^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Lạc giáo của Biển Đức XVI (2005-2013)
Biển Đức XVI cầu nguyện như người Hồi giáo về phía Mecca trong một nhà thờ Hồi giáo, với cánh tay bắt chéo trong cử chỉ cầu nguyện Hồi giáo gọi là “cử chỉ yên tĩnh,” vào ngày 30 tháng 11 năm 2006
Biển Đức XVI là Joseph Ratzinger. Joseph Ratzinger là một trong những nhà thần học cấp tiến nhất tại Vaticanô II, nơi ý tưởng của ông có ảnh hưởng trong việc hướng dẫn quá trình cách mạng của công đồng.
Karl Rahner (trái) cùng Joseph Ratzinger (phải) tại Vaticanô II[2]
Tại Vaticanô II, Ratzinger đàn đúm với những kẻ lạc giáo khét tiếng như Karl Rahner. Và mặc dù là một linh mục, Joseph Ratzinger đã xuất hiện tại Vaticanô II không phải trong y phục giáo sĩ, nhưng trong bộ âu phục và cà vạt.
Ratzinger được Phaolô VI tấn phong “hồng y” vào năm 1977, và trở thành Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin 5 năm sau đó.
Trong những năm này, Ratzinger đã viết một số lượng sách đáng kinh ngạc. Những lạc giáo từ Ratzinger được đề cập ở đây đến từ việc đọc nhiều bài phát biểu của ông và 24 cuốn sách do ông viết.
Nhiều người Công Giáo đã quen thuộc với việc vào năm 2000, Vatican được cho là đã tiết lộ Bí mật thứ ba của Fatima. Hầu hết những người truyền thống ngay lập tức nhận ra rằng cái gọi là “Bí mật thứ ba” mà Vatican phát hành không phải là Bí mật Fatima thứ ba thực sự, mà là một vụ lừa đảo to lớn đã được thực hiện trên thế giới. Tác giả chính của văn kiện này là Joseph Ratzinger, Biển Đức XVI.
Văn kiện về thứ gọi là “Bí mật thứ ba,” mang tên Thông điệp của Fatima, được viết bởi Ratzinger và “Hồng y” Bertone. Đó là một nỗ lực để “lật tẩy” Thông điệp của Fatima, như tờ Los Angeles Times đã buộc phải thừa nhận. Trong văn kiện, Ratzinger chỉ đề cập đến một học giả Fatima, Cha Edouard Dhanis. Cha Dhanis cho rằng phần lớn thông điệp của Fatima là sự bịa đặt của Sơ Lucia. Bằng cách gọi Dhanis là “chuyên gia” Fatima của mình, Ratzinger ám chỉ ông cũng cho rằng Thông điệp Fatima là một sự bịa đặt.
Điều này cho thấy một trong những đặc điểm chính của Ratzinger. Ông ta là một kẻ lừa dối. Ông ta sẽ ra dáng vẻ là tận tâm cho một điều gì đó (ví dụ, Fatima), trong khi cố gắng xé toạc ý nghĩa nó đi. Ông ta sẽ ra vẻ là bảo thủ, trong khi tiêm nhiễm những lạc giáo ghê tởm nhất. Bây giờ chúng ta sẽ đề cập đến những lạc giáo đáng kinh ngạc của Joseph Ratzinger, Biển Đức XVI.
Tóm lượt:
LẠC GIÁO CỦA BIỂN ĐỨC XVI VỀ NGƯỜI DO THÁI
Dựa trên Kinh Thánh và Truyền thống, Giáo Hội Công Giáo dạy bất khả ngộ rằng tin vào Chúa Giêsu Kitô và Đức tin Công Giáo là thiết yếu cho ơn cứu độ.
Giáo Hội Công Giáo cũng dạy bất khả ngộ rằng Cựu Ước đã chấm dứt với cuộc quang lâm của Đức Kitô, và được thay thế bằng Tân Ước. Công đồng Florence dạy những ai thực hành Lề Luật và Do Thái giáo đang phạm trọng tội và bị “khai trừ khỏi đức tin Kitô giáo và không cách nào thích hợp nhận ơn hằng sống, trừ khi một ngày nào đó họ sửa đổi khỏi những lỗi lầm này.”[4]
Vào cuối năm 2001, Ủy Ban Thánh Kinh Tông Toà đã phát hành một cuốn sách với tựa đề Người Do Thái và Thánh Kinh trong Kinh Thánh Kitô giáo. Cuốn sách này bác bỏ tín điều Cựu Ước đã chấm dứt. Nó dạy rằng Cựu ước vẫn còn hiệu lực, và rằng sự chờ đợi của người Do Thái cho cuộc quang lâm của Đấng Mêsia (mà là một phần của Cựu ước) cũng vẫn còn hiệu lực. Nó dạy rằng Chúa Giêsu không cần phải được xem là Đấng Mêsia được tiên tri; có thể xem Người, như người Do Thái, không phải Đấng Mêsia và không phải là Con Thiên Chúa.
Trong phần II, A, 5, Người Do Thái và Thánh Kinh trong Kinh Thánh Kitô giáo tuyên bố:
Trong phần II, A, 7, Người Do Thái và Thánh Kinh trong Kinh Thánh Kitô giáo tuyên bố:
Vậy là, theo cuốn sách này của Vatican, Kitô hữu có thể và nên thừa nhận luận điểm của người Do Thái rằng Chúa Giêsu không phải là Con Thiên Chúa và Đấng Mêsia được tiên tri là một điều có thể! Lời tựa cho cuốn sách hoàn toàn lạc giáo này được viết bởi không ai khác ngoài Joseph Ratzinger, hiện là Biển Đức XVI.
Đây là phản Kitô!
Lạc giáo là sự chối bỏ một tín điều của Đức tin Công Giáo; bội giáo là sự chối bỏ hoàn toàn Đức tin Kitô giáo. Cuốn sách này chứa cả lạc giáo và bội giáo, được Biển Đức XVI tán thành hoàn toàn.
Biển Đức XVI dạy rằng Chúa Giêsu không cần phải được xem là Đấng Mêsia
Biển Đức XVI dạy cùng một sự chối bỏ Chúa Giêsu Kitô trong một số sách của ông:
Biển Đức XVI nói rằng có những lý do hoàn toàn thoả đáng để không tin rằng Cựu ước chỉ về Đức Kitô là Đấng Mêsia được tiên tri. Ông nói rằng Cựu ước không chỉ rõ ràng Chúa chúng ta là Đấng Mêsia. Đây là một sự phủ nhận hoàn toàn khác Đức tin Kitô giáo.
Điều làm cho sự bội giáo này trở nên đáng giận hơn là thực tế Tân ước chứa đầy những đoạn tuyên bố rằng Chúa chúng ta là sự ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu ước. Để trích dẫn chỉ một trong nhiều đoạn, trong Gioan 5 Thiên Chúa trực tiếp nói với người Do Thái rằng những gì được viết trong Cựu ước về Người sẽ kết án họ.
Nhưng, theo Biển Đức XVI, tất cả những tuyên bố của Kinh Thánh rằng Chúa chúng ta là sự ứng nghiệm những lời tiên tri trong Cựu ước, bao gồm cả lời nói của Chúa chúng ta, là có thể sai. Theo Biển Đức XVI, việc người Do Thái đọc Chúa chúng ta không phải là Đấng Mêsia, không phải Con Thiên Chúa, và không được tiên báo trong Cựu ước, là có thể và hợp lệ. Điều này hoàn toàn lạc giáo, bội giáo và phản Kitô.
Biển Đức XVI cũng phủ nhận Chúa Giêsu Kitô trong cuốn sách Cột mốc:
Biển Đức XVI một lần nữa tuyên bố rằng Kinh Thánh cởi mở với quan điểm của người Do Thái về Chúa Giêsu, rằng Chúa Giêsu không phải là Con Thiên Chúa. Đây chính xác là lý do tại sao Biển Đức XVI liên tục dạy cho người Do Thái rằng họ không cần phải tin vào Đức Kitô để được cứu độ.
Đây là một sự chối bỏ hoàn toàn tín điều Công Giáo.
Hành động Bội giáo Công khai của Biển Đức XVI tại Giáo Đường Do Thái ở Đức
Tất cả những điều này là lý do tại sao vào ngày 19 tháng 8 năm 2005 – một ngày Thứ sáu vào buổi trưa, cùng ngày và giờ Chúa Giêsu bị đóng đinh – Biển Đức XVI đã đến Giáo đường Do Thái ở Cologne, Đức và tham gia tích cực vào một nghi lễ thờ phượng Do Thái. Tham gia tích cực vào hoạt động thờ phượng phi Công Giáo là một tội lỗi chống lại thần luật và Điều răn thứ nhất, như đã được dạy trước Vaticanô II.
Biển Đức XVI trong giáo đường Do Thái, tham gia tích cực vào hoạt động thờ phượng Do Thái vào ngày 19 tháng 8, 2005[12]
Bằng việc tham gia vào hoạt động thờ phượng Do Thái, Biển Đức XVI đã thực hiện một hành động bội giáo công khai. Tại giáo đường Do Thái, Biển Đức XVI ngồi nổi bật gần phía trước. Giáo đường Do Thái có rất nhiều người Do Thái ở đó để gặp ông. Biển Đức XVI không chỉ là một phần không thể thiếu trong nghi lễ thờ phượng Do Thái, ông còn đóng vai trò chính yếu. Điều này chắc chắn là sự tham gia tích cực vào Do Thái giáo.
Rất gần Biển Đức XVI, người điều khiển ca đoàn giáo đường Do Thái đã cầu nguyện và hát những lời cầu nguyện của người Do Thái to hết cỡ. Biển Đức XVI đã thực hiện các cử chỉ, chẳng hạn như gật đầu và vỗ tay, để thể hiện sự chấp thuận và tham dự vào nghi lễ Do Thái. Ông tham gia cùng người Do Thái trong kinh cầu kaddish, và âm nhạc Yiddish.
Khi Biển Đức XVI đứng dậy để nói (và cuối cùng để cầu nguyện) trong giáo đường Do Thái, toàn bộ giáo đường đã đứng lên và hoan nghênh ông - hoan nghênh ông vì đã chấp nhận tôn giáo của họ. Tất cả mọi người trên thế gian nhìn thấy sự kiện này đều biết rằng điều đó có một ý nghĩa: Biển Đức XVI không có vấn đề gì với người Do Thái bác bỏ Chúa Giêsu Kitô, và (theo ông), họ không có nghĩa vụ phải chấp nhận Chúa Giêsu Kitô để được cứu.
Biển Đức XVI dạy rằng người Do Thái có thể được cứu, rằng Cựu ước vẫn còn hiệu lực, và Chúa Giêsu Kitô không nhất thiết phải là Đấng Mêsia. Ông là một kẻ lạc giáo táo tợn chống lại Phúc âm và Đức tin Công Giáo.
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Cantate Domino,” 1441, ex cathedra:
Biển Đức XVI khuyến khích Rabbi trưởng Rôma trong “sứ vụ” của ông ta
Biển Đức XVI trao đổi một món quà với các rabbi tại Castelgandolfo, ngày 15 tháng 9, 2005[14]
Đây là bội giáo. Biển Đức XVI khuyến khích Rabbi Trưởng trong “sứ vụ” của mình! Ông cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Giáo sĩ Do Thái và hoạt động tôn giáo bác bỏ Đức Kitô.
Ông nói tích cực về một ngày dành riêng cho Do Thái giáo. Ngày này, theo Biển Đức XVI, là để tiếp tục tôn trọng Do Thái giáo (một tôn giáo bác bỏ Chúa Kitô). Ông ta hoàn toàn chối bỏ Đức tin Công Giáo và Chúa Giêsu Kitô.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG NGƯỜI TIN LÀNH VÀ LY GIÁO KHÔNG CẦN PHẢI HOÁN CẢI
Biển Đức XVI với tư cách là một “Hồng y” vào năm 1984 gặp gỡ Thượng phụ Syria ly khai Zakka[17]
Người lạc giáo và ly giáo, chẳng hạn như người Tin lành và Đông Chính thống giáo, nằm ngoài Giáo Hội Công Giáo và cần phải được hoán cải sang Đức tin Công Giáo vì sự thống nhất và ơn cứu độ. Họ cần phải chấp nhận tất cả các tín điều và công đồng Công Giáo, bao gồm cả các định nghĩa tín lý tại Vaticanô I vào năm 1870. Đây là giáo huấn Công Giáo bất khả ngộ.
Tuy nhiên, Biển Đức XVI dạy rằng những người Tin Lành và Đông Ly giáo không cần phải cải đạo, và không cần phải chấp nhận Công đồng Vaticanô I. Chúng tôi cố gắn cung cấp thêm bối cảnh cho trích dẫn này, mặc dù độ dài, vì đây là một lạc giáo quan trọng.
