^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Tại sao Mẹ Têrêsa không phải là một vị thánh
Vào ngày 4 tháng 9 năm 2016, Nguỵ giáo hoàng Phanxicô đã long trọng ‘phong thánh’ cho Mẹ Têrêsa Calcutta. Mặc dù điều này sẽ gây sốc cho những ai không am hiểu về giáo huấn Công giáo và tình hình hiện tại, sự thật là Mẹ Têrêsa không phải là một người Công giáo đích thực. Bà thực sự là một người ủng hộ khét tiếng cho thuyết thờ ơ tôn giáo, một lạc giáo bị lên án. Niềm tin của Mẹ Têrêsa về Thiên Chúa, các tôn giáo phi Công giáo và ơn cứu độ là trái với giáo huấn Công giáo, như chúng ta sẽ thấy. Thật vậy, chúng hoàn toàn không tương thích với niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và tuyên tín Công giáo. Dưới đây là một số sự thật về những gì Mẹ Têrêsa tin tưởng và thực hành. Nhiều trích dẫn trong số này là từ cuốn sách của bà, Con đường đơn giản (A Simple Path). Cuốn sách chứa đựng những lời nói của bà và được bà chấp thuận. Ở trang 31, Mẹ Têrêsa tuyên bố:
Đây là sự bội đạo khỏi đức tin Công giáo. Dựa trên Kinh Thánh và Tông Truyền, Giáo hội Công giáo dạy rằng các tôn giáo phi Kitô giáo là thuộc về Quỷ dữ, và những người theo các tôn giáo đó sẽ không được cứu độ.
Mọi người cần phải hoán cải sang đức tin chân thật của Chúa Kitô, đức tin Công giáo, để được cứu.
Mẹ Têrêsa không cho rằng mọi người phải chấp nhận Chúa Giêsu Kitô và đức tin Công giáo để được ơn lành, ơn thánh hóa và ơn cứu độ. Không, bà khuyến khích mọi người vẫn là thành viên các tôn giáo giả dối của Quỷ dữ, bao gồm các tôn giáo ngoại giáo thờ ngẫu tượng và tà thần. Đó là một sự chối bỏ Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng. Điều này là hoàn toàn tà ác.
Đây là những gì Giáo hội Công giáo dạy.
Như Giáo phụ Thánh Polycarp đã dạy:
Giáo hoàng Êugêniô IV định tín ex cathedra:
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Cantate Domino,” 1441, ex cathedra:
“Giáo Hội La Mã Thánh Thiện tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo rằng tất cả những ai bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, không chỉ dân ngoại mà kể cả dân Do thái hay lạc giáo đồ và ly giáo đồ, đều không thể hưởng ơn hằng sống mà phải vào ngọn lửa vĩnh cửu vốn dành cho quỷ dữ và thiên thần của hắn ta, trừ phi họ gia nhập Hội Thánh trước lúc lâm chung… rằng không ai được cứu độ, vô luận lượng tài sản làm thiện nguyện, hay kể cả đổ máu vì danh Chúa Kitô, trừ khi người ấy được bảo toàn giữa lòng và sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo.”
Đó là giáo huấn của Giáo hội Công giáo, điều mà Mẹ Têrêsa hoàn toàn bác bỏ. Dưới đây là một số trích dẫn khác trong đó Mẹ Têrêsa bày tỏ sự lạc giáo và bội đạo của bà. Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Time năm 1989, Mẹ Têrêsa thực sự đã nói: “Tôi yêu tất cả các tôn giáo.” Lời nói đó là hoàn toàn bội đạo và tà ác. Đó là nói rằng bà yêu sự dối trá, tội lỗi, sự chối bỏ Chúa Kitô và thờ ngẫu tượng, bên cạnh nhiều điều khác.
Cũng đáng chú ý là tuyên bố tà ác này từ Mẹ Têrêsa, rằng bà yêu tất cả các tôn giáo, là để trả lời một câu hỏi cụ thể về Ấn giáo. Ấn giáo là một tôn giáo giả dối thờ thần tượng và ngoại giáo, và nhiều tà thần của nó, như ta đã thấy, là ma quỷ. Ấn giáo dẫn linh hồn vào diệt vong. Mẹ Têrêsa yêu nó, và do đó yêu thích việc thờ cúng ma quỷ. Bà thường xuyên đề cập đến Ấn giáo theo cách tích cực, như chúng ta sẽ thấy.
