cách vấn đề gì đó được nói trong Vaticanô II, xác định rằng Vaticanô II đang ban hành Huấn Quyền tối thượng của Giáo Hội, phù hợp với các quy tắc giải thích thần học - có nghĩa là, như Giáo Hội trong quá khứ đã ban hành Huấn Quyền tối thượng. Tuyên bố của Phaolô VI ở đầu và cuối mỗi văn kiện của Vaticanô II (như được trích dẫn) chắc chắn chỉ ra, bằng “cách vấn đề được nói,” “phù hợp với các quy tắc giải thích thần học” (nghĩa là tương tự với các nghị định tín lý trong quá khứ), rằng ông đang ban hành Huấn Quyền tối thượng (nếu ông đã là một giáo hoàng). Do đó, ghi chú thần học đính kèm với văn kiện Lumen Gentium này không làm giảm hoặc phủ nhận ngôn ngữ trang trọng của Phaolô VI được tìm thấy ở cuối mỗi văn kiện của Vaticanô II. Thay vào đó, ngôn ngữ của ông ở cuối mỗi văn kiện Vaticanô II đáp ứng các yêu cầu của ghi chú thần học.
Thứ tư, những người cố gắng sử dụng ghi chú này để “cứu” tất cả các văn kiện của Vaticanô II khỏi làm hại Giáo Hoàng Bất Khả Ngộ không chú ý nhiều đến những gì nó thực sự nói. Ghi chú nêu rõ rằng “các vấn đề khác mà hội đồng (Vaticanô II) đưa ra như là giáo huấn của Huấn Quyền tối thượng của Giáo Hội, mỗi một người tín hữu nên chấp nhận và nắm lấy theo chủ ý của chính công đồng, mà rõ ràng từ chủ đề của vấn đề hay cách vấn đề được nói, phù hợp với các quy tắc giải thích thần học.”
Đây là một điểm rất quan trọng! Có rất nhiều trường hợp ở Vaticanô II, nơi Vaticanô II đang đưa ra những gì nó tin là giáo huấn của Huấn Quyền tối thượng, mà “mỗi một người tín hữu nên chấp nhận và nắm lấy theo chủ ý của chính công đồng, mà rõ ràng từ chủ đề của vấn đề hay cách vấn đề được nói…” Ví dụ, trong Tuyên ngôn lạc giáo về Tự do Tôn giáo (Dignitatis Humanae), Vaticanô II nói điều này:
Ở đây Vaticanô II nói rõ ràng rằng giáo huấn lạc giáo của nó về tự do tôn giáo bắt nguồn từ Thiên Khải và phải được Kitô hữu thành kính tuân theo. Điều này đáp ứng rõ ràng các yêu cầu của ghi chú thần học cho một giáo huấn rằng “mỗi một người tín hữu nên chấp nhận và nắm lấy theo chủ ý của chính công đồng (Vaticanô II), mà rõ ràng từ chủ đề của vấn đề hay cách vấn đề được nói… ” Và còn nữa:
Ở đây Vaticanô II nói rõ ràng rằng giáo huấn lạc giáo của nó về tự do tôn giáo là: 1) trung thành với lẽ thật của Phúc Âm; 2) đi theo con đường của Chúa Kitô và các Tông Đồ; và 3) phù hợp với Mặc khải của Thiên Chúa! Chúng tôi nhắc nhở độc giả một lần nữa về từ ngữ của ghi chú thần học, trong đó tuyên bố rằng “các vấn đề khác mà hội đồng (Vaticanô II) đưa ra như là giáo huấn của Huấn Quyền tối thượng của Giáo Hội, mỗi một người tín hữu nên chấp nhận và nắm lấy theo chủ ý của chính công đồng, mà rõ ràng từ chủ đề của vấn đề hay cách vấn đề được nói, phù hợp với các quy tắc giải thích thần học.”
Do đó, theo chính ghi chú thần học này, những ai chấp nhận Phaolô VI là giáo hoàng chắc chắn phải chấp nhận giáo thuyết lạc giáo của Vaticanô II về tự do tôn giáo như là giáo huấn của Huấn Quyền tối thượng của Giáo Hội! Ghi chú thần học ràng buộc họ chấp nhận giáo thuyết lạc giáo của Vaticanô II về tự do tôn giáo như: 1) trung thành với chân lý Phúc Âm; 2) đi theo con đường của Chúa Kitô và các Tông Đồ; và 3) phù hợp với Mặc khải của Thiên Chúa bởi vì đây chính là “chủ ý của chính công đồng, mà rõ ràng từ chủ đề của vấn đề hay cách vấn đề được nói…” Rất đơn giản: những người tin rằng Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI là Giáo hoàng bị ràng buộc với văn kiện lạc giáo về tự do tôn giáo.