Lưu ý rằng Biển Đức XVI đặc biệt đề cập đến, và sau đó thẳng thừng bác bỏ, giáo huấn truyền thống của Giáo Hội Công Giáo rằng người Tin lành và Đông Ly giáo phải được hoán cải sang Đức tin Công Giáo. Ông nói rằng việc họ hoán cải và chấp nhận Vaticanô I và Chức vị Giáo Hoàng KHÔNG phải là con đường cho sự thống nhất. Đây là một sự chối bỏ hoàn toàn Đức tin Công Giáo.
Ông lặp lại cùng một lạc giáo trên ở trang tiếp theo trong cuốn sách, nơi ông nói rằng những người không theo Công Giáo không bắt buộc phải chấp nhận Quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng:
Biển Đức XVI đang đề cập đến Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng ở đây, và ông nói rằng tất cả mọi Kitô hữu không bị ràng buộc phải tin vào Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng theo định nghĩa của Vaticanô I vào năm 1870! Điều này có nghĩa Biển Đức XVI tự nhận là người Công Giáo và Giáo Hoàng trong khi ông cho rằng lạc giáo đồ và ly giáo đồ không bị ràng buộc phải tin vào Chức vị Giáo Hoàng! Đây là một trong những sự lừa gạt lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Hơn nữa, hãy lưu ý rằng Biển Đức XVI thậm chí thừa nhận các cử chỉ đại kết của Phaolô VI với người ly giáo có nghĩa là để cho thấy chính xác rằng người ly giáo không phải chấp nhận Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Đây là một sự phủ nhận trắng trợn Công đồng Vaticanô I.
Bản thân Giáo hội được thành lập bởi Chúa chúng ta dựa trên Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, như Tin mừng tuyên bố (Mátthêu 16:18-20) và như tín điều Công Giáo minh định:
Mọi người cần nghiêm túc suy nghĩ về điều này tồi tệ đến dường nào khi Biển Đức XVI cho rằng tất cả các Kitô hữu không bắt buộc phải chấp nhận Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Chỉ riêng điều đó chứng tỏ rằng ông ta là một người lạc giáo công khai. Nhưng nó thậm chí còn tồi tệ hơn...
Biển Đức XVI không chỉ phủ nhận tín điều người không Công Giáo cần phải tin vào Chức vị Giáo Hoàng, mà còn đặt câu hỏi liệu các giáo hoàng có thẩm quyền tối cao trong Giáo Hội hay không!
Trong nhiều đoạn dài của cuốn sách mình, Nguyên tắc Thần học Công Giáo, Biển Đức XVI đi vào các cuộc thảo luận chi tiết về các vấn đề liên quan đến Đông “Chính thống” giáo, cũng như Martin Luther, Tin lành, v.v. Những cuộc thảo luận này rất hấp dẫn cho mục đích của chúng ta, vì chúng tạo thành một bài viết về lập trường thực sự của Biển Đức XVI ở các chủ đề này. Trong cuộc thảo luận của mình liên quan đến “Chính thống” giáo, ta phát hiện ra rằng Biển Đức XVI thậm chí không tin vào tín điều Chức vị Giáo Hoàng. Điều quan trọng cần nhớ là Đông ly giáo (“Chính thống” giáo) thường sẵn sàng thừa nhận rằng các giáo hoàng là những người kế vị Thánh Phêrô với tư cách là Giám mục Rôma. Nhiều người “Chính thống” giáo cũng nói rằng Giáo hoàng, với tư cách là Giám mục Rôma, là “đứng đầu giữa những người bình đẳng” với “quyền trưởng thượng danh dự”; nhưng họ phủ nhận – và trong đó cấu thành lạc giáo và ly giáo chính yếu của họ - rằng các đức giáo hoàng có quyền tối thượng là thẩm quyền tối cao từ Chúa Kitô để cai trị toàn bộ Giáo Hội.
Biển Đức XVI thảo luận về lập trường của người ly giáo, trong đó bác bỏ quyền tối thượng trong thẩm quyền tối của các giáo hoàng, và đây là những gì ông nói:
Trên đây là một sự chối bỏ bất ngờ và rõ ràng Chức vị Giáo Hoàng và khoảng luật bất khả ngộ bên dưới! Biển Đức XVI công bố lập trường của vị thượng phụ ly giáo, không thừa nhận quyền tối thượng trong quyền tài phán tối cao của đức giáo hoàng, và ông không chỉ nói với chúng ta rằng lập trường của tên ly giáo là chấp nhận được (như chúng ta đã thấy), nhưng lập trường ly giáo trên thực tế có thể là lập trường thật sự về chức Giám mục Rôma! Nói cách khác, Chức Giáo Hoàng (thẩm quyền tối cao của đức giáo hoàng trên toàn giáo hội phổ quát bởi đấng Kitô trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô) có thể không tồn tại! Đây là một lạc giáo khó tin, đáng kinh ngạc và khổng lồ!
Việc kẻ này giờ đây tuyên bố là Giáo hoàng khi ông ta thậm chí không tin vào Chức vị Giáo hoàng chắc chắn là một trong những vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Những người cố chấp cho rằng kẻ không Công Giáo này là giáo hoàng trợ giúp việc duy trì vụ lừa đảo vĩ đại ấy.
Biển Đức XVI cũng phủ nhận rằng Chức vị Giáo Hoàng thậm chí còn được tin trong thiên niên kỷ đầu tiên và nói rằng đây là lý do tại sao chúng ta không thể ràng buộc người ly giáo phải tin vào nó!
Biển Đức XVI với Thượng phụ ly khai Mesrob II, người chối bỏ Chức vị Giáo Hoàng và người đứng đầu giáo phái Chính thống giáo Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ[25]
Đây là một trong những lạc giáo đáng kinh ngạc khác chống lại Chức Giáo Hoàng và Vaticanô I. Biển Đức XVI một lần nữa nói lập trường của vị Thượng phụ ly khai không Công Giáo Athenagoras, bác bỏ Chức vị Giáo Hoàng và chỉ thừa nhận Giám mục Rôma là người kế vị Thánh Phêrô với quyền trưởng thượng trong danh dự NHƯNG KHÔNG TRONG THẨM QUYỀN TỐI CAO, là đủ. Hơn nữa, Biển Đức XVI nói rằng lý do chúng ta không thể mong đợi người “Chính thống giáo” tin vào Chức vị Giáo Hoàng (quyền tối thượng của thẩm quyền tối cao của đức giáo hoàng, không chỉ là một quyền tối thượng trong danh dự) là vì nó thậm chí không được tin trong thiên niên kỷ đầu tiên (theo ông)! Do đó, Biển Đức XVI cho rằng quyền tối thượng là thẩm quyền tối cao do Chúa Giêsu Kitô trao cho Thánh Phêrô và những người kế vị ngài chỉ là hư cấu, một phát minh của các thời đại sau này, không được giữ trong Hội thánh tiên khởi. Ông nói rằng lập trường ly giáo của Athenagoras – cho rằng người kế vị Thánh Phêrô chỉ sở hữu một quyền tối thượng trong danh dự đơn thuần – là “giáo lý quyền tối thượng đã định hình và tồn tại trong thiên niên kỷ đầu tiên” và “Rôma không nên đòi hỏi nhiều hơn”! Lưu ý cách Biển Đức XVI trực tiếp từ chối Vaticanô I, trong đó xác định rằng trong mọi thời đại, quyền tối thượng trong thẩm quyền đã được công nhận:
Ratzinger (nay là Biển Đức XVI) hoàn toàn bác bỏ tín điều này và toàn bộ Đức tin Công Giáo.
Quay trở lại với lạc giáo của Biển Đức XVI rằng những người không Công Giáo không bị ràng buộc phải tin vào Chức vị Giáo hoàng, điều này cũng được dạy bởi Tổng trưởng Hội đồng Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu, “Hồng y” Walter Kasper.
Tuyên bố của Kasper lạc giáo đến nỗi ngay cả nhiều người bảo vệ Biển Đức XVI cũng đã gán cho Kasper là lạc giáo đồ. Nhưng như chúng ta đã thấy, Biển Đức XVI tin vào điều tương tự. Trong trích dẫn sau đây, chúng ta thấy rằng Biển Đức XVI về cơ bản sử dụng các từ chính xác giống như Kasper trong việc bác bỏ tín điều Công Giáo!
HỒNG Y KASPER VÀ BIỂN ĐỨC XVI ĐỀU BÁC BỎ ĐẠI KẾT CỦA SỰ HỒI QUY – HOÁN CẢI NGƯỜI TIN LÀNH
“Hồng y” Walter Kasper: “… ngày nay chúng ta không còn hiểu chủ nghĩa đại kết theo nghĩa của sự hồi quy, theo đó những người khác sẽ ‘hoán cải’ và trở lại thành người Công Giáo. Điều này rõ ràng đã bị Vaticanô II từ bỏ.”[30]
Biển Đức XVI, Bài diễn văn đến người Tin Lành tại Ngày Thanh Thiếu Niên Thế Giới, ngày 19 tháng 8, 2005: “Và bây giờ chúng ta hỏi: Khôi phục sự thống nhất của tất cả các Kitô hữu có nghĩa là gì?... sự thống nhất này không có nghĩa là điều có thể được gọi là đại kết của sự hồi quy: nghĩa là, từ chối lịch sử đức tin của chính mình. Hoàn toàn không!”[31]
Như so sánh này cho thấy, giống như “Hồng y” Kasper, Biển Đức XVI trắng trợn bác bỏ “chủ nghĩa đại kết của sự hồi quy,” nghĩa là những người không theo Công Giáo cần phải trở lại Giáo Hội Công Giáo bằng cách hoán cải và từ chối các giáo phái lạc giáo của họ. Cả hai đều bác bỏ lời dạy của Giáo Hoàng Piô XI từng chữ một.
Biển Đức XVI là kẻ lạc giáo cố ý. Ông cho rằng những người Tin Lành và Đông Ly giáo không cần phải hoán cải và chấp nhận Vaticanô I. Ông là người bác bỏ trắng trợn tính thiết yếu của Đức tin Công Giáo cho ơn cứu độ, và giáo huấn tín lý của Vaticanô I.
Đó là lý do tại sao Biển Đức XVI tham gia cùng Phaolô VI và Gioan Phaolô II trong ca ngợi việc thu hồi vạ tuyệt thông chống lại “Chính Thống giáo” – và do đó bác bỏ Vaticanô I
Vào năm 1054, Thượng phụ Constantinopolis, Michael Cerularius, đã phá vỡ hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hoàng Rôma. Cerularius bác bỏ thẩm quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng và đóng cửa các nhà thờ Nghi lễ La Mã ở Constantinopolis. Cerularius đã bị Giáo Hoàng Thánh Lêô IX phạt vạ tuyệt thông, và cuộc Đại Ly Giáo Đông phương chính thức khởi đầu.[34]
Do đó, những gì “xảy ra vào năm 1054,” được đề cập bởi Biển Đức XVI ở trên, chỉ các án tuyệt thông được Giáo Hội Công Giáo ban trừng phạt những người theo Michael Cerularius vào ly giáo và chối bỏ Chức Giáo Hoàng. Phaolô VI đã “dỡ bỏ” những án tuyệt thông này vào cuối Vaticanô II, và Gioan Phaolô II đã ca ngợi và kỷ niệm việc dỡ bỏ chúng nhiều lần. Giờ đây chúng ta thấy rằng Biển Đức XVI tuân theo gương của Gioan Phaolô II và cũng kỷ niệm sự kiện này.
Tất cả những điều này chỉ đơn giản có nghĩa Phaolô VI, Gioan Phaolô II và bây giờ là Biển Đức XVI đã cố gắng lật đổ Chức vị Giáo hoàng như một tín điều phải được tin dưới án lạc giáo và bị tuyệt thông. Nhưng như chúng ta đã thấy, Vaticanô I đã tuyên bố nhiều lần và theo nhiều cách rằng những người bác bỏ tín điều Chức vị Giáo hoàng bị chúc dữ, bị cắt lìa khỏi Đức tin. Do đó, cố gắng lật ngược các án tuyệt thông chống lại những người vẫn chối bỏ Chức vị Giáo Hoàng chỉ đơn giản là táo tợn bác bỏ giáo huấn của Vaticanô I. Đây là lạc giáo và ly giáo cố ý được biểu thị bằng lời nói và hành động.
Biển Đức XVI cùng với “mục sư” Luther
Biển Đức XVI cầu nguyện kinh chiều đại kết với người ly giáo và Tin lành đồng thời nói rằng ông yêu Giáo hội Chính thống ly khai
Biển Đức XVI cầu nguyện kinh chiều đại kết vào ngày 12 tháng 9, 2006.[35] Đây là sự tham gia tích cực vào hoạt động thờ phượng phi Công Giáo. Đó là một biểu hiện của lạc giáo bằng hành động.
Đây là một lạc giáo lớn khác của Biển Đức XVI. Đầu tiên, ông tham gia tích cực vào việc cầu nguyện và thờ phượng của người không Công Giáo, bị lên án trong giáo huấn Công Giáo.