Hãy xem xét những gì Giáo hoàng Lêô XIII cụ thể nhận xét về Ấn giáo. Khi nói về cách Thánh Tông Đồ Tôma và thừa sai vĩ đại Dòng Tên Thánh Phanxicô Xavier đã hoán cải vô số người khỏi Ấn giáo, Giáo hoàng Lêô XIII đã đề cập đến “những huyền thoại và mê tín dị đoan hèn hạ của brahman,” và gọi những người theo Ấn giáo là “đáng thương hại bị giam cầm trong bóng tối của mê tín dị đoan.” Vì vậy, Mẹ Têrêsa yêu thích việc thờ ngẫu tượng, ngoại giáo, thờ phượng ma quỷ và mê tín dị đoan hèn hạ khiến mọi người bị giam cầm trong bóng tối, cũng như yêu những lời nói dối và ghê tởm của Hồi giáo và tất cả các tôn giáo giả dối khác.
Tuyên bố chính thức được đưa ra bởi cáo thỉnh viên bà cũng thừa nhận rằng Mẹ Têrêsa “tôn trọng mọi người, gồm cả người vô thần hoặc bất khả tri, và tôn trọng đức tin mà họ có hoặc thậm chí việc không có đức tin.”[3] Đó là lạc giáo, như chúng ta sẽ thấy. Tuyên bố cũng trích dẫn một người Ấn giáo quen biết Mẹ Têrêsa trong 23 năm. Người Ấn giáo này nói rằng Mẹ Têrêsa không bao giờ cố gắng hoán cải bất cứ ai sang Công giáo/Kitô giáo, và bà đã thúc đẩy những điều sau đây:
Như chúng tôi đã chỉ ra, điều đó là lạc giáo và bội giáo. Để thể hiện thêm cách bà không cố gắng cải đạo bất cứ ai, nhưng muốn người ngoại giáo vẫn là người ngoại giáo, v.v., Mẹ Têrêsa nói rằng “chúng tôi cố gắng không rao giảng tôn giáo.”
Giáo Hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum (#13), ngày 29 tháng 6, 1896:
“Anh sẽ không được xem là nắm giữ đức tin Công Giáo chân thật nếu anh không dạy rằng đức tin của Rôma cần được nắm giữ.”
Mẹ Têrêsa không tin niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và đức tin của Rôma cần được nắm giữ. Bà không nắm giữ đức tin Công giáo thực sự – chấm hết. Cũng cần lưu ý rằng Hiến chế của Dòng Thừa sai Bác ái, Hội dòng của Mẹ Têrêsa, tuyên bố: “Chúng tôi không áp đặt Đức tin Công giáo lên bất cứ ai, nhưng có sự tôn trọng sâu sắc đối với tất cả các tôn giáo…”[6]
Tôn trọng tất cả các tôn giáo hoặc tôn giáo giả dối là một nguyên lý của Hội Tam Điểm và một lạc giáo bị kết án. Như Giáo hoàng Lêô XIII đã dạy:
Trên trang 122 cuốn Con đường Đơn giản, Mẹ Têrêsa nói về những người đến với họ:
Chôn cất một người theo nghi lễ Ấn giáo hoặc Hồi giáo là một tội trọng chống lại đức tin, và một hành động bội đạo. Các nữ tu lạc giáo trong dòng mẹ Têrêsa không tìm hiểu người khác theo tôn giáo nào để cố gắng hoán cải họ sang Chúa Kitô và đức tin thực sự của Ngài. Không, họ làm như vậy để cho họ chôn cất theo bất kỳ tôn giáo giả dối nào họ tin tưởng. Đó là sự bội đạo. Mẹ Têrêsa và các thành viên trong hội dòng bà thậm chí sẽ giúp những người Ấn giáo và Hồi giáo vẫn còn sống, nhưng đang chết, nhận các nghi thức theo tôn giáo giả dối của họ. Điều đó gồm cả việc đưa nước từ sông Hằng đến tận môi của những người Ấn giáo đang hấp hối, và các bài đọc từ Kinh Koran cho những người Hồi giáo sắp chết. Đó là một sự chối bỏ Chúa Kitô, và hoàn toàn tà ác. Những hành động như vậy cũng gia cố cách ác ý cho những người ngoại giáo và ngoại đạo trên con đường bị kết án.
Hơn thế, trong Ấn giáo, sông Hằng được coi là hiện thân của “nữ thần” Ganga. Người Ấn giáo thờ sông Hằng. Vì vậy, bằng cách đưa cho người Ấn giáo nước mà họ thờ cho các nghi thức tôn giáo khi lâm tử, Mẹ Têrêsa và các nữ tu bội đạo của bà đã trực tiếp tham gia vào việc thờ ngẫu tượng và thờ phượng một tà thần ngoại giáo.
Trên trang 31 cuốn Con đường Đơn giản, Mẹ Têrêsa trích dẫn từ một thành viên trong dòng để giải thích cách họ cầu nguyện với thành viên của các tôn giáo khác nhau. Đoạn văn cũng giải thích cách họ tiến hành đọc; đôi khi các bài đọc là từ Kinh Thánh và đôi khi từ “kinh sách khác.”
