^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Lời tiên tri của Thánh Malachy về các Giáo hoàng và Ngụy Giáo hoàng
Một trong những tiên đoán được biết đến rộng rãi nhất trong lịch sử Công giáo là lời tiên tri về các giáo hoàng và ngụy giáo hoàng được cho là đến từ Thánh Malachy. Thánh Malachy là một giám mục Công giáo sinh năm 1094 tại Ireland. Ông qua đời trong sự hiện diện của người bạn tốt là Thánh Bernard, vào năm 1148. Thánh Bernard nói rằng Thánh Malachy đã tiên đoán trước ngày và giờ chết của chính mình. Thánh Malachy được phong thánh vào năm 1190, và một bài đọc cho ngày lễ của ông đề cập rằng ông đã được ban phước với món quà tiên tri.
Theo Bách khoa toàn thư Công giáo năm 1913, trong mục về "Tiên tri", Thánh Malachy đã đến Rôma theo yêu cầu của Giáo hoàng Innocentê II vào năm 1139.
Trong khi ở Rôma, Thánh Malachy được tường thuật là đã trải qua một thị kiến về những người tuyên bố là giáo hoàng trong tương lai cho đến khi Chúa Giêsu Kitô quang lâm. Thánh Malachy đã viết 112 cụm từ tiếng Latin ngắn mô tả tất cả những người này - trao tước hiệu cho cả các giáo hoàng và ngụy giáo hoàng.
Văn kiện sau đó được cho là đã được đưa vào kho lưu trữ bí mật của Vatican và không được phát hiện cho đến năm 1556 bởi một thủ thư Vatican. Tài liệu được xuất bản lần đầu tiên 39 năm sau đó vào năm 1595 bởi nhà sử học Arnold de Wion, trong một cuốn sách với tựa đề Tree of Life (Sách sự sống). De Wion đã được hỗ trợ trong việc dịch văn kiện này bởi Alfonso Chacon, một học giả nổi tiếng về các bản thảo thời trung cổ. Chacon được giao nhiệm vụ xác thực tài liệu và đảm bảo rằng nó không phải là giả mạo. Sau khi kiểm tra tài liệu, Chacon đã xác minh văn kiện này là thật.
Trong khi Thiên Chúa dường như đã cho Thánh Malachy thấy những người khác nhau mà trong tương lai sẽ tự nhận là thủ lãnh của Giáo hội Công giáo, Người không nhất thiết phải tiết lộ cho Thánh Malachy liệu những người này là tốt hay xấu; và Người không tiết lộ cho ông biết họ là giáo hoàng thực sự hay ngụy giáo hoàng.
Thánh Malachy chỉ đơn giản được cho thấy những người, cho đến cuối lịch sử nhân loại, sẽ thể hiện bản thân trước thế gian như thủ lãnh của Giáo hội Công giáo. Hơn nữa, khi nhân loại ngày càng tiến gần hơn đến ngày mạt thế, Thiên Chúa muốn con người, trong những ngày sau hết, có một số hình dung về việc họ đã đến gần cuộc quang lâm lần hai của Đức Kitô đến dường nào.
Các mô tả của Thánh Malachy về những người tuyên bố giữ chức Giáo hoàng trong tương lai thường bao gồm ít nhất một hoặc nhiều điều sau đây: huy hiệu của ông, huy hiệu của gia đình ông, tên khai sinh hoặc nơi sinh của ông, hoặc các thành phố mà ông sẽ sống trong suốt cuộc đời, …
Thánh Malachy cũng mô tả các nhân vật hoặc sự kiện quan trọng sẽ làm lu mờ triều đại của một số những người này.
Như đã đề cập trước đó, những lời tiên tri của Thánh Malachy được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1595. Có một cuộc tranh cãi về những dự đoán trước năm 1595 của Thánh Malachy. Nhiều người tin rằng vì danh sách của Thánh Malachy chỉ được công bố lần đầu tiên vào năm 1595, các dự đoán đề cập đến những người trước năm 1595 không tạo thành bằng chứng cho tính xác thực. Hơn nữa, một số người tin rằng vì lời tiên tri của Thánh Malachy không được công bố công khai cho đến hàng trăm năm sau khi nó xuất hiện lần đầu tiên, nên họ nghi ngờ liệu toàn bộ lời tiên tri có thật hay không.