Thứ hai, ông nói rằng ông yêu Giáo hội Chính thống – một giáo phái phi Công Giáo và lạc giáo. Điều gì có thể lạc giáo hơn là nói: “Tôi yêu Giáo hội Ly khai”? Sau đó, ông chỉ ra rằng những người ly khai, và những người Tin Lành có một sự hiệp thông với Thiên Chúa, hiệp thông cùng nhau, và hiệp thông với Đức Tin của các Thánh Tông đồ. Tất cả đều hoàn toàn lạc giáo. Biển Đức XVI là một kẻ lạc giáo công khai trong hiệp thông với những người không Công Giáo.
Lạc giáo tồi tệ nhất của Biển Đức XVI? Ông cầu nguyện với nhà lãnh đạo của các Giáo hội “Chính thống” giáo thế giới và ký một Tuyên bố chung với ông ta nói rằng ông ta đang ở trong Hội Thánh Đức Kitô
Biển Đức XVI ôm lấy nhà lãnh đạo của các Giáo hội ly khai Đông “Chính thống” giáo thế giới, Bartholomew I, trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11 năm 2006
Trong chuyến công du năm 2006 đến Thổ Nhĩ Kỳ, Biển Đức XVI đã đi vào hai nhà thờ chính toà ly khai và gặp gỡ ba vị thượng phụ ly khai, bao gồm cả nhà lãnh đạo của các giáo hội ly khai thế giới: Thượng phụ Đông Chính thống giáo Constantinopolis, Bartholomew I. Biển Đức XVI không chỉ thực hiện một hành động thông dự vật dụng thánh với ly giáo đồ, nhưng ông có thể đã phạm phải lạc giáo tồi tệ nhất của mình trong tuyên bố chung với ông ta.
Thấy chứ? Ông nói: “… trách nhiệm của chúng ta với tư cách là các mục sư TRONG HỘI THÁNH ĐỨC KITÔ”! Điều gì có thể lạc giáo hơn: tuyên bố trong một tuyên bố chung với nhà lãnh đạo các giáo hội ly khai thế giới rằng nhà lãnh đạo ly giáo, người bác bỏ Chức vị Giáo hoàng và Giáo hoàng bất khả ngộ, là “trong Hội Thánh Đức Kitô”?
Biển Đức XVI đã thực hiện tuyên bố chính thức lạc giáo này trong một nhà thờ chính toà ly khai như một phần của tuyên bố chung trong một nghi lễ phụng vụ thiêng liêng với một ly giáo đồ khét tiếng! Do vậy, đó là chính thức: Biển Đức XVI đã tuyên bố trong một tuyên bố chung công khai rằng ta có thể chối bỏ Chức vị Giáo Hoàng, Giáo hoàng bất khả ngộ, Vaticanô I, v.v. và ở trong Hội Thánh Đức Kitô. Ông ta chắc chắn là một kẻ lạc giáo công khai. Bất cứ ai phủ nhận điều này, khi thấy những điều trên, cũng là một người lạc giáo. Ngay cả người bảo vệ không trung thực và cứng rắn nhất của Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI cũng sẽ thấy không thể giải thích điều này đi.
Tất cả những lạc giáo này từ Biển Đức XVI cũng là một sự nhạo báng hoàn toàn các vị thánh và thánh tử đạo phải chịu đựng vì họ từ chối trở thành Đông “Chính thống” giáo, như đã được đề cập trước đó trong phần có tựa đề: Những người Công Giáo bị tra tấn và tử đạo vì họ từ chối trở thành Đông Ly giáo (Bài: Lạc giáo của Gioan Phaolô II).
Đó là lý do tại sao Biển Đức XVI thậm chí còn khuyến khích vị Thượng phụ Ly khai Tiếp tục Sứ vụ Mình
Biển Đức XVI khuyến khích vị thượng phụ phi Công Giáo, ly khai nối lại sứ vụ phi Công Giáo và ly giáo của mình. Hơn nữa, trong chuyến công du đến Thổ Nhĩ Kỳ, Biển Đức XVI nhớ lại cử chỉ trao thánh tích của Gioan Phaolô II cho những kẻ ly giáo. Biển Đức XVI nói rằng một hành động như vậy là một dấu hiệu của sự hiệp thông.
Điều này một lần nữa chứng minh rằng “cử chỉ của chủ nghĩa đại kết” biểu thị sự bác bỏ tín điều những kẻ ly giáo phải chấp nhận Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng để trong hiệp thông với Giáo Hội.
Lạc giáo khó tin của Biển Đức XVI về “Tổng giám mục” Athens
Biển Đức XVI nói rằng Christodoulos, Giám mục “Chính thống” phi Công Giáo ở Hy Lạp, có thẩm quyền đối với toàn Hy Lạp! Ông cũng nói rằng những kẻ ly giáo là người “tín hữu” và Chúa giao phó cho vị giám mục ly khai một “sứ vụ nặng nhọc.” Hơn nữa, hãy chú ý đến tiêu đề khó tin xuất hiện trên tờ báo chính thức của Vatican khi giám mục phi Công Giáo này đến thăm Biển Đức XVI. Tờ báo chính thức của Vatican (trích dẫn Biển Đức XVI) nói về vị “tổng giám mục” phi Công Giáo ở Hy Lạp là “Tổng giám mục Athens và Toàn Hy Lạp” trong tiêu đề khổng lồ được lặp đi lặp lại trên khắp tờ báo. Tất cả những điều này là một sự chối bỏ hoàn toàn tín điều Công Giáo về sự thống nhất của Giáo hội.
THÊM LẠC GIÁO VỚI NGƯỜI TIN LÀNH TỪ BIỂN ĐỨC XVI
Biển Đức XVI với “Giám mục” Tin lành Tín nghĩa Wolfgang Huber năm 2005[44]
Biển Đức XVI trực tiếp bác bỏ việc hoán cải người Tin Lành một lần nữa trong cuốn sách Nguyên tắc Thần học Công Giáo của ông.
Hãy lưu ý rằng Biển Đức XVI không muốn các tôn giáo Tin lành được giải tán và hoán cải sang Công Giáo, mà là hy vọng, thay vào đó, họ sẽ được củng cố trong tuyên tín Tin Lành.
Cuộc họp cầu nguyện đại kết của Biển Đức XVI trong nhà thờ Phái Luther: ông tấn tốc về phía trước với lạc giáo đại kết khổng lồ
Biển Đức XVI tại buổi cầu nguyện chung trong một cuộc họp Đại kết tại một ngôi đền phái Luther ở Warsaw vào ngày 25 tháng 5, 2006 – đừng nhầm lẫn bởi cây thánh giá; nhiều nhà thờ phái Luther sử dụng cây thánh giá
Có khá nhiều lạc giáo trong bài phát biểu mà Biển Đức XVI đã đưa ra trong nhà thờ Luther. Cho phép chúng tôi nhanh chóng tóm tắt các điểm chính. Đầu tiên, Biển Đức XVI đi đến ngôi đền Luther và tham gia tích cực vào một nghi lễ “cầu nguyện chung” (lời của ông) với người Luther, những người Tin lành khác và ly giáo đồ “Chính thống.” Đây là một biểu hiện cho lạc giáo bằng hành động – tham dự một ngôi đền Luther phi Công Giáo.
Thứ hai, ông đề cập đến cuộc Quang lâm lần hai của Đức Kitô, và nói: “chúng ta [tức là, ông và người Luther và “Chính thống” giáo] hướng tới cuộc gặp gỡ đó, tràn đầy hy vọng và tin tưởng rằng cho chúng ta đó sẽ là ngày của ơn cứu độ”; nói cách khác, những người Tin lành và ly giáo mà ông đang nói sẽ được cứu rỗi. Đây là hoàn toàn lạc giáo.
Thứ ba, ông mô tả mình và người Luther và “Chính thống” giáo như một cộng đồng môn đồ duy nhất: “Là một cộng đồng các môn đồ…” Điều này cho thấy Biển Đức XVI là một phần của cùng một Giáo hội với người Luther và ly giáo; nghĩa là, ông là một phần của một giáo phái phi Công Giáo.
Thứ tư, Biển Đức XVI nhớ lại nhiều thành tựu đại kết giả dối, bao gồm Tuyên bố Chung với Giáo hội Luther về ơn Công chính hoá xỉ vả Công đồng Trentô. Ông cũng nhớ lại “tưởng niệm đại kết của các nhân chứng thế kỷ 20 của đức tin”, đó là tưởng niệm người không Công Giáo là những người tử vì đạo cho Đức tin. Ông cũng nhớ lại Ut Unum Sint, đầy rẫy những lạc giáo, bao gồm cả ý nghĩ rằng có những vị thánh phi Công Giáo. Ông cũng thúc đẩy một bản dịch Đại kết mới của Kinh Thánh. Biển Đức XVI rõ ràng là một nguỵ giáo hoàng phi Công Giáo.
Biển Đức XVI khuyến khích người đứng đầu vô hiệu Giáo hội Anh giáo trong “sứ vụ” của mình và nói rằng Giáo phái Anh giáo có nền tảng trong Truyền thống Tông đồ
Giáo phái Anh giáo có nền tảng, không phải trong Truyền thống Tông đồ, mà là trong “truyền thống” dâm loạn của Henry VIII và sự ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo. Biển Đức XVI khuyến khích người đứng đầu giáo phái Anh giáo trong “sứ vụ” của mình, và chế giễu tất cả các vị thánh và thánh tử đạo đã phải chịu đựng và tuẫn giáo vì họ sẽ không trở thành người Anh giáo.
TẠI VATICANÔ II, BIỂN ĐỨC XVI CŨNG PHỦ NHẬN RẰNG NHỮNG NGƯỜI PHI CÔNG GIÁO CẦN ĐƯỢC HOÁN CẢI
Biển Đức XVI thậm chí không phải là người Công Giáo chút nào.
BIỂN ĐỨC XVI CA NGỢI SỰ “VĨ ĐẠI” CỦA LÒNG “NHIỆT THÀNH THIÊNG LIÊNG” CỦA LUTHER
Martin Luther là một trong những kẻ lạc giáo tồi tệ nhất trong lịch sử Giáo hội. Luther đã tấn công Giáo Hội Công Giáo và các tín điều với sự hung tợn. Trong khi không bao giờ lên án Luther là một người lạc giáo, Biển Đức XVI thường nói tích cực về quan điểm của Luther và thậm chí ca ngợi ông ta.
Tại Vaticanô II, Biển Đức XVI thậm chí còn phàn nàn rằng văn kiện Gaudium et Spes dựa quá nhiều vào Teilhard de Chardin và không đủ vào Martin Luther.[49] Biển Đức XVI cũng được ghi nhận là đã cứu Tuyên bố chung với Giáo hội Luther về ơn Công chính hoá năm 1999, trong đó tuyên bố rằng lạc giáo của Luther về công chính hoá chỉ bằng đức tin (và nhiều điều khác) theo cách nào đó không còn bị Công đồng Trentô lên án.
BIỂN ĐỨC XVI KHUYẾN KHÍCH CÁC GIÁO HỘI GIÁM LÝ THAM GIA VÀO TUYÊN BỐ CHUNG HOÀN TOÀN LẠC GIÁO VỚI GIÁO HỘI LUTHER VỀ ƠN CÔNG CHÍNH HOÁ, BÁC BỎ CÔNG ĐỒNG TRENTÔ
Như đã đề cập, Tuyên bố chung với Giáo hội Luther về ơn Công chính hoá hoàn toàn bác bỏ Công đồng Trentô bằng cách dạy rằng các khoản luật bất khả ngộ của Trentô không còn áp dụng cho người Luther. Biển Đức XVI tuân theo thỏa thuận Tin lành này và khẳng định rằng nó được ký bởi “Giáo hội Công Giáo.”
BIỂN ĐỨC XVI CA NGỢI TU VIỆN ĐẠI KẾT PHI CÔNG GIÁO Ở TAIZE VÀ NÓI RẰNG NÊN THÀNH LẬP NHIỀU TU VIỆN HƠN NỮA
Tu viện Đại kết Taize nằm ở Pháp. Đó là một tu viện được tạo thành từ hơn một trăm tu huynh từ các giáo phái phi Công Giáo khác nhau, bao gồm cả Tin lành.[52]
Vậy là, nhiều tu viện đại kết phi Công Giáo nên được hình thành hơn nữa, theo Biển Đức XVI.
BIỂN ĐỨC XVI TRAO MÌNH THÁNH CHO NGƯỜI SÁNG LẬP TIN LÀNH CỘNG ĐOÀN TAIZE
Biển Đức XVI trao Mình Thánh cho lạc giáo đồ công khai, Huynh Roger Schutz, người sáng lập Tin lành cộng đoàn Taize[54]
Biển Đức XVI đã trao Mình Thánh cho Huynh Roger, người sáng lập cộng đoàn Taize, ngày 8 tháng 4, 2005. Và khi Huynh Roger qua đời vào tháng 8 năm 2005, Biển Đức XVI nói rằng tên lạc giáo Tin lành này đã ngay lập tức lên thiên đàng.
