^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Tai tiếng và Lạc giáo của Phanxicô
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, “Hồng y” Jorge Bergoglio từ Argentina được bầu làm Nguỵ giáo hoàng Phanxicô của giáo phái Vaticanô II. Tổng quan ngắn gọn này sẽ chứng minh, bằng những lời nói và hành động của Phanxicô, rằng ông là một người lạc giáo. Chúng tôi sẽ trích dẫn từ tờ báo chính thức của Vatican L'Osservatore Romano và hai cuốn sách của Phanxicô nêu lên niềm tin của ông trong các chủ đề khác nhau – Những cuộc nói chuyện với Đức Jorge Bergoglio (Conversations with Jorge Bergoglio) cùng Trên Trời và Đất (On Heaven and Earth).
Lạc Giáo Của Phanxicô Về Người Do Thái
Tóm lượt:
Lạc giáo về người Do thái
Lạc giáo về Hồi giáo
Lạc giáo về các tôn giáo khác
Phanxicô tôn trọng người vô thần
Giáo huấn của Phanxicô về tội lỗi
Phanxicô khuyến khích các “linh mục” rời khỏi “chức linh mục” nếu họ yêu
Lạc giáo về “hôn nhân” đồng tính và đồng tính luyến ái
Phanxicô về phản ứng của Đức Maria với cái chết của Chúa Giêsu
Phanxicô về người lạc giáo và ly giáo
Phanxicô nhà cách mạng phụng vụ
Hội viên Tam điểm ủng hộ Phanxicô
Người Do Thái bác bỏ rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu Kitô nói trong Gioan 8:24: “Vì nếu các ngươi không tin: Chính là Ta, các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươi.”
Giáo Hội Công Giáo dạy bất khả ngộ rằng một người cần phải tin vào Chúa Giêsu Kitô và sở hữu đức tin Công Giáo để được ơn cứu độ. Hội Thánh dạy rằng cử hành hay thực hành Do Thái giáo là tội trọng. Nhưng Phanxicô tán thành Do Thái giáo và cầu nguyện trong các giáo đường Do Thái:
Điều này rõ ràng có nghĩa là Phanxicô cho rằng những kẻ chối bỏ Chúa Giêsu Kitô vẫn là dân được chọn trong mắt Thiên Chúa. Đây là lời báng bổ xúc phạm Đức Chúa Trời.
Vậy là, Phanxicô tin rằng các Rabbi Do Thái có một sứ vụ thiêng liêng thật sự “theo luật Trời.”
Phanxico và Rabbi Skorka
Tại nhà thờ chính toà ở Buenos Aires, Argentina vào ngày 15 tháng 4 năm 1998, Phanxicô đã tổ chức một nghi lễ liên tôn giáo để tôn vinh những người Do Thái đã qua đời. Trong buổi họp này, Phanxicô đã nói với người Do Thái như sau:
Ấn tín của Thiên Chúa là phép rửa tội – phép mà người Do Thái bác bỏ. Vào tháng 9 năm 2004, Phanxicô đã tham gia vào một nghi lễ Do Thái Giáo tại một giáo đường Do Thái.[2] Và vào ngày 9 tháng 11 năm 2005, Phanxicô đã tổ chức một nghi lễ khác bên trong Vương cung thánh đường để tưởng niệm những người Do Thái đã qua đời, gồm cả việc Phanxicô thắp một ngọn nến để vinh danh họ.[3]
Năm 2007, Phanxicô tham dự các buổi lễ Rosh Hashanah (mừng năm mới) của người Do Thái tại một giáo đường Do Thái ở Argentina. Phanxicô nói với cộng đoàn Do Thái trong chuyến thăm của mình rằng ông đến giáo đường để hiểu rõ lương tâm mình, “như một người hành hương, cùng với anh chị em, những người anh trai của tôi.”[4]
Vào ngày 7 tháng 7 năm 2008, Phanxicô ủng hộ các sách của Rabbi Sergio Bergman. Phanxicô gọi ông ta là một “tín hữu” và nói: “... công việc của ông ấy là một Rabbi như một người thầy nâng đỡ chúng ta...”.[5] Vào ngày 7 tháng 6 năm 2010, Phanxicô viếng thăm Trung tâm Do Thái ở Argentina cùng gọi người Do Thái là “những người anh của chúng ta”[6] và “những người được chọn của Thiên Chúa.”[7] Ông cũng cầu nguyện trước một danh sách những người Do Thái đã qua đời để tôn vinh họ.
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2012, Phanxicô đã trao cho Rabbi Abraham Skorka – một người ủng hộ đồng tính luyến ái khét tiếng – bằng danh dự tại một trường đại học “Công Giáo.” Sau khi vị Rabbi nhận bằng, ông ta nói: “Chúng ta đang chờ đợi Đấng Mêsia, nhưng để ngài đến, chúng ta phải chuẩn bị vùng đất…”[8] Tên Rabbi trực tiếp chối bỏ Chúa Giêsu Kitô là Đấng Mêsia ngay trước mặt Phanxicô.
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2012, Phanxicô là diễn giả chính và tham gia tích cực vào một buổi lễ Do Thái giáo khác tại nhà thờ chính toà ở Buenos Aires, Argentina.[9] Buổi lễ Do Thái giáo này một lần nữa được dành riêng để tôn vinh những người Do Thái đã mất. Ngọn nến cuối cùng tưởng niệm những người Do Thái đã qua đời được cùng thắp sáng bởi một Rabbi và Phanxicô.[10]
Dưới sự chỉ đạo của Phanxicô, các nghi lễ tưởng niệm tôn vinh người Do Thái qua đời đã được tổ chức tại các nhà thờ Công Giáo tự nhận ở Argentina hàng năm kể từ năm 1998. Tham gia vào một buổi lễ Do Thái giáo vinh danh những người Do Thái đã qua đời là hoàn toàn chối đạo.