Đó là thuyết hổ lốn và một tội trọng. Tham gia vào việc thờ phượng hoặc hội họp phi Công giáo là một điều trực tiếp bị lên án trong giáo huấn Công giáo.
Điều này tất nhiên đặc biệt đúng với những người tôn thờ tà thần ngoại giáo. Mẹ Têrêsa không chỉ tán thành việc cầu nguyện với những người thờ ngẫu tượng và ngoại đạo như vậy, mà còn cho phép họ rao giảng và đọc thánh thư giả dối của họ.
Không, cách duy nhất để đến với Thiên Chúa là thông qua Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh mà Người thành lập, Giáo hội Công giáo.
Ở trang 19, bà nói:
Điều này một lần nữa là hành động khuyến khích người thuộc các tôn giáo ngoại giáo cầu nguyện lên tà thần của họ.
Ở trang 93, Mẹ Têrêsa nói điều này về người đồng tính luyến ái:
Đây là một sự ủng hộ cho tội trọng và một biểu hiện khác của sự bội đạo. Nó cũng chứng minh, bằng cách tin rằng mọi người có thể theo Thiên Chúa và được cứu trong các tôn giáo giả dối, Mẹ Têrêsa nhất thiết phải tin rằng ta có thể được cứu độ khi phạm phải tất cả các loại tội trọng mặt luân lý, vì nhiều tôn giáo mà bà tán thành như là con đường dẫn đến Thiên Chúa cho phép các tệ nạn như tránh thai, tội tà dâm khác nhau, v.v.
Do đó, bà tin và dạy rằng giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô về hôn nhân và đạo đức không hề quan trọng. Bà đang truyền bá một Tin Mừng giả.
Ở trang 117, Mẹ Têrêsa đề cập rằng tại một trong những trung tâm của bà thực sự có một bức tượng của Ghandi, một người Ấn giáo ngoại giáo và thờ ngẫu tượng. Mẹ Têrêsa nói: “… Chúng tôi có một trung tâm tuyệt vời được gọi là Gandhiji Prem Nivas ... Ngay bên trong sân trong là một bức tượng của Gandhi.”[13]
Đây cũng là hình ảnh Mẹ Têrêsa thờ cúng Ghandi, một người ngoại giáo và thờ ngẫu tượng đã từ chối Chúa Giêsu Kitô. Tôn kính Ghandi và có bức tượng của ông không nghi ngờ gì là những hành động bội giáo. Thánh Tôma dạy rằng nếu ai đó thờ phượng tại lăng mộ của Mohammed, kẻ đó sẽ được xem như một tên bội đạo.
Hành động của Mẹ Têrêsa chỉ ở một điểm này, chưa kể tất cả các tuyên bố rõ ràng lạc giáo và bội đạo khác của bà, là tương đương.
Đây là hình ảnh cận cảnh Mẹ Têrêsa thờ Đức Phật vào ngày 7 tháng 10 năm 1975, trong một buổi lễ kỷ niệm 25 năm Hội dòng của bà.
Lễ kỷ niệm 25 năm hội dòng bà diễn ra trong một tháng. Chúng bao gồm những điều sau đây:
Tại điểm này, một trích dẫn từ Công đồng Elvira năm 305 là khá thú vị đưa ra cân nhắc. Mặc dù Elvira là một công đồng địa phương, và tuyên bố về việc bị cấm Rước lễ cả khi chết chỉ là một biện pháp kỷ luật, đoạn văn phản ánh đức tin của Giáo hội Công giáo về cái ác của ngoại giáo và thờ ngẫu tượng.
Trong bức thư gửi Thủ tướng Ấn Độ năm 1978, Mẹ Têrêsa viết:
Vậy là, bà xác định tà thần Ấn giáo Ishwar, và tà thần của người Hồi giáo, là Thiên Chúa. Điều đó càng chứng minh rằng Mẹ Têrêsa không phải là một Kitô hữu, mà là một kẻ thờ ngẫu tượng và một kẻ bội đạo, người đánh nhầm Thiên Chúa chân thật với tà thần và ma quỷ.
Mẹ Têrêsa – Tiểu sử được ủy quyền cũng nói trích dẫn sau:
Các nữ tu bội đạo trong dòng của Mẹ Têrêsa cũng quét và dọn dẹp nhà thờ Hồi giáo để chuẩn bị cho hoạt động thờ phụng giả dối của người Hồi giáo.
