^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Khải Huyền tại Vatican - Giải thích sách Khải Huyền
Trong các tài liệu, chúng tôi đưa ra bằng chứng áp đảo rằng sự bội đạo hiện tại ở Rôma là thành toàn lời tiên tri trong Khải huyền về Con điếm Thành Babylon và sự trở lại của Con Thú: tức là, La Mã ngoại giáo, trong những ngày sau hết. Con điếm Thành Babylon không phải là Giáo hội Công giáo mà là Giáo hội Đối lập được tiên tri – Giáo phái Vaticanô II. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số sự kiện nổi bật hỗ trợ thêm cho kết luận của chúng tôi về Con Thú và Tên Phản Kitô ngày mạt thế.
I: "Đó cũng là bảy vua, năm vua đã đổ, một vua hiện còn,..." - (Kh. 17:10)
II. Con Thú đã có, không còn nữa, đã trở lại. - Kh. 17:8
III. Trả lời vấn nạn 2 Tx. 2:8
IV. "Vì đó là số của tên một người, và số của tên người ấy là sáu trăm sáu mươi sáu." - Kh. 13:18
V. "... dấu trên tay hữu hoặc trên trán. Không ai có thể mua hoặc bán, nếu không mang dấu thích đó..." - Kh. 13:17
I: "Đó cũng là bảy vua, năm vua đã đổ, một vua hiện còn,..." - (Kh. 17:10)
Sách Khải huyền nói rằng Con Thú có bảy cái đầu và định nghĩa bảy đầu là bảy ngọn núi và bảy vua. Bảy ngọn núi là Rôma, và bảy vị vua đề cập đến bảy quân chủ - linh mục của Thành quốc Vatican.
Vì lời tiên tri kết nối bảy vị vua với Con Thú ngày mạt thế, ta không thể nhận ra Con Thú ngày mạt thế mà không nhận ra bảy vị vua là ai.
Năm 1929, một vương quốc hoàn toàn mới được khánh thành tại Rôma theo Hiệp ước Latêranô. Vương quốc này được gọi là Thành quốc Vatican. Giáo hoàng Piô XI, một giáo hoàng hợp lệ, là vị vua đầu tiên của Thành quốc Vatican. Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI là người thứ bảy.
Vương quyền của vị vua đầu tiên, Piô XI, đã chính thức được công bố vào Thứ hai, ngày 11 tháng 2 năm 1929 với việc ký kết Hiệp ước Latêranô.
Thú vị thay, vị vua thứ bảy, Biển Đức XVI, chính thức tuyên bố từ chức vào Thứ hai, ngày 11 tháng 2 năm 2013, trong một thông báo gây chấn động, kế tiếp là hai tia sét đánh vào đỉnh Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, nơi Thánh Phêrô được chôn cất.
Sách Khải huyền cho chúng ta biết rằng Con Thú trỗi dậy khi năm trong số các vị vua đã đổ, và một vua hiện còn. Do đó, Con Thú trỗi dậy dưới triều đại của vị vua thứ sáu. Nếu bảy vị vua của Thành quốc Vatican là bảy vị vua của lời tiên tri, và họ quả là, thì Con Thú ngày mạt thế – cụ thể là Rôma ngoại giáo / Đế quốc La Mã ngoại giáo – nên đã trỗi dậy hoặc trở lại dưới triều đại của Gioan Phaolô II, vị vua thứ sáu của Thành quốc Vatican, và đó chính xác là những gì đã xảy ra.
Con Thú đã trỗi dậy về mặt chính trị dưới triều đại của Gioan Phaolô II vì Liên minh châu Âu là Đế quốc La Mã ngoại giáo được tái lập, và nó được chính thức thành lập vào năm 1993 dưới triều đại của Gioan Phaolô II. Biểu tượng của châu Âu, được Liên minh châu Âu sử dụng, là Europa, một người phụ nữ trên một con thú. Vâng, một người phụ nữ ngồi trên một Con Thú chính xác là những gì Thánh Gioan mô tả trong Sách Khải huyền 17. Thánh Gioan đã mô tả châu Âu ngoại giáo - hoặc Rôma ngoại giáo nếu bạn đề cập đến châu Âu từ khía cạnh lãnh đạo phần linh hồn – trong những ngày sau hết.
Europa và Zeus
Và cũng giống như Con Thú đã trỗi dậy về mặt chính trị với EU khi năm vị vua của Thành quốc Vatican đã đổ, nó cũng đã trỗi dậy về mặt linh hồn vào thời điểm đó với Gioan Phaolô II, vị vua thứ sáu.
Khía cạnh này của lời tiên tri thậm chí còn quan trọng hơn sự trỗi dậy chiều kích chính trị của Con Thú với Liên Minh Châu Âu.
Con Thú đã trỗi dậy về mặt linh hồn dưới triều đại của Gioan Phaolô II, vị vua thứ sáu, bởi vì Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II là một vị vua La Mã ngoại giáo, người thực sự đã dạy rằng mọi người, bao gồm cả chính ông ta, đều là Thiên Chúa và Con Thiên Chúa. Chúng tôi đã chứng minh điều đó trong tài liệu của chúng tôi. Gioan Phaolô II đã thuyết giảng việc sùng bái con người và ông đã đưa tội thờ ngẫu tượng vào Đế quốc – giống như các Hoàng đế La Mã ngoại giáo đã làm.
Trong bài giảng đầu tiên, Gioan Phaolô II tuyên bố rằng con người là Chúa Kitô trong Mátthêu 16:16.
Trong thông điệp đầu tiên, ông định nghĩa Tin Mừng là sự ngạc nhiên sâu sắc với con người và xúc phạm Chúa Thánh Thần.
Trong suốt chức nguỵ giáo hoàng, ông đã rao giảng một cách có hệ thống rằng Con Thiên Chúa đã trở thành mỗi người trong Nhập thể và do đó mọi người đều là Con Thiên Chúa.
Lý do mà Gioan Phaolô II rao giảng rằng con người là Thiên Chúa và xúc phạm Chúa Thánh Thần ngay từ khi bắt đầu triều đại của ông là vì La Mã ngoại giáo – nghĩa là Con Thú – đã trỗi dậy về mặt linh hồn với ông ta, vị vua thứ sáu, khi năm vua đã đổ – chính xác như được tiên tri. Trong vai trò là một vị vua La Mã ngoại giáo rao giảng rằng con người là Thiên Chúa, Gioan Phaolô II sao chép những gì các vua La Mã ngoại giáo trong Đế quốc La Mã ngoại giáo đã làm. Chúng ta sẽ bàn về điều đó sau.
Sách Khải huyền 13:3 nói với chúng ta rằng một trong những cái đầu của Con Thú – và hãy nhớ rằng, mỗi cái đầu là một vị vua liên quan đến Rôma – dường như có một vết tử thương nhưng vết thương đã được chữa lành. Do đó, nó cho chúng ta biết rằng một trong những vị vua La Mã dường như có một vết tử thương, nhưng nó đã được chữa lành.
Điều đó phù hợp chính xác với Gioan Phaolô II, một vị vua La Mã của Thành quốc Vatican, và vết thương nổi tiếng của ông vào ngày 13 tháng 5 năm 1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Gioan Phaolô II đã bị bắn bốn lần ở cự ly gần nhưng đã hồi phục. Sự kiện đó là một phần quan trọng của sự lừa dối bao phủ triều đại ông ta.
Trong Khải huyền 13:14, chúng ta được cho biết rằng nhiều người bị lừa dối để tạc tượng cho vị vua bị thương bởi thanh kiếm mà đã hồi sinh. Điều đó một lần nữa phù hợp với Gioan Phaolô II, người, bất chấp sự bội đạo chấn động và một sự nghiệp lạc giáo, thờ ơ tôn giáo và phạm thánh, đã được Giáo phái Vaticanô II long trọng “phong thánh” sau khi ông qua đời, với hình ảnh của ông được tôn vinh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đền thờ Thiên Chúa. Cuộc “phong thánh” đó không có giá trị đối với người Công giáo thực sự bởi vì nó được tuyên bố bởi Phanxicô, một nguỵ giáo hoàng. Theo giáo huấn Công giáo, những kẻ lạc giáo tự động bị trục xuất khỏi Giáo hội và không thể giữ chức vụ trong Giáo hội.
Chấp nhận tên Gioan Phaolô thờ ngẫu tượng và lạc giáo như một vị thánh là phương tiện qua đó nhiều người bị lôi kéo vào những tội ác mà ông đã thúc đẩy.
Gioan Phaolô chịu "ban phước" bởi một thầy phù thuỷ
Giờ đây hãy xem xét điều này. Từ Hy Lạp có nghĩa là thanh kiếm ngắn hoặc dao găm trong Khải huyền 13:14, như trong kẻ mang vết thương gươm đâm mà nay đã hồi sinh, là μαχαίρης [makaïris], dạng sở hữu cho μάχαιρα [makaïra]. Súng không tồn tại vào thời Thánh Gioan. Do đó, một vết thương bởi một khẩu súng ngắn ở cự ly gần sẽ được tác giả Kinh Thánh mô tả một cách hợp lý như một vết thương bởi thanh gươm.
Tuy nhiên, vào năm 2008, thông tin được công khai rằng vào ngày 12 tháng 5 năm 1982 – khoảng một năm sau khi bị thương ở Quảng trường Thánh Phêrô – Gioan Phaolô II đã bị đâm theo đúng nghĩa đen trong chuyến thăm Fatima. Thực tế này đã không được tiết lộ công khai cho đến năm 2008, và chúng tôi đã không biết về nó cho đến gần đây.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II bị thương trong vụ đâm dao năm 1982, trợ lý tiết lộ:
“Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bị thương bởi một linh mục đâm dao vào năm 1982, một năm sau khi ông bị bắn tại Quảng trường Thánh Phêrô, nhưng vết thương được giữ bí mật, cựu trợ lý hàng đầu của ông nói trong một bộ phim tài liệu.
Một linh mục Tây Ban Nha cực kỳ bảo thủ điên cuồng... lao vào giáo hoàng với một con dao găm và bị cảnh sát đánh ngã xuống đất và bị bắt giữ. Việc con dao thực sự đâm vào Đức Giáo hoàng và khiến ông bị thương không được biết đến cho đến bây giờ.
Giờ đây tôi có thể tiết lộ rằng Đức Thánh Cha đã bị thương.”[8]
Tuyệt vời. Nếu bạn tra cứu từ Hy Lạp Μάχαιρα (makaïra), từ được sử dụng trong Kh. 13:14, bạn sẽ thấy rằng một trong những định nghĩa chính là dao găm.
Vì vậy, mặc dù chúng tôi tin rằng vụ Gioan Phaolô II bị bắn vào năm 1981 thành toàn lời tiên tri trong Khải huyền 13 về việc một trong những vị vua của Con Thú bị thương, để loại bỏ bất kỳ chất vấn nào rằng Gioan Phaolô II là kẻ được nhắm đến trong lời tiên tri này, khoảng một năm sau, ông đã bị đâm bởi một thanh đoản kiếm hoặc một con dao găm, và một định nghĩa chính của Μάχαιρα là một con dao găm.
Bạn cần bao nhiêu bằng chứng nữa để tin rằng Gioan Phaolô II đã được nhắm đến trong lời tiên tri này, và do đó những gì đang xảy ra ở Rôma bây giờ là việc thành toàn lời tiên tri ngày mạt thế về sự trở lại của Con Thú, giống như chúng ta đã nói. Thậm chí còn nhiều nữa.
Về vị vua thứ bảy, sách Khải huyền nói rằng ông ta “phải ở lại ít thời gian thôi.” Điều đó phù hợp với Biển Đức XVI, vị vua thứ bảy, người đã từ chức vào năm 2013 sau một triều đại tương đối ngắn – ngắn hơn ba lần so với vị vua thứ sáu.
Biển Đức XVI tham dự điệu nhảy ngoại giáo tại Úc Đại Lợi ngày 17 tháng 7 năm 2008
Nhưng hãy xem. Năm 2005, ngay sau “cuộc bầu cử,” Biển Đức XVI dự đoán rằng triều đại của ông sẽ ngắn ngủi.
Cho dù ông có nhận ra tầm quan trọng hay không, Biển Đức XVI đã đưa ra tuyên bố vào năm 2005 bởi vì ông là vị vua thứ bảy sẽ trị vì trong một thời gian ngắn. Sau khi ông từ chức, các hãng tin khác nhau, chẳng hạn như ABC News, mô tả triều đại của ông là ngắn ngủi.
Biển Đức XVI là vị vua thứ bảy. Và Phanxicô không phải là một trong bảy vị vua vì hai lý do.
Chúng tôi đã đề cập chi tiết về điều này ở nơi khác, nhưng trước tiên: Thành quốc Vatican là một chế độ quân chủ thần quyền [sacerdotal monarchy], một vương quốc-linh mục, và Phanxicô không phải là một linh mục [tiếng Latin: sacerdos] hợp lệ – đã được “truyền chức” trong nghi thức mới không thành sự của Phaolô VI. Do đó, Phanxicô không đủ điều kiện để trở thành một linh mục-quân vương của chế độ quân chủ thần quyền, Thành quốc Vatican.
