^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đầu tiên: bằng chứng từ Kinh Thánh
CHÚA GIÊSU TRAO CHÌA KHÓA NƯỚC TRỜI CHO THÁNH PHÊRÔ TRONG MÁTTHÊU 16
Chúa Giêsu trao chìa khóa Nước Trời cho Thánh Phêrô, và tuyên bố rằng bất cứ điều gì ông cầm buộc trên dưới đất sẽ được cầm buộc trên Trời, và bất cứ điều gì ông tháo cởi đất sẽ được tháo cởi trên trời. Mặc dù tất cả 12 môn đồ được tập hợp lại với nhau cho cuộc họp này, Chúa Giêsu chỉ nói những điều ấy với Thánh Phêrô.
KHI NÓI VỚI THÁNH PHÊRÔ, CHÚA GIÊSU NÓI RẰNG NGƯỜI SẼ XÂY HỘI THÁNH CỦA NGƯỜI TRÊN CHÍNH TẢNG ĐÁ NÀY.
Chúa Giêsu nói: “Ngươi là Phêrô và trên Ðá ấy, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta.” Từ Hy Lạp có nghĩa là “ấy” - như trong đá ấy - là đại từ taute. Nó mang nghĩa là “chính tảng đá này” hoặc “cùng tảng đá này.” Taute được sử dụng khi “ta mong muốn kêu gọi sự chú ý đặc biệt đến một đối tượng được chỉ định, cả phạm vi vật lý của người nói hoặc bối cảnh văn học của tác giả.” (H. E. Dana và J.R. Mantey, A Manual Grammar of the Greek New Testament, 127).
Do đó, tuyên bố của Chúa Giêsu với Thánh Phêrô mang ý nghĩa sau: Ngươi là Phêrô và trên CHÍNH TẢNG ĐÁ NÀY, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta. Từ bối cảnh được đưa ra, “đá ấy” tự nhiên đề cập đến Thánh Phêrô. Thật trùng hợp rằng Chúa Giêsu cũng đổi tên của ông từ Simôn thành một cái tên có nghĩa là “đá.” (Nhưng chúng ta sẽ thấy nhiều hơn về điểm này về sau.)
VIỆC THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC ĐỔI TÊN
Chúa Giêsu đổi tên ông Simôn thành Phêrô, ngay trước khi Người tuyên bố: “và trên Ðá ấy, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta.”
Trong Cựu Ước, việc một người được đổi tên biểu thị một sự uỷ nhiệm hoặc một ơn gọi đặc biệt hoặc một thay đổi trong trạng thái. Trong sách Sáng Thế, ta đọc những điều sau đây về Ápraham:
Thiên Chúa đã đổi tên ông Abram thành Ápraham vì cái tên mới biểu thị vai trò đặc biệt của ông với tư cách là LÃNH ĐẠO dân Chúa. Ápraham được chọn làm cha của nhiều quốc gia. (Ông cũng được gọi là “đá,” như ta sẽ thấy.) Trong tiếng Do Thái, Abram biểu thị một vị tổ phụ, nhưng Ápraham biểu thị người cha của muôn vàn.
Tương tự vậy, trong Sáng thế 32:28, ta đọc rằng Thiên Chúa đã đổi tên tổ phụ Giacốp thành Israel để biểu thị vai trò hoặc vị trí đặc biệt của ông. Do đó, ngoài những điều quan trọng khác mà Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô trong Mátthêu 16, việc đổi tên của ông từ Simôn sang Phêrô xác nhận vị trí đặc biệt của Thánh Phêrô và địa vị mới của ông.
CHÌA KHÓA NƯỚC TRỜI
Mátthêu 16:19 – “Ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa Nước Trời, và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và điều gì dưới đất ngươi tháo cởi, thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời.”
Không vị tông đồ nào khác được trao chìa khóa Nước Trời. Trong Mátthêu 18:18, chúng ta đọc rằng tất cả các Tông đồ được trao quyền cầm buộc và tháo cởi; nhưng chỉ mỗi mình Thánh Phêrô được hứa hẹn chìa khóa Nước Trời trong Mátthêu 16:19. Điều này cho ta thấy rằng quyền lực được trao cho tất cả các Thánh Tông Đồ để ràng buộc và tháo cởi trong Mátthêu 18:18 phải được thực hiện bởi chìa khóa được trao cho mỗi mình Thánh Phêrô. Thánh Phêrô có một vị trí độc nhất về quyền lực trong Giáo hội.
