^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng một lạc giáo đồ sẽ ngưng là Giáo Hoàng, và kẻ lạc giáo không thể được bầu thành Giáo Hoàng hợp lệ
Thánh Robert Bellamine
Lạc giáo là sự chối bỏ hay nghi ngờ cách ngoan cố một điều khoản của Đức tin Công Giáo bởi một người đã được rửa tội. Nói cách khác, một người được rửa tội cố tình chối bỏ một giáo huấn với thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo là một lạc giáo đồ.
Martin Luther, có lẽ là kẻ lạc giáo khét tiếng nhất trong lịch sử Giáo Hội, đã dạy thuyết công chính hoá chỉ bằng niềm tin, ngoài nhiều điều khác
Bên cạnh các nguỵ giáo hoàng trị vì từ Rôma do các cuộc bầu cử không hợp giáo pháp, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng nếu một giáo hoàng trở thành lạc giáo đồ, người đó sẽ tự động mất chức vụ của mình và không còn là giáo hoàng. Đây là giáo huấn của tất cả các Thánh Tiến Sĩ và Giáo Phụ đã đề cập đến vấn đề này.
Rằng kẻ lạc giáo không thể là giáo hoàng bắt nguồn từ tín điều lạc giáo đồ không là phần tử của Giáo Hội Công Giáo
Cần lưu ý rằng giáo huấn của các vị thánh và thánh tiến sĩ của Giáo Hội, như được trích dẫn bên trên - rằng một giáo hoàng đi theo lạc giáo sẽ tức khắc chấm dứt là Giáo hoàng - bắt nguồn từ tín điều bất khả ngộ rằng lạc giáo đồ không thể là một phần tử của Giáo Hội Công Giáo.
Chúng ta có thể thấy giáo huấn Công Giáo nói rằng một người bị cắt lìa khỏi Giáo Hội bởi lạc giáo, ly giáo hay bội đạo.
Vì vậy, việc một người lạc giáo sẽ ngưng là giáo hoàng không chỉ đơn thuần là ý kiến của một số vị Thánh và Thánh Tiến Sĩ của Giáo Hội; đó là một sự thật ràng buộc chặt chẽ với một giáo huấn tín lý. Một sự thật ràng buộc chặt chẽ với một giáo huấn tín lý được gọi là một sự thật tín lý. Bởi thế, đó một sự thật tín lý rằng kẻ lạc giáo không thể là Giáo Hoàng. Một kẻ lạc giáo không thể là Giáo Hoàng, vì một kẻ ở bên ngoài không thể đứng đầu tổ chức mà bản thân hắn thậm chí không phải là một phần tử.
Giáo Hoàng Phaolô IV ban hành một Sắc chỉ Giáo Hoàng tuyên bố long trọng rằng cuộc bầu cử Giáo Hoàng của kẻ lạc giáo là vô hiệu và vô nghĩa
Năm 1559 Giáo Hoàng Phaolô IV dành cả một Sắc chỉ Giáo Hoàng giải quyết vấn đề và khả năng một kẻ lạc giáo được bầu làm Giáo Hoàng.
(Giáo Hoàng Phaolô IV)
Vào thời điểm Phaolô IV ban hành Sắc chỉ (trích dẫn dưới đây) đã có tin đồn rằng một trong những Hồng y là tín đồ Tin Lành bí mật. Để ngăn chặn cuộc bầu cử của một kẻ lạc giáo như thế lên Chức vị Giáo Hoàng, Giáo Hoàng Phaolô IV long trọng tuyên bố rằng kẻ lạc giáo không thể được bầu thành giáo hoàng hợp lệ. Dưới đây là các phần đi thẳng vào vấn đề trong Sắc chỉ. Để đọc toàn bộ Sắc chỉ, xin xem trang web của chúng tôi.
Giáo Hoàng Phaolô IV, Sắc chỉ Cum ex Apostolatus Officio, ngày 15 tháng 2 năm 1559:
“1... Cũng nên nhớ rằng, khi hiểm nguy lớn hơn, nó phải được chống trả một cách trọn vẹn và sốt sắn hơn nữa, Ta đã lo lắng lỡ như ngôn sứ giả hay những kẻ khác, ngay cả khi họ chỉ có thẩm quyền thế tục, gây khốn khổ bẫy những linh hồn đơn giản, và lôi kéo họ cùng vào chỗ diệt vong, hủy diệt và bị kết án vô số người nằm dưới sự chăm sóc và cai trị của họ, hoặc trong các vấn đề thiêng liêng hoặc trong các vấn đề thế tục; và ta đã lo sợ nó có thể khiến ta phải chứng kiến Đồ Ghê Tởm Khốc Hại, được tiên tri bởi ngôn sứ Đanien, trong chính nơi thánh. Xem xét vấn đề này, mong muốn của ta là được thành toàn nghĩa vụ Người Chủ Chăn, tới mức độ, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, ta có thể, bắt giữ những con cáo đang bận rộn hủy diệt vườn nho Thiên Chúa và ngăn cấm bầy sói khỏi đàn chiên, bởi nếu không ta chẳng khác gì những con giám khuyển câm mà không thể sủa và kẻo ta bị hư mất với người nông dân độc ác và được so sánh với bọn tay sai...