Thứ hai, Phanxicô công khai bác bỏ tất cả các khía cạnh của vương quyền. Sự bác bỏ tất cả các khía cạnh của vương quyền, trái với Biển Đức XVI, là một dấu hiệu cho tất cả rằng Biển Đức XVI – mặc dù ông là một nguỵ giáo hoàng bội đạo – là vị vua thứ bảy và cuối cùng của lời tiên tri.
Sách Khải huyền nói với chúng ta rằng Con Thú đã có, không còn nữa, nhưng sẽ trở lại, và rằng những người trên mặt đất tên không được viết trong sách sự sống sẽ ngạc nhiên khi họ nhìn thấy Con Thú đã có, không còn nữa, nhưng sẽ trở lại. Sự ngạc nhiên về Con Thú đề cập đến sự chấn động, kinh ngạc, thán phục và bối rối phiền não mà nhiều người trải qua về những gì đã xảy ra tại Rôma sau Vaticanô II.
Bắt đầu với Gioan XXIII, những nguỵ giáo hoàng lạc giáo, những kẻ không được bầu vào Chức Giáo hoàng, đã sở hữu Vatican – ứng với lời tiên tri – và điều này dẫn đến cuộc cách mạng Vaticanô II. Kết quả là, thành phố Roma đã mất đức tin và trở lại với ngoại giáo, thờ ngẫu tượng và vô tín – giảm Giáo hội Công giáo thực sự xuống chỉ còn một tàn dư trung thành trong những ngày sau hết.
Việc Rôma trở lại với ngoại giáo, thờ ngẫu tượng và bất tín thời kỳ hậu Vaticanô II đã gây ra chấn động, ngạc nhiên và bối rối giữa những người thiếu đi ân sủng và đức tin để nhận ra rằng một Giáo hội Đối lập do những nguỵ giáo hoàng lãnh đạo, không phải Giáo hội Công giáo thực sự, hiện đang ở Rôma và đã kiểm soát đền thờ của Thiên Chúa và các cấu trúc vật lý của Giáo hội.
Vì họ không hiểu và từ chối thừa nhận rằng những gì đang chiếm đóng Rôma và Vatican bây giờ không phải là Giáo hội Công giáo mà là Con Thú ngày cuối và Con điếm thành Babylon, họ hoang mang và hoàn toàn bối rối khi thấy ngoại giáo và bội giáo và tất cả các loại lạc giáo đến từ nơi họ kỳ vọng Đức tin Công giáo được dạy. Đây là sự ngạc nhiên được tiên tri về Con Thú. Phản ứng của rất nhiều người đối với ngoại giáo và cái ác ở Rôma hậu Vaticanô II là một sự thành toàn rất chính xác và rõ ràng của lời tiên tri này.
Cũng cần lưu ý rằng khi mô tả Con Thú sắp trỗi dậy như thế nào trong triều đại của vị vua thứ sáu, Khải huyền 17:8 nói rằng Con Thú đã và không còn nữa. Con Thú đã vào thời điểm đó bởi vì nó tồn tại dưới đế quốc La Mã ngoại giáo. Không còn nữa vào thời điểm đó ngay trước khi Con Thú trỗi dậy với EU dưới triều đại của Gioan Phaolô II. Nó sẽ trỗi dậy vào thời điểm đó, khi năm vua đã đổ bởi vì, từ góc nhìn trong thời gian đó, La Mã ngoại giáo sắp trở lại trong tương lai khi EU được thành lập dưới triều đại của Gioan Phaolô II, vị vua thứ sáu.
Sự trở lại của La Mã ngoại giáo, sự trở lại của Con Thú, là lý do tại sao ngoại giáo bây giờ được tôn vinh và thực hành tại Vatican, trước sự chấn động của quần chúng.
Năm 2019, một bức tượng của Moloch, tà thần cho việc hiến tế trẻ em, đã được trưng bày tại Rôma gần Đấu trường La Mã. Điều này xảy ra chỉ bảy ngày trước khi ngẫu tượng ngoại giáo Pachamama được sùng bái trong các khu vườn thành Vatican và được “ban phước” bởi Nguỵ giáo hoàng Phanxicô. Đây chỉ là một số ví dụ về cách la Mã ngoại giáo đã trở lại, thành toàn lời tiên tri. Nhiều người không thể hiểu làm thế nào hoặc tại sao những điều như vậy có thể xảy ra ở Rôma. Tài liệu của chúng tôi giải thích lý do tại sao. Ví dụ quan trọng nhất về sự trở lại của ngoại giáo ở Rôma được tìm thấy trong thuyết thờ ơ tôn giáo và lạc giáo chính thức được rao giảng bởi những nguỵ giáo hoàng Vaticanô II, và trong các giáo lý sai lạc của tôn giáo Vaticanô II.
Tà thần cho việc hiến tế trẻ em cổ đại được trưng bày tại Rôma[12]
Nguỵ giáo hoàng Phanxicô ‘ban phước’ ngẫu tượng ngoại giáo khỏa thân
Giờ đây chúng ta hãy xem xét một sự thành toàn nổi bật khác của lời tiên tri về sự trở lại của Con Thú – tức là, La Mã ngoại giáo – trong thời đại chúng ta.
Đầu tiên, lưu ý rằng trong khi các hoàng đế La Mã, về mặt thuật ngữ, là hoàng đế chứ không phải là vua, họ thực sự là những vị vua. Xem ví dụ, Gioan 19:15, nơi Tiberius Caesar, hoàng đế La Mã vào thời điểm đó, được gọi là một vị vua. Ở đó ta đọc được rằng những người kêu gọi đóng đinh Chúa Kitô tuyên bố, “Chúng tôi không có vua nào cả ngoài Caesar.”
Do đó, các hoàng đế La Mã trên thực tế là các vị vua La Mã, và vinh dự được trao cho hoàng đế La Mã ngoại giáo và hình ảnh của ông, đã được trao cho một vị vua La Mã ngoại giáo.
Trong Đế quốc La Mã, việc thờ phượng hoàng đế được thực hiện. Theo nhiều cách khác nhau, một số hoàng đế La Mã được đối xử như thể họ là thần thánh. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng cần lưu ý là ở chính thủ đô – nghĩa là, tại chính Rôma, trong tôn giáo chính thức của nhà nước – một hoàng đế chỉ có thể nhận được sự sùng bái sau khi ông ta qua đời. Điều này rất quan trọng trong việc hiểu một khía cạnh của những gì đang xảy ra ở Vatican bây giờ - và làm thế nào nó thành toàn lời tiên tri về sự trở lại của Con Thú.
Dưới đây là một vài trích dẫn về điểm này. Trong một bài bình luận về sách Khải huyền, Grant Osborne lưu ý:
Như Steven Friesen đã nói trong một cuốn sách về Tôn giáo Đế quốc và Khải huyền Thánh Gioan:
Ngoài ra, như Ittai Gradel viết trong Sùng bái hoàng đế và tôn giáo La Mã:
HÃY XEM XÉT ĐIỀU NÀY MỘT CÁCH CẨN THẬN. Nó cực kỳ quan trọng trong việc hiểu cách Giáo phái Vaticanô II thành toàn lời tiên tri về Con Thú.
Mặc dù trong Đế quốc La Mã, một số hoàng đế La Mã còn sống, đôi khi, được ban cho những gì tương đương với danh dự thiêng liêng cách cá nhân hoặc không chính thức, trong tôn giáo nhà nước chính thức, tại chính Rôma, các hoàng đế không thể nhận được sự thờ phượng thiêng liêng cho đến khi họ trải qua một cái gọi là nghi lễ thần thánh hoá đặc biệt sau khi chết. Hãy để tôi lặp lại điều đó: La Mã ngoại giáo, Con Thú đã có, sẽ "thần thánh hóa" các vị vua La Mã ngoại giáo trong một buổi lễ đặc biệt sau cái chết của họ. Chỉ khi đó, những vị vua La Mã ngoại giáo đã chết đó mới có thể nhận được, theo quan điểm của họ, một địa vị tâm linh đặc biệt.
Vâng, nhiều người đã bị sốc và tự hỏi về hiện tượng khá kỳ lạ là bất chấp tất cả các vụ bê bối, tệ nạn và hoa quả xấu sau Vaticanô II, Gioan XXIII, Phaolô VI và Gioan Phaolô II đã được Giáo phái Vaticanô II “phong thánh” – tất cả trong một khoảng thời gian tương đối ngắn – mặc dù trong Giáo hội Công giáo thực sự chỉ có hai giáo hoàng trong 500 năm qua, Đức Piô X và Piô V, được phong thánh.
Vâng, khi bạn nhận ra rằng những gì chúng ta đang thấy là sự trỗi dậy của La Mã ngoại giáo, bạn sẽ hiểu tại sao điều này xảy ra. Gioan XXIII, Phaolô VI và Gioan Phaolô II thực sự là những vị vua La Mã ngoại giáo của Thành quốc Vatican như chúng tôi đã đề cập.
Gioan Phaolô II chịu đánh dấu tilac, dấu của những người thờ tà thần Shiva
Chúng thúc đẩy tội ác, thờ ngẫu tượng và lạc giáo. Giáo phái Vaticanô II là thành phần linh hồn của Con Thú ngày mạt thế. Đó là Rôma ngoại giáo trở lại. Vì vậy, cũng giống như Đế quốc La Mã ngoại giáo chính thức tôn vinh các vị vua La Mã ngoại giáo đã qua đời và trao cho họ một danh hiệu đặc biệt sau khi chết, phiên bản mới của Con Thú cũng đã chuyển sang “phong thánh” cho tất cả các nguỵ giáo hoàng đã chết, cũng là các vua La Mã ngoại giáo, những người đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo Vaticanô II độc ác – ngoại trừ, cho đến nay, Gioan Phaolô I, người chỉ trị vì trong 33 ngày. Đó là lý do tại sao đã có một sự thúc đẩy cho việc “phong thánh” những vị vua La Mã độc ác này. Đó là một thành toàn rõ ràng của lời tiên tri về sự trở lại của Con Thú, tức là, La Mã ngoại giáo. Nó cho thấy rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ của Con Thú ngày mạt thế.
Hãy để tôi làm rõ. Tôi không nói rằng việc tuyên thánh Công giáo thực sự là thờ ngẫu tượng chút nào hoặc điều đó có nghĩa là người được phong thánh được coi là thiêng liêng. Tất nhiên là không. Một sự phong thánh thực sự của một giáo hoàng hợp lệ có nghĩa là vị thánh phải được tôn kính hoặc tôn vinh như một người thánh thiện trên Thiên đàng, chứ không phải là vị thánh được coi là Thiên Chúa hay thần thánh. Nhưng trong thời kỳ Đại Bội giáo, Con Thú ngày mạt thế và Giáo hội Đối lập đã chiếm hữu các cấu trúc vật lý của Giáo hội và chiếm Đền thờ Thiên Chúa.
Do đó, chúng cố gắng chiếm đoạt quá trình của Giáo hội để áp đặt cái ác và ngoại giáo. Con Thú tiến hành việc phong thánh giả cho mục đích xấu xa của chính nó. Vì thế, việc phong thánh giả trở thành một phương tiện mà Con Thú ngày mạt thế khiến mọi người tôn vinh các vị vua La Mã ngoại giáo độc ác, giống như Đế quốc La Mã ngoại giáo vào những thời điểm khác nhau khiến mọi người tôn vinh các vị vua La Mã ngoại giáo độc ác.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Gioan Phaolô II, khi con người ta chấp nhận ông ta như một vị thánh, họ không chỉ bị kéo vào sự độc ác, lạc giáo và thờ ngẫu tượng chung của ông ta – mà họ thực sự tán thành tuyên bố rằng ông và tất cả mọi người đều là Thiên Chúa. Đó là bởi vì Gioan Phaolô II đã chính thức và liên tục rao giảng rằng mọi người đều là Thiên Chúa. Chấp nhận ông ta như một vị thánh, vì thế, là tán thành tuyên bố một vị vua La Mã ngoại giáo đã chết là Thiên Chúa, chính xác như những gì đã diễn ra trong Con Thú.
Đây là lý do tại sao Gioan Phaolô II được cụ thể nhắm tới trong sách Khải huyền. Đây là lý do tại sao vết thương của ông được đề cập. Ông là hình ảnh của La Mã ngoại giáo. Ông triển khai cuộc họp cầu nguyện Assisi lịch sử thế giới, nơi các nhà lãnh đạo của tất cả các tôn giáo giả dối lớn trên thế giới đã tập hợp lại để cầu nguyện lần đầu tiên.