Vào ngày 14 tháng 12 năm 2012, chỉ vài tháng trước khi được bầu thành Nguỵ giáo hoàng – Phanxicô cùng cử hành lễ Hanukkah với người Do Thái ở Argentina gồm cả việc Phanxicô thắp sáng một cây đèn menorah.[11] Vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 chỉ vài giờ sau khi Phanxicô được bầu làm Nguỵ giáo hoàng, ông đã gửi một lá thư chúc mừng đến Rabbi trưởng Rôma.[12] Vào ngày 25 tháng 3 năm 2013, Phanxicô đã gửi một bức điện tín cho Rabbi trưởng Rôma chúc mừng Lễ Vượt Qua. Phanxicô nói rằng ông quý trọng người Do Thái và mong họ cầu nguyện cho ông. Ông cũng cầu xin Thiên Chúa “tiếp tục cứu anh em khỏi mọi sự dữ”[13] mặc dù tên Rabbi chối bỏ Đức Giêsu – Đấng duy nhất có thể cứu chúng ta khỏi sự dữ.
Phanxicô tin rằng Chúa Giêsu sẽ chào đón một kẻ nói rằng Người không phải là Thiên Chúa. Trong bài phát biểu ngày 24 tháng 6 năm 2013 trước các thành viên của ủy ban Do Thái Quốc tế, Phanxicô đã gọi người Do Thái là tín hữu,[15] và xin người Do Thái hãy cầu nguyện cho ông. Rabbi Skorka là khách mời của Phanxicô tại Vatican trong vài ngày cuối tháng 9 năm 2013. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo La Stampa, Skorka đã kể về chuyến thăm của ông với Phanxicô. Skorka nói rằng Phanxicô đảm bảo rằng ông có thức ăn kosher (thức ăn chế biến theo luật Do Thái) và cầu nguyện cùng ông:
Cải biến tôn giáo là nỗ lực khiến ai đó cải đạo. Phanxicô nhấn mạnh dứt khoát rằng mọi người không nên cố gắng hoán cải người ngoại sang đức tin Công Giáo.
Phanxicô tuyên bố rằng việc không cố gắng cải đạo người khác (sang đức tin Công Giáo) là một nhân đức. Thật đáng phẫn nộ! Như chúng ta có thể thấy Phanxicô khá thẳng thắn về việc không ai nên cố gắng hoán cải bất cứ một người nào sang đức tin Công Giáo.
Trong khi Phanxicô tin rằng người Công Giáo không nên cố gắng hoán cải người khác sang Công Giáo, ông nói rằng mọi người cần cái-gọi-là hoán cải môi sinh học, một “sự hoán cải” với tạo hoá. Phanxicô nói về điều này trong các đoạn 217 và 218 của “thông điệp” về môi trường ngày 24 tháng 5 năm 2015.[19] Thông điệp của Phanxicô là một sự ủng hộ thuyết duy môi trường cực đoan. Khá lý thú khi lưu ý rằng một trong những người thuyết trình chính được Nguỵ giáo hoàng Phanxicô chọn để trình bày “thông điệp” mới của mình về môi trường là một người vô thần tên Hans Shellen-Huber. Shellen-Huber từng nói rằng dân số thế giới quá ngưỡng bởi ít nhất 6 tỷ người. Ông là một người thúc đẩy chính phủ thế giới và một hiến pháp trái đất sẽ nắm quyền trên mọi chính phủ và quốc gia. Phanxicô đích thân bổ nhiệm Shellen-Huber vào Viện Hàn lâm Giáo Hoàng.[20] "Thông điệp" của Phanxicô thúc đẩy sự thờ phượng trái đất và ông đã làm điều này nhiều lần đến nay trong "giáo triều" của ông với tư cách là nguỵ giáo hoàng. Đây chỉ là một ví dụ:
Phanxicô dường như đang nói rằng trái đất sẽ phán xét chúng ta, bên cạnh Thiên Chúa. Hơn nữa, ông ta dường như ám chỉ rằng chúng ta sẽ phải trả lời “tạo hoá”. Đây là sự thờ phượng trái đất. Ông ta là một kẻ lạc giáo. Phanxicô công khai thừa nhận rằng ông có thể đang dạy lạc giáo.
Lạc Giáo Của Phanxicô Về Hồi Giáo
Phanxicô cầu nguyện trước thi thể lãnh tụ quá cố của Trung tâm Hồi giáo ở Argentina
Ngày 2 tháng 8 năm 2005 Phanxicô cầu nguyện trước thi thể chủ tịch Hồi giáo của Trung tâm Hồi giáo Argentina.[23] Thi thể được đặt ở phương đông hướng về Mecca. Vị Imam Hồi giáo đọc những đoạn kinh trong Koran và cầu xin Muhammad chúc lành. Phanxicô nói:
Thánh Tôma Aquinô dạy:
Hành động tôn kính thi hài một lãnh tụ Hồi giáo của Phanxicô tương đồng với việc thờ phượng tại nấm mồ Mahomet. Trong Bài giảng ngày 8 tháng 7 năm 2013, Phanxicô trò chuyện với người Hồi giáo nói: “Tôi cũng nghĩ cách triều mến những người nhập cư Hồi giáo vào tối nay bắt đầu chay tịnh tháng Ramadan, mà tôi tin rằng sẽ mang lại thành quả thiêng liêng dồi dào.”[26]
Trong thông điệp ngày 10 tháng 7, 2013 tới người Hồi giáo khi kết thúc tháng Ramadan, Phanxicô nói:
Tôn trọng một tôn giáo giả dối, giáo huấn cùng tín đồ của nó (như Phanxicô làm) bị lên án trong giáo huấn Công Giáo. Đó là chối đạo.
