^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Tin Tín điều như khi được tuyên bố
Giáo Hoàng Piô IX
Chỉ có một cách để tin tín điều: như Giáo Hội mẹ thánh thiện đã tuyên bố.
Định nghĩa từ Công đồng Vaticanô I này là cực kỳ trọng yếu cho tính thuần khiết của tín điều, vì phương pháp chính Quỷ dữ sử dụng làm sai lạc giáo huấn của Đức Kitô là khiến con người thoái lui (rời bỏ) khỏi các tín điều của Giáo Hội như khi chúng được tuyên bố. Không có một ý nghĩa nào khác hơn cho một tín điều ngoại trừ những gì bản thân các từ khẳng định và tuyên bố, vì thế Quỷ dữ nỗ lực khiến con người “hiểu” và “giải thích” những từ này theo cách khác với cách Giáo Hội mẹ thánh thiện đã tuyên bố.
Nhiều người trong chúng ta đã từng gặp phải những ai cố gắng giải thích chệch đi ý nghĩa trong sáng của tín điều Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội bằng cách nói, “anh phải hiểu chúng.” Điều họ thật sự muốn nói là chúng ta phải hiểu chúng theo cách khác với những gì chính các từ khẳng định và tuyên bố. Và đây chính xác là điều Công đồng Vaticanô I lên án. Vaticanô I kết án việc rời khỏi ý nghĩa một tín điều mà Giáo Hội mẹ thánh thiện đã từng tuyên bố để đến với một ý nghĩa khác, dưới tên giảdối của một “nhận thức sâu hơn.”
Ngoài những ai biện bác rằng chúng ta phải “hiểu” các tín điều theo cách khác với những gì chính các từ khẳng định và tuyên bố, còn có những người, khi được trình bày với định nghĩa tín lý của Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội, nói rằng, “đó là cách giải thích của anh.” Họ xem nhẹ các từ trong công thức tín lý xuống chỉ không gì hơn là giải thích cá nhân của một người. Và đây cũng là lạc giáo.
Tín điều của đức tin, như Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội, là chân lý từ Trời; chúng không phải là một cách giải thích. Cáo buộc một ai gắn bó trung thành với những sự thật từ Trời dính líu vào “giải thích cá nhân” là lạc giáo.
Mục đích thật sự của việc MINH ĐỊNH tín lý là để ĐỊNH TÍN chuẩn xác và chính xác điều Hội Thánh hiểu bởi chính các từ trong công thức. Nếu Giáo Hội không thể đạt được điều này bằng chính các từ trong công thức hay văn kiện (như kẻ theo Thuyết Duy Tân nói) thì Giáo Hội đã thất bại ở mục đích chính – là minh định – và vô nghĩa lý cùng vô giá trị.
Bất kỳ người nào nói rằng chúng ta phải giải thích hay hiểu ý nghĩa của một định nghĩa tín lý, theo cách mâu thuẫn với những từ ngữ thật sự, là đang chối bỏ toàn bộ sứ mệnh của Tông Toà Thánh Phêrô, Quyền Giáo Hoàng Bất khả ngộ và các định nghĩa tín lý. Kẻ đó đang cáo buộc rằng định nghĩa tín lý là vô nghĩa, vô giá trị cùng ngu xuẩn và Giáo Hội thật là vô nghĩa, vô giá trị cùng ngu xuẩn khi tuyên bố các định nghĩa như vậy.
Đồng thời, những ai ngoan cố rằng NHỮNG ĐỊNH NGHĨA bất khả ngộ phải được giải thích bởi các tuyên bố không bất khả ngộ (thí dụ, từ các nhà thần học, sách giáo lý, vv.) đang chối bỏ toàn bộ mục đích của Tông Toà Thánh Phêrô. Họ đang hạ giáo huấn tín lý của Tông Toà Thánh Phêrô (sự thật từ Trời) xuống dưới sự tái thẩm định bởi của văn kiện có thể sai của con người, do đó đảo ngược thẩm quyền, xuyên tạc tính vẹn toàn và chối bỏ mục đích của mọi thứ.
Vì thế, không có cách giải thích “hẹp” hay “rộng” tín điều Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội, như những kẻ lạc giáo cấp tiến thích nhấn mạnh; chỉ có những gì Giáo Hội đã từng tuyên bố.
Chú thích:
[1] Denzinger 1800.
[2] Denzinger 2022.
[3] Denzinger 2054.
[4] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 236.