Giáo hoàng Êugêniô IV mô tả Hồi giáo là “giáo phái ghê tởm của Mahomet.” Giáo hoàng Calixtô III gọi nó là “giáo phái ghê tởm của kẻ tội lỗi và vô đạo Mahomet”. Ông tuyên bố những người theo nó là người ngoại giáo. Giáo hoàng Clêmentê V gọi các nghi lễ Hồi giáo trong các nhà thờ Hồi giáo là một sự ô nhục và phạm thánh. Ông nói rằng lời khẩn cầu công khai cho tên Mahomet ngoại đạo mang lại ô nhục lớn lao và làm bất mãn Đấng Tối Cao, và rằng nó nên bị trực tiếp cấm theo nghĩa vụ cấp bách từ phán xét thiêng liêng. Giáo hoàng Piô II gọi các nghi lễ Hồi giáo là “đồ ghê tởm phái Mahomet.”
Cuốn sách Con đường Đơn giản cũng tiết lộ rằng ở Calcutta, tại nhà cho bệnh nhân lao của Dòng Thừa sai Bác ái, có một bức tượng kích thước thật của Đức Maria có “khuôn mặt Ấn Độ, mặc áo choàng Ấn Độ và dưới chân là một bông hoa sen màu hồng khổng lồ.”[19]
Hoa sen là một biểu tượng quan trọng trong Phật giáo và Ấn giáo. Vậy là, hội dòng của Mẹ Têrêsa, ‘Dòng Thừa sai Bác ái,’ kết hợp một biểu tượng tôn giáo từ ngoại giáo. Điều đó là tà ác. Việc họ sử dụng biểu tượng này là một biểu hiện cho việc thờ ngẫu tượng mà họ đã học được từ Mẹ Têrêsa bội đạo và giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Đối lập ngày mạt thế (tức, con điếm thành Babylon).
Mẹ Têrêsa đôi khi cũng gửi các nữ tu đến ẩn dật tại nơi người đàn ông này, Bede Griffiths, một tu sĩ bội đạo dòng ‘Biển Đức’, người về cơ bản đã cố gắng hợp nhất Kitô giáo và Ấn giáo. Griffiths thậm chí còn sử dụng “kinh thánh” Ấn giáo như một phần của “sự thờ phượng” của ông ta.
Ở trang 55 cuốn Con đường Đơn giản, Mẹ Têrêsa nói:
Tuyên bố đó mâu thuẫn với tín điều được minh định bởi Công đồng Florence rằng cho đến khi chúng được rửa tội, trẻ em không gần gũi với Thiên Chúa mà dưới sự thống trị của Quỷ dữ do hậu quả của tội nguyên thuỷ. Đó là một tín điều được minh định rằng trẻ em và những người khác không thể được cứu nếu không được rửa tội. Nhưng một kẻ lạc giáo như Mẹ Têrêsa không tin điều đó.
Mẹ Têrêsa nói:
Mẹ Têrêsa thậm chí còn tự hào về việc bà ngăn cản có bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra thông qua Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên. Đó là điều xấu xa. Như bài viết sau của chúng tôi cho thấy, Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên là một thực hành kiểm soát sinh sản tội lỗi trái với giáo huấn Công giáo về mục đích chính của hành vi hôn nhân.
Thực hành này là không được phép với người Công giáo, mặc dù giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Đối lập ngày mạt thế, tất nhiên tán thành nó và thực hành kiểm soát sinh sản tội lỗi NFP đã được thúc đẩy trong các nguồn khả ngộ ngay cả trong những năm trước Vaticanô II khi thuyết duy tân của thế kỷ 20 phát triển.
Ở trang 8 và 59, Mẹ Têrêsa dạy giáo thuyết sai lầm rằng Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người và tất cả đều là con cái của Thiên Chúa, bao gồm cả những người ngoại giáo.
Và:
Đây là lạc giáo. Ta chỉ trở thành con Thiên Chúa thông qua Chúa Giêsu Kitô và đức tin duy nhất chân thật của Người. Và lối vào đức tin ấy, qua đó ta trở thành con Thiên Chúa, xảy ra trong phép Rửa tội.
Dưới đây là một vài trích dẫn để bác bỏ lạc giáo của Mẹ Têrêsa.
Cùng một Đức Giáo hoàng đã dạy:
Như chúng ta có thể thấy, Mẹ Têrêsa là một kẻ lạc giáo khét tiếng, người đã trắng trợn từ chối tín điều Công giáo về tính thiết yếu của Chúa Giêsu Kitô và đức tin Công giáo để được cứu rỗi, và bà phủ nhận giáo huấn của Giáo hội về cái ác của các tôn giáo khác. Thật vậy, bà là một tên bội đạo tầm cỡ và người thúc đẩy thuyết thờ ơ tôn giáo loại tồi tệ nhất. Bà cho rằng không cần thiết phải tin vào Chúa Giêsu Kitô và từ chối các tôn giáo giả dối. Còn nữa, trong cuốn sách của mình, khi bà đề nghị hoặc đề cập đến một số lời cầu nguyện Công giáo / Kitô giáo, bà cũng đề cập rằng mọi người có thể sử dụng những lời cầu nguyện phi Kitô giáo nếu họ không tin vào Kitô giáo.