Tóm tắt tất cả các luận điểm đã được đưa ra: 1) ghi chú thần học gắn liền với Lumen Gentium không áp dụng cho mọi văn kiện; 2) ghi chú thần học đính kèm với Lumen Gentium không làm giảm hoặc phủ nhận ngôn ngữ của Phaolô VI ở cuối mỗi văn kiện của Vaticanô II, nhưng thay vào đó chứng minh rằng ngôn ngữ của ông ở cuối mỗi văn kiện đáp ứng các yêu cầu cho giáo huấn bất khả ngộ của Huấn Quyền; 3) ngay cả khi ghi chú thần học này áp dụng cho mọi văn kiện – và bằng cách nào đó đã làm cho ngôn ngữ trang trọng của Phaolô VI ở cuối mỗi văn kiện không ràng buộc (mà chắc chắn là không) – bản thân ghi chú thần học vẫn chứng minh rằng các văn kiện khác nhau trong Vaticanô II là bất khả ngộ và ràng buộc bởi cách Vaticanô II trình bày giáo huấn ở những vấn đề này. Vô luận một người muốn cố gắng thoát khỏi thực tế rằng Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI không thể là một giáo hoàng thực sự và đồng thời ban hành Vaticanô II, người đó luôn thất bại.
Thánh Phêrô so với Phản Phêrô
Trong thông điệp tín lý Quanta Cura, Giáo Hoàng Piô IX đã lên án bất khả ngộ giáo thuyết lạc giáo về tự do tôn giáo (cũng đã bị lên án bởi nhiều Đức Giáo Hoàng khác). Giáo Hoàng Piô IX đã phân tích rõ ràng ý tưởng lạc giáo rằng tự do tôn giáo phải là một quyền dân sự trong mọi xã hội được thành lập cách đúng đắn. Giáo Hội Công Giáo dạy rằng một chính phủ công nhận quyền tự do tôn giáo – như Hoa Kỳ – đương nhiên tốt hơn hơn một chính phủ đàn áp Công Giáo. Tuy nhiên, tình huống này chỉ là đỡ tệ hơn. Lý tưởng nhất là một chính phủ công nhận đức tin Công giáo như tôn giáo duy nhất của nhà nước và không cho mọi người “tự do” thực hành và tuyên truyền tôn giáo giả dối của mình trong phạm vi công cộng. Do đó, ý tưởng tự do tôn giáo nên là một quyền dân sự phổ quát là lạc giáo, như Giáo Hoàng Piô IX đã định tín cách bất khả ngộ trong Quanta Cura.
Giáo hoàng Piô IX đã lên án, bài xích và trục xuất bởi chính quyền tông đồ của ông ý tưởng lạc giáo rằng mọi nhà nước nên biến tự do tôn giáo thành một quyền dân sự. Nhưng trong khi Giáo Hoàng Piô IX lên án, bài xích và trục xuất giáo thuyết này bởi chính quyền tông đồ của ông, Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI phê chuẩn, chế định và quyết nghị giáo thuyết bị lên án này bởi “quyền tông đồ” của ông ta. Nói cách khác, điều mà Giáo Hoàng Piô IX long trọng lên án bởi quyền tông đồ của mình chính xác là những gì Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI long trọng giảng dạy bởi “quyền tông đồ” của ông ta!