Đây cũng là lý do tại sao tế đài tại sự kiện Assisi, mà là sự kiện khét tiếng nhất trong toàn bộ cuộc bội đạo, có chữ hòa bình được viết trên đó. Trong Đế quốc La Mã ngoại giáo, một trong những di tích nổi tiếng nhất là Ara Pacis, tế đài cho hòa bình. Đó là một tế đài ngoại giáo mà trên đó việc thờ ngẫu tượng được tiến hành, dành riêng cho tên hòa bình.
Sự kiện Assisi I
Chúng ta thấy gì trong Giáo hội Đối lập Vaticanô II, đại diện cho La Mã ngoại giáo trở lại? Sự kiện nổi tiếng nhất, hay đúng hơn, khét tiếng nhất, qua đó ngoại giáo và thờ ngẫu tượng được giới thiệu và tiến hành là Buổi họp mặt cầu nguyện Assisi – Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình. Và tại chính tế đài nơi các tôn giáo giả khác nhau tiến hành sùng bái ngẫu tượng của họ, từ hòa bình đã được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đó không phải chỉ là một trùng hợp. Sự kiện Assisi là ara pacis mới, tế đài ngoại giáo cho hòa bình trong phiên bản mới của Con Thú. Nó được giới thiệu bởi Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II – vị thứ sáu – kẻ đại diện cho Con Thú ngày mạt thế.
Điều đó cũng có lý vì trong Con Thú đã có, La Mã cổ đại, Ara Pacis đã ở Rôma – vì nền ‘hòa bình’ của họ được tìm thấy trong sức mạnh quân sự tập trung tại Rôma.
Hình ảnh tế đài Ara Pacis trùng tu, mặt phía tây
Nhưng trong phiên bản mới của Con Thú – hoặc Con Thú trở lại, mà trỗi dậy với Gioan Phaolô II – mục đích là chế giễu hòa bình Kitô giáo. Thánh Phanxicô thành Assisi được gọi là Thánh của hòa bình Kitô giáo. Do đó, thật có lý tế đài Ara Pacis mới của Con Thú sẽ ở trong một thị trấn gắn liền với hòa bình Kitô giáo: Assisi.
Hãy xem xét điều này. Herodian là một nhà sử học Hy Lạp, sinh năm 170 A.D., người đã viết một pho lịch sử nổi tiếng về Đế quốc La Mã.
Ông cho chúng ta một số chi tiết về những gì họ sẽ làm trong buổi lễ “thần thánh hóa” của các hoàng đế La Mã sau khi họ qua đời. Ông giải thích:
Ông liệt kê một số thứ khác liên quan đến buổi lễ. Ông giải thích rằng tấm phản, chứa tượng của hoàng đế đã chết, sẽ được đưa ra cánh đồng.
Ông giải thích rằng tòa nhà này có nhiều tầng. Ông tiếp tục nói:
Vì vậy, về cơ bản những gì họ sẽ làm trong buổi lễ “thần thánh hóa” một vị vua La Mã ngoại giáo đã qua đời, là thắp sáng tượng của vị vua ngoại giáo trong một đống lửa.
Chỉ là trùng hợp thôi sao? Vào ngày 2 tháng 4 năm 2007, trong một buổi lễ kỷ niệm hai năm ngày mất của Gioan Phaolô II, hình ảnh hoặc hình bóng của Gioan Phaolô II đã được nhìn thấy trong một đống lửa ở Ba Lan. Điều này đã trở thành tin tức quốc tế.
Hình ảnh của Gioan Phaolô II được thắp sáng trong một đống lửa, giống như họ sẽ thắp sáng hình ảnh của các vị vua La Mã ngoại giáo đã chết trong một đống lửa trong buổi lễ “thần thánh hóa,” chính xác là vì Con Thú đã trỗi dậy với ông ta, giống như chúng tôi đã nói. Đây là một thành toàn rõ ràng khác của lời tiên tri về sự trở lại của Con Thú.
Nếu điều này, cùng với các sự kiện khác mà chúng tôi đã đề cập, không thuyết phục bạn rằng chúng tôi đúng – tức triều đại của Gioan Phaolô II đại diện cho việc lời tiên tri về sự trở lại của Con Thú được thành toàn – thì chúng tôi không biết điều mới có thể thuyết phục được.
II. Con Thú đã có, không còn nữa, đã trở lại.
Giờ đây, chúng ta hãy xem xét một khía cạnh khác của lời tiên tri này. Như chúng tôi đã đề cập, sách Khải huyền chỉ ra rằng Con Thú trỗi dậy khi năm vua đã đổ và một hiện còn. Điều đó đề cập đến việc La Mã ngoại giáo trở lại với Liên Minh Châu Âu dưới triều đại của Gioan Phaolô II, vị vua thứ sáu của Thành quốc Vatican. Nhưng Con Thú không chỉ tồn tại trong những ngày sau hết. Hãy nhớ rằng, Con Thú đã hoặc đang tồn tại trong thời gian La Mã ngoại giáo, và nó đã được thay thế bằng châu Âu Kitô giáo, trước khi nó trở lại trong những ngày cuối cùng dưới thời vị vua thứ sáu của Thành quốc Vatican.
Con Thú, do đó, đã có hai phân đoạn trong sự nghiệp của nó. Con Thú đã có, sau đó được thay thế bởi châu Âu Kitô giáo, và sau đó nó trở lại. Vâng, chúng tôi tin rằng tuyên bố về cách năm vị vua đã đổ và một vua hiện còn, cũng áp dụng cho khi Con Thú lần đầu tiên trỗi dậy trong thế kỷ thứ nhất.
Đế quốc La Mã được chính thức thành lập dưới thời Augustus vào năm 27 B.C., người kế vị Julius Caesar. Do đó, một số người cho rằng Augustus là Hoàng đế La Mã đầu tiên, và nếu bảy vị vua của Sách Khải huyền 17 có bất kỳ ứng dụng nào cho bảy hoàng đế đầu tiên, ta nên bắt đầu với Augustus, không phải Julius Caesar.
Tuy nhiên, những người khác nghĩ rằng ta nên bắt đầu với Julius Caesar vì trên thực tế ông là người đầu tiên trong số các vị vua La Mã. Thật thế, Julius được coi là Hoàng đế La Mã đầu tiên bởi nhà sử học La Mã cổ đại Dio Cassius, và nhà sử học cổ đại Josephus. Theophilus thành Antioch, Giám mục thế kỷ thứ 2, cũng coi Julius là hoàng đế đầu tiên. Trong Gioan 19:15 và Công vụ 17:7 các hoàng đế La Mã được gọi là cả vua và Caesar.
Do đó, sẽ khá hợp lý nếu tham chiếu trong Khải huyền 17:10 về Con Thú trỗi dậy khi năm vua đã ngã có một số ứng dụng cho bảy vị vua đầu tiên vào khoảng thời gian thành lập Đế quốc, ta nên bắt đầu với Julius Caesar, không phải Augustus.
Nếu chúng ta bắt đầu đếm các vị vua hoặc hoàng đế La Mã ngoại giáo với Julius Caesar, bảy vị vua đầu tiên sẽ là:
Như ta có thể thấy, Nero là vị vua thứ sáu, người trị vì khi năm vua đã đổ. Một lần nữa – sách Khải huyền 17:10 nói về bảy vị vua: năm vua đã đổ, một vua hiện còn.
Có hai quan điểm lớn về thời điểm sách Khải Huyền được viết. Nhiều người tin rằng nó được viết vào năm 96 A.D. dưới triều Hoàng đế Domitian. Những người khác tin rằng nó được viết vào những năm 60 dưới triều Hoàng đế Nero.
Chúng tôi tin rằng sách Khải huyền được viết vào những năm 60 A.D. – trước khi Đền thờ Giêrusalem bị phá hủy – dưới triều đại của Nero. Những người xác định thời điểm cuốn sách vào triều đại của Nero thường đề cập đến tuyên bố năm vua đã đổ, một vua hiện còn. Họ tin rằng điều đó ủng hộ quan điểm cuốn sách được viết dưới triều đại của Nero, vị vua thứ sáu.
Hơn nữa, như chúng ta đã đề cập, Khải huyền 17:8 cảnh báo rằng Con Thú sắp trỗi dậy, hai câu trước khi đề cập đến cách năm vua đã đổ và một hiện còn. Nếu tham chiếu đến năm vua đã đổ và một hiện còn cũng được áp dụng cho Con Thú đang trỗi dậy trong triều đại của Nero – như chúng tôi tin rằng nó nên được áp dụng – phần đó của lời tiên tri khá thích hợp.
Đó là bởi vì mặc dù Đế quốc La Mã ngoại giáo tồn tại trước Nero, Nero là Hoàng đế hoặc vua La Mã đầu tiên chính thức đàn áp Kitô giáo. La Mã ngoại giáo, với một vị vua La Mã ngoại giáo tích cực chống lại Chúa Kitô và Hội Thánh chân thật một cách chính thức tại Rôma, bắt đầu với Nero. Do đó, Con Thú đã trỗi dậy khi năm vua đã đổ và một hiện còn.
Như nhà sử học cổ đại Eusebius nói:
Như Tertullian đã nói:
Bức tranh Nero chơi đàn khi thành Rôma gặp hoả hoạn
Vào năm 64 sau Thiên Chúa, có một vụ hỏa hoạn tàn khốc ở Rôma, và Nero đổ lỗi cho các Kitô hữu. Ông đã sử dụng nó như một cái cớ để phát động một cuộc đàn áp khốc liệt chống lại Giáo hội tại Rôma. Nhiều người đã bị kết án tử, bao gồm các Thánh Phêrô và Phaolô, những người đã tử đạo cùng ngày ở Rôma.
Do đó, trong thế giới cổ đại, Nero đặc biệt được kết nối với Con Thú.
Vì thế, sẽ có lý cho rằng cũng như Con Thú trở lại trong những ngày sau hết trong triều đại của vị vua thứ sáu của Thành quốc Vatican, Con Thú ban đầu cũng đã trỗi dậy trong triều đại của vị vua La Mã thứ sáu, Nero.
Điều này cũng rất quan trọng, theo quan điểm của chúng tôi, trong việc hiểu một số đoạn nhất định như Khải huyền 13:5:
Chúng tôi tin rằng điều này đề cập đến cuộc đàn áp của Nero đối với Giáo hội, kéo dài chính xác hoặc khoảng 42 tháng – với một số người xác định cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 11 năm 64 A.D. và kéo dài trong 42 tháng cho đến khi Nero qua đời vào tháng 6 năm 68 A.D. Tương tự như vậy, tuyên bố trong sách Khải huyền 13:7 rằng Con Thú được phép gây chiến với các vị thánh áp dụng tốt cho cuộc bức hại của Nero.
Bởi vì Con Thú đã có, và sau đó được thay thế, nhưng trở lại trong những ngày sau hết, những gì Con Thú làm trong phân đoạn đầu tiên hoặc trong phân đoạn thứ hai đều đề cập đến cùng một Con Thú, Con Thú trỗi dậy, trong cả hai trường hợp, khi năm vua La Mã đã ngã xuống. Bằng cách tương tự: một vận động viên chuyên nghiệp có thể có một sự nghiệp trọn đời và tích lũy điểm nhất định. Sau đó, ông có thể nghỉ hưu một thời gian, và sau đó trở lại. Thì khi ấy tất cả những điểm mà ông ta tích lũy được trong phân đoạn đầu tiên, hoặc trong phân đoạn ông ta trở lại sẽ được quy cho cùng một cầu thủ.
Tương tự vậy, Con Thú, La Mã ngoại giáo, đã có một phân đoạn trong thế kỷ thứ nhất dưới thời Nero, vị vua thứ sáu. Nó đã đàn áp Giáo hội trong chính xác hoặc khoảng 42 tháng. Nó đã gây chiến với các vị thánh, v.v. Sau đó, nó được thay thế bởi châu Âu Kitô giáo.
Nhưng nó trở lại trong những ngày sau hết, và khi trở lại, nó cũng trỗi dậy trong triều đại của vị vua thứ sáu tại Rôma, Gioan Phaolô II, bởi vì đó là khi ta có một vua La Mã ngoại giáo giảng rằng con người là thiên chúa trong khi tích cực chống lại Chúa Kitô tại Rôma, trong triều đại của một Đế quốc ở châu Âu. Và tất cả các chi tiết cụ thể mà chúng tôi đề cập cho thấy Con Thú thực sự đã trở lại dưới triều đại của Gioan Phaolô II, vị vua thứ sáu của Thành quốc Vatican.
Vì bất cứ điều gì Con Thú đã làm trong phân đoạn đầu tiên dưới thời Nero, hoặc bất cứ điều gì nó làm trong phân đoạn thứ hai dưới thời EU và châu Âu ngoại giáo trong thời đại của chúng ta, được quy cho Con Thú, bởi vì đó là cùng một Con Thú, La Mã ngoại giáo: chúng tôi tin rằng một số tuyên bố trong Khải huyền đề cập đến những gì Con Thú đã làm dưới thời Nero – chẳng hạn như có quyền hành động trong 42 tháng – và một số áp dụng cho những gì Con Thú làm trong những ngày sau hết. Tham chiếu về 42 tháng, mà chúng tôi tin rằng áp dụng cho Nero, không chứng minh rằng khi Con Thú trở lại, nó sẽ chỉ hoạt động trong 42 tháng. Nó chỉ đơn giản có thể đề cập đến những gì Con Thú đã làm dưới thời Nero.