Hình ảnh cuốn Codex Vaticanus
Tuy nhiên, một phản biện tốt cho nghi vấn trên đến từ việc cân nhắc một bản thảo Kinh thánh rất quan trọng có tên là Codex Vaticanus. Codex Vaticanus được coi là bản sao lâu đời nhất còn sót lại của một cuốn kinh thánh gần như hoàn chỉnh. Nó được sản xuất vào cuối thế kỷ thứ 4, nhưng người ta không chắc chắn về địa điểm của nó trong hơn một nghìn năm, cho đến khi nó được xác định trong thư viện Vatican vào thế kỷ thứ 15.
Vì vậy, Codex Vaticanus (giống như văn kiện của Thánh Malachy) đã được phát hiện tại Vatican, sau khi bị thất lạc trong một thời gian cực kỳ dài. Tuy nhiên, các học giả Kinh thánh thường chấp nhận rằng Codex Vaticanus là xác thực mặc dù địa phương nơi nó tồn tại không được xác định trong hơn một nghìn năm sau khi hoàn tất - một khoảng thời gian dài hơn nhiều so với văn kiện của Thánh Malachy đã bị mất.
Tuy nhiên, vì có tranh cãi về những lời tiên tri của Thánh Malachy trước năm 1595, chúng ta sẽ không xem xét bất kỳ ví dụ nào về những lời tiên tri của ông liên quan đến những người tuyên bố là giáo hoàng trước năm 1595, mà chỉ xem xét những lời tiên tri sau năm 1595.
Thánh Malachy mô tả Đức Giáo Hoàng Innocentê X (1644-1655) là "82. Jucunditas crucis - Niềm vui của thập giá"
Điều rất thú vị là Đức Innocentê X cuối cùng đã được bầu làm Giáo hoàng vào ngày lễ Suy tôn Thánh Giá, sau một mật nghị dài và đầy rắc rối.
Thánh Malachy mô tả Đức Giáo hoàng Piô VI (1775-1799) là "96. Peregrinus apostolicus - Vị tông đồ lang bạc".
Tranh vẽ Giáo hoàng Piô VI và Hoàng đế Joseph II
Trong giáo triều của Piô VI, ông đã đến Đức để trao đổi với Hoàng đế Joseph II. Trong hai năm cuối giáo triều của mình, ông bị các nhà cách mạng buộc phải chạy trốn khỏi thành Rôma. Sau một cuộc hành trình rất khó khăn qua dãy Alps, ông qua đời ở Pháp. Ông ấy chắc chắn là một người lang bạt.
Thánh Malachy mô tả Giáo hoàng Piô VII (1800-1823) là "97. Aquila rapax - Đại bàng tham lam".
Giáo hoàng Piô VII và Napoléon
Triều đại của vị giáo hoàng này đã bị lu mờ bởi Napoléon, người mang biểu tượng là một con đại bàng. Triều đại của Napoléon với tư cách là hoàng đế diễn ra trong giáo triều của Đức Piô VII. Napoléon và Giáo hoàng Piô VII liên tục xung đột – Napoléon ra lệnh rằng Đức Giáo hoàng phải tuân theo yêu cầu của ông ta. Sau khi Giáo hoàng Piô VII phạt vạ tuyệt thông Napoléon, ông bị bắt cóc và bỏ tù bởi các sĩ quan của Napoléon. Cuối cùng, Napoléon đã thiết lập một thỏa thuận với Piô VII có lợi cho chính mình.
Thánh Malachy mô tả Giáo hoàng Piô IX (1846-1878) là "101. Crux de cruce - Thập tự giá đến từ thập tự giá".
Đức Piô IX là giáo hoàng cuối cùng cai trị lãnh địa Giáo hoàng. Ông trở thành tù nhân ở Vatican sau khi Nhà Savoy cai trị vương quốc Sardinia-Piedmont (có huy hiệu là một cây thánh giá trắng) thống nhất nước Ý và loại bỏ Đức Piô IX khỏi sự kiểm soát của ông với lãnh địa Giáo hoàng.
Thánh Malachy mô tả Giáo hoàng Lêô XIII (1878-1903) là "102. Lumen in coelo - Ánh sáng trên bầu trời".