“CHÌA KHOÁ NƯỚC TRỜI” LÀ MỘT THAM CHIẾU ĐẾN ISAIA 22 VÀ CHỨC TỂ TƯỚNG
Đây là một điểm thực sự thú vị. Hầu hết mọi người không biết rằng tham chiếu về chìa khóa Nước Trời trong Mátthêu 16:19 (và quyền cầm buộc và tháo cởi của Thánh Phêrô với chúng) đến từ Isaia chương 22. Những lời của Chúa Giêsu với Thánh Phêrô trong Mátthêu 16 là một tham chiếu đến chức Tể Tướng của Vương quốc trong Cựu Ước.
Lưu ý ngôn ngữ ở đây rõ ràng tương tự với Mátthêu 16:19. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thiết lập một giao ước với Đavít để lập một Vương quốc. Chế độ quân chủ Đavít, Nước Thiên Chúa dưới mặt đất, là dự hình cho Nước Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô sẽ thiết lập. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu được gọi là con vua Đavít trong Tin Mừng. Đó cũng là lý do tại sao Tin Mừng Thánh Mátthêu có hình ảnh vương quốc như là một trong những chủ đề chính. Đó cũng là lý do tại sao chính Thánh Phêrô nói trong Công vụ 2:30 rằng Chúa Giêsu ngồi trên ngai vàng vua Đavít. Luca 1:32 nói như sau về Chúa Giêsu: “Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người.”
Chúa Giêsu ngồi trên ngai vàng vua Đavít. Nhưng Vương Quốc của Chúa Giêsu là một Vương Quốc thiêng liêng; Vương Quốc của Chúa Giêsu là Hội Thánh của Người. Vương quốc của Chúa Giêsu không chỉ thành toàn, mà còn vượt qua cái nguyên mẫu, Vương quốc vua Đavít. Điểm muốn nói ở đây là Vương quốc của Chúa Giêsu được thiết lập theo những dòng tương tự.
CHÚA GIÊSU RÕ RÀNG ĐÃ LẬP THÁNH PHÊRÔ THÀNH TỂ TƯỚNG CỦA NGƯỜI
Trong Vương quốc vua Đavít không chỉ có một vị vua cai trị tất cả mọi người, mà nhà vua còn có một nội các hoàng gia. Nhà vua có các đại thần hoặc quan viên. Ta thấy các tham chiếu về nội các hoàng gia này (những vị quan hoặc đại thần của nhà vua) trong 2 Samuen 8. Ta cũng thấy một tham chiếu về họ trong 1 Vua 4 và ở những nơi khác. Trong nội các hoàng gia này, có một vị quan chuyên việc quốc phòng, vị quan chuyên việc thương mại, trù bị, v.v.
Tuy nhiên, trong số tất cả các vị quan, có một người nổi bật với quyền lực trên phần còn lại. Đó là vị tể tướng, người có quyền trên nhà của đức vua. Đó là một chi tiết thật sự thú vị kết nối Isaia 22 với Mátthêu 16.
Trong Isaia 22, ta đọc rằng vị tể tướng có chìa khóa nhà vua Đavít. Hãy để tôi nhắc lại điều đó: vị tể tướng có chìa khóa nhà vua Đavít. Chìa khóa này đại diện cho quyền lực của vị tể tướng đối với ngôi nhà của đức vua.
Lưu ý rằng vị tể tướng có chìa khóa của nhà Đavít. Chúng ta cũng thấy rằng ông ta được trao quyền hành, và rằng ông sẽ là “cha đối với dân cư Giêrusalem.”
Trong Isaia 22, vị tể tướng là Shebna. Isaia 22:15 gọi Shebna là “tể tướng triều đình” – tức, ông có quyền trên nhà của đức vua. Sau đó, Shebna rời chức tể tướng và được thay thế bởi một người tên là Eliakim. Kế đó, ta đọc rằng chìa khóa của Vương quốc, mà Shebna có, đã được vua Hezekiah (vị vua kế vị Đavít) trao cho Eliakim. Vua Hezekiah đã trao chìa khóa của Vương quốc cho Eliakim vì Eliakim kế nhiệm Shebna trong chức tể tướng.
Eliakim giờ đây đã có chìa khóa vào nhà vua Đavít. Bởi chính việc ông sở hữu chìa khóa, mọi người sẽ nhận ra Eliakim là tể tướng của nhà vua.