Vào thứ bảy, ngày 29 tháng 11 năm 2014, Nguỵ giáo hoàng Phanxicô đã thực hiện một hành động bội giáo công khai khác bằng cách cầu nguyện cùng với đại giáo sĩ Hồi giáo bên trong Thánh đường Xanh ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Người Hồi giáo xem Thánh đường Xanh là một trong những nhà thờ Hồi giáo quan trọng nhất của Istanbul. Phanxicô và giáo sĩ Hồi giáo tuân theo phong tục Hồi giáo bằng cách đi chân trần vào nhà thờ Hồi giáo. Đại giáo sĩ cho Phanxicô tham quan nhà thờ Hồi giáo, và đọc cho Phanxicô những câu kinh trong sách Koran cùng giải thích ý nghĩa của chúng. Ta có thể nói xác đáng rằng Phanxicô sẵn sàng chịu nhận hướng dẫn vào Hồi giáo. Sau đó, giáo sĩ Hồi giáo và Phanxicô đã cùng cầu nguyện lặng lẽ chừng hai phút bên trong nhà thờ Hồi giáo. Phanxicô cúi đầu, nhắm mắt lại và đan tay vào nhau trong lúc “cầu nguyện” – ông đứng kề vai với nhà lãnh tụ Hồi giáo.
Sau khi kết thúc lời cầu nguyện, vị giáo sĩ nói: “mong Đức Chúa chấp nhận điều đó.” Người phát ngôn Vatican nói rằng những lời cầu nguyện ấy là “sùng bái trong thầm lặng.” Phanxicô nói với đại giáo sĩ: “Tôi cũng xin bạn cầu nguyện cho tôi.” Vatican nói rằng họ không muốn xúc phạm người Hồi giáo, vì vậy họ đã dời lịch thăm Nhà thờ Hồi giáo của Phanxicô để việc đó không xung đột với “thời gian cầu nguyện” buổi trưa của người Hồi giáo. Hành động của Phanxicô là một ví dụ khác rõ ràng và công khai việc ông chối bỏ đức tin Công Giáo. Bất cứ ai nhìn thấy hành động của Phanxicô và vẫn xem ông ta sở hữu đức tin Công Giáo là một người lạc giáo. Giáo Hội Công Giáo đã nhiều lần dạy rằng Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội Công Giáo và rằng các tôn giáo giả dối như Hồi giáo là những giáo phái ghê tởm.
Tháng 9 năm 2014, Nguỵ giáo hoàng Phanxicô nhiều lần dạy rằng có những thánh tử đạo Hồi giáo. Điều đó trực tiếp phủ nhận tín điều Công Giáo được minh định rằng chỉ có thánh tử đạo Công Giáo. Đây là một bằng chứng khác cho thấy Phanxicô không tuyên xưng đức tin thật ở toà ngoài, mà là một niềm tin giả dối. Việc tuyên tín được tạo thành không chỉ bằng lời nói (chẳng hạn như những gì chúng tôi vừa trích dẫn từ Phanxicô) mà còn bởi hành động. Vì Phanxicô không tuyên xưng đức tin thật ở toà ngoài, mà là một niềm tin giả trá, ông cầu nguyện với người Hồi giáo, ông dạy rằng họ có thể được cứu, ông dạy rằng họ có những vị thánh tử đạo, v.v., dựa theo giáo huấn Công Giáo về tính duy nhất của Giáo Hội và việc tuyên xưng đức tin, việc xem ông ta như phần tử của Giáo Hội Công Giáo bị nghiêm cấm dưới án lạc giáo và tội trọng.
Hành động chối đạo của Phanxicô trong nhà thờ Hồi giáo về cơ bản là một sự tái lặp những gì Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI đã làm vào ngày 30 tháng 11 năm 2006. Vào ngày đó, Biển Đức XVI (giống như Phanxicô) đã cầu nguyện cùng với một đại giáo sĩ Hồi giáo. Biển Đức XVI quay mặt phương đông hướng về phía Mecca.[29] Vào ngày 28 tháng 11 năm 2006, hai ngày trước chuyến thăm Nhà thờ Hồi giáo Xanh, Biển Đức XVI nói:
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2007, Biển Đức XVI đã nói về chuyến thăm của ông đến nhà thờ Hồi giáo:
Vào ngày 22 tháng 12 năm 2006 Biển Đức XVI nói:
Biển Đức XVI cũng vui vẻ đón nhận quyển Kinh Koran và nói vào tháng 9 năm 2006:
Ngoài ra, nhiều độc giả biết rằng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II vừa mới được ‘phong thánh’ đã làm những hành động như cúi đầu và hôn Kinh Koran ngày 14 tháng 5 năm 1999. Và vào ngày 21 tháng 3 năm 2000, Gioan Phaolô II đã đưa ra tuyên bố đáng kinh ngạc sau:
Như thông tin của chúng tôi sẽ chứng minh cho bất cứ ai có thiện chí, những tên này là những kẻ bội đạo. Chúng không phải là giáo hoàng thực sự, mà là những nguỵ giáo hoàng không chính danh.
Phanxicô nói rằng kẻ lạc giáo, người Hồi giáo và thành viên của “các tôn giáo khác” đã chết trong khi bám lấy tôn giáo giả dối của họ là những “thánh tử đạo.” Đó là dạy rằng người Hồi giáo là những thánh tử đạo! Chỉ có người Công Giáo mới có thể là thánh tử đạo là một tín điều. Phanxicô không nghi ngờ gì là một lạc giáo đồ.