Huy hiệu của Giáo hoàng Lêô XIII là một ngôi sao chổi trên bầu trời. Các giám mục của Giáo hội Công giáo tạo một huy hiệu riêng cho bản thân. Giáo hoàng Lêô XIII được dâng hiến làm giám mục vào ngày 19 tháng 2 năm 1843. Điều đó có nghĩa là Đức Lêô XIII đã tạo ra huy hiệu của bản thân, với hình ảnh là một ngôi sao chổi trên bầu trời, 35 năm trước khi ông trở thành giáo hoàng vào năm 1878. Do đó, ông đã được biết đến như ánh sáng trên bầu trời từ trước khi ông trở thành giáo hoàng hoặc biết rằng ông sẽ trở thành giáo hoàng.
Thánh Malachy mô tả Giáo hoàng Thánh Piô X (1903-1914) là "103. Ignis ardens – Ngọn lửa bùng cháy".
Triều đại của Đức Piô X chứng kiến Chiến tranh Nga-Nhật, Cách mạng Mexico, và Chiến tranh Balkan lần thứ nhất và thứ hai. Cũng vào cuối giáo triều của ông, Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, khiến châu Âu bùng cháy.
Thánh Malachy mô tả Giáo hoàng Biển Đức XV (1914-1922) là “104. Religio depopulata - Đức tin bị hủy hoại”.
Giáo hoàng Biển Đức XV trị vì trong Thế chiến thứ I và cuộc cách mạng cộng sản ở Nga, dẫn đến hàng triệu người Công giáo bị xử tử. Trang 328 của cuốn Hồi ký năm 1996 của bản thân, Mikhail Gorbachev nói rằng nhà nước cộng sản Liên Xô đã hủy hoại tôn giáo bằng cách thực hiện "một cuộc chiến tranh toàn diện đối với tôn giáo".
Thánh Malachy mô tả Ngụy giáo hoàng Gioan XXIII (1958-1963) là "107. Pastor & nauta – Mục sư và Thủy thủ".
Trong thời gian trị vì, Gioan XXIII thường xuyên mặc y phục có hình một chiếc thuyền buồm lớn.
Thánh Malachy mô tả Ngụy giáo hoàng Phaolô VI (1963-1978) là "108. Flos Florum – Đóa hoa của những bông hoa".
Điều thú vị là Phaolô VI trùng hợp có ba bông hoa loa kèn trên huy hiệu của mình.
Thánh Malachy mô tả Ngụy giáo hoàng Gioan Phaolô I (1978-1978) là “109. De medietate lunae - Từ vầng bán nguyệt”.
Gioan Phaolô I bắt đầu triều đại của mình vào ngày 26 tháng 8 năm 1978, khi mặt trăng vừa đúng một nửa tròn. Vì vậy, ông thực sự bắt đầu triều đại của mình từ vầng bán nguyệt.
Thánh Malachy mô tả Ngụy giáo hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005) là "110. De labore solis - Thuộc về nhật thực".
Gioan Phaolô II sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 - ngày nhật thực. Vào ngày tang lễ của Gioan Phaolô II, ngày 8 tháng 4 năm 2005, cũng có nhật thực. Đây là một sự ứng nghiệm nổi bật của lời tiên tri của Thánh Malachy.
Vào ngày 19 tháng 9 năm 1846, Đức Bà hiển hiện với hai đứa bé tại La Salette, Pháp và tiên báo rằng:
Đức Mẹ đã tiên báo rằng ngoại trừ một tàn dư những người Công giáo sẽ bảo tồn đức tin đích thực – hầu hết mọi người sẽ không nhìn thấy hoặc tìm thấy đức tin Công giáo thực sự bởi vì - vì một lý do - Giáo hội dường như sẽ bị thống trị, bị che khuất, hoặc bị lu mờ bởi một yếu tố nào đó.
Yếu tố ấy chính là Gioan Phaolô II. Ông ta là nhật thực của Giáo hội Công giáo. Những dự đoán của Đức Mẹ tại La Salette và Fatima, liên quan đến những gì sẽ xảy ra với Giáo hội Công giáo, được đề cập chi tiết trong video: Bí mật Fatima thứ ba (EN).