Hãy ngẫm nghĩ về sự tương đồng đặc sắc với Mátthêu 16. Trong Isaia 22:22, chúng ta thấy một ám chỉ rõ ràng rằng chìa khóa của Vương quốc được lưu truyền, giống như Chúa Giêsu trao chìa khóa cho Thánh Phêrô. Ngoài ra, tuyên bố rằng với chìa khóa “hễ nó mở thì không ai đóng lại được, hễ nó đóng thì không ai mở ra được” giống với những gì Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô trong Mátthêu 16:19, khi Người trao cho ông chìa khóa cho vương quốc Người: “và điều gì dưới đất ngươi cầm buộc, thì cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và điều gì dưới đất ngươi tháo cởi, thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời.” Tầm quan trọng của chi tiết này thật hiển nhiên
Chúa Giêsu ngồi trên ngai vàng vua Đavít. Vì vậy, khi Chúa Giêsu đến để thiết lập Vương quốc của Người (Hội Thánh), mà là sự thành toàn của Vương quốc vua Đavít, Người cũng bổ nhiệm một nội các hoàng gia: các Thánh Tông đồ. Nhưng trong số những vị đại thần đó (các Thánh Tông đồ), có một vị đại thần vượt qua hết thảy các đại thần khác và tất cả các thành viên của Vương quốc. Vị tể tướng này là người sẽ có chìa khóa Nước Trời của Người và sẽ được trao quyền ưu tiên trong Hội Thánh để trông nom mọi công việc của Vương quốc.
Khi Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô: “Ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa Nước Trời,” đó là một dấu hiệu rõ ràng cho tất cả những người Do Thái được thông báo rằng Chúa Giêsu sẽ lập Thánh Phêrô trở thành vị tể tướng của Người. Người tuyên bố rằng Thánh Phêrô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên – tổng thống hoặc thống đốc Hội Thánh. Đây là một bằng chứng mạnh mẽ và không thể chối cãi rằng Chúa Giêsu thực sự đã tuyên bố Thánh Phêrô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên trong Mátthêu 16:18-19.
HÒN ĐÁ TRONG MÁTTHÊU 16 LÀ AI? CHÍNH LÀ THÁNH PHÊRÔ.
Khá hiển nhiên Thánh Phêrô chính là người mà Chúa Giêsu gọi là tảng đá. Nhưng những người Tin Lành nêu lên tất cả các loại vấn nạn về điểm này.
VẤN NẠN: THÁNH PHÊRÔ KHÔNG THỂ LÀ TẢNG ĐÁ VÌ CHÚA GIÊSU LÀ NỀN MÓNG DUY NHẤT
Những người đặt ra vấn nạn này không nhận ra rằng Kinh Thánh nói về tất cả các Tông đồ như là nền móng.
Có mâu thuẫn nào giữa Kh. 21:14 và 1 Cr. 3:11 không? Không, tất nhiên là không. Việc Chúa Kitô là nền tảng duy nhất, như 1 Cr. 3:11 dạy, chỉ đơn giản có nghĩa là mọi thứ đều đến từ Chúa Kitô. Tất cả thẩm quyền thực sự trong Giáo hội phải đến từ Chúa Kitô bởi vì chính Giáo hội đến từ Chúa Kitô. Bất cứ điều gì bên ngoài Chúa Kitô là một nền móng giả.
Thẩm quyền của Thánh Phêrô đến chính xác từ Chúa Giêsu Kitô, như Mátthêu 16 cho thấy. Do đó, khá rõ ràng, nếu Chúa Giêsu là người đã thiết lập những điều này trên Thánh Phêrô, thì những gì được thiết lập trên Thánh Phêrô không phải là một nền móng khác ngoài Chúa Kitô. Đó chính là nền móng của Chúa Kitô.
Vì vậy, việc Chúa Kitô là nền móng hay đá tảng góc tường, như ta đọc trong Êphêxô 2:20, không có nghĩa là chính Chúa Kitô không thể hoặc không uỷ nhiệm một tông đồ với một chức vụ vĩnh viễn mà sẽ là tảng đá mà Giáo hội sẽ được xây dựng. Hai khái niệm này không loại trừ lẫn nhau. Ví dụ: Chúa Giêsu là Mục tử Nhân lành (Gioan 10:14), nhưng Người cũng giao trách nhiệm chăn dắt tất cả chiên của Người cho Thánh Phêrô, như chúng ta sẽ thấy trong Gioan 21:15-17. Chúa Giêsu là người có chìa khóa (Kh. 1:18; Kh. 3:7), nhưng Người trao chìa khóa cho Thánh Phêrô.