Ví dụ, ở trang 35, Mẹ Têrêsa khuyến khích mọi người loại bỏ tên Chúa Giêsu khỏi những lời cầu nguyện nếu họ không tin vào Người.
Mẹ Têrêsa cho rằng ta có thể đến với Thiên Chúa mà không cần Chúa Giêsu Kitô. Đó là phản Kitô.
Mẹ Têrêsa – Tiểu sử được ủy quyền cũng trích dẫn Mẹ Têrêsa nói:
Từ chối ngay chỉ một tín điều cũng là một tội trọng. Nó dẫn đến án tự động trục xuất khỏi Hội Thánh Chúa Kitô và đánh mất toàn bộ đức tin thiêng liêng.
Đáng buồn thay, như những sự kiện này chứng minh không nghi ngờ gì, Mẹ Têrêsa không phải là một tín hữu thực sự, mà là một người vô tín tà ác. Chúng tôi ước gì bà ấy đã khác, nhưng đó là những gì bà ta đã làm. Bà là một kẻ bội đạo khỏi Chúa Giêsu Kitô và Đức tin Công giáo. Bà là một phụ nữ tà ác và là một ngôn sứ giả quan trọng cho giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Đối lập ngày mạt thế.
Trên thực tế, với thuyết thờ ơ tôn giáo và ủng hộ việc thờ ngẫu tượng, bà là một biểu tượng thích hợp cho sự thánh thiện giả tạo của Giáo hội Đối lập mà hoạt động đại kết và thuyết thờ ơ tôn giáo là đặc trưng cho sự bội đạo của nó. Bà được thế giới yêu mến và bởi những người không tin trên khắp thế giới chính xác bởi vì bà là một ngôn sứ giả.
Mẹ Têrêsa và Tổng thống Giri
Không ai tin vào những gì Mẹ Têrêsa đã làm có thể trở nên thánh thiện. Chắc chắn rằng bà ta rất độc ác, nhơ nhuốc và trong tình trạng tội trọng.
Đúng, bà ta nuôi dưỡng cơ thể con người, nhưng bà ta đánh mất linh hồn của họ và của chính mình, điều tối quan trọng và tối thiết yếu, đức tin chân thật và kiến thức cần thiết cho ơn cứu độ. Bằng cách đó, bà ta không phải là người bạn thực sự của họ, mà là kẻ thù của họ, khi bà củng cố vô số người trên con đường dẫn đến cảnh đời đời luận phạt thông qua tin mừng giả về thuyết thờ ơ tôn giáo và tôn trọng các tôn giáo giả dối. Những công việc bản chất tốt đẹp mà thiếu đi đức tin chân thật không sinh lợi cho ơn cứu độ.
Về các phòng mà bà thực hiện công việc của mình, Mẹ Têrêsa nói:
Điều đó cho cho thấy bà tin rằng tất cả mọi người sẽ lên Thiên đàng, gồm cả người Ấn giáo, v.v.
Ở trang 74 cuốn Con đường Đơn giản, Mẹ Têrêsa biểu thị niềm tin vào lạc giáo rằng tất cả mọi người đều lên Thiên đàng. Bà nói:
Giáo lý rằng hoả ngục tồn tại và có người đến đó thật vô nghĩa. Trái ngược với lạc giáo của Mẹ Têrêsa, sự thật là hầu hết mọi người phải sa hoả ngục. Những người chết ngoài đức tin chân thật hoặc trong tội trọng sẽ không được cứu. Như Chúa Giêsu Kitô đã dạy, rất ít người sẽ được cứu.
Một số có thể hỏi: làm thế nào một người như vậy có thể được ‘phong thánh’? Câu trả lời là bà không được Giáo hội Công giáo và một giáo hoàng hợp lệ phong thánh. Không, bà được ‘phong thánh’ bởi Nguỵ giáo hoàng Phanxicô và giáo phái Vaticanô II, Giáo hội Giả mạo ngày mạt thế, như tài liệu của chúng tôi giải thích. Toàn bộ tình huống này đã được tiên đoán.