"112. Petrus Romanus – Phêrô thành Rôma (hay Phêrô người La Mã)"
Theo Thánh Malachy, người cuối cùng tuyên bố giữ chức giáo hoàng trong lịch sử nhân loại được mô tả là "112. Petrus Romanus – Phêrô thành Rôma (hay Phêrô người La Mã)"
Thánh Malachy nói về người cuối cùng tự nhận là giáo hoàng như sau:
Nếu như lời tiên tri của Thánh Malachy là đúng, Ngụy giáo hoàng Phanxicô sẽ là người cuối cùng trong lịch sử tuyên bố là Giám mục thành Rôma.
Hãy nhớ rằng Thánh Malachy đã tiên đoán cả giáo hoàng và ngụy giáo hoàng - bất cứ ai sẽ tự xưng là Giám mục Rôma. Lý do Thánh Malachy gọi người này là Phêrô thành Rôma là vì Thánh Phêrô, với tư cách là giám mục của Rôma và là giáo hoàng đầu tiên, mang tên là Phêrô, và Thánh Malachy gọi người cuối cùng tự nhận là Giám mục Rôma với cùng tên - Phêrô.
Và vì Phanxicô, theo danh sách của Thánh Malachy, là người cuối cùng tự nhận nắm giữ Tòa Thánh Rôma trước khi thành Rôma bị phá hủy, Thánh Malachy gọi ông ta là Phêrô thành Rôma.
Một lý do khác mà Thánh Malachy gọi Phanxicô là “người thành Rôma” là vì Phanxicô đã nhấn mạnh danh hiệu "Giám mục Rôma" theo một cách đặc biệt.
Ngụy giáo hoàng Phanxicô thường tránh danh hiệu giáo hoàng và các danh hiệu thông dụng khác gắn liền với chức giáo hoàng.
Niên giám thường niên của Vatican liệt kê một số danh hiệu khác nhau cho những người tuyên bố giữ chức giáo hoàng, nhưng Phanxicô đã bác bỏ tất cả mọi tước hiệu ngoại trừ tước hiệu "Giám mục Rôma", mà ông ta đặc biệt yêu cầu.
National Catholic Reporter
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức giảm nhẹ các tước hiệu giáo hoàng
Phanxicô nhấn mạnh một cách rất bất thường rằng ông ta chỉ hành động như thể thẩm quyền của ông ta bị giới hạn ở thành Roma.
Trên thực tế, trong những lời đầu tiên sau khi "được bầu cử", Phanxicô đã tuyên bố rõ ràng rằng lý do mà mật nghị đã diễn ra là "để trao một giám mục cho thành Rôma".
Phanxicô có lẽ là người tuyên bố là giáo hoàng duy nhất trong lịch sử đã đề cập đến danh hiệu "Giám mục Rôma" trong những lời đầu tiên của ông ta với thế giới sau khi "được bầu chọn".
Do đó, ông ngay lập tức được liên kết với thành Rôma hoặc theo một cách cụ thể như là một người thành Rôma.
Ngoài ra, Phanxicô là người tuyên bố giữ chức giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử ký tên của mình bằng tiếng Ý, thay vì tiếng Latin, trong danh bạ chính thức của Vatican. Tiếng Ý là ngôn ngữ của người thành Rôma hiện đại (mà Phanxicô trùng hợp thay cực kỳ thông thạo), trong khi tiếng Latin là ngôn ngữ của Giáo hội trên toàn thế giới. Đây là một ví dụ khác Phanxicô dùng để nhấn mạnh rằng ông thuộc về một vai trò địa phương hoặc chỉ thành Rôma, thay vì một vai trò phổ quát.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 25 tháng 11 năm 2014, một phóng viên đã hỏi Phanxicô:
Phanxicô trả lời câu hỏi bằng cách nói:
Điều thú vị là Phanxicô đã chọn tên của vị thánh nổi tiếng nhất của Ý - Thánh Phanxicô thành Assisi. Assisi chỉ cách Rôma chừng hai tiếng đồng hồ. Trong suốt cuộc đời của mình, Thánh Phanxicô đã đến Rôma, tên đệm của Thánh Phanxicô và tên của cha ông tình cờ đều là Phêrô.
Thánh Malachy cũng nói rằng Phêrô thành Rôma sẽ chăn sóc đàn chiên trong nhiều khốn khổ. Điều rất thú vị là trong khi Phanxicô không quan tâm nếu ai đó chối bỏ Chúa Giêsu Kitô hoặc đức tin Công giáo, ông tuyên bố quan tâm đến việc nuôi dưỡng những người cần giúp đỡ mặt thể chất.
