^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Kháng bác 12: Làm thế nào tất cả các Hồng y lại có thể chấp nhận một nguỵ giáo hoàng, như trong trường hợp của Gioan XXIII (1958-1963)?
Trả lời: Giáo Hoàng Phaolô IV tuyên bố rằng người Công Giáo không thể chấp nhận một kẻ lạc giáo tự nhận là giáo hoàng như vậy, ngay cả khi sự vâng phục được trao cho ông ta bởi “tất cả” – chỉ ra bằng một tuyên bố như vậy rằng việc tất cả tín hữu đều vâng phục một nguỵ giáo hoàng như thế là một khả năng.
Giáo Hoàng Phaolô IV, Sắc Chỉ Cum ex Apostolatus Officio, ngày 15 tháng 2, 1559: “6. Ngoài ra, [theo Hiến chế của ta, mà có hiệu lực vĩnh viễn Ta ban hành, xác định, ban sắc lệnh và minh định:-] rằng nếu tại bất cứ thời điểm nào xuất hiện … Giám mục Rôma, trước khi được thăng chức hoặc tấn phong Hồng y hay Giám mục Rôma, đã đi chệch khỏi Đức tin Công Giáo hoặc đi theo một số lạc giáo: … (ii) không có khả năng giành lấy hiệu lực (cũng không phải vì thế nói rằng nó đã có hiệu lực) thông qua việc chấp nhận chức vụ, thánh hiến, quyền lực kế tiếp, cũng không phải thông qua sở hữu chính quyền, cũng không thông qua việc đăng quang giả định của một Giám mục Rôma hay Tôn kính, hay vâng phục như thể bởi bởi tất cả, dẫu đã qua bao nhiêu thời gian trong tình huống nói trên; …”
Nhưng chúng ta đã có một tình huống mà tất cả các hồng y đều công nhận một nguỵ giáo hoàng! Như đã đề cập trước đó trong cuốn sách, trong cuộc Đại Tây Ly Giáo 15 trong số 16 hồng y đã bầu Giáo Hoàng Urbanô VI rút khỏi sự vâng phục của mình với lý do rằng đám đông La Mã ngang bướng đã làm cho cuộc bầu cử trở nên không hợp giáo luật. Hồng y duy nhất không từ bỏ Giáo Hoàng Urbanô VI là Hồng y Tebaldeschi, nhưng ông đã qua đời ngay sau đó, vào ngày 7 tháng 9 – để lại một tình huống mà không một hồng y nào của Giáo Hội Công Giáo công nhận Đức Giáo Hoàng thực sự, Urbanô VI. Tất cả các hồng y còn sống khi đó coi cuộc bầu cử của ông là không hợp lệ.[1]
Trong thế kỷ 12, Nguỵ giáo hoàng Anaclêtô II – người trị vì tám năm ở Rôma trong khi cạnh tranh với Giáo Hoàng thực sự, Innôcentê II – đã giành được sự vâng phục từ phần lớn các hồng y, Giám mục Porto, Niên trưởng Thánh Hồng y Đoàn và toàn bộ dân chúng Rôma.[2]
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), tr. 432-434.
[2] The Catholic Encyclopedia, Quyển 1, tr. 447.
Bài Viết Liên Quan