Cũng phải nhấn mạnh rằng khi “phong thánh” cho Mẹ Têrêsa bội đạo, Phanxicô đã sử dụng công thức phong thánh trang trọng về cơ bản là từ theo từ với công thức được sử dụng trước Vaticanô II. Một bản dịch của mô thức Latin mà ông sử dụng là:
Công thức này tất nhiên là trang trọng. Về cơ bản, nó giống hệt với công thức được sử dụng bởi các giáo hoàng hợp lệ trước Vatican II. Khi được tuyên bố bởi một đức giáo hoàng thực sự, điều đó là bất khả ngộ.
Vì Mẹ Têrêsa chắc chắn không phải là một vị thánh, mà là một lạc giáo đồ khét tiếng và một kẻ bội đạo, việc sử dụng công thức này để “phong thánh” bà ta tạo thành bằng chứng tuyệt đối và chắc chắn hơn rằng Phanxicô không phải là một giáo hoàng thực sự mà là một nguỵ giáo hoàng.
Như công thức nói, tất cả những ai chấp nhận Phanxicô là Giáo hoàng phải tôn kính Mẹ Têrêsa như một vị thánh, một kẻ bội đạo phi Kitô hữu. Và về điểm này, đừng bị lừa dối bởi một số người giả truyền thống lạc giáo, những người khẳng định rằng giáo phái Vaticanô II có các giáo hoàng hợp lệ, nhưng việc phong thánh không hợp lệ, bởi vì tiến trình trước khi tuyên bố phong thánh đã được sửa đổi một chút trong thời kỳ hậu Vaticanô II. Lập luận đó hoàn toàn ngụy biện. Như những người thực sự tin vào giáo huấn Công giáo và quyền Giáo hoàng bất khả ngộ biết, tiến trình trước khi phong thánh không ảnh hưởng đến tính bất khả ngộ của chính tuyên bố long trọng. Thiên Chúa bảo vệ hành động long trọng của một giáo hoàng thực sự trong một vấn đề như vậy. Ngay cả khi quá trình trước tuyên bố đã được thay đổi mạnh mẽ hoặc bãi bỏ hoàn toàn, nó sẽ không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào. Khi một Giáo hoàng thực sự tuyên bố công thức trang trọng, vô luận những gì được nghiên cứu hay điều tra trước đó, ngài được Thiên Chúa bảo vệ khỏi việc tuyên bố sai. Đó là ý nghĩa của quyền giáo hoàng bất khả ngộ, bảo vệ các giáo hoàng khỏi sai lầm. Nhiều người giả truyền thống, chẳng hạn như Huynh đoàn Thánh Piô X và các nhóm tương tự, từ chối điều này vì họ không tin vào Chức Giáo hoàng và ơn Giáo hoàng bất khả ngộ. Vì vậy, không có cách nào cùng lúc nói Phanxicô là một giáo hoàng thực sự và đồng thời từ chối ‘tuyên thánh’ long trọng của ông ta mà không phủ nhận giáo huấn và nguyên tắc Công giáo.
Người sau này trở thành Giáo hoàng Biển Đức XIV đã tuyên bố như sau trong công trình của ông về việc phong chân phước và phong thánh:
Thánh Alphonsô cũng nói:
Vì hành động ‘phong thánh’ long trọng của Nguỵ giáo hoàng Phanxicô rõ ràng không được bảo vệ khỏi sai lầm, nó chứng minh rằng ông ta không phải là một giáo hoàng thực sự. Tất nhiên, tất cả các hành vi của Phanxicô đều không hợp lệ vì ông là một nguỵ giáo hoàng lạc giáo khét tiếng.
Việc phong thánh giả dối cho người phụ nữ tà ác và bội đạo Mẹ Têrêsa là một dấu hiệu khác cho việc thành Rôma bị chiếm đoạt trong Đại Bội Giáo.
Nó đang khiến hàng triệu người tự xưng là Công giáo tin rằng thuyết thờ ơ tôn giáo – quả thật, một sự ủng hộ ngoại giáo và thờ ngẫu tượng – dẫn đến Thiên đàng và sự thánh thiện; trong khi nó thực sự dẫn đến sự diệt vong. Ngoài ra, lưu ý rằng hành động bội giáo này đã diễn ra ngay tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Nó được phát sóng và chiếu cho thế giới từ vị trí đó. Đó là bởi vì Đền thờ Thánh Phêrô là đền thờ Thiên Chúa đã bị chiếm đoạt trong cuộc bội giáo cuối cùng phù hợp với lời tiên tri, như tài liệu của chúng tôi chứng minh (EN). Hơn nữa, ngay cả khi một người, chỉ để lập luận, loại bỏ các nguyên tắc Giáo hoàng bất khả ngộ khi xem xét tầm quan trọng của việc ‘phong thánh’ Mẹ Têrêsa, chỉ bởi hành động này vẫn sẽ chứng minh, rằng giáo phái Vaticanô II không phải là Giáo hội Công giáo, mà là một nhóm những kẻ vô tín, lạc giáo và bội đạo. Đó là bởi vì, như chúng tôi đã chỉ ra, Mẹ Têrêsa không phải là một Kitô hữu. Bà ta là một loại hỗn hợp ngoại giáo và tuyên bố chấp nhận các thành phần của Kitô giáo, nhưng bà ta chắc chắn không phải là một Kitô hữu. Bất kỳ nhóm nào, sau khi cân nhắc cuộc sống của bà ta, cho rằng tên bội đạo này đã được cứu khi bà ta không có bất cứ bằng chứng nào cho sự hoán cải sang đức tin chân thật, chứ đừng nói đến việc xem bà ta là một ‘vị thánh,’ là một Giáo hội giả. Đó là một nhóm những kẻ vô tín. Đó không phải là Giáo hội Công giáo, Giáo hội duy nhất chân thật không phải của những kẻ lạc giáo.