Thẩm quyền của Thánh Phêrô so với Thẩm quyền của Phản Phêrô
Quanta Cura (# 3-6), ngày 8 tháng 12 năm 1864, ex cathedra: “Từ quan điểm hoàn toàn dối trá đó của chính quyền dân sự bọn chúng chẳng e dè nuôi dưỡng suy nghĩ sai lầm, chí mạng nhất là hậu quả của nó lên Giáo Hội Công Giáo và sự cứu rỗi các linh hồn, được gọi bởi người tiền nhiệm của chúng ta, Đức Grêgôriô XVI, là một sự mất trí, MÀ CỤ THỂ LÀ ‘TỰ DO LƯƠNG TÂM VÀ THỜ PHƯỢNG LÀ QUYỀN CÁ NHÂN CỦA MỖI NGƯỜI, CẦN ĐƯỢC PHÁP LUẬT TUYÊN BỐ VÀ KHẲNG ĐỊNH TRONG MỌI XÃ HỘI ĐƯỢC THIẾT LẬP ĐÚNG ĐẮN… Nhưng trong khi họ mù quáng khẳng định điều này, họ không hiểu và chú ý rằng họ đang rao giảng thứ tự do rơi vào kiếp trầm luân... VÌ VẬY, BỞI QUYỀN TÔNG ĐỒ, CHÚNG TA BÀI XÍCH, TRỤC XUẤT, VÀ LÊN ÁN TẤT CẢNHỮNG Ý KIẾN VÀ GIÁO LÝ KÌ QUẶC VÀ HIỂM ĐỘC ĐẶC BIỆT ĐƯỢC ĐỀ CẬP TỚI TRONG BỨC THƯ NÀY , VÀ BẮT BUỘC CÙNG LỆNH RẰNG ĐIỀU NÀY ĐƯỢC TRIỆT ĐỂ NẮM GIỮ BỞI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI CON CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NHƯ BỊ BÀI XÍCH, TRỤC XUẤT, VÀ LÊN ÁN.” [18]
Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI, Tuyên ngôn của Vaticanô II về Tự do Tôn giáo: “PHAOLÔ, GIÁM MỤC, TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ THIÊN CHÚA, HỢP NHẤT VỚI CÁC NGHỊ PHỤ CỦA THÁNH CÔNG ĐỒNG ĐỂ MUÔN ĐỜI GHI NHỚ... Thánh Công đồng tuyên bố con người có quyền tự do tôn giáo… Quyền tự do tôn giáo của con người trong cơ chế pháp lý của xã hội phải được thừa nhận với những giá trị của một điều luật dân sự.” TẤT CẢ VÀ TỪNG ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC BAN BỐ TRONG SẮC LỆNH NÀY ĐỀU ĐƯỢC CÁC NGHỊ PHỤ THÁNH CÔNG ÐỒNG CHẤP THUẬN. VÀ, DÙNG QUYỀN TÔNG ÐỒ CHÚA KITÔ TRAO BAN, HIỆP CÙNG CÁC NGHỊ PHỤ KHẢ KÍNH, TRONG CHÚA THÁNH THẦN, CHÚNG TÔI PHÊ CHUẨN, CHẾ ĐỊNH VÀ QUYẾT NGHỊ, VÀ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC THÁNH CÔNG ÐỒNG QUYẾT NGHỊ, CHÚNG TÔI TRUYỀN CÔNG BỐ CHO DANH CHÚA CẢ SÁNG… TÔI, PHAOLÔ, GIÁM MỤC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO.”[19]
Phaolô VI có thể sở hữu “quyền tông đồ” giống như Giáo Hoàng Piô IX không? Quyền tông đồ của Thánh Phêrô có mâu thuẫn với chính nó không? Không cách nào! Là lạc giáo nếu nói như vậy! (Lc. 22:32; Vaticanô I, Kỳ họp 4, Chương 4.)
Biết được những sự thật này, ta có thể thấy tại sao những ai cố chấp duy trì rằng Phaolô VI là một Giáo Hoàng thực sự phủ nhận tín điều Giáo Hoàng Bất Khả Ngộ. Họ phủ nhận tính bất khả diệt của Giáo Hội; họ khẳng định rằng quyền tông đồ do Chúa Kitô ban cho trên người kế vị Thánh Phêrô mâu thuẫn với chính nó; và họ khẳng định rằng quyền lực Tử Thần đã thắng thế chống lại Giáo hội Công giáo.
Sự thật là Nguỵ giáo hoàng Phaolô VI chưa bao giờ là giáo hoàng được bầu hợp lệ của Giáo Hội Công Giáo; và do đó, việc ông long trọng ban hành các lạc giáo của Vaticanô II đã không làm tổn hại đến tín điều Giáo Hoàng Bất Khả Ngộ. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng kẻ lạc giáo không thể được bầu làm giáo hoàng, vì hắn ta không phải là thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Điều này đã được định nghĩa trong Tông Hiến của Giáo Hoàng Phaolô IV Cum ex Apostolatus Officio.
Chú thích cuối Chương 38:
[1] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, The America Press, 1966, tr. 366, etc.
[2] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book Co., Thirtieth Edition, 1957, no. 1839.
[3] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, pp. 137, 199, etc.
[4] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 559.
[5] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 597.
[6] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 802.
[7] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, tr. 366, etc.
[8] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, pp. 738-739.
[9] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, tr. 715.
[10] The Papal Encyclicals, by Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 3 (1903-1939), tr. 355.
[11] The Papal Encyclicals, Quyển 5, tr. 140.
[12] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 898.
[13] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, tr. 97.
[14] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 1006.
[15] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, pp. 1008-1009.
[16] Denzinger 1690; 1699.
[17] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, pp. 675, 679, 696.
[18] Denzinger 1690, 1699.
[19] Walter M. Abbott, The Documents of Vatican II, pp. 675, 679, 696.
[20] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 394.
[21] Denzinger 1837.
Bài Viết Liên Quan