(i) việc thăng chức hoặc tấn phong, ngay cả khi nó không bị tranh cãi và nhận được sự đồng ý của tất cả các Hồng y, sẽ vô hiệu, vô nghĩa và vô giá trị;
(ii) không có khả năng giành lấy hiệu lực (cũng không phải vì thế nói rằng nó đã có hiệu lực) thông qua việc chấp nhận chức vụ, thánh hiến, quyền lực kế tiếp, cũng không phải thông qua sở hữu chính quyền, cũng không thông qua việc đăng quang giả định của một Giáo hoàng Giáo Hội La Mã, hay Tôn kính, hay tuân phục như thể bởi bởi tất cả, dẫu đã qua bao nhiêu thời gian trong tình huống nói trên;
(iii) việc thăng chức hoặc tấn phong sẽ không được xem như hợp lệ một phần trong bất kỳ cách nào ...
(vi) những ai như trên được thăng chức hay tấn phong sẽ bị tước quyền tự động, và không cần bất kì tuyên bố nào thêm, tất cả tước vị, vị trí, danh dự, danh hiệu, thẩm quyền, chức vụ và quyền lực...
10. Không một ai, do đó, có thể vi phạm văn bản đã nhận được sự đồng thuận của ta, tái giới thiệu, xử phạt, hạ xuống phép tắc hay có ngoại lệ dưới dạng ý định và sắc lệnh, hay do giả định vội vàng mâu thuẫn nó. Nếu bất cứ ai, tuy vậy, giả định cố gắng làm điều này, cho kẻ ấy biết rằng hắn được trù định để phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng và các Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô.
Được đưa ra ở Rôma tại Đền thờ Thánh Phêrô trong năm Thiên Chúa Xuống Thế thứ 1559, 15 tháng 2, năm thứ tư Giáo triều ta.
+ Tôi, Phaolô, Giám mục Giáo Hội Công Giáo ..."
Sử dụng trọn vẹn thẩm quyền giáo hoàng của mình, Giáo Hoàng Phaolô IV tuyên bố rằng cuộc bầu cử một lạc giáo đồ là không hợp lệ, ngay cả khi nó diễn ra với sự đồng ý của toàn thể các hồng y và được chấp nhận bởi tất cả tín hữu.
Giáo Hoàng Phaolô IV cũng tuyên bố rằng ông đưa ra tuyên bố này để chống lại sự xuất hiện của Đồ Ghê Tởm Khốc Hại, tiên đoán bởi Ngôn sứ Đanien, ở nơi thánh. Điều này quả thật đáng kinh ngạc, và nó dường như chỉ ra rằng bản thân Huấn quyền đã kết nối sự xuất hiện sẽ xảy ra của Đồ Ghê Tởm Khốc Hại ở nơi thánh (Mátthêu 24:15) với một kẻ lạc giáo tự nhận là giáo hoàng - có lẽ bởi lạc giáo đồ tự nhận là Giáo hoàng sẽ cho chúng ta Đồ Ghê Tởm Khốc Hại ở nơi thánh (Thánh lễ Mới), như chúng tôi tin là những gì đã xảy ra, hay bởi vì bản thân một ngụy giáo hoàng lạc giáo sẽ cấu thành Đồ Ghê Tởm Khốc Hại ở nơi thánh.
Bách khoa toàn thư Công Giáo lặp lại sự thật được tuyên bố bởi Giáo Hoàng Phaolô IV này bằng cách khẳng định rằng cuộc bầu cử của một kẻ lạc giáo thành Giáo hoàng, tất nhiên, sẽ hoàn toàn vô hiệu và vô nghĩa.
Phù hợp với sự thật rằng kẻ lạc giáo không thể là Giáo Hoàng, Giáo Hội dạy rằng kẻ lạc giáo không thể được cầu nguyện trong Lễ quy
Một Giáo Hoàng được cầu nguyện bởi lời cầu nguyện Te Igitur trong Lễ quy Thánh Lễ. Nhưng Giáo Hội cũng dạy rằng kẻ lạc giáo không thể được cầu nguyện cho trong Lễ quy Thánh lễ. Nếu kẻ lạc giáo có thể là một Giáo hoàng thật sự, đó sẽ là một sự mâu thuẫn. Nhưng điều đó thực sự không hề tự mâu thuẫn bởi vì một lạc giáo đồ không thể là một giáo hoàng hợp lệ:
Chú thích cuối Chương 6:
[1]The Catholic Encyclopedia, “Heresy,” New York: Robert Appleton Co., 1914, Quyển 7, tr. 261.
[2] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 578; Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, số 714.
[3] The Papal Encyclicals, by Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 4 (1939-1958), tr. 41.
[4] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 393.
[5] The Papal Encyclicals, by Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 2 (1878-1903), Quyển 2 (1878-1903), tr. 393.
[6] Denzinger 423.
[7] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 401.
[8] The Catholic Encyclopedia, “Papal Elections,” 1914, Quyển 11, tr. 456.
[9] Denzinger 172.
[10] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 84.
[11] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 415.