Quá nhiều cho thực tế là Huynh Roger rời khỏi Giáo Hội Công Giáo, chối bỏ các tín điều trong nhiều thập kỷ và trở thành người sáng lập giáo phái phi Công Giáo của riêng mình. Theo Biển Đức XVI, ông ta vẫn vào được Nước Trời. Đây là lạc giáo công khai. Biển Đức XVI còn nói rằng Sưhuynh lạc giáo Roger đang hướng dẫn chúng ta từ trên cao.
Biển Đức XVI cũng ca ngợi “lời tuyên xưng đức tin” của Huynh Roger.[57] Nếu bạn tin rằng Biển Đức XVI là một Giáo hoàng Công Giáo, bạn cũng có thể tham dự nhà thờ Tin lành.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG “THÁNH THỂ” CỦA TIN LÀNH LÀ MỘT THÁNH THỂ CỨU RỖI!
Tin Lành không có Thánh Thể thành sự. Họ không có giám mục và linh mục hữu hiệu, vì họ thiếu tông truyền. Nhưng Biển Đức XVI nói như trên ngay cả khi ta chấp nhận tín điều Công Giáo về tông truyền, ta KHÔNG NÊN THEO CÁCH NÀO TỪ CHỐI SỰ CỨU RỖI CỦA ĐỨC CHÚA TRONG “TIỆC LY ĐỨC CHÚA” CỦA TIN LÀNH TÍN NGHĨA.” Theo Biển Đức XVI, người Tin Lành không thiếu đi sự Hiện diện Thánh thể cứu độ. Điều này có nghĩa là ta có thể có Thánh Thể cứu rỗi hiện diện tại nhà thờ Tin lành khu vực. Đây là lạc giáo đáng kinh ngạc.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG TIN LÀNH (TIN LÀNH TÍN NGHĨA) CỨU RỖI
Đây là một sự chối bỏ táo bạo tín điều Bên ngoài Giáo hội Không có Ơn cứu độ. Nếu đó là sự thật, sẽ hoàn toàn không có lý do gì để trở thành người Công Giáo.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG TIN LÀNH KHÔNG PHẢI LÀ LẠC GIÁO
Tin lành là sự chối bỏ nhiều tín điều của Đức tin Công Giáo. Tin Lành không chỉ là một lạc giáo, mà còn là tập hợp những lạc giáo khét tiếng nhất mà Giáo hội từng phải tranh đấu.
Nhưng Biển Đức XVI nói với chúng ta rằng người Tin Lành không phải là lạc giáo đồ, và bản thân Tin Lành không phải là lạc giáo. Đây là bằng chứng không thể phủ nhận rằng Biển Đức XVI không phải là một người Công Giáo, mà là một kẻ lạc giáo hoàn toàn. Đây là một trong những lạc giáo tồi tệ nhất của Biển Đức XVI.
BIỂN ĐỨC XVI MỘT LẦN NỮA CHỈ RA RẰNG SỰ ĐOÀN KẾT VỚI CÁC TÍN ĐỒ TIN LÀNH TÔN TRỌNG, KHÔNG PHẢI HOÁN CẢI, SỰ ĐA DẠNG CỦA TIẾNG NÓI
Ông nói rằng ông ta tìm kiếm sự thống nhất với họ trong khi tôn trọng sự đa dạng của tiếng nói. Điều này một lần nữa nói lên lập trường của ông rằng họ không cần phải từ bỏ những điều này và sự thống nhất với họ không phải là “đại kết của sự hồi quy.”
BIỂN ĐỨC XVI NÓI VỀ “SỰ XUNG TÚC” CỦA CÁC GIÁO PHÁI LẠC GIÁO VÀ LY KHAI
LẠC GIÁO CỦA BIỂN ĐỨC XVI VỀ BÍ TÍCH
Năm 2001, Vatican đã phê duyệt một văn kiện với Giáo hội Ly khai Assyria Đông phương. Văn kiện nói rằng các thành viên của Giáo hội Vaticanô II có thể đến nhà thờ ly khai và nhận Thánh thể và ngược lại. Văn kiện đã được Biển Đức XVI phê duyệt. Vấn đề với văn kiện này, bên cạnh việc ly giáo đồ Assyria không phải là người Công Giáo, là phụng vụ của giáo phái ly khai này không có lời thánh hiến, không có “bối cảnh thiết lập.” Biển Đức XVI đã đề cập đến vấn đề trong cuốn sách Hành hương Tình hữu Đức tin:
Biển Đức XVI thừa nhận rằng phụng vụ giáo phái ly khai này không có “bối cảnh thiết lập,” đó là những lời thánh hiến. Nhưng ông vẫn chấp thuận nhận Thánh thể tại phụng vụ giáo phái ly khai này mà không có lời thánh hiến.
Biển Đức XVI đã đi đến quyết định đáng kinh ngạc này bởi vì ông phủ nhận rằng từ ngữ là cần thiết cho việc thánh hiến hợp lệ!
Ông ta hoàn toàn chối bỏ giáo huấn Công Giáo về bí tích.
Việc Biển Đức XVI cho rằng Thánh lễ mà không có bất kỳ lời thánh hiến nào là hợp lệ chứng minh rằng ông ta thậm chí không có một tí nào của Đức tin Công Giáo. Ông là một kẻ lạc giáo công khai chống lại giáo huấn về bí tích của Giáo Hội. Và điều này được lặp lại trong một số cuốn sách của ông.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI PHÉP RỬA TỘI TRẺ EM KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ ĐỂ TỒN TẠI
Đây là một lạc giáo đáng kinh ngạc và khổng lồ! Biển Đức XVI nói rằng bất cứ nơi nào phép rửa tội bị cắt rời khỏi người học đạo – ví dụ, trong phép rửa tội ở trẻ em – nó sẽ mất lý do tồn tại. Phép rửa tội trẻ em không có ý nghĩa hay mục đích, theo Biển Đức XVI. Đó là lý do tại sao trong cuốn sách của ông, Thiên Chúa và Thế Giới, Biển Đức XVI BÁC BỎ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÉP RỬA TỘI TRẺ EM LÀ “KHÔNG KHAI SÁNG.”
Ông nói rằng các thời đại trước đó “đã nghĩ ra” (không phải nhận được từ Đức Kitô) giáo huấn về sự thiết yếu phải làm phép rửa tội trẻ em để chúng đạt được ân điển thánh hóa. Ông nói rằng giáo huấn này là “không khai sáng”! Đây là lạc giáo khủng khiếp. Công đồng Florence và Trentô đã định tín bất khả ngộ rằng Bí tích Rửa tội là thiết yếu cho ơn cứu độ, và rằng những đứa trẻ sơ sinh chết mà không có lãnh Bí tích Rửa tội không thể được cứu.
Một số người có thể tự hỏi tại sao Ratzinger thực hành phép rửa tội trẻ em? Đó là bởi vì ông ta thấy không có vấn đề gì khi thực hành và trải qua các giai đoạn với một điều gì đó, đối với ông ta, không có ý nghĩa hay mục đích. Theo cách tương tự, ông đóng giả là “Giáo hoàng” mặc dù ông thậm chí còn không tin vào quyền tối thượng là thẩm quyền tối cao của các giáo hoàng. Tương tự vậy, ông ta đóng giả là người đứng đầu Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô trong khi ông ta thậm chí không tin rằng Chúa Giêsu Kitô nhất thiết phải là Đấng Mêsia, như đã được chứng minh.
NHỮNG LẠC GIÁO CỦA BIỂN ĐỨC XVI VỀ KINH THÁNH
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Thánh Kinh là Thánh Ngôn Thiên Chúa bất khả ngộ và không sai lạc. Vaticanô I cũng tuyên bố rằng tất cả những gì có trong Thánh Ngôn được viết phải được tin với Đức tin thiêng liêng và Công Giáo.
NHƯNG BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG CÂU CHUYỆN SÁNG TẠO TRONG THÁNH KINH DỰA TRÊN CÁC CÂU CHUYỆN SÁNG TẠO NGOẠI GIÁO
Nếu câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng thế một phần dựa trên các câu chuyện sáng tạo ngoại giáo, điều này có nghĩa là câu chuyện kinh thánh không phải là nguyên bản cũng không được trực tiếp linh hứng bởi Thiên Chúa. Lời phát biểu này từ Biển Đức XVI là lạc giáo và cho thấy một lần nữa rằng ông ta là một kẻ bội đạo vô tín.
BIỂN ĐỨC XVI GỢI NGHI NGỜ NHỮNG BIA ĐÁ CỦA SÁCH XUẤT HÀNH
Trong Xuất Hành 31, ta đọc rằng Đức Chúa đã ban cho Môsê hai phiến đá được viết bằng ngón tay của Đức Chúa.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG CÁC CÂU TRONG KINH THÁNH KHÔNG ĐÚNG
BIỂN ĐỨC XVI VỀ THUYẾT TIẾN HÓA
LẠC GIÁO VÀ BỘI GIÁO CỦA BIỂN ĐỨC XVI VỚI HỒI GIÁO
Hồi giáo là một tôn giáo giả dối bác bỏ Chúa Ba Ngôi và Thần tính Chúa chúng ta. Giáo Hội Công Giáo dạy chính thức rằng Hồi giáo là một thứ ghê tởm – một tôn giáo giả dối mà những ai bên trong cần phải hoán cải để được cứu độ.
BIỂN ĐỨC XVI CÓ “SỰ TÔN TRỌNG SÂU SẮC” ĐỐI VỚI HỒI GIÁO
Lưu ý ông ta có “sự tôn trọng sâu sắc” đối với không chỉ Hồi giáo, mà còn các tôn giáo giả dối khác. Đây là bội giáo. Cũng lưu ý rằng ông coi sự tôn trọng đối với chính tôn giáo giả dối cũng giống như tôn trọng các “tín đồ” Hồi giáo. Ông ta nói về hai điều hoán đổi lẫn nhau, như chúng ta thấy. Điều này rất quan trọng cần ghi nhớ bởi vì Biển Đức XVI thường nói rằng ông tôn trọng các tín hữu Hồi giáo hoặc người Hồi giáo là tín hữu. Khi làm như vậy, ông ta đang tôn trọng tôn giáo giả dối của họ, như chúng ta thấy đã được chứng minh rõ ràng trong trích dẫn tiếp theo.
Lưu ý rằng Biển Đức XVI thừa nhận ở đây rằng chính Vaticanô II dạy sự tôn trọng đối với Hồi giáo.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG CÓ MỘT HỒI GIÁO CAO QUÝ
Ông đang nói ở đây một tôn giáo giả dối là tốt. Đây là bội giáo.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG HỒI GIÁO ĐẠI DIỆN CHO SỰ VĨ ĐẠI
Ông nói rằng Hồi giáo, một tôn giáo giả dối bác bỏ Thần tính của Chúa Giêsu Kitô và toàn bộ Đức tin Công Giáo, đại diện cho “sự vĩ đại.” Đây là bội giáo. Hồi giáo đại diện cho sự vô tín, sự chối bỏ Chúa Ba Ngôi và bóng tối. Cũng thật thú vị khi lưu ý rằng trong khi nói về các “yếu tố kỳ diệu” trong Ấn giáo, Biển Đức XVI đề cập đến các khía cạnh tiêu cực như hệ thống đẳng cấp, v.v. Ông không đề cập đến thực tế là Ấn Độ giáo sùng bái tà thần trong số các khía cạnh tiêu cực.
Hãy lưu ý rằng Biển Đức XVI không chỉ đơn thuần coi trọng các thành viên của các tôn giáo giả dối, mà chính các tôn giáo giả dối. Đây là bội giáo.
Biển Đức XVI tôn trọng các tín hữu của giáo phái tà ác này; ông nói rằng họ thờ phượng Thiên Chúa; ông chúc họ được phước lành của Đức Chúa trong “cuộc hành trình thiêng liêng” tháng Ramadan của họ. Điều này chỉ đơn giản là bội giáo.
BIỂN ĐỨC XVI COI TRỌNG CÁC NỀN VĂN MINH HỒI GIÁO
Các nền văn minh Hồi giáo là một trong những điều xấu xa nhất và bài Kitô giáo trong lịch sử. Do đó, tuyên bố này của Biển Đức XVI là hoàn toàn bội giáo.