Lạc Giáo Của Phanxicô Về Các Tôn Giáo Giả Dối Khác
Trong Trên Trời và Đất, tr. 236 Phanxicô viết về các hệ thống và phong trào niềm tin tôn giáo mới. Ông tuyên bố:
Vậy là, theo Phanxicô, Ấn giáo là một linh đạo chân chính và thuần khiết bởi vì nó đã tồn tại chừng 3000 năm và đã tồn tại “theo thời gian.” Trong một cuộc phỏng vấn trên chuyến bay vào ngày 16 tháng 1 năm 2015, Phanxicô đã nói về chuyến thăm của ông đến một ngôi chùa Phật giáo ở Colombo:
Phanxicô nói rằng ông đã đến thăm chùa Phật giáo, và các Phật tử đã đưa các “thánh tích” Phật giáo “rất quan trọng” để ông “có thể chiêm ngưỡng.” Ông ta là một kẻ bội đạo. Vào ngày 24 tháng 6 năm 2015 trong một cuộc họp với Phật tử,[37] Phanxicô cầu xin Thiên Chúa ban phước cho Phật tử và ông đã nhận một phước lành Phật giáo chính thức.
Giáo Hội Công Giáo lên án ý tưởng rằng tự do tôn giáo nên là một quyền dân sự phổ quát. Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ, Phanxicô đã tham gia một cuộc họp cầu nguyện với lãnh tụ của các tôn giáo giả dối khác, dưới chân một Cột hình tháp ở Argentina.[39] Cột hình tháp là một biểu tượng cho dương vật của Hội Tam Điểm. Trong thông điệp ngày 6 tháng 1 năm 1928 Mortalium Animos, Giáo Hoàng Piô XI đã lên án việc người Công Giáo tham gia các buổi cầu nguyện liên tôn như là chối đạo. Ngài dạy rằng những ai ủng hộ hoạt động này là đã từ bỏ đức tin Công Giáo. Ngài nói:
Nhưng, như chúng ta đã thấy, Phanxicô đã tham gia vào nhiều buổi cầu nguyện liên tôn giáo. Vào ngày 23 tháng 1 năm 2002, Phanxicô đã mời nhiều nhà lãnh đạo khác nhau của các tôn giáo giả dối cùng cầu nguyện trong nhà thờ chính toà ở Buenos Aires, Argentina.[41] Buổi họp mặt bao gồm cả các lãnh tụ từ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Tuyên bố của Phanxicô trong buổi họp mặt là “mọi cộng đoàn tôn giáo sẽ cầu nguyện theo đức tin, ngôn ngữ và truyền thống của họ, cùng hoàn toàn tôn trọng người khác.” Đây là bội giáo.
Vào ngày 5 tháng 5 năm 2006, Phanxicô đã cầu nguyện cùng với các thành viên của Nghị viện Hoàn vũ các Tôn Giáo[42] và năm 2011 Phanxicô đã tổ chức buổi cầu nguyện liên tôn giáo của riêng mình.[43] Ngày 20 tháng 3 năm 2013, Phanxicô đã có một buổi gặp mặt với lãnh tụ của các tôn giáo khác nhau bao gồm ly giáo đồ, Do Thái và Hồi giáo. Phanxicô nói:
Ông tiếp tục nói rằng ông tôn trọng họ.
Phanxicô đề cập đến một cuộc tụ họp liên tôn giáo bao gồm người Ấn giáo, những người tôn thờ ngẫu tượng và tà thần. Ông cảm ơn họ vì “những lời cầu nguyện và chúc lành.” Ông ta ủng hộ và khuyến khích cầu nguyện lên tà thần và do đó phạm tội thờ ngẫu tượng.
Phanxicô nói rằng người Do Thái và người Hồi giáo, những người không tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa, thờ phượng Đức Chúa Trời. Đây là lời phạm thánh. Như chúng tôi vừa chỉ ra, Phanxicô hoàn toàn bác bỏ giáo huấn bất khả ngộ của Giáo Hội Công Giáo rằng các thành viên các tôn giáo giả dối cần phải chấp nhận đức tin Công Giáo để được cứu rỗi.
Phanxicô Tôn Trọng Người Vô Thần
Trong Trên Trời và Đất, trang 12-13 Phanxicô nói rằng ông tôn trọng những người vô thần và không cố gắng hoán cải họ:
Phanxicô, ngày 30 tháng 4, 2015, Thuyết trình:
Phanxicô tuyên bố rằng một người rõ ràng không tin vào Thiên Chúa là một “người phụ nữ tốt.” Một người vô thần phỏng vấn Phanxicô cho tờ báo Ý, la Repubblica.[48] Buổi phỏng vấn được xuất bản vào ngày 1 tháng 10 năm 2013. Phanxicô nói rõ với người vô thần rằng ông không có ý định cố gắng hoán cải anh ta. Phanxicô bác bỏ việc cải biến tôn giáo bốn lần khác nhau trong cuộc phỏng vấn này. Phanxicô tuyên bố:
Sau đó, Phanxicô tiếp tục nói rằng mỗi người có lập trường của riêng mình về điều gì là tốt hay xấu. Ông khuyến khích mỗi người làm những gì mà người đó quan niệm là tốt đẹp. Đây là lạc giáo đáng căm phẫn. Trong bức thư ngày 11 tháng 9 năm 2013 gửi cho tờ báo Ý, Nền Cộng Hoà, Phanxicô dạy rằng những người không tin vào Thiên Chúa có thể được cứu.[49] Đây là sự chối đạo.