THIÊN CHÚA GỌI ÁPRAHAM LÀ HÒN ĐÁ TRONG CỰU ƯỚC!
Thiên Chúa được tuyên bố là tảng đá xuyên suốt Cựu Ước và trong Đệ nhị luật 32:4, nhưng Ápraham cũng được mô tả là tảng đá trong Isaia 51:1-2.
Cựu Ước nói hãy nhìn vào tảng đá, nhìn Ápraham. Ápraham được mô tả là tảng đá vì ông là cha của toàn thể Israel. Tên của Ápraham đã được thay đổi từ Ápram để biểu thị vai trò của ông như là tảng đá và cha của dân Chúa. Vậy thì chẳng phải Chúa Giêsu sẽ chọn ai đó làm đá và cha trong Tân Ước của Israel mới, Hội Thánh? Vâng, và đó là lý do tại sao tên của Simôn được đổi thành Petros, có nghĩa là đá. Trong ánh sáng này, khá hiển nhiên rằng Thánh Phêrô là tảng đá. Tuy nhiên, chúng ta hãy chuyển sang một số điểm khác.
CÒN PETROS VỚI PETRA TRONG TIẾNG HY LẠP?
Những người Tin Lành lập luận rằng Chúa Giêsu không thể nói rằng Thánh Phêrô là Tảng đá vì sự khác biệt trong từ Hy Lạp. Họ chỉ ra rằng trong tiếng Hy Lạp gốc của Mátthêu 16:18, tên của Thánh Phêrô là petros, có nghĩa là hòn đá nhỏ, trong khi từ biểu thị đá là petra, có nghĩa là đá lớn. Bản Hy Lạp đọc như sau: “Ngươi là Phêrô (petros) và trên Ðá (petra) ấy, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta.” Nhưng lập luận này bị bác bỏ bởi những điểm sau.
Đầu tiên, các từ petros và petra mang cùng ý nghĩa (đá) trong tiếng Hy Lạp được sử dụng vào thời Chúa Kitô. Trong một số thơ ca Hy Lạp cổ đại trước đó, petros có nghĩa là “đá nhỏ” và petra là “đá lớn”; nhưng sự khác biệt nhỏ đó đã biến mất vào thời điểm Tin Mừng Thánh Mátthêu được viết bằng tiếng Hy Lạp. (Về điểm này, xem trích dẫn từ Học giả Tin lành D.A. Carson dưới đây.)
Sự khác biệt nhỏ giữa petros và petra chỉ tồn tại trong tiếng Hy Lạp Attic, không phải tiếng Hy Lạp Koine. Tin Mừng được viết bằng tiếng Hy Lạp Koine, trong đó cả petros và petra đều có nghĩa là “đá.” Hơn nữa, có một từ cho đá mà Chúa Giêsu có thể đã sử dụng. Đó là lithos. Nếu Chúa Giêsu muốn gọi Thánh Phêrô là một hòn đá, nhưng không phải là đá (petros), thì Người sẽ sử dụng lithos. Nhưng Người không sử dụng từ này. Người sử dụng từ petros, có nghĩa là đá. Nhưng nếu có một sự kết nối giữa Thánh Phêrô và tảng đá, thì tại sao hai từ Hy Lạp khác nhau được sử dụng (petros và petra)? Câu trả lời được tìm thấy trong sự thật rất quan trọng là Chúa Giêsu đã nói bằng tiếng Aram, không phải bằng tiếng Hy Lạp.
CHÚA GIÊSU NÓI TIẾNG ARAM, KHÔNG PHẢI TIẾNG HY LẠP, TRONG ĐÓ TÊN THÁNH PHÊRÔ VÀ TỪ TẢNG ĐÁ LÀ HOÀN TOÀN GIỐNG NHAU.
Trong tiếng Aram, Mátthêu 16:18 sẽ đọc như sau: “Ngươi là kepha và trên kepha ấy, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta.”
Lưu ý rằng trong tiếng Aramaic, cùng một từ (kepha) được sử dụng ở cả hai nơi. Hoàn toàn không có sự khác biệt giữa hai từ. Chúa Giêsu đã đánh đồng Simôn và tảng đá mà Hội thánh sẽ được xây dựng. Điều này cũng được ghi lại trong các bản dịch tiếng Pháp của đoạn văn trên: “Tu es pierre, et sur cette pierre…”
Hiểu lầm của người Tin lành về điểm này xuất hiện bởi vì khi ta dịch câu văn tiếng Aram mà Chúa Giêsu nói sang tiếng Hy Lạp, từ Aram kepha trở thành petra. Petra là từ thông thường cho đá trong tiếng Hy Lạp và là danh từ cái. Việc petra là danh từ cái không thành vấn đề cho phần thứ hai của đoạn văn: trên kepha này (trên tảng đá này); nhưng petra hiển nhiên không thể được sử dụng cho tên mới của Thánh Phêrô vì Thánh Phêrô là một người nam.