Đầu tiên ông đề cập rằng ông đã bày tỏ lòng kính trọng tại ngôi mộ của tên Ataturk vô thần. Sau đó, ông nói rằng ông ta ngưỡng mộ tất cả người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngưỡng mộ ai đó là khâm phục người ấy. Điều này có nghĩa ông khâm phục tất cả những người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó có nghĩa ông không chỉ khâm phục hàng triệu người chối bỏ Đức Kitô, mà ngay cả những tên tội phạm trong số những người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ; vì chắc chắn phải có một số. Sau đó, ông ca ngợi “sự kết hoa đáng chú ý của nền văn minh Hồi giáo,” giam cầm hàng triệu người trong bóng tối và sự vô tín. Sau đó, ông ca ngợi các di tích Hồi giáo trong quá khứ, và nói rằng người Hồi giáo “tự hào về những điều này thật đúng đắn.” Cuối cùng, ông nói rằng là “tín hữu” người Hồi giáo có thể rút ra sức mạnh từ lời cầu nguyện của họ - chỉ ra rằng việc thực hành Hồi giáo là đúng và xác thực. Biển Đức XVI là một kẻ bội đạo hoàn toàn.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG HỒI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO CÓ CÙNG MỘT ĐỨC CHÚA
Hồi giáo và Kitô giáo không có cùng một Đức Chúa. Những người theo Hồi giáo chối bỏ Chúa Ba Ngôi. Kitô hữu thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG ÔNG TÔN TRỌNG KINH KORAN NHƯ LÀ CUỐN SÁCH THÁNH CỦA MỘT TÔN GIÁO VĨ ĐẠI
Biển Đức XVI tôn trọng Kinh Koran như thánh thư của một tôn giáo vĩ đại. Kinh Koran phạm thánh Thiên Chúa Ba Ngôi, phủ nhận Thần tính của Đức Kitô, và nói những ai tin vào điều đó là phân thải. Nó cũng nói rằng tất cả Kitô hữu đều bị nguyền rủa. Tuyên bố này của Biển Đức XVI là hoàn toàn bội giáo. Chúng tôi đã đề cập đến cách Gioan Phaolô II hôn Kinh Koran; đây là hôn Kinh Koran bằng lời nói.
BIỂN ĐỨC XVI ĐI VÀO NHÀ THỜ HỒI GIÁO VÀ CẦU NGUYỆN VỀ PHÍA MECCA NHƯ NGƯỜI HỒI GIÁO
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2006, trong chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ, Biển Đức XVI đã cởi giày và vào Nhà thờ Hồi giáo Xanh. Ông làm theo mệnh lệnh của người Hồi giáo để quay về phía “Kiblah” – phương hướng của Mecca. Rồi lời cầu nguyện bắt đầu. Biển Đức XVI cầu nguyện như người Hồi giáo về phía Mecca trong nhà thờ Hồi giáo. Ông ta thậm chí còn quàng tay mình trong cử chỉ cầu nguyện Hồi giáo gọi là “cử chỉ yên tĩnh.” Hành động bội giáo đáng kinh ngạc này đã được báo cáo và hiển thị trên khắp các phương tiện truyền thông chính thống. Không quá lời khi nói rằng Biển Đức XVI đã được thụ giáo vào Hồi giáo.
Điều này hoàn toàn chứng minh rằng Biển Đức XVI là một kẻ bội đạo. Đây là một trong những hành động tai tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.
Thánh Thomas nói rằng một người thờ phượng tại nấm mồ Mahomet sẽ được coi là một kẻ bội đạo; cầu nguyện trong một nhà thờ Hồi giáo, và về phía Mecca giống như người Hồi giáo, còn tồi tệ hơn nhiều. Đó là lý do tại sao không có giáo hoàng nào trong lịch sử từng đi vào một nhà thờ Hồi giáo; tất cả họ đều hiểu rằng thậm chí đến đó sẽ là biểu thị sự chấp thuận Hồi giáo. Với hành động này, cuộc tranh luận về việc Liệu Biển Đức XVI có phải là Giáo Hoàng hay không hoàn toàn kết thúc đối với bất kỳ ai quen thuộc với những sự kiện này và sở hữu một chút thiện chí. Nói với bạn bè và người thân của bạn: Biển Đức XVI là một kẻ lạc giáo, một kẻ bội đạo và do đó là một nguỵ giáo hoàng.
LẠC GIÁO CỦA BIỂN ĐỨC XVI VỚI NGOẠI GIÁO
BIỂN ĐỨC XVI HOÀN TOÀN ỦNG HỘ CHỦ NGHĨA ĐẠI KẾT VÀ CÁC NGHI LỄ ĐẠI KẾT THỜ PHƯỢNG MA QUỶ TẠI ASSISI
Chúng tôi đã đưa tin về các cuộc tụ họp đại kết khét tiếng của Gioan Phaolô II tại Assisi vào năm 1986, nơi ông cầu nguyện với hơn 130 nhà lãnh đạo tôn giáo khác nhau thuộc tất cả các loại tôn giáo giả dối và ma quỷ, đặt tôn giáo chân thật ngang hàng với thờ phượng thần tượng. Hoạt động này hoàn toàn bị lên án bởi Truyền thống Công Giáo. Nó đã bị Giáo hoàng Piô XI lên án là bội giáo.
Chà, chuyến tàu đưa các nhà lãnh đạo tôn giáo giả dối từ Vatican đến sự kiện Assisi năm 2002 (buổi biểu diễn lặp lại) được Biển Đức XVI mô tả là “một biểu tượng của cuộc hành hương của chúng ta trong lịch sử… sự hòa giải của các dân tộc và tôn giáo, một nguồn cảm hứng to lớn…”[94]
Năm 2006, Biển Đức XVI cũng ca ngợi cuộc họp cầu nguyện liên tôn giáo năm 1986 tại Assisi.
Biển Đức XVI ủng hộ các cuộc tụ họp đại kết bội giáo tại Assisi, nơi Gioan Phaolô II cầu nguyện với các nhà lãnh đạo của tất cả các loại tôn giáo ma quỷ và thờ ngẫu tượng – nơi Gioan Phaolô II đã loại bỏ các cây thánh giá khỏi các căn phòng Công Giáo để những người ngoại giáo có thể thờ phượng tà thần. Hãy lưu ý Biển Đức XVI nói rằng các tôn giáo khác biết rằng lời cầu nguyện mang lại cho họ một kinh nghiệm về Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là những kinh nghiệm tôn giáo của họ, chẳng hạn như thờ phượng các vị tà thần trong lời cầu nguyện, là đúng.
BIỂN ĐỨC XVI CHỈ TRÍCH NHỮNG NGƯỜI ĐÃ PHÁ HỦY CÁC NGÔI ĐỀN NGOẠI GIÁO LÀ “NÓNG NẢY”
Những kẻ “nóng nảy” mà ông chỉ trích sẽ bao gồm Thánh Phanxicô Xavie và Thánh Biển Đức.
Thánh Biển Đức đã lật đổ một bàn thờ ngoại giáo và đốt cháy những lùm cây dành riêng cho Apollo khi ông lần đầu tiên đến núi Cassino:
BIỂN ĐỨC XVI NÓI VỚI CHÚNG TA RẰNG CÁC TÔN GIÁO NGOẠI GIÁO VÀ THỜ NGẪU TƯỢNG LÀ THANH CAO VÀ THUẦN KHIẾT
Ông nói rằng tôn giáo thần tượng là cao và thuần khiết. Đây là lạc giáo và bội giáo.
BIỂN ĐỨC XVI CÓ MỘT SỰ TÔN TRỌNG SÂU SẮC CHO ĐỨC TIN GIẢ DỐI
Hãy lưu ý rằng Biển Đức XVI không chỉ tôn trọng các tín đồ của đức tin giả dối, mà còn thể hiện SỰ TÔN TRỌNG SÂU SẮC đối với chính các tôn giáo giả dối! Đây là bội giáo. Điều này có nghĩa là ông ta tôn trọng sự chối bỏ Đức Kitô, chối bỏ Chức vị Giáo Hoàng, sự ủng hộ biện pháp tránh thai và phá thai, v.v. (tất cả đều là một phần của giáo huấn của các “đức tin” khác).
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC TÔN GIÁO GIẢ DỐI LÀ MỘT NGUỒN LÀM XUNG TÚC TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Điều này có nghĩa là các tôn giáo giả dối khác nhau là nguồn gốc của sự tiến bộ và làm giàu cho tất cả mọi người! Đây là bội giáo.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI THẦN HỌC PHẢI HỌC HỎI TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC TÔN GIÁO GIẢ DỐI
Biển Đức XVI nói rằng thần học Công Giáo nên lắng nghe “những trải nghiệm” và “hiểu biết” của các tôn giáo giả dối, và việc bỏ qua chúng sẽ là vô trách nhiệm. Mọi người nên suy nghĩ về tầm quan trọng của một tuyên bố như vậy. Nó chỉ ra rõ ràng rằng ông ta không coi những tôn giáo này (bao gồm cả những tôn giáo ngoại giáo và thờ ngẫu tượng) là giả dối và của Quỷ dữ. Tuyên bố của ông chỉ đơn giản là một biểu hiện khác của sự bội giáo Duy tân rằng tất cả các tôn giáo về cơ bản là đúng đắn bởi vì một người trở thành một tín hữu thông qua “trải nghiệm” tôn giáo của một người.
BIỂN ĐỨC XVI PHỦ NHẬN BÊN NGOÀI GIÁO HỘI KHÔNG CÓ ƠN CỨU ĐỘ
Những gì chúng ta đã thấy cho đến nay đã chứng minh nhiều lần rằng Biển Đức XVI bác bỏ tín điều được minh định bên ngoài Giáo Hội Công Giáo Không có ơn cứu độ. Biển Đức XVI cho rằng chúng ta thậm chí không nên hoán cải người lạc giáo và ly giáo. Nhưng dưới đây là một số ví dụ khác về lạc giáo mà Biển Đức XVI đặc biệt đề cập và phủ nhận tín điều quan trọng này.
BIỂN ĐỨC XVI ĐỀ CẬP BÊN NGOÀI GIÁO HỘI KHÔNG CÓ ƠN CỨU ĐỘ VÀ HOÀN TOÀN BÁC BỎ NÓ
Giáo Hội dạy rằng không có ơn cứu độ bên ngoài Giáo Hội. Biển Đức XVI dạy rằng chắc chắn có ơn cứu độ bên ngoài Giáo Hội trên quy mô lớn. Đây là một sự chối bỏ táo tợn tín điều Bên ngoài Giáo hội Không có Ơn cứu độ.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG CÓ CÁC THÁNH NGOẠI GIÁO
Đây là lạc giáo táo bạo. Hãy nhớ rằng, Giáo Hoàng Êugêniô IV đã định tín bất khả ngộ rằng tất cả những ai chết như là “người ngoại giáo” đều không được cứu.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG CÓ NHIỀU CÁCH DẪN ĐẾN THIÊN ĐÀNG BÊN CẠNH ĐỨC TIN KITÔ GIÁO
Biển Đức XVI hỏi câu hỏi vô cùng quan trọng: Tại sao cần phải thực hành Đức tin Kitô giáo nếu có những cách khác để được cứu rỗi? Biển Đức XVI trả lời câu hỏi bằng cách thừa nhận rằng có nhiều cách khác ngoài Đức tin Kitô giáo dẫn đến ơn cứu độ. Ông thậm chí còn chỉ trích những ai đã hỏi một câu hỏi như vậy.
Biển Đức XVI đã thẳng thừng bác bỏ một lẽ thật được tiết lộ của Đức tin Công Giáo: Chúa Giêsu Kitô là con đường duy nhất đến ơn cứu độ, và Đức tin Công Giáo là thiết yếu cho ơn cứu độ.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG TẤT CẢ CÁC TÔN GIÁO CÓ THỂ DẪN ĐẾN ĐỨC CHÚA TRỜI
Đây là hoàn toàn lạc giáo.
BIỂN ĐỨC XVI XÚC PHẠM TÍN ĐIỀU CÔNG GIÁO
BIỂN ĐỨC XVI XÚC PHẠM SẮC LỆNH CỦA CÔNG ĐỒNG TRENTÔ VỀ THÁNH THỂ
Biển Đức XVI nói rằng tuyên bố bất khả ngộ của Công đồng Trentô “xúc phạm” đôi tai đại kết của ông và rằng “công thức” ấy cần phải được “thanh lọc,” có nghĩa là làm sạch hoặc loại bỏ các yếu tố đáng chê trách! Ông ta hoàn toàn lạc giáo.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG GIÁO LÝ CỦA TRENTÔ VỀ CHỨC LINH MỤC LÀ YẾU ĐUỐI VÀ TAI HẠI TRONG HIỆU ỨNG CỦA NÓ
BIỂN ĐỨC XVI HOÀN TOÀN BÁNG BỔ TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI
Đây là sự bác bỏ của một trong hai nguồn của Thiên Khải, Thánh Truyền.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG THUẬT NGỮ “NGUYÊN TỘI” LÀ SAI
Công đồng Trentô đã ban hành một “Sắc lệnh về Nguyên Tội” bất khả ngộ, trong đó sử dụng thuật ngữ “nguyên tội” không dưới bốn lần.[118]
BIỂN ĐỨC XVI CHỈ TRÍCH KINH TIN KÍNH
BIỂN ĐỨC XVI THỪA NHẬN RẰNG VATICANÔ II ĐÃ THAY ĐỔI HOẶC TỪ CHỐI TÍN ĐIỀU CÔNG GIÁO
BIỂN ĐỨC XVI THẲNG THỪNG THỪA NHẬN RẰNG VATICANÔ II MÂU THUẪN VỚI GIÁO HUẤN BẤT KHẢNGỘ CỦA GIÁO HOÀNG PIÔ IX VỀ TỰ DO TÔN GIÁO VÀ CÁC TÔN GIÁO GIẢ DỐI
Biển Đức XVI không thể lạc giáo cố ý hơn. Ông thừa nhận rằng giáo huấn của Vaticanô II (mà ông tuân thủ) trái ngược trực tiếp với lời dạy của Huấn quyền trong Ngộ Mậu Biểu bị Giáo Hoàng Piô IX lên án. Chúng tôi đã chỉ ra rằng giáo huấn của Vaticanô II về tự do tôn giáo mâu thuẫn với giáo huấn Công Giáo truyền thống. Biển Đức XVI chỉ thừa nhận điều đó. Ta khó có thể yêu cầu thêm một xác nhận rằng giáo huấn của Vaticanô II là lạc giáo. Trong cuốn sách của mình, Biển Đức XVI lặp đi lặp lại điều này nhiều lần, gọi giáo huấn của Vaticanô II là “ngộ mậu biểu ngược,” và nói rằng không thể trở lại với Ngộ Mậu Biểu.