Cũng cần lưu ý rằng một số người tin rằng đoạn văn về cách năm vua đã đổ, v.v. chỉ áp dụng cho thời Nero. Nhưng quan điểm ấy không thoả đáng. Bên cạnh nhiều điều khác, quan điểm đó không thể giải thích làm thế nào Con Thú – nếu nó chỉ trỗi dậy khi năm vua đã đổ trước Nero – thực sự đã có, bởi vì khi ấy Con Thú sẽ trỗi dậy lần đầu tiên. Tuy nhiên, những gì chúng tôi đang đề cập giải thích cả cách Con Thú trỗi dậy khi năm vua đã đổ và Con Thú đã có và không còn và sẽ trở lại như thế nào. Nó cũng giải thích sự kinh ngạc với Con Thú, được thành toàn trong thời đại của chúng ta...
Con Thú đã có bởi vì nó tồn tại dưới thời La Mã ngoại giáo. Sau đó, nó không còn dưới thời châu Âu Kitô giáo, nhưng trở lại một lần nữa dưới triều đại của Gioan Phaolô II, vị vua thứ sáu của Thành quốc Vatican.
Chúng tôi đã đề cập đến vết thương vào đầu hoặc vị vua của Con Thú bằng thanh gươm, được Gioan Phaolô II thành toàn một cách nổi bật và cụ thể. Trong Khải huyền 13:3 vết thương này được áp dụng cho một đầu của Con Thú, mà Khải huyền 17 chỉ ra là một vị vua La Mã. Trong Khải huyền 13:14, vết thương được áp dụng cho chính Con Thú. Vết thương có thể được áp dụng cho vua của Con Thú và cho chính Con Thú bởi vị vua bị thương, Gioan Phaolô II, là một phản ánh của Con Thú và bản thân ông là tên Phản Kitô. Vị vua bị thương là hình ảnh của Con Thú.
Hãy để tôi giải thích. Vết thương của Con Thú, từ đó Con Thú phục hồi, áp dụng cho cả Gioan Phaolô II và cho chính La Mã ngoại giáo.
Đế quốc La mã với tư cách là kẻ bức hại chính thức của Giáo hội đã bị thương bởi thanh kiếm của Hoàng đế Constantine và Kitô giáo. Bằng sức mạnh của Tin Mừng và sức mạnh của thanh kiếm, Đế quốc đã được chuyển giao cho Kitô giáo và trong quá trình này, Con Thú – La Mã ngoại giáo – bị một vết tưởng chừng là tử thương. Đế quốc từng là kẻ bức hại Kitô giáo đã trở thành một Đế quốc Kitô giáo.
Thánh Louis IX nước Pháp và mão gai Chúa Kitô.
Do đó, châu Âu Kitô giáo đã cho La Mã ngoại giáo một vết thương dường như phải chết. Nhưng với sự tái ngoại giáo hóa châu Âu dưới triều đại các vị vua độc ác hậu Vaticanô II của Thành quốc Vatican, và việc Liên Minh Châu Âu vô thần được thành lập, vết thương mà La Mã ngoại giáo phải chịu đựng dưới bàn tay của châu Âu Kitô giáo đã được chữa lành.
Và điều này rất có ý nghĩa bởi vì, mặc dù người Do Thái đã kêu gọi cái chết của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu Kitô đã bị người La Mã đóng đinh vào thập giá.
La Mã nghĩ rằng nó có quyền lực trên Đức Chúa khi nó giết chết Ngài, trong khi trên thực tế, Chúa Giêsu không chỉ cung cấp hy tế để cứu độ nhân loại, mà trong vài trăm năm, đức tin của Chúa Kitô sẽ chinh phục toàn bộ Đế quốc La Mã đó và biến nó thành một Đế quốc cho riêng tên của Người. Đó là một khía cạnh bổ sung trong chiến thắng của Chúa Kitô trước La Mã.
Nhưng trong những ngày sau hết, Con Thú tấn công trở lại, và đưa ngoại giáo trở lại châu Âu, với một vị vua ngoại giáo ở Rôma, giảng dạy chính điều phạm thánh – tức con người là Thiên Chúa – mà các vua La Mã đã dạy. Ông ta làm điều đó một cách đặc biệt để chế giễu Tin Mừng, chẳng hạn như bằng cách rao giảng rằng con người là Đức Kitô trong Mátthêu 16:16. Do đó, Con Thú đã trở lại.
Và đó là lý do tại sao vết thương của Con Thú đề cập đến chính Rôma ngoại giáo bị tổn thương bởi Kitô giáo và phục hồi. Nhưng nó cũng áp dụng rất cụ thể cho hình ảnh của Con Thú, nghĩa là, vị vua bị thương, Gioan Phaolô II. Như hình ảnh của Con Thú, cuộc sống của Gioan Phaolô II, trong thu nhỏ, là một sự phản ánh của Con Thú như tổng thể.
Và đó là lý do tại sao khi mọi người tôn vinh hình ảnh của Gioan Phaolô II, họ không chỉ ủng hộ sự độc ác, thờ ngẫu tượng của ông ta, v.v. nhưng họ tôn kính chính La Mã ngoại giáo bởi vì đó là những gì ông ta đại diện.
Do đó, nói cách ngắn gọn: Hành động của Constantine đại diện việc Con Thú chịu vết tử thương vì thanh gươm, và triều đại của Gioan Phaolô II đại diện cho việc vết thương đó được chữa lành.
Chúng tôi cũng đã chỉ ra rằng cuộc họp cầu nguyện Assisi năm 1986 mang đầy những ý nghĩa khải huyền. Đó là một cuộc gặp gỡ cầu nguyện lịch sử thế giới của sự thờ ngẫu tượng. Đó là sự kiện khét tiếng nhất trong cuộc Đại Bội Giáo và là dấu hiệu quan trọng cho thấy châu Âu ngoại giáo và Con Thú đã trở lại. Trên thực tế, như đã đề cập trước đó, tế đài nơi việc thờ ngẫu tượng tiến hành được dành riêng cho tên hòa bình, tương ứng chính xác với Ara Pacis, tế đài hòa bình ngoại giáo trong Đế quốc La Mã ngoại giáo.
Giờ đây hãy xem xét điều này.
Sự kiện lịch sử biến đổi Đế quốc La Mã ngoại giáo thành một Đế quốc Kitô giáo (làm tử thương Con Thú) bắt đầu với Constantine và chiến thắng nổi tiếng của ông trước Maxentius trên cầu Milvian năm 312. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại và lịch sử Kitô giáo.
Vào đêm trước trận chiến này, Constantine đã nhận được một thị kiến trong đó ông nhìn thấy dấu hiệu của Chúa Kitô và Thập giá và những lời: TRONG DẤU HIỆU NÀY NGƯƠI SẼ CHINH PHỤC - IN HOC SIGNO VINCES.
Sau đó cùng vào ngày hôm đó, Constantine nhận được một thị kiến khác, trong đó Chúa Giêsu Kitô đã hướng dẫn ông sử dụng dấu hiệu của Người trong trận chiến. Hãy đặc biệt chú ý đến ngày tháng.
Constantine nhận được dấu hiệu trong đó ông sẽ chinh phục Con Thú La Mã ngoại giáo vào ngày 27 tháng 10 năm 312. Cùng ngày Chúa Giêsu Kitô xuất hiện với ông.
NGÀY 27 THÁNG 10, 312 A.D.
Vâng, sự kiện Assisi năm 1986 – sự kiện khét tiếng nhất trong cuộc Đại Bội Giáo, phương tiện mà các tín đồ của Giáo hội Đối lập bị đưa vào tội trọng, và một dấu hiệu lớn cho sự trở lại của châu Âu ngoại giáo – xảy ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1986.
Cũng như dấu hiệu qua đó Con Thú sẽ bị tử thương và bị chinh phục xuất hiện với Constantine vào ngày 27 tháng 10 năm 312, dấu hiệu cho thấy Con Thú đã hồi phục mặt linh hồn khỏi vết tử thương, được nhìn thấy vào ngày 27 tháng 10 năm 1986, với sự kiện Assisi.
Và như chúng tôi đã nói, hành động của Constantine đại diện cho việc khiến Con Thú bị thương, và triều đại của Gioan Phaolô II đại diện cho việc vết thương đó được chữa lành. Đây là lý do tại sao chính Gioan Phaolô II đã bị thương và hồi phục. Ông ta là hình ảnh của Con Thú.
Điều này cũng cung cấp thêm hỗ trợ cho kết luận rằng Gioan Phaolô II là tên Phản Kitô, và rằng sự kiện Assisi lịch sử năm 1986 là những gì được mô tả trong 2 Tx. 2.
2 Tx. 2 tiên tri rằng con người gian ác, tên Phản Kitô, có liên quan đến cuộc Đại Bội Giáo. Nó mô tả ông ta là người tựa lưng đối diện và tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng bái.
Từ tiếng Hy Lạp được dịch như ‘chống lại’ là phân từ ἀντικείμενος (antikeimenos), có gốc là động từ ἀντίκειμαι (antikeimai). Động từ ἀντίκειμαι là sự kết hợp của ἀντι (anti), nghĩa là chống lại và κεῖμαι (keimai), nghĩa là tôi nằm, tôi tựa, tôi cố định – thường được sử dụng cho những thứ chống đối với nhau theo một cách nào đó. Vì thế, câu văn có thể được dịch là tựa lưng đối diện với (một cách dịch sát nghĩa văn tự hơn) hoặc chống lại (một cách dịch ẩn dụ).
Tuy vậy, bản dịch ẩn dụ, rằng con người gian ác chống lại tất cả những gì được gọi là thần (mặc dù động từ gốc được sử dụng cách ẩn dụ trong các đoạn khác của Tân Ước) không mang nhiều ý nghĩa nhất trong đoạn này – vì tại sao con người gian ác lại phản đối việc thờ phượng tà thần?
Vương quốc của Satan không bị chia rẽ. Satan tổ chức việc thờ ngẫu tượng, và do đó sẽ có lý hơn cho rằng con người tội lỗi sẽ hỗ trợ ngẫu tượng và các tà thần.
Do đó, nghĩa đen và bản dịch theo nghĩa đen, trong đó con người gian ác ở vị trí tựa lưng đối diện và nâng mình lên trên mọi thứ gọi là thần hoặc được sùng bái tại một sự kiện lớn tiết lộ / báo hiệu cuộc đại bội giáo, có nhiều ý nghĩa hơn.
Điều đó tương ứng chính xác với những gì đã xảy ra với Gioan Phaolô II tại Assisi vào ngày 27 tháng 10 năm 1986. Trong sự kiện này, lãnh đạo các tôn giáo giả dối khác nhau tiến hành việc thờ phượng của họ bên dưới nơi Gioan Pau II ngồi. Họ sùng bái ngẫu tượng của họ hướng về ngẫu tượng và tà thần của họ. Do đó, Gioan Phaolô II thực sự tựa lưng đối diện và nâng mình lên trên những gì được gọi là thần và được sùng bái.
Sự kiện đó (sự kiện khét tiếng nhất trong cuộc Đại Bội Giáo) là dấu hiệu cho thấy Con Thú, châu Âu ngoại giáo, đã trở lại về mặt linh hồn.
Tất nhiên, có những dấu hiệu khác của Con Thú đang trỗi dậy, chẳng hạn như khi Gioan Phaolô II, trong bài giảng đầu tiên của ông, phủ nhận rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô khi ông tuyên bố rằng con người là Đức Kitô trong Mt. 16. Nhưng Assisi là dấu hiệu khét tiếng nhất cho mọi người nói chung rằng ngoại giáo đã trở lại châu Âu, và những gì Constantine gây thương tích, đã phục hồi.
Khi nhận được dấu hiệu vào ngày 27 tháng 10 năm 312, Chúa Kitô đã bảo Constantine sử dụng dấu hiệu trong trận chiến.
Tương tự như vậy, vào ngày 27 tháng 10 năm 1986, tên Phản Kitô, Gioan Phaolô II, nói với châu Âu ngoại giáo rằng Assisi là một dấu hiệu và nhân loại nên đi theo con đường của nó. Trên thực tế, như đã đề cập trước đây, theo một quan điểm chung về những gì đã xảy ra, dấu hiệu của ngày 27 tháng 10 năm 312 đã được nhìn thấy hai lần vào ngày hôm đó, một lần vào đầu ngày và một lần sau đó.
