^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Bí Tích Rửa Tội Là Thiết Yếu Cho Ơn Cứu Độ
Để chứng minh thêm Bí tích Rửa tội là thiết yếu cho ơn cứu độ, tôi sẽ trích vô số tuyên bố bất khả ngộ từ Tông Toà Thánh Phêrô.
Giáo Hoàng Phaolô III, Công đồng Trentô, Kỳ họp 7, Khoảng luật 5 về Bí tích Rửa tội, ex cathedra: “Nếu kẻ nào dám nói rằng phép rửa [Bí tích] là không bắt buộc, nghĩa là, không thiết yếu cho ơn cứu độ (cf. Jn. 3:5): kẻ đó bị nguyền rủa.”[1]
Định tín bất khả ngộ từ Tông Toà Thánh Phêrô này lên án bất cứ ai nói rằng Bí tích Rửa tội là không thiết yếu cho ơn cứu độ. Bí tích Rửa tội là thiết yếu cho tất cả để được cứu độ bởi, trước hết là vì, như Công đồng Trentô minh định, tất cả mọi người (ngoại trừ Đức Maria) được thụ thai trong tình trạng nguyên tội như là hậu quả từ tội lỗi của Ađam, người đầu tiên. Bí tích Rửa tội còn thiết yếu cho tất cả để được cứu độ bởi vì đây là phương tiện một người được đánh dấu là phần tử của Chúa Giêsu Kitô và sáp nhập vào Nhiệm Thể Người. Và trong định tín lẽ thật rằng tất cả mọi người được thụ thai trong tình trạng Nguyên Tội, Công đồng Trentô đặc biệt tuyên bố Đức Maria là một ngoại lệ cho sắc lệnh về Nguyên Tội.[2] Nhưng trong định tín lẽ thật rằng Bí tích Rửa tội là thiết yếu cho ơn cứu độ, Công đồng Trentô không đưa rất bất kỳ một ngoại lệ nào.
Ta thấy ở đây một người không thể vào được nước Trời mà không có đức tin và nghi lễ bên ngoài là phép rửa (nghĩa là, Bí tích Rửa tội).
Chú thích:
[1] Denzinger 861; Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 685.
[2] Denzinger 792.
[3] Denzinger 696; Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 542.
[4] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 230; Denzinger 430.
[5] Denzinger 1470.
[6] Denzinger 2195; The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 274.