^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Martin Luther, Quỷ dữ, và vô vàn hệ phái Tin lành (phần 2)
Sau đây, chúng ta hãy xem thêm các hành động và tuyên bố đáng phẫn nộ khác của Martin Luther, người Tin Lành đầu tiên.
Luther phỉ báng Thư của Thánh Giacôbê. Trong phần tựa của Tân Ước năm 1522, Martin Luther đã nói:
Trong câu trích dẫn này, tên linh mục chối đạo Martin Luther đã hạ thấp Thư của Thánh Giacôbê vì Giacôbê 2:24 mâu thuẫn với ý tưởng mới của ông, tức là “được công chính hóa chỉ bởi đức tin”. Trong cuộc chất vấn Heinrich Schmedenstede vào ngày 7 tháng 7 năm 1542, Luther đã nói:
Martin Luther ở đây bày tỏ mong ước được ném Thư của Thánh Giacôbê vào ngọn lửa. Nói cách khác, ông muốn loại bỏ nó ra khỏi bản Kinh Thánh của ông ta – vì ông ta gặp khó khăn trong việc “giải thích” nó. Luther thậm chí còn thêm từ ‘chỉ bởi’ vào Rôma 3:28 trong bản dịch Kinh Thánh tiếng Đức. Ông đã khiến câu này trở thành “chỉ bởi đức tin” – trong khi từ này không hề có trong văn bản gốc, và cũng không phải là ý nghĩa của câu văn.
Martin Luther tuyên bố rằng một người có thể phạm tội ngoại tình và giết người 1.000 lần mỗi ngày mà không mất sự công chính. Ông nói điều này để thể hiện giáo lý của bản thân, “được công chính hóa chỉ bởi đức tin”, nghĩa là, bất kể một người phạm tội bao nhiêu lần, họ vẫn được cứu độ miễn là họ tin tưởng – chỉ bởi đức tin.
Trong cùng ngữ cảnh, Luther tuyên bố:
Tính xác thực của những trích dẫn này là không cần bàn cãi, mà còn được những người Tin Lành bảo vệ cho Luther công khai thừa nhận. Những tuyên bố này xuất phát từ Thư của Martin Luther gửi Melanchthon, ngày 1 tháng 8 năm 1521:
Những tuyên bố này là cực kỳ xấu xa và nên khiến bất kỳ người có lý trí nào cảm thấy ghê tởm. Chúng cũng hoàn toàn trái ngược với giáo huấn của Chúa Giêsu, với các thư như 1 Côrintô 6:9, Êphêsô 5 và Galát 5, cùng nhiều đoạn Kinh Thánh khác.
Sự ám ảnh của Martin Luther với Quỷ dữ và những thứ thô tục:
Martin Luther còn có sự ám ảnh với quỷ dữ, nhà vệ sinh, và các vấn đề mà ta chỉ có thể gọi là ghê tởm. Ngay cả các học giả Tin Lành cũng đã lưu ý rằng sự say mê của Luther với những thứ thô tục này là điều đáng lo ngại.
Ông ta thừa nhận rằng bản thân mình đã có nhiều tương tác với quỷ dữ.
Sau khi đi đến lập trường chống lại chức giáo hoàng, Luther còn tuyên bố rằng Đức Giáo hoàng và các Hồng y nên bị giết, và ông cùng những người ủng hộ mình nên “rửa tay trong máu của họ.”
Martin Luther tuyên bố rằng ông đã nghĩ ra giáo lý được công chính hóa chỉ bởi đức tin khi đang ở nhà vệ sinh! Ông nói rằng nó đến như là “sự hiểu biết mà Chúa Thánh Thần ban cho tôi khi đang ở trong nhà vệ sinh tại Tháp.” (Trích từ William Manchester, A World Lit Only by Fire, trang 140.)
Thật vậy, ý tưởng của Luther rằng con người cần phải phạm những tội lỗi “thực sự” và “thật thà” dường như xuất phát từ một cuộc trò chuyện của ông ta với Quỷ dữ. Trong Table Talk, Luther viết:
Với những sự kiện này, rõ ràng là những người đang tuân theo các kết luận sau cùng của Luther – mà cốt lõi là “chỉ bằng đức tin” và “chỉ bằng Kinh Thánh” – thực chất đang đi theo những phát minh và sáng tạo của một con người. Họ đang theo các sáng tạo của một người bị Quỷ dữ dẫn dắt và lợi dụng để tạo ra một phiên bản “Kitô giáo” giả dối, khiến vô số người lạc lối.
Hai mươi lăm ngàn giáo phái không Công giáo. Sự hỗn loạn giáo lý là trái đắng của một tôn giáo do con người tạo dựng.
Kể từ khi Martin Luther bị tuyệt thông khỏi Giáo hội Công giáo vào năm 1520 – đánh dấu sự khởi đầu của phong trào Tin Lành – đã có hơn 20.000 giáo phái khác nhau được tạo ra trong khoảng 500 năm qua.