Chà, vào ngày 27 tháng 10 năm 1986, trước đó trong ngày, trong bài phát biểu của ông chào đón các đại diện của các tôn giáo khác nhau, Gioan Phaolô II đã nói điều này:
Sau đó, trễ hơn trong ngày, trong bài phát biểu kết thúc, ông nói:
Assisi là dấu hiệu trong đó tên Phản Kitô chinh phục mặt linh hồn bởi vì nó là biểu tượng của sự bội đạo và thờ ơ tôn giáo của Giáo phái Vaticanô II. Nó không phải là sự kiện duy nhất, nhưng nó là sự kiện khét tiếng nhất. Đó là một trong những sự việc nhanh chóng đưa con người vào tội lỗi khi họ tôn vinh Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II như một vị thánh hoặc theo tôn giáo mới.
Do đó, tên Phản Kitô chinh phục gần như tất cả châu Âu Kitô giáo và những người theo Giáo hội Đối lập bằng cờ hiệu Assisi, giống như Chúa Kitô đã làm tổn thương Con Thú với cờ hiệu Thập giá.
Tại Assisi và thông qua các giáo huấn và hành động khác của bản thân, Gioan Phaolô II đã tổ chức và hỗ trợ việc sùng bái ngẫu tượng. Do đó, khi những ai quen thuộc với những gì ông đã làm gọi ông ta là thánh thiện hoặc một vị thánh, như một hệ quả, họ gọi các ngẫu tượng và tà thần mà ông sùng bái là thánh thiện. Đó là lý do tại sao vinh dự được trao cho hình ảnh của ông bởi các tín đồ của Giáo hội Đối lập được đề cập trong Khải huyền như một phương tiện mà nhiều người bị hư mất.
Điều thú vị là vào ngày 24 tháng 2 năm 2002, một tháng sau sự kiện Assisi thứ hai, Gioan Phaolô II đã ban hành một bản Thập giới hoặc Mười Điều răn của Assisi cho tất cả các nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Thiên Chúa mới là Đấng ban hành Mười Điều Răn. Việc Gioan Phaolô II cố gắng ban hành Mười Điều Răn của ông là một ví dụ khác về cách ông tự nhận là Thiên Chúa, điều rõ ràng nhất trong giáo huấn lặp đi lặp lại của ông rằng mọi người đều là Chúa Giêsu Kitô.
Hơn nữa, 2 Thêxalônica 2:4 cho chúng ta biết rằng con người gian ác ngồi trong Đền thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa. Điều đó phù hợp với Gioan Phaolô II ngồi trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và Vatican – Đền thờ Thiên Chúa. Giáo hoàng Piô XI thậm chí còn gọi Vương cung thánh đường Thánh Phêrô là một Ngôi đền vĩ đại, và nhiều lời tiên tri đã được thành toàn ngay tại đó.
HỘI THÁNH CỦA THIÊN CHÚA = ĐỀN THỜ THIÊN CHÚA
HỘI THÁNH CỦA THIÊN CHÚA – ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN THÁNH PHÊRÔ
=> ĐỀN THỜ THIÊN CHÚA ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN THÁNH PHÊRÔ
Phân từ được dịch ra tự xưng là Thiên Chúa hoặc phân bua là Thiên Chúa có nghĩa là để thiết lập một cái gì đó, và nó thường mang ý nghĩa của việc thiết lập một điều gì đó cách long trọng hoặc chính thức. Điều đó cũng chính xác phù hợp với Gioan Phaolô II bởi vì ông long trọng hay chính thức thiết lập rằng ông là Thiên Chúa trong các thông điệp và bài phát biểu, bằng cách dạy rằng mọi người đều là Con Thiên Chúa, như tài liệu chúng tôi chứng minh.
Hơn nữa, vào ngày 24 tháng 3 năm 2000, Gioan Phaolô II xuất hiện ở Israel trên một chiếc ghế với một cây thánh giá ngược khổng lồ trên đầu, một biểu tượng của Satan giáo. Cũng như Chúa Kitô đã chịu nạn trên thập giá ở Israel, thật hợp lý khi tên Phản Kitô sẽ được nhìn thấy dưới một cây thánh giá ngược ở Israel.
Điều quan trọng cần lưu ý là trong Khải huyền 13, động từ Hy Lạp được sử dụng để mô tả vinh dự được trao cho hình ảnh của Con Thú là προσκυνήσω (proskunéso). Động từ đó có thể có nghĩa là thờ phượng hoặc tôn kính. Nó được Giáo hội sử dụng để tôn kính các vị thánh. Con Thú chiếm đoạt nghi lễ phong thánh của Giáo hội và sử dụng nó để áp đặt sự tôn kính tên Phản Kitô và các nhân vật độc ác khác của cuộc bội giáo Vaticanô II.
Tất cả những sự thật này càng ủng hộ rằng những gì chúng tôi đã nói trong khi Gioan Phaolô II còn sống – tức ông ta là tên Phản Kitô – là chính xác. Những gì đã xảy ra kể từ khi ông qua đời, với sự tôn kính hình ảnh của ông và những điều khác mà chúng tôi đã đề cập, tiếp tục ủng hộ kết luận đó.
III. Trả lời vấn nạn 2 Tx. 2:8
Nhưng, bất chấp tất cả các bằng chứng, một số nói rằng ông ta không thể là tên Phản Kitô vì ông ta đã chết. Một số người cho rằng 2 Thêxalônica 2:8 chỉ ra rằng con người vô đạo, người mà họ coi là tên Phản Kitô, sẽ bị phá hủy bởi hoặc khi Chúa Kitô đến và do đó tên Phản Kitô phải tiếp tục cuộc sống trần thế cho đến thời điểm của cuộc Quang lâm thứ hai. Nhưng lập luận đó không đứng vững.
Thứ nhất, 2 Thêxalônica 2:8, và có lẽ một hoặc hai câu nhiều người trích ra trong Khải huyền, có thể đề cập đến những gì Chúa Giêsu làm vào ngày phán xét.
Đó là một tín điều rằng khi Chúa Giêsu Kitô trở lại, tất cả những người chết, cả người tốt và người xấu, sẽ được mang trở lại và trình bày trước Ngài. Vào thời điểm đó, trước khi Người ném con người gian ác mãi mãi vào biển lửa, gây ra bất kỳ phán xét và trừng phạt nào cho chứng mà Người cho là phù hợp.
Thánh Phêrô đề cập đến sự hủy diệt của người vô đạo vào ngày phán xét. Những người xấu xa sẽ không ngưng tồn tại nhưng họ sẽ bị tiêu diệt hoặc đánh bại theo cách mà Chúa Kitô cho là phù hợp, và bị ném vào Hoả ngục.
Trong 2 Thêxalônica 2:8 có những dị bản, với một số bản đọc rằng Chúa Kitô sẽ giết đứa vô đạo bằng hơi thở của miệng Người, những bản khác đọc rằng sẽ huỷ diệt hắn. Trong cả hai trường hợp, điều đó có thể đề cập đến những gì Chúa Kitô làm vào Ngày Phán xét.
Ngay cả khi ta dùng động từ biểu thị việc giết chết, một dạng của động từ đó được biểu thị dưới dạng bãi bỏ hoặc hủy bỏ trong Do Thái 10:9, mang nghĩa là khiến điều gì đó vô hiệu. Chúa Kitô sẽ bãi bỏ hoặc hủy bỏ sự cai trị xấu xa của tất cả những người xấu vào Ngày Phán xét. Trên thực tế, những cân nhắc hợp lý về trật tự của những sự kiện này dường như ủng hộ mạnh mẽ quan điểm rằng bất kỳ cuộc gặp gỡ nào của Chúa Kitô có với kẻ ác trên Trái đất đều đến sau cuộc Phục sinh chung.
1 Thêxalônica 4 chỉ ra rằng sự phục sinh của người công chính sẽ xảy ra trước khi có bất kỳ cuộc gặp gỡ nào giữa Chúa Giêsu và những người công chính sống cho đến lần đến thứ hai.
Như ta có thể thấy, sẽ không có cuộc gặp gỡ nào giữa Chúa Kitô và những người công chính đang sống, cho đến khi người chết trong Đức Kitô trỗi dậy. Vâng, Gioan 5 nói về sự phục sinh của kẻ ác là xảy ra cùng một giờ với sự phục sinh của người công chính.
Do đó, dường như sự sống lại của kẻ ác sẽ có trước bất kỳ cuộc gặp gỡ nào mà Chúa Kitô có với con người gian ác trên Trái đất. Điều này ủng hộ quan điểm rằng khi Chúa Kitô trừng phạt kẻ thù của Người, chẳng hạn như trên kẻ vô đạo, đó là trong bối cảnh phán xét chung sau khi phục sinh chung khi những người đã chết trở lại Trái đất.
Vì thế, không có đoạn nào trong số ít những đoạn mà đôi khi mọi người trích dẫn chứng minh rằng tên Phản Kitô phải tiếp tục cuộc sống trần thế của hắn cho đến khi Chúa Kitô đến. Chúng có thể chỉ đơn giản là đề cập đến những gì xảy ra trong bối cảnh của Ngày Phán xét. Thánh Phêrô cũng nói với chúng ta rằng ngày của Chúa sẽ đến như một tên trộm.
Quả vậy, thật hợp lý khi tên Phản Kitô sẽ có hình ảnh của hắn ta chính thức được tôn vinh sau khi ông qua đời, như chúng ta đã thấy, chứ không phải trong suốt cuộc đời của ông, vì một số lý do.
Đầu tiên, như chúng tôi đã chỉ ra, sự xuất hiện của Con Thú và tên Phản Kitô liên quan đến sự trở lại của La Mã ngoại giáo, và ở La Mã ngoại giáo, các vị vua không thể chính thức được “thần thánh hóa” tại Rôma cho đến sau khi chết. Vì vậy, chúng ta đã thấy vị vua đã rao giảng rằng mọi người đều là thiên chúa, kẻ bị thương bởi thanh gươm, v.v. chính thức được tôn vinh sau khi chết tại Đền thờ Thiên Chúa. Và Giáo hoàng Piô XI gọi Vương cung thánh đường Thánh Phêrô là một Ngôi đền vĩ đại. Đó là Đền thờ Thiên Chúa được đề cập trong 2 Thêxalônica 2.
Thứ hai, sự xuất hiện của tên Phản Kitô liên quan đến việc tiếp quản Đền thờ Thiên Chúa bởi kẻ thù của Giáo hội và một sự lừa dối tôn giáo, điều đó có ý nghĩa rằng danh dự được trao cho hình ảnh của tên Phản Kitô sẽ được áp đặt thông qua một nghi lễ phong thánh giả xảy ra sau khi chết.
Và tất cả những điều trên không chỉ nói về Gioan Phaolô II. Con người bị dẫn dắt vào tội ác bằng cách chấp nhận tôn giáo mới hoặc tôn vinh Phaolô VI, hoặc Gioan XXIII, v.v.
ằng cách chấp nhận tôn giáo mới hoặc tôn vinh bất kỳ vị thánh giả nào đại diện cho nó, con người do đó tôn vinh La Mã ngoại giáo. Nhưng Gioan Phaolô II theo một cách rất cụ thể đại diện cho sự trở lại của La Mã ngoại giáo, bằng cách rao giảng rằng con người là Thiên Chúa, bằng cách trực tiếp giới thiệu sự thờ ngẫu tượng, v.v. Do đó, khi những ai có kiến thức cơ bản về hành động của ông ta coi ông ta là một vị thánh, họ trực tiếp bị dẫn dắt vào tội trọng, lạc giáo và phạm thánh.
Hơn nữa, có rất nhiều người ngoài kia, bao gồm cả “những người truyền thống” nghĩ rằng tên Phản Kitô sẽ được xác định dễ dàng hay rộng rãi. Điều đó hoàn toàn sai. Một lần nữa, từ Khải huyền 13:14:
Lưu ý, nhiều người bị lừa dối để tôn vinh hình ảnh của tên Phản Kitô. Do đó, đám đông nói chung sẽ không nhận ra tên Phản Kitô là ai.
Cũng đáng chú ý là có một dị bản cho Khải huyền 13:14. Phần lớn các bản thảo tiếng Hy Lạp nói:
Những bản khác viết rằng nó lừa dối những người sống trên mặt đất. Trong cả hai trường hợp, nó biểu thị một sự lừa dối tôn giáo khiến mọi người tôn vinh tượng Con Thú. Đa phần các bản thảo chỉ đơn giản nhấn mạnh rằng sự lừa dối này bẫy những người đã được rửa tội thành dân Chúa – nhưng rơi vào tội ác bằng sự lừa dối này.
Vì vậy, tất cả những người nghĩ rằng tên Phản Kitô sẽ được xác định dễ dàng hay rộng rãi, và rằng chúng ta chỉ chờ đợi ngày ông ta bước lên vũ đài thế giới cho tất cả mọi người nhìn thấy, không biết họ đang nói gì. Ông ta xuất hiện bằng một sự lừa dối. Do đó, 2 Thêxalônica 2:9-10 nói:
Điều này phù hợp với Gioan Phaolô II. Có rất nhiều hiển hiện giả và thông điệp giả xuất hiện trong triều đại của ông đã thuyết phục nhiều người rằng ông ta tốt hay là “Giáo hoàng của Đức Bà.”