Phanxicô Tôn Trọng Những Người Tự Tử
Giáo Huấn Của Phanxicô Về Con Người
Giáo Huấn Lạc Giáo Của Phanxicô Về Tội Lỗi
Thánh Phaolô không nói điều này. Thật đáng giận. Phanxicô sau đó tiếp tục nói trong trang tiếp theo:
Lưu ý rằng tội lỗi duy nhất mà Phanxicô đề cập đến là không cấp cho mọi người thức ăn hoặc công việc; ông không nói gì về tội lỗi chống lại Thiên Chúa và đức tin của Thiên Chúa. Cuộc phỏng vấn của Phanxicô với tờ Nền Cộng Hoà, ngày 1 tháng 10 năm 2013:
Phanxicô Về Chủ Nghĩa Cộng Sản
Tuyên bố ngày 5 tháng 3 năm 2014 của Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi đã biết nhiều người vĩ đại tuyên xưng chủ nghĩa Mác.”[51]
Phanxicô xin Đảng viên Cộng sản Raul Castro cầu nguyện cho ông.
Phanxicô Về Án Tử Hình
Tuyên bố này là hoàn toàn lạc giáo. Giáo Hội Công Giáo luôn ủng hộ tính chính đáng của án tử hình cho các tội ác cực kỳ nghiêm trọng.
Phanxicô Thúc Đẩy Giáo Dục Giới Tính
Phanxicô Khuyến Khích Các “Linh Mục” Rời Khỏi “Chức Linh Mục” Nếu Họ Yêu
Vậy là, Phanxicô sẽ giúp một người đã thực hiện lời thề khiết tịnh vĩnh viễn trước mặt Thiên Chúa phá vỡ lời thề của mình và rời khỏi chức linh mục.
Phanxicô Dạy Lạc Giáo Về “Hôn Nhân” Đồng Tính Và Đồng Tính Luyến Ái
Một sự thật được chứng minh và xác nhận là Phanxicô ủng hộ việc chung sống dân sự đồng tính khi ông còn ở Argentina. Ông chỉ không muốn việc chung sống dân sự đồng tính được gọi là hôn nhân. Đây là lạc giáo. Điều đó có nghĩa là Phanxicô đã chấp thuận hành vi tính dục sai lệch và ghê tởm bị lên án trong Kinh Thánh và trong giáo huấn Công Giáo. Lập trường của ông chẳng khác gì việc tán thành phá thai với điều kiện nhà nước không cấp cho ưu đãi hoặc đặc quyền bằng cách sử dụng tiền công cho nó. Chú ý những tuyên bố thú vị mà Phanxicô đưa ra về “hôn nhân” đồng tính và đồng tính luyến ái sau.
Phanxicô nói rằng ông tôn trọng những người ủng hộ thứ ghê tởm tên là “hôn nhân” đồng tính, và ông nói rằng ông không bao giờ thiếu tôn trọng những kẻ thú dâm và biến thái. Phanxicô cũng đề cập đến cách ông cho phép tổng thống Argentina Nestor Kirchner, người ủng hộ “hôn nhân” đồng tính,” chủ toạ một nghi lễ “Công Giáo” để tôn vinh các “linh mục Công Giáo” và các chủng sinh đã qua đời:
Sau khi ngài tổng thống bội giáo qua đời, Phanxicô ngay lập tức làm một “lễ cầu hồn” công khai cho ông ta. Phanxicô cũng cho phép các chính trị gia khét tiếng ủng hộ phá thai và những người ủng hộ “hôn nhân” đồng tính nhận “Mình thánh” tại những “Thánh lễ” ông đảm nhiệm.[52]
Ngày 19 tháng 8 năm 2013, Phanxicô đã được tạp chí America phỏng vấn.[53] Trong cuộc phỏng vấn, Phanxicô trực tiếp dạy rằng những người đồng tính luyến ái hoạt động không bị Thiên Chúa kết án. Giáo Hội dựa trên Kinh Thánh dạy điều hoàn toàn ngược lại.
Phanxicô Về Phản Ứng Của Đức Maria Với Cái Chết Của Chúa Giêsu
Diễn văn ngày 31 tháng 5 năm 2015 của Phanxicô, nói về phản ứng của Đức Trinh Nữ Maria đối với việc chịu đóng đinh và cái chết của Chúa Giêsu:
Phanxicô cáo buộc Đức Maria muốn gọi vị thiên thần là kẻ nói dối.
Phanxicô Bác Bỏ Biện Giải Công Giáo
Trong bài phát biểu ngày 25 tháng 1 năm 2015 trước những người không theo Công Giáo, ông nói, “bỏ qua tất cả những cách tiếp cận luận chiến hay biện giải.” Ông tiếp tục lên án “các cuộc thảo luận trong đó mỗi bên cố gắng thuyết phục đối phương về tính hợp lý của ý kiến họ.”[55]
Trong một bài phát biểu vào ngày 4 tháng 5 năm 2015, Phanxicô đã gọi người các phái Luther là “anh chị em trong đức tin.”[56] Ngày 16 tháng 2 năm 2015, Phanxicô cho biết “có những chứng nhân thánh thiện xuất chúng về Đấng Kitô từ nhiều đức tin khác nhau.” Ông tiếp tục nói: “Không gì khác biệt cho dù họ có là người Công Giáo, Chính thống giáo, Cơ Đốc Ai Cập hay Tin lành. Họ đều là Kitô hữu!”[57]
Phanxicô dạy rằng “không gì khác biệt” cho dù ai đó là người Công Giáo, Tin lành hay “Chính thống” giáo. Nhưng Giáo Hội Công Giáo luôn dạy rằng một người là Công Giáo tạo ra mọi sự khác biệt. Một người không thể được cứu nếu không có đức tin Công Giáo.