Thật là lạc giáo đáng kinh ngạc!
BIỂN ĐỨC XVI THỪA NHẬN RẰNG GIÁO PHÁI VATICANÔ II ĐÃ TỪ BỎ LỆNH CẤM HỎA TÁNG TRUYỀN THỐNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Luật truyền thống của Giáo Hội lên án hỏa táng, và cấm chôn cất giáo hội cho những người yêu cầu nó.
NHỮNG LẠC GIÁO CỦA BIỂN ĐỨC XVI VỀ GIÁO HỘI
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI KHÔNG LOẠI TRỪ NHỮNG NGƯỜI CÓ QUAN ĐIỂM ĐỐI LẬP
Đây là lạc giáo trắng trợn.
BIỂN ĐỨC XVI DẠY RẰNG “GIÁO HỘI” TỒN TẠI BÊN NGOÀI GIÁO HỘI
Biển Đức XVI tuyên bố rằng chính Giáo hội tồn tại bên ngoài Giáo hội. Đây là điều nhảm nhí lạc giáo phủ nhận rằng chỉ có một Giáo Hội.
BIỂN ĐỨC XVI HOÀN TOÀN BÁC BỎ SỰ THỐNG NHẤT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Tính thống nhất hoặc độc nhất của Giáo Hội Công Giáo là một tín điều rất quan trọng. Đó là một trong bốn đặc điểm của Giáo hội, như trong duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Khi lạc giáo đồ hình thành các giáo phái, họ không phá vỡ tính thống nhất của Giáo Hội Công Giáo, vì tính thống nhất của Giáo hội không thể bị phá vỡ. Họ chỉ đơn giản là rời khỏi Giáo Hội Công Giáo.
NHƯNG BIỂN ĐỨC XVI HOÀN TOÀN BÁC BỎ TÍN ĐIỀU VỀ SỰ THỐNG NHẤT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Biển Đức XVI, Nguyên tắc thần học Công Giáo (1982), tr. 147: “Những vị Giáo Phụ, giờ đây ta có thể nói, là thầy dạy thần học của Giáo hội không phân ly…”
Biển Đức XVI, Nguyên tắc Thần học Công Giáo (1982), tr. 127: “Vì mục đích của chúng ta, loại kinh tin kính thứ tư không cần phải được thảo luận thêm vì đây không phải là một phần của lịch sử kinh tinh kính của Giáo Hội không phân ly.”
Biển Đức XVI, Nguyên tắc Thần học Công Giáo (1982), tr. 145-146: “Những vị Giáo Phụ là thầy dạy của một Giáo Hội chưa phân ly.”
Biển Đức XVI, Đồng Nghiệp của Lẽ Thật, 1990, trang 29: “Điều này có nghĩa là ngay cả trong niềm tin Công Giáo về tính thống nhất của Giáo Hội vẫn đang trong quá trình hình thành; rằng nó sẽ chỉ hoàn toàn đạt được trong eschaton…”
Biển Đức XVI nói rằng tính thống nhất của Giáo Hội (hay tính duy nhất của Giáo Hội), một trong bốn đặc điểm của Hội Thánh chân thật, chưa tồn tại và sẽ không tồn tại cho đến “eschaton” (tận cùng của thế giới)!
NHỮNG LẠC GIÁO KHÁC CỦA BIỂN ĐỨC XVI
BIỂN ĐỨC XVI NÓI GIUĐA CÓ THỂ KHÔNG Ở TRONG Hỏa ngục
Những lời này của Biển Đức XVI biểu thị ông cho rằng Giuđa có thể không ở trong Hỏa ngục. Ông ta hoàn toàn chối bỏ Tin Mừng. Nếu Giuđa không ở trong Hỏa ngục (như Biển Đức XVI chỉ ra là có thể), thì những lời của Chúa chúng ta trong Mátthêu 26:24 (được trích dẫn dưới đây) sẽ là sai.
Nếu Giuđa không xuống Hỏa ngục, thì ông đã đi đến Luyện Ngục hay Thiên Đàng. Trong trường hợp đó, Chúa chúng ta (Đức Chúa toàn tri) không thể nói rằng tốt hơn là Giuđa không được sinh ra. Điều đó rất rõ ràng và rất đơn giản; nhưng những sự thật đơn giản này của Đức tin Công Giáo đều bị giáo phái Vaticanô II phi Công Giáo ném ra ngoài cửa sổ.
Điều khá thú vị là, trong bài phát biểu này, Biển Đức XVI trích dẫn phần đầu tiên của Mátthêu 26:24 (“Khốn cho kẻ nào nộp Con Người”) nhưng không phải phần sau (“thà nó đừng sinh ra thì hơn.”) Bạn có thể thấy sự thiếu sót của ông ta về phần quan trọng của đoạn văn trong trích dẫn ở trên. Đó là một ví dụ nổi bật về việc cắt bỏ phần Tin Mừng mà ông không thích hoặc sắp phủ nhận!
Tiếp tục bác bỏ Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI là thực tế là Chúa chúng ta cũng nói rằng Giuđa bị lạc lối và gọi ông là đứa con hư hỏng, có nghĩa là đứa con chịu luận phạt. Giuđa còn kết thúc cuộc đời mình bằng tội trọng tự tử.
Giáo Hội Công Giáo luôn cho rằng Giuđa đã xuống Hỏa ngục, dựa trên những lời nói rất minh bạch của Chúa chúng ta.
Nhưng cũng giống như các tín điều được minh định khác về ơn cứu độ, ngay cả những từ ngữ và thông điệp rõ ràng nhất của Tin Mừng cũng bị chối bỏ bởi giáo phái Vaticanô II phi Công Giáo, lạc giáo công khai và các nguỵ giáo hoàng của nó.
BIỂN ĐỨC XVI TÔN TRỌNG CON ĐƯỜNG CHỐI BỎ CHÚA GIÊSU KITÔ CỦA HANS KUNG!
Với những ai không biết, Hans Kung phủ nhận Giáo Hoàng Bất khả ngộ và Thần tính của Chúa Giêsu Kitô, bên cạnh nhiều điều khác.
Hans Kung
Hans Kung có thể được mô tả chính xác như một tín đồ Ariô, vì ông phủ nhận Chúa chúng ta đồng chất với Chúa Cha.
Biển Đức XVI không chỉ đơn thuần nói rằng ông tôn trọng Hans Kung, điều này sẽ đủ tồi tệ; ông nói rằng ông tôn trọng con đường của hắn ta – con đường chối bỏ Chúa Giêsu Kitô! Điều này là hoàn toàn bội giáo.
BIỂN ĐỨC XVI NÓI RẰNG ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ THỂ THUỘC VỀ TÔN GIÁO MÀ ANH TA LỰA CHỌN
Theo Biển Đức XVI, điều quan trọng là mọi người đều có thể thuộc về tôn giáo người ấy lựa chọn. Đây là thêm chủ nghĩa thờ ơ tôn giáo. Biển Đức XVI sau đó giải thích lý do của mình để nói điều này: “vì không ai có thể dựng cuộc sống của mình chỉ trên hành trình tìm kiếm vật chất.” Nói cách khác, cuộc sống không chỉ là vật chất; có một thực tại thiêng liêng, vì vậy điều quan trọng là phải chấp nhận một tôn giáo – bất kỳ tôn giáo nào ta chọn! Thật là một kẻ bội đạo.
BIỂN ĐỨC XVI THỐT RA NHIỀU LẠC GIÁO HƠN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO, MÂU THUẪN TRỰC TIẾP VỚI GIÁO HUẤN TÍN LÝ CỦA GIÁO HOÀNG PIÔ IX
Điều này hoàn toàn trái ngược với giáo huấn bất khả ngộ của Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội lên án chính điều ông nói Giáo Hội luôn khẳng định! Hãy tự xem cách giáo huấn của Biển Đức XVI mâu thuẫn rõ ràng như thế nào đối với giáo huấn tín lý của Giáo Hoàng Piô IX. Đặc biệt chú ý đến phần gạch chân, và so sánh nó với giáo huấn của Biển ĐứcXVI:
Biển Đức XVI so với Giáo huấn ex cathedra Công Giáo
Giáo hội cũng khẳng định quyền bất khả xâm phạm của các cá nhân để tuyên xưng đức tin tôn giáo của riêng họ mà không gặp trở ngại, cả công khai và riêng tư
…và rằng một quyền thuộc về mọi công dân… THEO ĐÓ HỌ CÓ THỂ CÓ THỂ THẲNG THẮN VÀ CÔNG KHAI TUYÊN XƯNG VÀ TUYÊN BỐ BẤT KỲ Ý TƯỞNG CỦA HỌ VỀ BẤT CỨ ĐIỀU GÌ... VÌ VẬY, BỞI UY QUYỀN TÔNG TOÀ, CHÚNG TA BÀI XÍCH, TRỤC XUẤT, VÀ LÊN ÁN [suy nghĩ xấu xa như vậy]
BIỂN ĐỨC XVI PHỦ NHẬN SỰ PHỤC SINH CỦA THÂN THỂ
Sự Phục Sinh của Thân Thể là một tín điều rất quan trọng. Bên cạnh việc là một phần của Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ, tín điều này đã được minh định nhiều hơn hầu hết các tín điều khác của Đức Tin.
Biển Đức XVI trắng trợn phủ nhận tín điều này và chứng minh một lần nữa rằng ông ta là một kẻ lạc giáo công khai.
Chúng ta có thể thấy Biển Đức XVI phủ nhận tín điều này trong cuốn sách Giới thiệu về Kitô giáo (như được trích dẫn ở trên) bằng cách dạy rằng Thánh Phaolô không dạy sự phục sinh của thể xác, và sự phục sinh không bao gồm trong việc phục hồi cơ thể. Điều này thật đáng kinh ngạc.
Biển Đức XVI làm dấu quỷ El Diablo
Dưới đây chúng ta thấy Biển Đức XVI làm dấu El Diablo (Quỷ dữ). Dấu quỷ này rất phổ biến trong những kẻ bái Satan và các nhóm nhạc rock bái Satan. Nhiều người đưa ra cử chỉ tay tà ác này mà không biết bởi vì họ bị chiếm hữu bởi linh hồn tà ác. Một số người chỉ ra rằng dấu Quỷ dữ tương tự như cử chỉ tay cho “Tôi yêu bạn” trong ngôn ngữ ký hiệu. Đúng, nhưng đó có lẽ là bởi vì người phát minh ra hệ thống ký hiệu cho người khiếm thính, Helen Keller, bản thân bà ta là một nhà huyền bí và một nhà theo thuyết thần trí. Bà đã viết một cuốn sách có tên Tôn giáo của tôi, trong đó bà giải thích quan điểm huyền bí của mình.[146] Một số người tin rằng bà ta đã thiết kế cử chỉ “Tôi yêu bạn” để tương ứng với dấu hiệu Quỷ dữ để một người làm dấu hiệu ấy sẽ nói rằng người đó yêu Satan.
Vô luận thế nào, chúng tôi tin rằng phía trên Biển Đức XVI đang đưa ra dấu hiệu Quỷ dữ – trên thực tế là dấu hiệu quỷ dữ kép – và ông ta biết mình đang làm gì. Chúng tôi nói thế bởi vì, sau khi đọc nhiều cuốn sách của ông ta, chúng tôi có thể nói ông ta rõ ràng là một trong những người thông minh nhất trên thế giới, ngoài việc có kiến thức như một bách khoa toàn thư về các chủ đề Công Giáo. Do đó, khi ông liên tục nói trong các cuốn sách của mình rằng ta được tự do không nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêsia (như chúng tôi đã chứng minh), Biển Đức XVI (là một người cực kỳ hiểu biết) biết rất rõ rằng ông đang rao giảng một Tin Mừng phản Kitô giáo mới từ bên trong các cấu trúc vật lý của Giáo hội Công giáo, trong khi đóng giả là Giáo hoàng giả định tận tuỵ vì Tin Mừng. Do đó, ông ta nhận thức đầy đủ về sự lừa dối tà ác mà ông ta đang thành công làm. Chỉ có một người cố tình sùng bái Satan hoặc rất bị kiểm soát hoặc bị chiếm hữu bởi Satan mới có thể làm một điều như vậy.