Thật thế, hiển hiện giả Mễ Du bắt đầu thậm chí không đầy hai tháng sau khi Gioan Phaolô II bị thương. Đó là một trong nhiều dấu hiệu giả lừa dối mọi người về tên Phản Kitô. Hơn nữa, mặc dù Gioan Phaolô II đã lừa gạt thế giới về Bí mật Fatima thứ ba thực sự, ông đã xoay sở để được công nhận là anh hùng của Bí mật Fatima thứ ba giả, mà họ quyết định phát hành. Đó là một phần khác của sự lừa dối bao quanh tên Phản Kitô.
Ngoài ra, từ tên Phản Kitô không có trong sách Khải huyền. Tuy nhiên, kẻ bị thương và sau đó có tượng được tôn thờ thường được hiểu là tên Phản Kitô. Chúng tôi đã đưa ra bằng chứng áp đảo cho thấy tham chiếu này đề cập đến Gioan Phaolô II.
Thật vậy, trong 1 Gioan 1:22, chúng ta đọc thấy định nghĩa đầy linh hứng của Kinh Thánh về tên Phản Kitô, như sau:
Vì vậy, tên Phản Kitô được định nghĩa trong Kinh Thánh là kẻ phủ nhận rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, và bằng cách làm như vậy, kẻ đó phủ nhận Chúa Cha và Chúa Con . Đó là tên Phản Kitô.
Vâng, đó chính xác là những gì Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã làm trong bài giảng đầu tiên của mình đánh dấu sự khởi đầu “sứ vụ” của ông ta. Ông tuyên bố rằng sự thật mới về con người là ta là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, khi sự thật đó tất nhiên chỉ áp dụng cho Chúa Giêsu, không phải cho con người nói chung. Do đó, ông phủ nhận rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô duy nhất và trực tiếp thành toàn định nghĩa của tên Phản Kitô. Và ông đã tiếp tục dạy cùng một lạc giáo theo nhiều cách trong suốt chức giáo hoàng đối lập. Và cùng một kẻ là vị vua thứ sáu, bị thương, có hình tượng được tôn thờ, v.v. Đó là bởi vì ông ta là tên Phản Kitô.
Giáo hoàng Piô X cũng nói rằng dấu ấn đặc trưng của tên Phản Kitô là con người thay cho Thiên Chúa và đó là dấu ấn đặc trưng của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Hơn nữa, Con điếm thành Babylon ngồi trên Con Thú ngày mạt thế. Con điếm thành Babylon được kết nối với tên Phản Kitô. Các video của chúng tôi Khải Huyền 18:2 Vừa xảy ra (EN) và Sụp đổ rồi, sụp đổ rồi, thành Babylon vĩ đại! (EN) đưa ra bằng chứng áp đảo rằng những lời tiên tri về Con điếm Thành Babylon đã được thành toàn với độ chính xác đáng kinh ngạc tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và ở Thành phố Vatican trong thời đại của chúng ta.
Trong 1 Phêrô 5:13, Thánh Phêrô, viết từ Rôma, gọi nó là Babylon.
Trong Tân Ước, Babylon không chỉ là tên mã của Rôma, mà cụ thể hơn, nó đề cập đến địa điểm tại Rôma nơi Thánh Phêrô tọa lạc. Thánh Phêrô được chôn cất dưới bàn thờ chính của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican. Do đó, thật có ý nghĩa hoàn hảo rằng những lời tiên tri về Babylon ngày mạt thế sẽ được thành toàn tại chính nơi đó, nơi Thánh Phêrô được chôn cất. Và đó là những gì chúng ta đã thấy.
VỊ TRÍ BABYLON = NHÀ THỜ THÁNH PHÊRÔ / NƠI THÁNH PHÊRÔ TỌA LẠC
NƠI THÁNH PHÊRÔ TỌA LẠC TẠI RÔMA: NHÀ THỜ THÁNH PHÊRÔ Ở RÔMA (VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ)
Ví dụ, trong Khải Huyền 18:2 chúng ta đọc rằng:
Lời tiên tri này đề cập đến việc Babylon trở thành hang ổ của mọi loài chim và thú ô uế. Lời tiên tri này đã được cụ thể thành toàn tại Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican vào ngày 8 tháng 12 năm 2015, trong triển lãm ánh sáng Fiat Lux. Trong sự kiện này, hình ảnh của các loài chim và động vật khác nhau đã được chiếu lên mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô – chính xác tương ứng với những gì được nêu trong Khải huyền 18:2.
Từ được dịch trong Sách Khải huyền 18:2 là hang ổ [φυλακὴ, phulake] cũng có thể được dịch là lồng hay tù giam. Do các cột ở phía trước Đền thờ Thánh Phêrô, những con vật trông giống như chúng đang bị giam giữ trong một cái lồng / tù giam, chính xác như lời tiên tri nói.
Sự kiện Fiat Lux ở Vatican tượng trưng cho sự sụp đổ của thành phố Rôma vào ô uế và bội đạo trong những ngày sau hết, là kết quả của việc ngoại giáo trở lại thành Rôma dưới các Nguỵ giáo hoàng Vaticanô II và Giáo hội Đối lập ngày mạt thế, giáo phái Vaticanô II.
Đây là những gì lời tiên tri về Con điếm Thành Babylon trong tổng thể nói về. Giáo hội Công giáo không phải là Con điếm thành Babylon. Giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Đối lập ngày mạt thế, là Con điếm thành Babylon.
Thánh Gioan viết rằng Babylon đã sụp đổ cho thấy nơi Thánh Phêrô tọa lạc, Babylon, đã đứng vững trước đó. Nhưng giờ đây, trong những ngày cuối, nó đã trở thành nơi cư trú của ma quỷ.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà sự kiện này, thành toàn lời tiên tri khải huyền về Babylon, xảy ra vào dịp kỷ niệm 50 năm bế mạc Vaticanô II.
Vaticanô II, bế mạc vào ngày 8 tháng 12 năm 1965, là chính Công đồng Bội giáo dẫn đến và đặc trưng cho Giáo hội Đối lập của Khải huyền, Con điếm thành Babylon ngày mạt thế. Giáo phái Vaticanô II rõ ràng cũng thành toàn lời tiên tri về Con điếm Thành Babylon theo nhiều cách khác. Khải huyền 18:3 nói rằng tất cả các quốc gia đã uống thứ rượu là sự gian dâm cuồng loạn.
Sách Khải huyền đề cập đến thứ rượu là sự gian dâm nhiều lần bởi vì sau Vaticanô II, những thay đổi đã được thực hiện đối với phần rượu lễ của mô thức dâng hiến trong Thánh lễ Mới. Việc đổi chữ "nhiều người" thành "mọi người," (trong nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh) làm sai lệch lời nói của Chúa Kitô và khiến Thánh lễ Mới không thành sự. [Đồng thời, việc loại bỏ cụm từ mysterium fidei khỏi mô thức dâng hiến (trong tất cả các ngôn ngữ) khiến những “Thánh lễ” đó không thành sự.]
Con điếm được nói là mặc áo màu đỏ tía và đỏ tươi vì các giám mục mặc màu tím và các hồng y mặc màu đỏ, và chức sắc mặc áo màu màu đỏ tía và đỏ tươi là một cảnh tượng phổ biến ở Thành Vatican. Con điếm có vẻ ngoài, nhưng không phải là bản chất, của Giáo hội Công giáo thực sự. Con điếm say sưa với máu của các thánh và các chứng nhân vì nó chế giễu các vị thánh bởi hoạt động đại kết và sự thờ ơ tôn giáo.
Một trích đoạn từ cuốn Việt Nam Giáo Sử, Phan Phát Huồn CSsR, trang 353
"Tgm" Sài Gòn Giusê Nguyễn Năng chúc mừng và tặng quà nhân lễ Phật đản
Trong Khải huyền 17:6, chúng ta đọc rằng khi Thánh Gioan nhìn thấy con điếm, ông đã rất đỗi ngạc nhiên.
Danh từ được dịch như ngạc nhiên trong câu đó là thauma. Nó chỉ được sử dụng một lần khác trong Tân Ước, trong 2 Côrintô 11:14, nơi được sử dụng để mô tả sự chấn động, ngạc nhiên hoặc nhầm lẫn gây ra bởi các tông đồ giả đội lốt tông đồ của Chúa Kitô. Điều hợp lý là khi Thánh Gioan nhìn thấy con điếm, ông rất đỗi ngạc nhiên bởi vì đó là một Giáo hội Đối lập được lãnh đạo bởi các tông đồ giả của Thánh Phêrô – nghĩa là, những nguỵ giáo hoàng tự xưng là người kế vị Thánh Phêrô, nhưng không phải vậy. Danh từ θαῦμα (ngạc nhiên) chỉ được sử dụng hai lần trong Tân Ước
Thật vậy, khi Khải huyền nói rằng nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy Con Thú bởi vì nó đã trở lại, Thánh Gioan sử dụng động từ thaumazo, dạng động từ của thauma.
Đó là một dấu hiệu nữa cho thấy rằng khi La Mã ngoại giáo trở lại, nó sẽ trở lại dưới dáng vẻ của các tông đồ Chúa Kitô – tức, đây sẽ là La Mã ngoại giáo dưới dáng vẻ của Giáo hội, một Giáo hội Đối lập. Do đó, khi La Mã ngoại giáo trở lại trong những ngày sau hết dưới dáng vẻ các tông đồ Chúa Kitô, nó không thực hiện một cuộc đàn áp vật lý mà là một sự phá hoại phần linh hồn.
Theo Khải huyền 17:4, Con điếm có một chiếc cốc vàng trong tay. Điều này đề cập đến chức linh mục giả và thánh lễ giả trong Giáo hội Đối lập Vaticanô II. Khải huyền 18:6 đề cập đến chiếc cốc trong đó Con điếm trộn lẫn hoặc hoà lẫn. Đó là một tham chiếu đến việc pha nước và rượu trong Thánh lễ mới. Tham chiếu đó biểu thị việc Con Điếm đã phạm thánh nghiêm trọng mặt phụng vụ, bằng cách làm sai lệch hoạt động thờ phượng thực sự của Giáo hội Công giáo.
Thật thú vị, tranh vẽ bà Europa cổ xưa là trên một chiếc bình được sử dụng để trộn nước và rượu. Đó là một dấu hiệu khác cho thấy tham chiếu này trong Khải huyền 18:6 là châu Âu đã trở thành một con điếm tinh thần bởi việc đã bội giáo khỏi đức tin Công giáo và phụng vụ ghê tởm của nó.
Europa và Zeus - hình ảnh của Bảo tàng Louvre
Hơn nữa, tuyên bố trong câu ấy tương ứng với 1 Timôthê 5:17. Ở đó ta đọc rằng các linh mục cai trị tốt được đánh giá là xứng đáng với danh dự kép.
Nhưng Khải huyền 18:6 nói về Con điếm, Tùy ác quả nó làm, mà đong lại lưỡng đôi bởi vì nó đại diện cho các linh mục giả và thừa tác viên giả, những người hành động và cai trị cách xấu xa.
Ta có thể đưa ra nhiều ví dụ hơn về mối liên hệ giữa Giáo phái Vaticanô II và Con điếm Thành Babylon.
Vì Giáo phái Vaticanô II rõ ràng là Con điếm Thành Babylon, và Con điếm nằm trên Con Thú ngày mạt thế, sẽ thật có lý rằng tên Phản Kitô – kẻ bị thương và sau đó có tượng được tôn thờ – kết nối với các sự kiện ở thành Vatican trong giai đoạn này. Điều này càng ủng hộ kết luận rằng Gioan Phaolô II là tên Phản Kitô. Hơn nữa, khi Con Thú dưới thời Nero giết Thánh Phêrô, ông đã bị giết trên Đồi Vatican, nằm ở thành Vatican ngày nay.
Vì vậy, khi Con Thú trỗi dậy vào thế kỷ thứ nhất, nó đã bức hại lãnh tụ hữu hình của Giáo hội ở chính nơi đó, ngày nay là thành Vatican. Thánh Phêrô được chôn cất ở đó, ngày nay là thành Vatican, với ngôi mộ của ông nằm dưới bàn thờ chính trong Đền thờ Thánh Phêrô. Khi Kitô giáo chinh phục mặt linh hồn La Mã và châu Âu, cấu trúc vật lý nổi bật nhất trong Kitô giáo được xây dựng tại chính nơi Thánh Phêrô được chôn cất, nơi ngày nay là thành Vatican.