Những người chấp nhận Mẹ Têrêsa bội đạo khét tiếng như một vị thánh, khi biết những sự việc này, là những kẻ lạc giáo; và, như chúng ta đã thấy, từ chối việc “tuyên thánh” giả dối của bà, mà ta phải làm, nhất thiết đòi hỏi phải công nhận sự thật rằng tên Phanxicô đồng bội đạo của bà là một nguỵ giáo hoàng phi Công giáo và giáo phái Vaticanô II không phải là Giáo hội Công giáo.
Giáo phái Vaticanô II quả thật là Giáo hội Đối lập ngày mạt thế được tiên tri, và những lời tiên tri khải huyền về nó đã thành thực hiện ngay trước mắt chúng ta, như tài liệu của chúng tôi chứng minh.
Theo mạch suy nghĩ này, khá thú vị khi xem xét các bình luận của một tổ chức giả truyền thống có tên The Remnant (Tàn dư) ở vấn đề này. Sau khi Mẹ Têrêsa được ‘phong thánh,’ trong khi lưu ý đến ‘thuyết duy tân’ của bà, tờ The Remnant vẫn mô tả bà ta là “thánh thiện” và “can đảm.” Điều đó là tà ác. Những người giữ lập trường như vậy khi đối mặt với sự thật, như họ làm, là những người độc ác và vô tín. Cùng một tổ chức giả truyền thống này đã đăng một đoạn âm thanh từ một “linh mục” lạc giáo mà họ quảng bá. Ông bày tỏ “sự ngưỡng mộ” của mình đối với Mẹ Têrêsa và thậm chí mô tả tên bội đạo này là một “vị thánh.”
Họ không thuộc về Thiên Chúa mà thuộc về Quỷ dữ. Họ không phải là người Công giáo, mà là những kẻ lạc giáo. Họ chối bỏ đức tin Công giáo. Họ là những thầy dạy giả dẫn dắt con người ta vào lạc giáo và Hoả ngục bằng cách, bên cạnh nhiều điều khác, giữ họ trong Giáo hội Đối lập. Họ khiến mọi người tin rằng ta có thể thực sự ‘truyền thống’ hoặc ‘bảo thủ’ trong giáo phái Vaticanô II. Những cảm tình đó cũng tiết lộ rằng những người ngoan cố tuân theo Giáo hội Đối lập Vaticanô II, bao gồm cả những ai được gọi là “truyền thống,” tiếp tục thừa nhận những nguỵ giáo hoàng bội đạo khi đối mặt với sự thật chính xác bởi vì họ không có đức tin. Họ không tin vào Chúa Giêsu Kitô, họ không trung thành với giáo huấn Công giáo, và họ không từ chối lạc giáo và kẻ lạc giáo.
Chúng tôi cũng nhận được email bởi một người phụ nữ thông báo cho chúng tôi rằng hai linh mục lạc giáo của CMRI nói với cô ấy hãy cầu nguyện cho sự an nghỉ của linh hồn Mẹ Têrêsa, như thể một kẻ bội đạo khét tiếng và phi Kitô giáo như Mẹ Têrêsa có thể đã được cứu mà không cần hoán cải sang đức tin chân thật. Đó là tà ác. Đây là một ví dụ nổi bật khác về sự vô tín và lạc giáo của các nhóm giả truyền thống như CMRI, phủ nhận tín điều của Giáo hội về tính thiết yếu của đức tin Công giáo và phép Rửa tội để được cứu độ.