Giáo Huấn Lạc Giáo Của Phanxicô Về Người Lạc Giáo Và Ly Giáo
Ở Argentina, Phanxicô sẽ đề nghị “người Công Giáo” cần được trừ quỷ đến một giáo sĩ trừ quỷ phái Luther.[58] Trong Trên Trời và Đất, trang 72 Phanxicô trích dẫn những gì bà của ông đã nói khi ông còn trẻ:
Năm 2006, Phanxicô quỳ gối để nhận lời chúc lành từ những người Tin Lành trong một cuộc họp mặt đại kết.[59] Phanxicô làm điều tương tự ngay sau khi được bầu thành Nguỵ giáo hoàng ngày 13 tháng 3 năm 13. Phanxicô (thay vì chúc lành người dân) xin người dân chúc lành cho ông (điều này bao gồm vô vàng thành viên các tôn giáo phi Công Giáo khác nhau).[60]
Vào ngày 18 tháng 3 năm 2013, Phanxicô đã viết thư cho lãnh tụ mới của giáo phái Anh giáo. Ông gọi thường dân Justin Welby là “khả kính,” mặc dù Giáo Hội Công Giáo dưới thời Giáo Hoàng Lêô XIII tái khẳng định vào ngày 13 tháng 9 năm 1896 rằng nghi thức truyền chức Anh giáo là hoàn toàn không thành sự. Phanxicô cho biết Welby có một “sứ vụ mục vụ” và gọi ông ta là “Tổng giám mục” xứ Canterbury, tức ông tin rằng lãnh tụ phái Anh giáo lạc giáo và ly khai là người có thẩm quyền thực sự của Hội Thánh duy nhất chân thật ở Canterbury, Anh. Ông cũng yêu cầu vị lãnh tụ lạc giáo và ly giáo này cầu nguyện cho ông.[61]
Trong bài phát biểu ngày 14 tháng 6 năm 2013 đến lạc giáo đồ Welby, Phanxicô chào đón ông “không phải là khách mời hay người lạ, mà là một công dân của Các Thánh Thông Công, và trong Gia Đình của Thiên Chúa.” Do đó, Phanxicô trực tiếp dạy rằng tên Welby không Công Giáo, người mà Phanxicô gọi là “Đấng ơn phúc” [reverend], là thành viên của Hội Thánh Chúa Kitô. Thật là lạc giáo đáng giận. Phanxicô sau đó nói rằng ông “vô cùng biết ơn” vì tên thường dân lạc giáo và ly giáo đã cầu nguyện cho ông. Phanxicô tiếp tục nói rằng ông có một sự tôn trọng sâu sắc đối với Anh giáo và các truyền thống thiêng liêng và cái-gọi-là phụng vụ Anh giáo giờ đây được trân quý hơn.
Nói rằng có những thánh tử đạo Anh giáo là lạc giáo và chối bỏ tín điều bất khả ngộ rằng Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội Công Giáo. Như được dạy trong Vaticanô II, Phanxicô cho rằng người Tin Lành và “Chính thống” Giáo nằm trong Hội Thánh Đức Kitô, và họ không cần phải cải sang đức tin Công Giáo để được cứu độ. Đây là lạc giáo.
Phanxicô gọi tên ly giáo là “Đức thánh thiện” [Holiness] và nói rằng Thiên Chúa giao phó đàn chiên của người cho một ly giáo đồ. Ông cũng gọi tên đó là mục sư, tức ông tin rằng hắn ta là đấng có thẩm quyền thực sự trong Hội Thánh Đức Kitô. Trong Diễn văn ngày 28 tháng 6 năm 2013 đến một phái đoàn của Giáo Hội “Chính thống” Đông phương của Constantinopolis, Phanxicô xin họ cầu nguyện cho ông nói, “Cuối cùng, tôi xin bạn cầu nguyện cho tôi, tôi cần những lời cầu nguyện của bạn.”[64]
Phanxicô gọi lãnh tụ ly khai qua đời là một nhà lãnh đạo đời sống thiêng liêng quan trọng và một mục sư khôn ngoan. Phanxicô nói rằng sự phục vụ lâu dài của ông cho một giáo hội ly giáo nên là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người. Do đó, Phanxicô tuyên bố phục vụ cho một phái ly khai là phục vụ Hội Thánh chân thật của Đức Kitô.
Nói về cái chết gần đây của người đứng đầu Giáo Hội “Chính thống” giáo Syria ngày 30 tháng 1 năm 2015, Phanxicô nói:
Theo Phanxicô, trở thành lãnh tụ của một giáo hội ly giáo là “tôi tớ tận tụy của Thiên Chúa.”
Nguỵ giáo hoàng Phanxicô công khai tuyên bố rằng một ‘Giáo Hội’ phi Công Giáo là một Giáo Hội của các thánh tử đạo. Điều này là hoàn toàn lạc giáo. Đây là một sự chối bỏ rất rõ ràng và công khai tín điều chỉ có người Công Giáo mới có thể là thánh tử đạo.
Trong Trên Trời và Đất, tr. 217-218, Phanxicô khuyến nghị rằng các giáo phái khác nhau nên “đi cùng nhau trong một sự đa dạng hòa hợp… bằng cách làm việc cùng nhau, bằng cách cầu nguyện cùng nhau… mà không huỷ bỏ các truyền thống đa dạng.” Ở đây Phanxicô thúc đẩy lạc giáo rằng chúng ta không nên cố gắng hoán cải những người không theo Công Giáo nhưng hãy đi bộ và cầu nguyện cùng nhau mà không huỷ bỏ các truyền thống lạc giáo và ly giáo đa dạng của họ.