KẾT LUẬN VỀ BIỂN ĐỨC XVI
Biển Đức XVI là một kẻ lạc giáo công khai. Chúng tôi đã chứng minh điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Ông dạy rằng Chúa chúng ta có thể không phải là Đấng Mêsia; rằng Cựu Ước là hợp lệ; rằng người Do Thái và những người khác có thể được cứu mà không tin vào Đức Kitô; rằng người ly giáo và Tin Lành không cần hoán cải; rằng người không Công Giáo không bị ràng buộc phải chấp nhận Vaticanô I; rằng các Tu viện Tin Lành nên được thành lập; rằng Tin Lành thậm chí không phải là lạc giáo; rằng Thánh lễ thành sự mà không cần lời thánh hiến; phép rửa tội trẻ em không có mục đích; Kinh Thánh chứa đầy những huyền thoại; rằng Hồi giáo là cao quý; rằng các tôn giáo ngoại giáo là thanh cao; rằng ơn cứu độ có thể có bên ngoài Giáo Hội; tín điều Công Giáo cần phải được thanh tẩy; rằng Vaticanô II đã bác bỏ giáo huấn Công Giáo về tự do tôn giáo; rằng sự thống nhất của Giáo Hội không tồn tại; và rằng Sự Phục Sinh của Thân Thể sẽ không xảy ra, chỉ liệt kê một ít.
Vì ông là một kẻ lạc giáo, ông không thể là một giáo hoàng được bầu hợp lệ. Như đã trích dẫn, Giáo Hoàng Phaolô IV đã long trọng giáo huấn trong Sắc chỉ ngày 15 tháng 2 năm 1559, Cum ex Apostolatus officio, rằng kẻ lạc giáo không có khả năng được bầu thành Giáo Hoàng hợp lệ.
Do vậy, theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, Biển Đức XVI không phải là một giáo hoàng, mà là một nguỵ giáo hoàng phi Công Giáo mà người Công Giáo phải hoàn toàn bác bỏ. Ông chủ trì tôn giáo mới Vaticanô II, một Công Giáo giả mạo đã từ bỏ truyền thống và tín điều của Giáo Hội Công Giáo.
Một trong các đặc điểm chính của Biển Đức XVI là ông ta là một kẻ lừa dối. Trong khi dạy những lạc giáo không thể phủ nhận, khó tin và công khai, một trong những cách mà ông đã thuyết phục được rất nhiều người bảo thủ là, trong số những lạc giáo đáng kinh ngạc này trong các tác phẩm, có rất nhiều phân đoạn bảo thủ. Nhưng điều này không có gì mới. Giáo Hoàng Piô VI chỉ ra rằng những kẻ lạc giáo, linh hứng bởi Quỷ dữ, luôn sử dụng các chiến thuật như vậy để tiêm nhiễm lạc giáo và lừa dối mọi người.
Giáo hoàng Piô VI chỉ ra rằng ngụy trang lạc giáo trong những tuyên bố mơ hồ hoặc dường như bảo thủ hoặc tự mâu thuẫn là chiến thuật của tên lạc giáo Nestoriô, và người Công Giáo không thể cho phép những kẻ lạc giáo thoát khỏi điều này hoặc lừa dối họ bởi nó. Họ phải buộc kẻ lạc giáo như thế với lạc giáo của chúng:
Kẻ lạc giáo luôn sử dụng sự mơ hồ và sự lừa dối để tiêm nhiễm lạc giáo của họ và làm cho chúng có vẻ không tệ lắm. Trên thực tế, kẻ lạc giáo càng dối gạt bao nhiêu thường tương đương với mức độ thành công của hắn ta cho Quỷ dữ. Lạc giáo đồ Ariô đã truyền bá hiệu quả sự chối bỏ Thần tính của Đức Kitô bởi vì ông ta gây ấn tượng với mọi người với dáng vẻ khổ hạnh và tận tâm.
Giáo hoàng Piô VI kết luận quan điểm của mình bằng cách đưa ra hướng dẫn cho người Công Giáo về cách đối phó với sự lừa dối hoặc mơ hồ như vậy trong số các tác phẩm lạc giáo:
“Để phơi bày những cái bẫy như vậy, một điều trở nên cần thiết với một tần suất nhất định trong mỗi thế kỷ, không có phương pháp nào khác được yêu cầu hơn những điều sau đây: BẤT CỨ KHI NÀO CẦN PHẢI PHƠI BÀY NHỮNG TUYÊN BỐ NGỤY TRANG MỘT SỐ LỖI HOẶC HIỂM NGUY BỊ NGHI NGỜ DƯỚI BỨC MÀN MƠ HỒ, TA PHẢI TỐ CÁO Ý NGHĨA ĐỒI TRỤY THEO ĐÓ LỖI TRÁI NGƯỢC VỚI SỰ THẬT CÔNG GIÁO ĐƯỢC NGỤY TRANG.”
Giáo hoàng Piô VI dạy chúng ta rằng nếu ai đó che giấu lạc giáo bằng sự mơ hồ, một người Công Giáo phải cầm buộc kẻ ấy theo nghĩa lạc giáo và tố cáo ý nghĩa lạc giáo được ngụy trang trong sự mơ hồ. Nhưng điều này chỉ là lẽ thường: nếu một người nói rằng ông ta chống phá thai, nhưng liên tục bỏ phiếu ủng hộ nó, ông ta là người ủng hộ phá thai và lạc giáo. Việc đôi khi ông tuyên bố giữ giáo huấn của Giáo Hội chống phá thai không có ý nghĩa gì.
Tương tự như vậy, việc Biển Đức XVI nói một số điều bảo thủ, mơ hồ hoặc tự mâu thuẫn không thay đổi thực tế là ông ta dạy những lạc giáo đáng kinh ngạc và không phải là một người Công Giáo.
BIỂN ĐỨC XVI RÚT LẠI TUYÊN BỐ CỦA ÔNG VỀ HỒI GIÁO TIẾT LỘ BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA ÔNG TA LÀ MỘT KẺ LỪA DỐI
Hầu như tất cả những người đang đọc cuốn sách này có lẽ đã nghe về những nhận xét gây tranh cãi của Biển Đức XVI về Muhammad trong một bài phát biểu ở xứ Bavaria vào ngày 12 tháng 9 năm 2006. Trong bài phát biểu nổi tiếng này, Biển Đức XVI đã trích dẫn một hoàng đế thời trung cổ, người đã lên án chính sách của Muhammad (và do đó Hồi giáo) là xấu xa và vô nhân đạo.
Trong bối cảnh, chúng ta có thể thấy rõ rằng Biển Đức XVI không chỉ trích dẫn tuyên bố từ vị hoàng đế chống lại chính sách của Muhammad, mà ông tán thành tuyên bố của vị hoàng đế.
Vậy, tại sao Biển Đức XVI lại đưa ra tuyên bố chống lại Hồi giáo? Có phải vì ông ta tin rằng Hồi giáo là xấu xa? Tất nhiên là không rồi. Biển Đức XVI đã nói rằng Hồi giáo đại diện cho “sự vĩ đại” (Sự thật và Lòng khoan dung, tr. 204). Biển Đức XVI hoàn toàn tán thành giáo huấn của Vaticanô II ủng hộ Hồi giáo, như chúng ta đã thấy. Biển Đức XVI nghĩ rằng Gioan Phaolô II – người yêu Hồi giáo và đã thực hiện vô số hành động bội giáo khi ca ngợi nó – là một đức giáo hoàng vĩ đại xứng đáng được phong thánh. Lý do Biển Đức XVI đưa ra tuyên bố này chỉ đơn giản là vì sứ mệnh của ông, như chúng tôi đã chỉ ra, thỉnh thoảng đưa ra một số tuyên bố bảo thủ và làm một số điều bảo thủ để lừa dối những người có tư tưởng truyền thống trở lại nanh vuốt của Giáo hội giả – tất cả trong khi rao giảng các bội giáo của Vaticanô II. Và một tuyên bố bảo thủ này có tác dụng dự định của nó, cho đến khi Thiên Chúa cho phép nó phản tác dụng đối với ông ta.
Ngay sau khi bài phát biểu ngày 12 tháng 9 của Biển Đức XVI xuất hiện, chúng tôi đã được liên lạc bởi những cá nhân, trong quá khứ, đã đấu tranh với các vấn đề liên quan đến việc liệu các nguỵ giáo hoàng có phải là giáo hoàng thực sự hay không. Một người đã viết cho chúng tôi và đề cập đến bài phát biểu của Biển Đức XVI về Hồi giáo; niềm tin của họ chống lại Giáo Hội Đối Lập rõ ràng đã suy yếu. Thật thảm hại và thực sự ghê tởm khi một tuyên bố hoặc hành động bảo thủ ở đây đó từ các nguỵ giáo hoàng – mặc dù tên nguỵ giáo hoàng phủ nhận Đức Kitô, thờ phượng tại giáo đường Do Thái, nói rằng chúng ta không nên hoán cải người Tin Lành, v.v., v.v., là tất cả những gì đức tin yếu đuối của người này cần thấy để bị xóa sổ.
Nhưng đó là đường lối của nhiều người. Họ không có đức tin thật sự nơi Đức Kitô, họ không ghét điều ác, hoặc đức tin của họ mong manh như cây sậy. Nhiều người trong số họ có thể bị cuốn đi bởi một tuyên bố bảo thủ duy nhất ở đây đó, thậm chí từ một kẻ lạc giáo và bội đạo được minh chứng rõ ràng, người thậm chí không tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, như chúng tôi đã chứng minh. Đó là lý do tại sao Biển Đức XVI, người hoàn toàn dưới sức mạnh của Quỷ dữ, làm điều này.
SỰ THẬT ĐƯỢC ĐƯA RA: BIỂN ĐỨC XVI XIN LỖI VÌ BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG VỀ HỒI GIÁO VÀ NÓI RẰNG TUYÊN BỐ CHỐNG LẠI GIÁO HUẤN CỦA MUHAMMAD KHÔNG “THEO BẤT KỲ CÁCH NÀO THỂ HIỆN” SUY NGHĨ CÁ NHÂN CỦA ÔNG!
Điều này rất, rất thú vị ở một số cấp độ.
Đầu tiên, đây là BẰNG CHỨNG TUYỆT ĐỐI CHO THẤY BIỂN ĐỨC XVI LÀ MỘT KẺ NÓI DỐI VÀ MỘT KẺ LỪA DỐI. Nó chứng minh rằng ông ta là một kẻ nói dối bởi vì chúng ta đã thấy Biển Đức XVI rõ ràng tán thành trích dẫn từ vị hoàng đế trong bài phát biểu vào ngày 12 tháng 9. Điều đó là không thể phủ nhận. Nhưng giờ đây ông nói rằng tuyên bố từ vị hoàng đế không thể hiện suy nghĩ cá nhân của ông ta, hoàn toàn mâu thuẫn với bài phát biểu ngày 12 tháng 9. Do đó, bất kể nhìn theo cách nào, Biển Đức XVI bị bắt quả tang đang nói dối.
Thứ hai, ngoài việc CHỨNG MINH rằng Biển Đức XVI là một kẻ nói dối công khai và là một kẻ lừa dối, tuyên bố của ông rằng trích dẫn từ hoàng đế không thể hiện suy nghĩ cá nhân của mình chứng minh ông ta là một kẻ bội đạo. Vì khi đối mặt với phản ứng từ bài phát biểu của mình, ông ta có mọi cơ hội để giữ lập trường bề ngoài của ông rằng Hồi giáo là xấu xa. Ông được cấp cho một cơ hội tuyệt vời trong cuộc tranh cãi để thuyết phục mọi người rằng lập trường của bài phát biểu của ông đã được chứng minh là đúng bởi phản ứng xấu xa của người Hồi giáo và khát vọng giết người; nhưng không… thay vào đó, ông bác bỏ tuyên bố chống lại Hồi giáo. Ông tiếp tục bằng cách được tòng đạo vào Hồi giáo bằng cách cầu nguyện về phía Mecca trong một nhà thờ Hồi giáo với một giáo sĩ vào ngày 30 tháng 11 năm 2006.
Do đó, những gì ban đầu chắc chắn được dự định là một kế hoạch gọn gàng của Quỷ dữ, thông qua Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI, đưa ra một tuyên bố bảo thủ mà sẽ lừa dối một số “người truyền thống” đã bị phá vỡ khi Thiên Chúa cho phép kế hoạch phản tác dụng vì phản ứng của người Hồi giáo trở nên bất ổn đến mức Biển Đức XVI phải xin lỗi và tiết lộ cảm xúc thực sự của mình – do đó làm giảm uy tín của ông ta với bất kỳ ai có đôi mắt, nhìn cách ông ta chứng minh bản thân là một kẻ dối gạt như thế nào.