Do đó, thật hợp lý là khi Con Thú trở lại, và Con điếm đang ngồi trên nó, những lời tiên tri sẽ diễn ra ngay tại thành Vatican, nơi Thánh Phêrô được chôn cất. Và đó là những gì đã xảy ra. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy rằng những lời tiên tri về Con Thú, bảy vị vua, tên Phản Kitô và Con điếm Thành Babylon đã được thành toàn ngay tại thành Vatican.
Việc những lời tiên tri này được thành toàn ở Rôma chứng minh, không phải bác bỏ, rằng Giáo hội Công giáo là Hội Thánh duy nhất chân thật của Chúa Giêsu Kitô. Sự lừa dối vĩ đại tập trung vào việc lừa dối những người tuyên xưng là Công giáo, và những người tuyên xưng trong hiệp thông với Rôma.
Thánh Irenaeus, Chống lại các lạc giáo, Quyển 3, Chương 3, 180 AD:
"Tuy nhiên, sẽ rất tẻ nhạt nếu một công trình đồ sộ như thế này lại dành để thừa nhận sự kế thừa của tất cả các Giáo hội, chúng ta sẽ gây nhầm lẫn cho tất cả những ai... tập hợp trong các cuộc họp trái phép; [chúng ta làm điều này, tôi nói] bằng cách chỉ ra rằng truyền thống bắt nguồn từ các thánh tông đồ, của Giáo hội rất vĩ đại, rất cổ xưa và được biết đến phổ quát được thành lập và tổ chức tại Rôma bởi hai Thánh Tông đồ sáng danh nhất, Phêrô và Phaolô; cũng như [bằng cách chỉ ra] đức tin được rao giảng cho con người, đến với thời đại của chúng ta bằng các kế vị của các giám mục. Vì vấn đề thiết yếu là mọi Giáo hội nên đồng ý với Giáo hội này [tức Giáo hội Rôma], vì thẩm quyền ưu việt của nó, nghĩa là, bởi các tín hữu ở khắp mọi nơi…”
Bạn sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng Kinh Thánh cho đức tin Công giáo trên trang web của chúng tôi conggiaovatican.com và trong tài liệu của chúng tôi. Những lời tiên tri về sự sụp đổ và tính gian dâm của Rôma liên quan đến việc thành Rôma sa ngã khỏi đức tin Công giáo – bởi vì đức tin Công giáo là đức tin duy nhất chân thật của Chúa Giêsu Kitô, bên ngoài không có ơn cứu độ. Nhưng để trở thành một người Công giáo thực sự, ta phải là một người Công giáo truyền thống.
IV. "Vì đó là số của tên một người, và số của tên người ấy là sáu trăm sáu mươi sáu."
Trong bài viết này, cho đến nay chúng ta đã tập trung vào Con Thú với bảy đầu – nghĩa là, về La Mã ngoại giáo trở lại, tên Phản Kitô, bảy vị vua và Con điếm Thành Babylon. Con Thú có bảy đầu là Con Thú đầu tiên được đề cập trong sách Khải huyền 13. Con Thú đó được giải thích thêm trong Khải huyền 17.
Tuy nhiên, Khải huyền 13 đề cập đến một Con Thú khác xuất hiện từ đất. Con Thú này có hai sừng, và nó thực hiện tất cả thẩm quyền của Con Thú đầu tiên trước mặt Con Thú ấy hoặc thay mặt nó.
Chính Con Thú thứ hai này khiến mọi người thờ hoặc tôn kính Con Thú đầu tiên mang vết thương gươm đâm. Điều đó có nghĩa là, theo quan điểm của chúng tôi, Con Thú thứ hai khiến mọi người tôn thờ hoặc tôn kính La Mã ngoại giáo và Gioan Phaolô II, người là hình ảnh của La Mã ngoại giáo.
Chà, trong Đế quốc La Mã ngoại giáo, khi một vị vua La Mã đã chết được “thần thánh hóa,” điều đó thường được người kế vị của nhà vua thúc đẩy Viện nguyên lão tham gia vào quá trình đó.
Do đó, Julius Caesar đã được “thần thánh hóa” với sự giúp đỡ của Augustus, người kế vị ông. Và Augustus đã được "thần thánh hóa" với sự giúp đỡ của người kế vị, Tiberius.
Và chúng ta thấy gì với người kế nhiệm Gioan Phaolô II? Người kế nhiệm ông, Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI, đã đốt ngắn tiến trình “phong thánh” của Gioan Phaolô II. Ông ta phớt lờ giai đoạn chờ đợi năm năm và “phong chân phước” Gioan Phaolô II. Người kế nhiệm ông, Nguỵ giáo hoàng Phanxicô, đã hoàn thành quá trình này bằng cách “phong thánh” cho Gioan Phaolô II, cùng với Phaolô VI và Gioan XXIII.
Điều thú vị là ở La Mã ngoại giáo, chính Viện nguyên lão mới chính thức tuyên bố “thần thánh hóa” cho vị vua La Mã tham gia đề xuất hoặc đề xuất nó. Và trong phiên bản mới của Con Thú, chúng ta thấy rằng Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI, một vị vua của Thành quốc Vatican, đã bắt đầu quá trình này và nó đã được chính thức hoàn thành dưới thời Phanxicô, người không phải là một vị vua La Mã.
Biển Đức XVI và Phanxicô có mặt tại lễ "phong thánh" Gioan Phaolô II
Có thể nào việc có đến hai người liên quan đến việc khiến nhiều người thờ Con Thú – cả hai đều có mặt tại “lễ phong thánh” của Gioan Phaolô II – cụ thể là Biển Đức XVI và Phanxicô – là lý do khiến Con Thú từ đất đi lên có hai sừng? Có lẽ. Điều thú vị là những người tuân theo Giáo hội Đối lập bị chia rẽ giữa Biển Đức và Phanxicô, với một số cho rằng Biển Đức XVI là giáo hoàng hợp lệ; Những người khác cho rằng đó là Phanxicô. Họ không nhận ra rằng cả hai đều là những nguỵ giáo hoàng của một Giáo hội Đối lập.
Hơn nữa, Khải huyền 17:10 tạo một tham chiếu đặc biệt đến một vua hiện còn, khi mô tả vị vua thứ sáu. Trong tiếng Hy Lạp, ta đọc: ο εις εστιν: chính người đó. Tham chiếu đó kết nối, theo quan điểm của chúng tôi, với Khải huyền 13:3, nơi chúng ta đọc về một trong những cái đầu của Con Thú bị tử thương. Vị vua thứ sáu là người bị thương.
Tương tự như vậy, trong Khải huyền 17:10, khi mô tả vị vua thứ bảy, có một tham chiếu khác biệt đến vua khác. Vị vua thứ bảy là người khác. Và sau đó trong Khải huyền 13:11, Con Thú thứ hai ra khỏi đất được mô tả như một Con Thú khác. Cùng một từ, chỉ ở hình thức khác mà chúng ta tìm thấy trong Khải huyền 17:10 khi đề cập đến vị vua thứ bảy.
Biển Đức XVI cầu nguyện trong giáo đường Hồi giáo
Vì thế, cũng giống như vị vua thứ sáu là người bị thương, chúng tôi tin rằng vị vua khác, cụ thể là vị vua thứ bảy, Biển Đức XVI, biểu thị khi Con Thú khác/thứ hai trỗi dậy. Nói cách khác, lý do mà Sách Khải huyền 17 tập trung đặc biệt vào vị vua thứ sáu và thứ bảy là Con Thú đầu tiên của Khải huyền 13, chính Con Thú, trỗi dậy dưới thời vị vua thứ sáu – và Con Thú thứ hai của Khải huyền 13, Con Thú khác, khiến mọi người tôn vinh Con Thú đầu tiên, trỗi dậy dưới vị vua thứ bảy.
Vì vậy, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Con Thú thứ hai khiến mọi người thờ Con Thú đầu tiên, mang vết thương gươm đâm mà đã hồi phục. Và chúng ta thấy gì dưới thời Biển Đức XVI? Vâng, Biển Đức XVI bắt đầu quá trình khiến người ta tôn kính tên Phản Kitô và La Mã ngoại giáo, tương tự như cách ở La Mã ngoại giáo, người kế vị của vị vua ngoại giáo đã chết có liên quan đến việc khiến mọi người tôn thờ ông. Khải huyền 13:12 nói rằng Con Thú thứ hai thực hiện tất cả thẩm quyền của Con Thú đầu tiên trước mặt nó, và làm cho cư dân mặt đất tôn thờ Con Thú đầu tiên có vết tử thương đã được chữa lành.
Con Thú thứ hai, mà ta có thể nói là Giáo phái Vaticanô II, bắt đầu với vị vua thứ bảy, thực hiện tất cả các thẩm quyền thiêng liêng trước mặt châu Âu ngoại giáo và sử dụng nó để khiến mọi người tôn vinh hình ảnh của tên Phản Kitô và các nhân vật khác, đại diện cho sự trở lại của La Mã ngoại giáo.
Trong Khải huyền 13:13, chúng ta đọc rằng Con Thú thứ hai thực hiện các dấu lạ lớn lao, thậm chí làm cho lửa từ trời rơi xuống trước mặt con người.
Trong sách Công vụ, hoạt động, ân huệ hoặc dấu lạ của Chúa Thánh Thần có liên quan đến lửa từ trời. Tham chiếu trong Khải huyền 13:13 về lửa từ trời cũng rơi xuống đất trước mặt người ta đề cập, theo quan điểm của chúng tôi, đến các dấu hiệu và hoạt động thiêng liêng giả, không phải của Chúa Thánh Thần. Nói cách khác, nó biểu thị những phép mầu và dấu lạ giả được thực hiện trong Giáo hội Đối lập Vaticanô II.
Ngọn lửa giả từ trời này bao gồm nhiều phép lạ giả khác nhau đã mở đường cho việc “phong thánh” Gioan Phaolô II, Phaolô VI và những tên lạc giáo khác trong Giáo hội Đối lập, chẳng hạn như Mẹ Têrêsa.
Nó cũng sẽ bao gồm phong trào đoàn sủng, cấu thành ngọn lửa giả từ trời. Phong trào đoàn sủng (Charismatic movement) là công cụ trong việc xây dựng lòng sùng bái tên Phản Kitô, Gioan Phaolô II, ở nhiều nơi trên thế giới. Hình ảnh của Gioan Phaolô II trong đống lửa, được coi là hiển hiện của ông từ Trời vào kỷ niệm hai năm ngày mất, kết nối trực tiếp với nghi lễ thần thánh hoá trong La Mã ngoại giáo, như chúng tôi đã đề cập. Điều đó cũng sẽ được bao gồm trong thể loại lửa giả từ trời trước mặt người ta.
Nhiều dấu lạ giả khác nhau đã xảy ra trong Giáo phái Vaticanô II, đóng một vai trò trong việc xây dựng động lực cho sự sùng kính tên Phản Kitô và La Mã ngoại giáo. Đáng chú ý, từ được dịch trước mặt người ta trong câu này là ἐνώπιον [énopion]. Nó còn được sử dụng trong Luca 16:15, ví dụ, nơi Chúa Giêsu nói với các Pharisees: Nhưng Ngài bảo họ: "Các ông là những người ra vẻ công chính trước mặt người ta, nhưng Thiên Chúa biết lòng các ông.”
Do đó, lửa từ trời rơi xuống đất ἐνώπιον τῶν ἀνθρώπων (enopion ton anthropon) có thể mang nghĩa là hoạt động được con người xem như lửa từ Trời/công việc của Chúa Thánh Thần, trong khi thực tế đó là một dấu lạ từ Quỷ dữ.
Khải huyền 13:15 nói điều sau về Con Thú thứ hai:
Phần đầu tiên của câu này, về việc thổi thần khí vào tượng Con Thú, ứng với việc “phong thánh” Gioan Phaolô II và quá trình dẫn đến nó.
Buổi lễ, trong đó có hình ảnh của Gioan Phaolô II, đã được phát sóng trực tiếp bằng công nghệ 3D. Chương trình truyền hình cũng có hình ảnh và cảnh quay của Gioan Phaolô II.[21]
Việc “phong thánh” cho các nguỵ giáo hoàng tương đương với một tuyên bố giả dối về cuộc sống vĩnh cửu cho các đại diện của La Mã ngoại giáo, chẳng hạn như Gioan Phaolô II, Phaolô VI, v.v.
Từ được dịch là giết trong phần thứ hai của câu này là một dạng của động từ αποκτανο [apoktano]. Nó không phải lúc nào cũng có nghĩa là giết mặt vật lý. Nó có thể chỉ đơn giản mang nghĩa là gây ra sự mất mát trong đời sống thiêng liêng. Con Thú thứ hai, hoạt động với thẩm quyền của Giáo phái Vaticanô II, thực sự áp đặt sự sùng kính tên Phản Kitô và chấp nhận tôn giáo Vaticanô II dưới án vạ tuyệt thông.
Các lạc giáo của tôn giáo Vaticanô II đại diện cho việc La Mã ngoại giáo đã trở lại. Một người phải chấp nhận những lạc giáo và các vị thánh giả của Giáo hội Đối lập dưới án bị cắt đứt khỏi hiệp thông của nó.