Trang 129 của cuốn sách năm 2010 Conversations with Jorge Bergoglio (Cuộc trò chuyện với Jorge Bergoglio), Phanxicô nói rằng tội lỗi duy nhất đang phạm phải ở Argentina là không cung cấp thực phẩm và việc làm cho mọi người. Ông không nói gì về tội lỗi chống lại Thiên Chúa và đức tin của Người.
Nếu những tai ương xảy ra trên thế giới mà người ta không có thức ăn hoặc các nhu yếu phẩm khác, Phanxicô có thể sẽ dùng hết mọi biện pháp để nuôi dưỡng những người đó, và do đó thành toàn những gì Thánh Malachy nói: "Người sẽ chăn chiên trong nhiều khốn khổ".
Chúng ta có thể thấy rằng Phanxicô, chỉ vài năm trong triều đại của mình với tư cách là người ngụy giáo hoàng có thể đã ứng nghiệm lời tiên tri này.
Phanxicô đã nhấn mạnh việc cho ăn và giúp đỡ người vô gia cư không như một bất kỳ người tuyên bố là giáo hoàng nào khác trong lịch sử.
Ông thậm chí còn tuyên bố Nhà nguyện Sistine là tài sản của những người vô gia cư, bất kể niềm tin tôn giáo của họ là gì. Những người vô gia cư thực sự đang chuyển đến Vatican để nhận sự giúp đỡ từ Phanxicô.
Những người không Công giáo tin vào những lời tiên tri của Thánh Malachy, nhưng chối bỏ Giáo hội Công giáo La Mã, nên xem xét sâu sắc những gì Thánh Malachy nói. Ông đề cập đến "Giáo hội La Mã" - mà mọi người đều thừa nhận là Giáo hội Công giáo La Mã, và ông gọi nó là "Sanctae - Thánh thiện".
Nếu Giáo hội Công giáo La Mã là một Giáo hội giả, sẽ không cách nào để Thánh Malachy mô tả nó là "Thánh thiện". Và chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho Thánh Malachy khả năng đưa ra những dự đoán cực kỳ chính xác về tương lai. Thiên Chúa sẽ không ban những hiểu biết đáng kinh ngạc về các sự kiện trong tương lai cho một tín đồ và lãnh đạo của một tôn giáo giả dối.
Điều cực kỳ thú vị nữa là Thánh Malachy mô tả thành Rôma bị phá hủy vào cuối triều đại của Phanxicô. Nếu đúng, điều này hoàn toàn phù hợp với những lời tiên tri trong Khải huyền về việc Babylon – La Mã – bị hủy diệt như thế nào vào ngày tận thế. Những vấn đề này được đề cập chi tiết hơn nhiều trong các video và bài viết trên trang web này.
Do đó, nếu những dự đoán của Thánh Malachy là đúng, Ngụy giáo hoàng Phanxicô sẽ là người tuyên bố giữ chức giáo hoàng cuối cùng trong lịch sử.
Vì vậy, nếu một ngàn năm kể từ bây giờ chúng ta nhìn lại danh sách đầy đủ các giáo hoàng và ngụy giáo hoàng trong lịch sử, Phanxicô sẽ được mô tả là người ở "tận cùng thế giới".
Phanxicô đã được mô tả trong các tiêu đề tin tức là "đức giáo hoàng đến từ tận cùng thế giới" hoặc "người đến từ tận cùng thế giới" bởi vì Argentina - đất nước của ông ta - nằm ở vị trí địa lý mà một số người sẽ miêu tả là "ở tận cùng thế giới".
Phanxicô đã đưa ra tuyên bố đáng chú ý sau đây trong những lời mở đầu của ông ta với người dân sau khi được bầu làm ngụy giáo hoàng - nghĩa là, trong bài diễn văn đầu tiên của ông ta trước thế giới từ ban công của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Phanxicô nói rằng các "Hồng y" khác đã đi đến tận cùng thế giới để tìm ông, và sau đó nói thêm, "Chúng ta đây rồi".
[1] L'Osservatore Romano, ngày 28 tháng 11 năm 2014, tr. 3.
Bài Viết Liên Quan