Những người giả truyền thống khác cố gắng thoát khỏi kết luận này bằng cách tuyên bố rằng việc phong thánh chỉ đơn giản có nghĩa là một người đã được cứu hoặc trên Thiên đàng, nhưng nó không phải là một sự ủng hộ cuộc sống của người đó, như thể tin rằng Mẹ Têrêsa bội đạo đang ở trên Thiên đàng là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, lập luận này hoàn toàn sai lầm. Như Giáo hoàng Piô XI đã dạy, các vị thánh sẽ luôn là “... hình mẫu cho mọi giai cấp, nghề nghiệp, cho mọi trạng thái và điều kiện cuộc sống…”
Phong thánh không chỉ có nghĩa một người đã được cứu, mà người đó là hình mẫu của đức tin và là một cách sống đúng đắn trong suốt cuộc đời của ta như người Công giáo.
Nếu một người cải đạo muộn trong cuộc sống, người đó là hình mẫu của đức tin và là cách sống đúng đắn trong thời gian sau khi hoán cải. Vì Mẹ Têrêsa được ‘phong thánh’ cho cuộc sống và công việc trong dòng tu của bà, việc bà được ‘phong thánh’ là một tuyên bố long trọng của giáo phái Vaticanô II rằng những gì bà thể hiện và tin tưởng trong sự nghiệp với ‘dòng thừa sai bác ái’ là một hình mẫu của đức tin và đạo đức có thể được noi theo để đạt được sự thánh thiện và ơn cứu độ – trong khi thật sự đó là một ví dụ cho lạc giáo, thờ ơ tôn giáo và bội giáo.
Do đó, không có cách nào để những người tuân theo các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II thoát khỏi tầm quan trọng của việc ‘phong thánh’ cho một kẻ lạc giáo và bội đạo khét tiếng như Mẹ Têrêsa. Một hành động như vậy chắc chắn chứng minh rằng giáo phái Vaticanô II không phải là Giáo hội Công giáo và Phanxicô là một nguỵ giáo hoàng – mặc dù điều đó đã được chứng minh nhiều lần.
Vì Mẹ Têrêsa không đưa ra bằng chứng ở toà ngoài về việc đã từ bỏ sự bội đạo và hoán cải sang đức tin Công giáo, bà không chỉ không thể được coi như một vị thánh, mà không ai có thể cho rằng Mẹ Têrêsa đang ở trên Thiên đàng hoặc thậm chí cầu nguyện cho bà. Bà phải được coi là đã chết như một người vô tín và bên ngoài Giáo hội Công giáo, mà là những gì bà đã làm trong suốt cuộc đời mình.
Xem tài liệu của chúng tôi để biết thêm thông tin cách những gì đang xảy ra ở Rôma hiện tại đã được tiên tri. Giáo phái Vaticanô II không phải là Giáo hội Công giáo mà là Giáo hội Đối lập được tiên tri ngày mạt thế. Xem cách những lời tiên tri này thành toàn tại Rôma chứng minh rằng Giáo hội Công giáo là Hội Thánh duy nhất chân thật của Chúa Giêsu Kitô, bên ngoài không có ơn cứu độ.
[1] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, Ballantine Books, 1995, tr. 31.
[2] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 307.
[3] http://www.motherteresa.org/08_info/2015-Coversion.html
[4] http://www.motherteresa.org/08_info/2015-Coversion.html
[5] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 31.
[6] http://www.motherteresa.org/08_info/2015-Coversion.html
[7] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 122.
[8] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, trang 54-55.
[9] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 31.
[10] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 43.
[11] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 19.
[12] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 93.
[13] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 117.
[14] Thánh Tôma Aquinas, Summa Theologiae, Phần II-II, Q. 12, A. 1.
[15] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, tr. 148-149.
[16] Trích dẫn bởi Amleto Giovanni Cicognani, Canon Law, Philadelphia, PA: The Dolphin Press, 1935, tr. 177
[17] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, tr. 155.
[18] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, trang 239-240.
[19] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, Giới thiệu.
[20] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, tr. 153.
[21] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 55.
[22] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 55.
[23] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 8.
[24] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 59.
[25] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 202.
[26] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 35.
[27] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, tr. 253.
[28] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, tr. 158.
[29] Kathryn Spink, Mother Teresa – An Authorized Biography, HarperCollins, 2011, tr. 54.
[30] Mẹ Têrêsa, A Simple Path, 1995, tr. 74.
[31] Tiếng Tây Ban Nha: http://es.radiovaticana.va/news/2016/09/04/el_papa_Phanxicôco_canoniz%C3%B3_a_la_madre_Têrêsa_de_calcuta_/1255717
[32] Thánh Alphonsô Liguori, Phương Tiện Vĩ Đại của Ơn Cứu Độ và Sự Hoàn Thiện, 1759, tr. 23
[33] https://youtu.be/s5epjwIQ7E0?t=27m57s
Bài Viết Liên Quan