Vì vậy, vô luận ta nghĩ rằng Con Thú thứ hai chính xác là gì: cho dù bạn coi nó là Giáo phái Vaticanô II như một thực thể tôn giáo thực hiện tất cả sức mạnh thiêng liêng trước mặt châu Âu ngoại giáo hay, cụ thể hơn, như Giáo phái Vaticanô II khi nó hành động dưới thời Biển Đức XVI và sau đây, bằng chứng chúng tôi đã trình bày về Con Thú đầu tiên là La Mã ngoại giáo trở lại dưới lốp Liên Minh Châu Âu, thành Rôma Hậu Vaticanô II là Con điếm Thành Babylon, Gioan Phaolô II là tên Phản Kitô, kẻ bị thương và có tượng bản thân được sùng kính, bảy vị vua là bảy vua của Thành quốc Vatican, sự ngạc nhiên về Con Thú đang được thành toàn và cách mọi người phản ứng khi họ nhìn thấy sự trở lại của La Mã ngoại giáo, v.v. là quá nhiều.
Đây là những gì đang xảy ra. Đây là lý do tại sao những gì chúng ta đã thấy ở Rôma xảy ra. Và Con Thú thứ hai khiến người ta sùng kính sự trở lại của La Mã ngoại giáo.
Do đó, những ai nghĩ rằng Biển Đức XVI là một giáo hoàng hợp lệ hoặc tốt đã bị lừa dối. Ông là một trong những kẻ lạc giáo độc ác nhất trong lịch sử. Ông là một Nguỵ giáo hoàng bội đạo và là một kẻ lừa dối lớn. Xem bài viết của chúng tôi, Lạc giáo của Biển Đức XVI. Biển Đức XVI, cùng với tên bội đạo Phanxicô, đã khiến nhiều người tôn kính tên Phản Kitô.
Ngay cả quyết định của Biển Đức XVI cho phép Thánh lễ Latin phổ biến hơn cũng là một động thái lừa dối bởi Quỷ dữ biết rằng vào thời điểm đó hầu hết các “linh mục” cử hành không được truyền chức thành sự, đã được thụ phong trong Nghi thức mới vô hiệu của Phaolô VI. Đó là một nỗ lực có tính toán để khiến cho mọi người tin rằng có hy vọng trong Con điếm Thành Babylon, khi chẳng có. Satan giữ mọi người dưới các nguỵ giáo hoàng càng lâu càng tốt, để cuối cùng họ phải chấp nhận việc tên Phản Kitô, Gioan Phaolô II, được “phong thánh,” cũng như Phaolô VI, Gioan XXIII, v.v.
Một số người đã nhận ra rằng Phanxicô không phải là người Công giáo và không thể là Giáo hoàng nghĩ rằng Biển Đức XVI là giáo hoàng thực sự. Họ sai rồi. Biển Đức XVI không phải là một giáo hoàng hợp lệ. Ông ta là một nguỵ giáo hoàng bội đạo. Theo quan điểm của chúng tôi, cũng không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, tên của Biển Đức XVI trong tiếng Hy Lạp, Βενεδικτος (Benediktos), bằng chính xác là 666.
(Β+ε+ν+ε+δ+ι+κ+τ+ο+ς = 2+5+50+5+4+10+20+300+70+200 = 666, chữ số Hy Lạp)
Điều đó không có nghĩa là có bất cứ điều gì không tốt với cái tên Biển Đức, tất nhiên. Nó chỉ là một định danh. Ông là vị vua thứ bảy mà quá trình sùng kính tên Phản Kitô và La Mã ngoại giáo đã bắt đầu.
V. "... dấu trên tay hữu hoặc trên trán. Không ai có thể mua hoặc bán, nếu không mang dấu thích đó..." - Kh. 13: 17
Hơn nữa, theo quan điểm của chúng tôi, dấu hiệu của Con Thú trên tay hoặc trán là một dấu hiệu thiêng liêng. Nó đại diện cho quyền lực giáo hội và thánh chức giả của Giáo phái Vaticanô II, nơi nắm giữ quyền lực thiêng liêng đối với dân chúng ở châu Âu và trên toàn thế giới ngày mạt thế. Giáo phái Vaticanô II không có thẩm quyền hợp lệ từ Thiên Chúa, nhưng nó có ảnh hưởng đến các dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ tuân theo Giáo hội Đối lập. Đó là lý do tại sao Con điếm Thành Babylon được nói là ngồi trên nhiều vùng nước, mà Sách Khải huyền cho chúng ta biết là các dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ.
Giáo hội Đối lập đã ảnh hưởng đến những người lầm tưởng rằng những tên nguỵ giáo hoàng là giáo hoàng thật sự. Đó là lý do tại sao những người giả truyền thống, những ai ngoan cố công nhận các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II, trong khi biết được các bằng chứng, là những thầy dạy giả và công cụ của Satan. Họ giữ con người ta trong lạc giáo và trong lập trường sai lầm.
Những người bảo bạn ở lại Giáo phái Vaticanô II là những kẻ lừa dối. Bạn không ở lại với Giáo hội Công giáo, bạn đang ở với Con điếm Thành Babylon.
Đó không phải Giáo hội Công giáo. Do đó, Sách Khải huyền 18:4 nói về Babylon ngày mạt thế:
Lời khuyên của Kinh Thánh, hãy ra khỏi Babylon ngày mạt thế, cũng chỉ ra rằng những kẻ trị vì trong giai đoạn này là nguỵ giáo hoàng, vì Kinh Thánh sẽ không bảo ta tách bản thân khỏi hiệp thông với Đức Giáo hoàng thực sự.
Còn về dấu mà không có ai có thể mua hoặc bán, chúng tôi tin rằng điều đó đề cập đến đồng tiền của EU, trên đó hình ảnh của Europa hoặc châu Âu, Đế quốc của Con Thú.
Đáng chú ý là Khải huyền cho chúng ta biết rằng Con Thú có bảy đầu và mười sừng. Mười sừng đề cập đến các quốc gia ban đầu tạo thành trung tâm quyền lực của EU. Thật thế, Liên minh Tây Âu ban đầu có mười quốc gia thành viên bị ràng buộc với nghĩa vụ phòng thủ chung theo Hiệp ước Brussels. Liên minh phòng thủ chung gồm 10 quốc gia này bao gồm các trung tâm quyền lực của EU ở Brussels, Pháp và Ý.[22]
Liên minh Tây Âu đã dần dần chuyển giao các chức năng bản thân cho Liên minh châu Âu – nhưng theo quan điểm của chúng tôi, việc ban đầu có mười quốc gia trong liên minh quân sự của Liên minh Tây Âu không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Do đó, EU có mười bộ phận hoặc thành phần hoặc các khía cạnh phòng thủ của bản thân. Điều đó tương ứng với mô tả về Con Thú có mười sừng.
Liên minh Tây Âu 10 quốc gia (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, Đức, Hy Lạp)
Về Phanxicô, một nguỵ giáo hoàng hoàn toàn bội đạo, ông ta thực sự đang nói thay cho La Mã ngoại giáo vào thời điểm này. Ông đại diện cho Giáo hội Đối lập bị lột mặt nạ. Thật vậy, nhiều người mù quáng trước cái ác của những kẻ lừa dối Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI lại bị kinh hoàng bởi Phanxicô.
Vâng, sự thừa nhận của họ rằng Phanxicô có vấn đề không chỉ ra rằng họ đã đi đến sự thật trọn vẹn. Nó đúng hơn là một thành toàn cho lời tiên tri về cách các tín đồ của Giáo hội Đối lập sẽ tự hỏi và bị sốc bởi hoạt động của Con Thú, đặc biệt là sau vị vua thứ bảy.
Nếu những người ấy thực sự muốn thức tỉnh và nắm giữ lấy sự thật trọn vẹn và được cứu, họ cần phải nhận ra và từ chối toàn bộ Giáo phái Vaticanô II và các nguỵ giáo hoàng độc ác của nó.
Lý do mà Thiên Chúa cho phép điều này xảy ra là do con người thiếu thiện chí. Thiên Chúa thấy rằng con người không trân quý đức tin thực sự, các bí tích thực sự, Thánh lễ thực sự,… Vì vậy, Người cho phép gần như tất cả bị tước đi.
Giáo hội Công giáo thực sự vẫn tồn tại, và vẫn luôn khả kiến, mặc dù Giáo hội Đối lập hiện đang ở Rôma. Bạn đang lắng nghe một thành viên của Giáo hội khả kiến thực sự trong thời đại của chúng ta. Nhưng Thiên Chúa đã cho phép Hội Thánh chân thật bị giảm xuống đến giới hạn có thể trong kỳ Đại Bội Giáo bởi vì con người không xứng đáng hơn thế. Như Chúa Giêsu đã nói, khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng (Luca 18:8).
Con người trong thời đại của chúng ta, nói chung, không xứng đáng có một Đức Giáo hoàng thực sự ở Rôma, vị được cả thế giới công nhận. Họ không xứng đáng có sự hiện diện Công giáo phồn thịnh trong mọi giáo phận. Họ không xứng đáng với điều đó. Họ xứng đáng với sự hoang tàn, và do đó Thiên Chúa cho phép hầu hết mọi thứ bị tước đi, ngoại trừ một tàn dư trung thành, để chỉ những người thực sự phấn đấu theo Người, những người sống vì Thiên Chúa chứ không phải vì đánh giá của con người và đám đông, mới tìm thấy đức tin và nắm lấy nó.
Trong Isaia 1:21, chúng ta đọc về Giêrusalem, thành phố linh thiêng trong thời Kỳ Cựu Ước:
Thiên Chúa đã cho phép thành phố linh thiêng của Ngài trở thành một con điếm. Điều đó áp dụng cho thành phố Giêrusalem trong Cựu Ước, nó áp dụng cho thành phố Rôma – không phải Giáo hội Công giáo – trong những ngày sau hết. Nhiều người nhìn vào tình hình hiện tại ở Rôma và mất niềm tin vào Thiên Chúa và Giáo hội Công giáo. Thật ngu ngốc. Một số người đã quyết định trở thành Tin lành, "Chính thống" giáo hoặc thậm chí là vô thần. Họ đang trở thành con mồi của cái bẫy của Quỷ dữ. Như chúng tôi đã chỉ ra, tình huống này đã được tiên tri. Giáo hội Công giáo luôn luôn – và vẫn còn – Hội Thánh duy nhất chân thật của Chúa Giêsu Kitô.
Để được cứu, bạn cần phải là một người Công giáo truyền thống thực sự, người từ chối Giáo phái Vaticanô II và thực hành đức tin chân thật. Tài liệu của chúng tôi giải thích cách để thực hiện điều ấy.
[1] L’Osservatore Romano, 27/2/1984, tr. 1.
[2] http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/homilies/1978/documents/hf_jp-ii_hom_19781022_inizio-pontificato.html
[3] https://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_04031979_redemptor-hominis.html
[4] https://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_04031979_redemptor-hominis.html
[5] http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/messages/urbi/documents/hf_jp-ii_mes_19781225_urbi.html
[6] http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/homilies/2000/documents/hf_jp-ii_hom_20000226_sinai.html
[7] http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/speeches/1986/march/documents/hf_jp-ii_spe_19860311_cultura-india.html
[8] https://www.reuters.com/article/us-vatican-film-johnpaul/john-paul-ii-was-wounded-in-1982-stabbing-aide-reveals-idUSTRE49E5RM20081016
[9] https://www.mirror.co.uk/news/world-news/lightning-bolt-hit-vatican-not-1705156
[10] https://www.eastbaytimes.com/2005/04/21/pope-benedict-xvi-predicts-a-short-reign-due-to-health/
[11] https://abcnews.go.com/ABC_Univision/pope-resigns-things-pope-benedict-xvi-remembered/story?id=18465663
[12] https://www.lifesitenews.com/news/statue-of-ancient-god-of-child-sacrifice-put-on-display-in-rome-days-before-amazon-synod
[13] Steven J. Friesen, Imperial Cults And The Apocalypse Of John, Oxford Univ. Press, 2001, tr. 28
[14] Ittai Gradel, Emperor Worship and Roman Religion, Oxford Univ. Press, 2002, Chap. 4.
[15] https://www.livius.org/sources/content/herodian-s-roman-history/herodian-4.2/
[16] Ibid.
[17] Ibid.
[18] Eusebius thành Caesarea, Lịch sử Giáo hội , Quyển 2, Chương 25, thế kỷ IV
[19] Tertullian, Scorpiace, Chương 15
[20] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, trang 54-55.
[21] https://variety.com/2014/tv/global/pope-francis-to-usher-in-vatican-3d-tv-transmission-at-unprecedented-canonisation-ceremony-1201150306/
[22] https://www.britannica.com/topic/Western-European-Union
Bài Viết Liên Quan