Phanxicô nói về những ly giáo đồ “Chính thống” giáo trong cuộc phỏng vấn ngày 19 tháng 8 năm 2013 :
Vậy là, theo Phanxicô, người ly giáo nên tiếp tục từ chối giáo huấn Công Giáo và không cần phải hoán cải.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2014, Phanxicô đã thảo luận về Quy hiệp [Uniatism]. Quy hiệp chỉ về sự chấp thuận của các Giáo hội lễ chế Đông phương về Chức Giáo Hoàng và giáo huấn Công Giáo. Phanxicô nói với người “Chính thống” giáo:
Lời nói của ông là một tuyên bố công khai rằng việc các giáo hội ly khai phải chấp nhận Chức Giáo Hoàng là một giáo huấn lỗi thời.
Phanxicô Nhà Cách Mạng Phụng Vụ
Đây là Phanxicô cử hành một “Thánh lễ” trẻ em hiện đại với nữ vũ công phụng vụ.[71]
Phanxicô tất nhiên ban “Thánh thể” bằng tay trong suốt cuộc đời mình. Phanxicô chưa bao giờ cử hành một thánh lễ hợp lệ, không chỉ vì ông cử hành Thánh lễ Mới vô hiệu, mà còn vì ông đã được “truyền chức” vào ngày 13 tháng 12 năm 1969 trong Nghi thức Truyền chức Linh mục Mới không thành sự. Phanxicô, giống như người tiền nhiệm Biển Đức XVI, được “tấn phong giám mục” trong Nghi thức Truyền chức Giám mục Mới không thành sự. Một Giáo Hoàng thực sự là Giám mục Rôma. Phanxicô không phải là một Giám mục. Đó là một lý do khác khiến ông ta không phải là Giáo hoàng.
Thành Viên Hội Tam Điểm Ủng Hộ Phanxicô
Phanxicô gần đây đã được ca ngợi bởi các Đại Sư Phụ của Đại Hội Quán Ý[72] và Argentina.[73] Họ công khai ủng hộ cuộc bầu cử của Phanxicô với tư cách là Nguỵ giáo hoàng mới. Trong bức ảnh chụp Phanxicô này, chúng ta có thể thấy ông ta đưa ra những gì trông giống như dấu hiệu của sư phụ màn chắn thứ hai (master of second veil) trong Hội Tam Điểm. Đây là một cử chỉ tay rõ ràng được sử dụng bởi thành viên Hội Tam Điểm trong suốt lịch sử. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khám phá rằng Phanxicô là một Hội viên Tam Điểm, bởi vì niềm tin của ông đã được thể hiện cả bằng lời nói và hành động quả thực là của Tam Điểm. Giáo huấn chính yếu của Hội Tam Điểm là tất cả các tôn giáo đều dẫn đến Thiên Chúa. Như chúng tôi đã chứng minh rõ ràng trong tổng quan ngắn gọn này về Phanxicô - đây chính xác là những gì ông ta tin. Nói tóm lại, Phanxicô tin tưởng và giảng dạy những lạc thuyết tương tự đã được thúc đẩy bởi các nguỵ giáo hoàng phái Vaticanô khác. Phanxicô là một kẻ hoàn toàn lạc giáo và bội giáo. Tín điều Công Giáo minh định rằng người lạc giáo không phải là thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Vì thế, nhận ra rằng Phanxicô không phải là một giáo hoàng hợp lệ mà là một ngụy giáo hoàng lạc giáo không Công Giáo là tuyệt đối không sai.
Chú thích:
[1] http://www.youtube.com/watch?v=YgZ8ba74mmg
[2] http://www.lanacion.com.ar/637973-el-gesto-de-dos-amigos
[3] http://www.parroquiasannicolas.com.ar/noche_de_los_cristales_rotos.htm
[4] http://www.lanacion.com.ar/942600-teshuva-fidelidad-y-ternura
[5] http://www.youtube.com/watch?v=5qAXW5Bsmqc
[6] http://www.youtube.com/watch?v=yBcjoNnv1xc
[7] http://www.radiojai.com.ar/online/notiDetalle.asp?id_Noticia=49261
[8] http://pagina-catolica.blogspot.com.ar/2012/11/rabino-ofende-la-iglesia-en-la-uca.html
[9] http://www.aica.org/4058-conmemoracion-judeo-cristiana-de-la-noche-los-cristales-rotos.html
[10] http://youtu.be/hOyLzrOSBug?t=10m47s
[11] http://es.jn1.tv/video/news/los-jud-os-argentinos-celebran-januc.html
[12] http://www.zenit.org/en/articles/francis-writes-rome-s-chief-rabbi
[13] L’Osservatore Romano, 27/3/2013, tr. 4. – http://en.radiovaticana.va/storico/2013/03/25/pope_francis_passover_telegram_to_jewish_community_%28full_text%29/en1-676681
[14] L’Osservatore Romano, 24/4/2015, tr. 16. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/letters/2015/documents/papa-francesco_20150420_lettera-morte-toaff.html
[15] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2013/june/documents/papa-francesco_20130624_international-jewish-committee.html
[16] La Stampa, 29/9/ 2013, “Pope Francis and Rabbi Skorka make history in the Vatican” – http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-francis-francisco-28206/
[17] http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1303392.htm
[18] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/april/documents/papa-francesco_20150430_cursillos-di-cristianita.html
[19] Francis, “encyclical Laudato Si”, 24/5/2015. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/encyclicals/documents/papa-francesco_20150524_enciclica-laudato-si.html
[20] http://visnews-en.blogspot.it/2015/06/other-pontifical-acts_17.html
[21] L’Osservatore Romano, 28/11/2014, tr. 16. – http://press.vatican.va/content/salastampa/es/bollettino/pubblico/2014/11/20/0864/01861.html
[22] https://www.mostholyfamilymonastery.com/catholicchurch/antipope-francis-i-feel-like-saying-something-that-may-sound-controversial-or-even-heretical/#.YCoaTi-l3Wo
[23] http://edant.clarin.com/diario/2005/08/02/sociedad/s-03601.htm
[24] http://www.lanacion.com.ar/726634-se-hara-hoy-el-sepelio-de-adel-made
[25] Summa Theologiae, Pt. II, Q. 12, A. 1, Obj. 2.