Vì vậy, đừng để bị lừa nếu tên lạc giáo và nói dối cuồng nhiệt, Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI, nói hoặc làm điều gì đó bảo thủ với ý định lừa dối những người truyền thống. Đừng để bị lừa nếu Biển Đức XVI ban một đại xá phổ quát cho việc đọc Thánh lễ Latin vào thời điểm mà hầu hết các linh mục đều vô hiệu và sẽ phải chấp nhận Vaticanô II để tận dụng điều đó. Quỷ dữ sẽ nhượng bộ tất cả những điều này miễn là ta chấp nhận tôn giáo mới của Biển Đức XVI, hoặc chấp nhận Biển Đức XVI và các Giám mục bội đạo của ông ta là người Công Giáo trong khi họ dạy rằng Chúa Giêsu Kitô và Đức tin Công Giáo là vô nghĩa. Đừng để bị lừa nếu ông ta tiếp cận theo những cách khác với các nhóm có tư tưởng truyền thống để giữ họ dưới, hoặc đưa họ trở lại, giáo phái Vaticanô II. Nó sẽ không thay đổi thực tế rằng ông ta là một kẻ lạc giáo công khai, người chủ trì một giáo phái phi Công Giáo.
Đây đều là một phần của sự lừa dối trong những ngày cuối cùng được dự đoán trong lời tiên tri Công Giáo.
Lời tiên tri này của La Salette trùng với những lời tiên tri trong Thánh Kinh (Khải huyền 17 và 18) rằng thành phố của bảy ngọn đồi (Rôma) sẽ trở thành con điếm (một Giáo hội giả), như chúng ta sẽ đề cập về sau. Con điếm vĩ đại được tiên tri trong Kinh Thánh không phải là Giáo Hội Công Giáo; đó là Giáo Hội Công Giáo giả mạo (giáo phái Vaticanô II), một hôn thê bội giáo, giả mạo phát sinh trong những ngày cuối để lừa dối người Công Giáo và làm lu mờ Giáo hội thực sự đã bị giảm xuống chỉ còn một tàn dư.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng thông điệp của Đức Mẹ tại La Salette đã được ứng nghiệm trước mắt chúng ta: Biển Đức XVI và giáo phái Vaticanô II dạy rằng người Do Thái hoàn toàn tự do không tin vào Chúa Giêsu Kitô. Điều này được xuất bản trong các cuốn sách của Biển Đức XVI và Vatican; nó chứng minh rằng Rôma đã trở thành ngai tên Phản Kitô. Một loạt các nguỵ giáo hoàng trị vì từ Rôma đã biến Rôma thành ngai tên Phản Kitô.
Chúa chúng ta cũng chỉ ra rằng trong những ngày cuối sẽ có “Đồ ghê tởm khốc hại” “trong nơi thánh” (Mt. 24:15). Người nói với chúng ta rằng sẽ có một sự lừa dối sâu sắc đến nỗi, nếu có thể, ngay cả những người được chọn cũng sẽ bị lừa dối (Mt. 24:24). Người thậm chí còn hỏi liệu có đức tin nào còn sót lại trên thế gian không:
Sự lừa dối này sẽ xảy ra trong chính trung tâm của các cấu trúc vật lý của Giáo Hội – trong “Đền Thờ Thiên Chúa” (2 Tx 2:4) và “nơi thánh” (Mt. 24:15) – và sẽ phát sinh bởi vì mọi người không đón nhận tình yêu lẽ thật. Thiên Chúa cho phép điều này xảy ra như là hình phạt nặng nề nhất cho tội lỗi của thế gian. Chúng ta hiện đang sống trong cuộc bội giáo và lừa dối này. Mọi người cần phải bác bỏ hoàn toàn Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI, các nguỵ giáo hoàng khác của Vaticanô II, và tôn giáo Vaticanô II mới.
Biển Đức XVI là một trong những người tà ác nhất trong lịch sử nhân loại, vì ông tuyên bố thi hành thẩm quyền của Hội Thánh Đức Kitô trong khi dạy rằng một người được tự do từ chối Chúa Giêsu Kitô. Ông tuyên bố là Giáo Hoàng trong khi ông dạy rằng mọi người được tự do từ chối Chức vị Giáo Hoàng. Ông tuyên bố là người lãnh đạo đức tin Kitô giáo, trong khi dạy rằng Chúa chúng ta Giêsu Kitô thậm chí không cần phải được nhìn nhận là Đấng Mêsia.
Chú thích cuối Chương 20:
[1] Reuters.com, Thứ sáu 1/12/2006.
[2] 30 Days Magazine, tháng 7/1990.
[3] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 550-553; Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, no. 39-40.
[4] Denzinger 712.
[5] http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/pcb_documents/rc_con_cfaith_doc_20020212_popolo-ebraico_en.html
[6] http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/pcb_documents/rc_con_cfaith_doc_20020212_popolo-ebraico_en.html
[7] Benedict XVI, God and the World, San Francisco, CA: Ignatius Press, 2000, tr. 209.
[8] Benedict XVI, Milestones, Ignatius Press, 1998, tr. 53-54.
[9] Zenit.org, bài báo ngày 5/9/2000.
[10] Benedict XVI, God and the World, tr. 209.
[11] The Sunday Sermons of the Great Fathers, Regnery, Co: Chicago, IL, 1963, Quyển III, tr. 223.
[12] Synagogue photos: European Jewish Press, http://www.ejpress.org
[13] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 578; Denzinger 714.
[14] America, 3/10/2005.
[15] L’Osservatore Romano (tờ báo của Vatican) 25/1/2006, tr. 2.
[16] L’Osservatore Romano, 24/1/2007, tr. 11.
[17] http://syriacchristianity.org/PZakka/PhotoGallery.htm
[18] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, Ignatius Press, 1982, tr. 197-198.
[19] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 198.
[20] Denzinger 1826-1827.
[21] Denzinger 469.
[22] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 3 (1903-1939), tr. 315.
[23] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 216-217.
[24] Denzinger 1831.
[25] http://www.Iraper.org
[26] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 198-199.
[27] Denzinger 1824.
[28] Adista, 26/2/2001.
[29] L’Osservatore Romano, 24/8/2005, tr. 8.
[30] Adista, 26/2/2001.
[31] L’Osservatore Romano, 24/8/2005, tr. 8.
[32] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[33] L’Osservatore Romano, 7/12/2005, tr. 4.
[34] Fr. John Laux, Church History, Rockford, IL: Tan Books, 1989, tr. 295-296.
[35] L’Osservatore Romano, 20/9/2006, tr. 10.
[36] L’Osservatore Romano, 20/9/2006, tr. 10.
[37] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[38] http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/6194224.stm
[39] www.zenit.org, Zenit news report, 30/11/2006.
[40] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 400-401.
[41] L'Osservatore Romano, 23/11/2005, tr. 9.
[42] L'Osservatore Romano, 6/12/2006, tr. 6.
[43] L'Osservatore Romano, 15/11/2006, tr. 5.
[44] EKD Bulletin.
[45] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 202.
[46] L'Osservatore Romano, 31/5/2006, tr. 3.
[47] L'Osservatore Romano, 29/11/2006, tr. 6.
[48] Trích trong Catholic Family News, “Father Ratzinger’s Denial of Extra Ecclesia [sic] Nulla Salus,” tháng 7/2005, Chú thích của Biên tập viên, tr. 11.
[49] http://www.nationalcatholicreporter.org/word/word081205.htm#protestant
[50] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 263.
[51] L’Osservatore Romano, 21-28/12, tr. 5.
[52] http://www.taize.fr/en
[53] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 304.
[54] Catholic News Service, 2005
[55] L’Osservatore Romano, 24/8/2005, tr. 19; Zenit News Report, 17/8/2005.
[56] L’Osservatore Romano, 24/8/2005, tr. 9.
[57] Benedict XVI, General Audience, 16/8/2006; L’Osservatore Romano, 23/8/2006, tr. 11.
[58] Trích bởi Giáo Hoàng Grêgôriô XVI trong Summo Iugiter Studio #5, 27/5/1832: The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 230.
[59] Benedict XVI, Pilgrim Fellowship of Faith, Ignatius Press, 2002, tr. 248.
[60] Benedict XVI, Pilgrim Fellowship of Faith, tr. 251.
[61] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 229.
[62] Benedict XVI, The Meaning of Christian Brotherhood, tr. 87-88.
[63] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 242.
[64] L'Osservatore Romano, 30/8/2006, các trang 6-7.
[65] L'Osservatore Romano, 29/11/2006, tr. 2.
[66] Benedict XVI, Pilgrim Fellowship of Faith, tr. 232.
[67] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 377.
[68] Denzinger 695.
[69] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 43.
[70] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 401.
[71] Denzinger 1792.
[72] Benedict XVI, A New Song for the Lord, New York, NY: Crossroad Publishing, 1995, tr. 86.
[73] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 335.
[74] Benedict XVI, God and the World, tr. 165-166, 168.
[75] Benedict XVI, God and the World, tr. 153.
[76] Benedict XVI, God and the World, tr. 76.
[77] Benedict XVI, God and the World, tr. 139.
[78] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 479.
[79] Von Pastor, History of the Popes, II, 346; trích bởi Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), Front Royal, VA: Christendom Press, tr. 571.
[80] L’Osservatore Romano, 27/9/2006, tr. 11.
[81] L’Osservatore Romano, 3/1/2007, tr. 7.
[82] Benedict XVI, Salt of the Earth, Ignatius Press, 1996, tr. 244
[83] Benedict XVI, Truth and Tolerance (Christian Belief and World Religions), Ignatius Press, 2004, tr. 204
[84] L’Osservatore Romano, 24/8/2005, tr. 9.
[85] L’Osservatore Romano, 31/8/2005, tr. 11.
[86] L’Osservatore Romano, 27/9/2006, tr. 2.
[87] L’Osservatore Romano, 25/10/2006, tr. 1.
[88] L’Osservatore Romano, 13/12/2006, tr. 11.
[89] L’Osservatore Romano, 6/12/2006, tr. 2.
[90] Benedict XVI, Pilgrim Fellowship of Faith, tr. 273.
[91] http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060912_university-regensburg_en.html#_ftn3
[92] Reuters.com, Thứ sáu 1/12/2006.
[93] L’Osservatore Romano, 13/12/2006, tr. 11.
[94] Zenit.org, Zenit news report, 21/2/2002.
[95] L’Osservatore Romano, 13/9/2006, tr. 3.
[96] Benedict XVI, God and the World, 2000, tr. 373
[97] The Life and Letters of St. Francis Xavier bởi Henry James Coleridge, S.J. (Originally published: London: Burns and Oates, 1874) Second Reprint, New Delhi: Asian Educational Services, 2004, Quyển 1, tr. 154.
[98] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 113.
[99] Benedict XVI, Salt of the Earth, tr. 23.
[100] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 307.
[101] L’Osservatore Romano, 13/9/2006, tr. 7.
[102] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 304.
[103] L’Osservatore Romano, 6/12/2006, tr. 4.
[104] L’Osservatore Romano, 20/9/2006, tr. 11.
[105] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 76.
[106] Benedict XVI, Salt of the Earth, tr. 24.
[107] Benedict XVI, Truth and Tolerance, 2004, tr. 207.
[108] Denzinger 714.
[109] Benedict XVI, Co-Workers of the Truth, Ignatius Press, 1990, tr. 217.
[110] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 201.
[111] Benedict XVI, Salt of the Earth, tr. 29.
[112] Benedict XVI, Feast of Faith, Ignatius Press, 1981, tr. 130.
[113] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 247-248.
[114] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 100.
[115] Denzinger 1792.
[116] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 378.
[117] Benedict XVI, In the Beginning (A Catholic Understanding of the Story of Creation and the Fall), Grand Rapids, MI: William B. Eerdmans Publishing Co., 1986, tr. 72.
[118] See Session V of the Council of Trent (17/6/1546), Denzinger 787.
[119] Benedict XVI, Introduction to Christianity, Ignatius Press, 2004, tr. 326.
[120] Benedict XVI, Introduction to Christianity, Ignatius Press, 2004, tr. 326.
[121] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 385.
[122] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 391.
[123] Benedict XVI, God and the World, tr. 436.
[124] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 229.
[125] Denzinger 705.
[126] Benedict XVI, Co-Workers of the Truth, tr. 29.
[127] Denzinger 86.
[128] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 389.
[129] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 390.
[130] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 121.
[131] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 148.
[132] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 315.
[133] L’Osservatore Romano, 25/10/2006, tr. 11.
[134] St. Alphonsus Liguori, Preparation for Death, Tan Books, Abridged Version, tr. 127.
[135] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 72.
[136] Benedict XVI, Salt of the Earth, tr. 95-96.
[137] L’Osservatore Romano, 24/5/2006, tr. 5.
[138] L’Osservatore Romano, 7/6/2006, tr. 4.
[139] Denzinger 1690; 1699.
[140] Denzinger 464.
[141] Denzinger 429.
[142] Denzinger 531.
[143] Benedict XVI, Introduction to Christianity, tr. 349.
[144] Benedict XVI, Introduction to Christianity, tr. 353.
[145] Benedict XVI, Introduction to Christianity, tr. 357-358.
[146] Texe Marrs, Codex Magica, Austin, TX: Rivercrest Publishing, 2005, tr. 120, 134.
[147] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 294.
[148] http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/5348456.stm
[149] http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/5353774.stm
Bài Viết Liên Quan