Năm 1980, cuốn World Christian Encyclopedia bởi David A. Barrett (Oxford University Press) đã thống kê có 20.780 giáo phái Tin Lành khác nhau trên thế giới.
Ông dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên 22.190 giáo phái vào năm 1985.
Ngày nay, con số này được ước tính đã lên đến 25.000 hoặc có thể là 30.000 giáo phái khác nhau.
Ngay cả khi, chỉ để lập luận, chúng ta sử dụng con số ước tính thấp hơn, chẳng hạn 15.000 giáo phái, thì điều đó vẫn có nghĩa là cứ mỗi hai tuần lại xuất hiện một giáo phái mới.
Khi chúng ta xem xét thực tế rằng những nhà sáng lập ban đầu của đạo Tin Lành cũng không đồng ý với nhau về các vấn đề giáo lý quan trọng, thì sự hỗn loạn này không có gì đáng ngạc nhiên.
Tin Lành là một tôn giáo do con người tạo ra, trong đó mỗi người tự quyết định những gì mới là điều Kinh Thánh thực sự dạy.
Martin Luther, người khởi xướng phong trào Tin Lành, đã lên án quan điểm giáo lý của John Calvin và Huldrych Zwingli – hai nhân vật quan trọng khác trong phong trào Tin Lành. Tất cả họ đều tuyên bố rằng mình đang theo Kinh Thánh.
Hầu hết các giáo phái Tin Lành đều tự nhận mình là Kitô giáo và theo Kinh Thánh, mặc dù họ không đồng ý với nhau về những vấn đề giáo lý quan trọng, chẳng hạn:
Hầu hết các nhóm này thậm chí còn tuyên bố rằng mỗi “Kitô hữu” sẽ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn khi tự mìnhđọc Kinh Thánh.
Sự chia rẽ của những giáo phái này là bằng chứng không thể chối cãi rằng giáo lý của họ không đến từ Thiên Chúa; và các nguyên tắc căn bản của họ (tức là chỉ với Kinh Thánh, tách biệt khỏi Giáo Hội và Truyền Thống) không phải là giáo lý của Kinh Thánh và các Tông đồ.
Giáo hội của bạn có từ bao lâu?
Nếu bạn là người phái Luther, tôn giáo của bạn được thành lập bởi Martin Luther, một cựu tu sĩ Công giáo, khoảng năm 1520.
Nếu bạn thuộc vào phái Anh Giáo/Episcopal, tôn giáo của bạn được thành lập bởi Vua Henry VIII vào năm 1534 khi ông ly khai với Giáo hội Công giáo. Henry VIII quyết định tạo một giáo hội riêng cho bản thân, sau khi Giáo hoàng Clementê VII không cho phép ông ta ly hôn cùng với quyền được tái hôn.
Nếu bạn thuộc vào phái Mennonite: Menno Simons, một cựu linh mục Công giáo, tạo ra tôn giáo này vào năm 1536.
Nếu bạn thuộc phái Trưởng Lão (Presbyterian): John Knox, một người cựu Công giáo, tạo ra giáo phái này tại Scotland vào năm 1560.
Nếu bạn thuộc phái Công lý (Congregational): tôn giáo của bạn bắt đầu với Robert Brown tại Hà Lan năm 1582.
Nếu bạn là một người Baptist: John Smyth tạo ra phái này tại Amsterdam năm 1605.
Nếu bạn là một người Quaker: tôn giáo của bạn bắt đầu với George Fox vào năm 1652.
Nếu bạn là một người Amish: Jacob Amman tạo ra tôn giáo này vào năm 1693, tách ra từ Mennonite.
Nếu bạn thuộc vào phái Tuần lý (Methodist): tôn giáo của bạn được thành lập bởi John và Charles Wesley tại Anh năm 1744.
Nếu bạn là một người Mormon: tôn giáo của bạn đến từ Joseph Smith tại Palmyra, New York, năm 1829.
Nếu bạn là một người Cơ đốc phục lâm (Seventh-Day Adventist): tôn giáo của bạn được thành lập bởi Ellen White năm 1860.
Nếu bạn thuộc vào Đội quân cứu tế (Salvation Army): William Booth bắt đầu giáo phái này tại London năm 1865.
Nếu bạn thuộc vào phái Nhân chứng Jehovah (Jehovah’s Witnesses): niềm tin của bạn đến từ Charles Taze Russell vào năm 1872.
Ngoài ra, nếu bạn thuộc vào vô vàn giáo phái khác như “Church of the Nazarene”, “Pentecostal Gospel”, “Holiness Church”, “United Church of Christ”, v.v. tôn giáo của bạn là một trong hàng ngàn giáo phái mới được tạo ra bởi con người trong thế kỷ trước.
Nhưng nếu bạn là một người Công giáo, bạn biết rằng tôn giáo của mình được thành lập vào năm 33 bởi chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Thiên Chúa thật và người thật. Đây là Hội thánh duy nhất mà mọi người phải thuộc vào để được cứu độ, và sẽ tồn tại cho đến tận cùng thời gian.
Bài Viết Liên Quan