[26] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130708_omelia-lampedusa.html
[27] L’Osservatore Romano, 7-14/8/2013, tr. 7. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/pont-messages/2013/documents/papa-francesco_20130710_musulmani-ramadan.html
[28] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 479.
[29] http://www.reuters.com/article/2006/12/01/us-pope-turkey-idUSL2862679720061201
[30] Benedict XVI, Meeting with the President of the Religious Affairs Directorate, November 28, 2006. – http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2006/november/documents/hf_ben-xvi_spe_20061128_pres-religious-affairs.html
[31] Benedict XVI, Address to New Ambassador of Turkey, 19/11/2007. – http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070119_ambassador-turkey.html
[32] Benedict XVI, Address, 22/12/2006. – http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2006/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20061222_curia-romana.html
[33] http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060912_university-regensburg.html#_ftn3
[34] John Paul II, Visit to Wadi Al-Kharrar, 21/3/2000. – http://w2.vatican.va/content/john-paul-ii/en/travels/2000/documents/hf_jp-ii_spe_20000321_wadi-al-kharrar.html
[35] L’Osservatore Romano, 26/9/2014, tr. 8. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2014/documents/papa-francesco_20140921_albania-omelia.html
[36] http://www.news.va/en/news/pope-francis-says-there-are-limits-to-freedom-of-e
[37] http://w2.vatican.va/content/francesco/it/speeches/2015/june/documents/papa-francesco_20150624_buddisti-cattolici.html
[38] L’Osservatore Romano, 22/5/2013, tr. 11. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2013/may/documents/papa-francesco_20130518_veglia-pentecoste.html
[39] http://www.lanacion.com.ar/334678-ceremonia-ecumenica
[40] Claudia Carlen, The Papal Encyclicals, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[41] http://www.lanacion.com.ar/368653-sintesis
[42] http://www.par.org.ar/bergoglio.htm
[43] http://comipaz.wordpress.com/2011/10/13/peregrinos-de-la-paz/
[44] L’Osservatore Romano, 27/3/2013, tr. 7. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2013/march/documents/papa-francesco_20130320_delegati-fraterni.html
[45] L’Osservatore Romano, 16/1/2015, tr. 5. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/january/documents/papa-francesco_20150113_srilanka-filippine-incontro-interreligioso.html
[46] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/june/documents/papa-francesco_20150606_sarajevo-giovani.html
[47] L’Osservatore Romano, 22/5/2015, tr. 14-15. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/april/documents/papa-francesco_20150430_cursillos-di-cristianita.html
[48] http://www.repubblica.it/cultura/2013/10/01/news/pope_s_conversation_with_scalfari_english-67643118/
[49] http://www.repubblica.it/cultura/2013/09/11/news/the_pope_s_letter-66336961/
[50] http://www.repubblica.it/cultura/2013/10/01/news/pope_s_conversation_with_scalfari_english-67643118/
[51] L’Osservatore Romano, 14/3/2014, tr. 6-7. – http://www.catholicnewsagency.com/news/transcript-pope-francis-march-5-interview-with-corriere-della-sera/
[52] http://www.washingtontimes.com/blog/inside-politics/2013/mar/19/despite-abortion-views-biden-pelosi-receive-commun/
[53] http://americamagazine.org/pope-interview
[54] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/may/documents/papa-francesco_20150529_bambini-malati-santa-marta.html
[55] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2015/documents/papa-francesco_20150125_vespri-conversione-san-paolo.html
[56] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/may/documents/papa-francesco_20150504_chiesa-evangelico-luterana-svezia.html
[57] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/february/documents/papa-francesco_20150216_moderatore-chiesa-scozia.html
[58] http://www.diariopopular.com.ar/notas/150119-la-historia-del-exorcista-favorito-del-papa-francisco
[59] http://www.lanacion.com.ar/816217-masiva-oracion-por-la-unidad-cristiana
[60] L’Osservatore Romano, 20/3/2013, tr. 1.
[61] L’Osservatore Romano, 27/3/2013, tr. 6.
[62] L’Osservatore Romano, 8/5/2015, tr. 7. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/april/documents/papa-francesco_20150430_commissione-internazionale-anglicana-cattolica.html
[63] L’Osservatore Romano, 15/3/2013, tr. 3. – https://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2013/may/documents/papa-francesco_20130510_tawadros.html
[64] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2013/june/documents/papa-francesco_20130628_patriarcato-ecumenico-costantinopoli.html
[65] L’Osservatore Romano, 3/4/2015, tr. 5. – http://press.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2015/03/28/0224/00500.html
[66] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/january/documents/papa-francesco_20150130_chiese-ortodosse-orientali.html
[67] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2013/documents/papa-francesco_20130619_udienza-generale.html
[68] http://americamagazine.org/pope-interview
[69] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[70] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2014/november/documents/papa-francesco_20141130_turchia-conferenza-stampa.html
[71] http://www.youtube.com/watch?v=RwS9umpEkvs
[72] https://web.archive.org/web/20150414183919/http://grandeoriente.it/comunicati/2013/03/il-gran-maestro-raffi-con-papa-francesco-nulla-sara-piu-come-prima.aspx
[73] https://web.archive.org/web/20150414183919/http://grandeoriente.it/comunicati/2013/03/il-gran-maestro-raffi-con-papa-francesco-nulla-sara-piu-come-prima.aspx
Bài Viết Liên Quan