Do đó, trong tiếng Hy Lạp, tên của Thánh Phêrô chỉ đơn giản được đổi thành Petros, một từ đồng nghĩa với petra, nhưng một cái tên có hậu tố đực. Đó là lý do duy nhất có bất kỳ sự khác biệt nào giữa hai từ. Không còn nghi ngờ gì nữa, Chúa Giêsu đã tuyên bố rằng Thánh Phêrô là tảng đá.
NHIỀU NGƯỜI TIN LÀNH THỪA NHẬN RẰNG RÕ RÀNG THÁNH PHÊRÔ LÀ TẢNG ĐÁ.
Ngay cả một số người Tin Lành cũng đã buộc phải thừa nhận, khi đối mặt với sự thật, rằng thật vô ích khi tiếp tục phủ nhận rằng Thánh Phêrô là Tảng đá.
Trong Từ điển Thần học Tân Ước,một tác phẩm Tin lành do Gerhard Kittel và Gerhard Friedrich biên tập, có một bài viết của học giả Tin lành nổi tiếng, Oscar Cullman. Đoạn văn sau nằm trong Quyển 6:108 bộ Từ điển Thần học. Cullman tuyên bố:
Tiến sĩ John Broadus (1886), một học giả Kinh Thánh Baptist cải cách, đã buộc phải thừa nhận:
Baptist D.A. Carson, giáo sư Tân Ước tại Chủng viện Tin Lành Trinity, cũng buộc phải thừa nhận:
CHÚNG TA BIẾT CHÚA GIÊSU ĐÃ NÓI BẰNG TIẾNG ARAM BỞI VÌ KINH THÁNH CẤP CHO CHÚNG TA MỘT SỐ LỜI TRONG TIẾNG ARAM CỦA NGƯỜI.
Vì tiếng Aram có liên quan đến những điểm nói trên về Thánh Phêrô và tảng đá, hãy xem xét bằng chứng cho thấy Chúa Giêsu đã thực sự nói bằng tiếng Aram. Chúng ta biết Chúa Giêsu đã nói bằng tiếng Aram, trước hết, bởi vì Tin Mừng ghi lại một số từ Aram mà Người đã sử dụng. Hãy xem Mátthêu 27:46, nơi Chúa Giêsu nói từ thập giá, “Eli, Eli, lama sabachthani?” Những từ đó là tiếng Aram; chúng không phải tiếng Hy Lạp; chúng có nghĩa là, ‘Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?’
Cả Gabbatha và Golgotha đều là những từ tiếng Aram, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy đây là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu sử dụng. Nhưng Thánh Gioan gọi chúng là tiếng Do Thái [hay Hipri] trong Kinh Thánh bởi vì, như các học giả giải thích, rằng “tiếng Do Thái,” như thường được sử dụng trong Tân Ước, đề cập đến tiếng Aram.
NGOÀI RA CÒN CÓ BẰNG CHỨNG MẠNH MẼ RẰNG TIN MỪNG THÁNH MÁTTHÊU BAN ĐẦU ĐƯỢC VIẾT BẰNG TIẾNG ARAM VÀ SAU ĐÓ ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG HY LẠP.
Có bằng chứng mạnh mẽ từ những vị Giáo phụ của Hội Thánh tiên khởi rằng Tin Mừng Thánh Mátthêu ban đầu được viết bằng tiếng Aram và sau đó được dịch sang tiếng Hy Lạp. Eusebius, nhà sử học của Hội Thánh tiên khởi, người đầu tiên viết lịch sử của Giáo hội từ khởi đầu đến thời đại của ông trong thế kỷ thứ 4, liên tục tuyên bố rằng Thánh Mátthêu đã viết Tin Mừng bằng tiếng Do Thái, có nghĩa là tiếng Aram.
Trong Quyển 3, Chương 3, cuốn Lịch sử Giáo hội, Eusebius trích dẫn Papias để tuyên bố: “Thánh Mátthêu đã biên soạn lịch sử của ngài bằng phương ngữ Hipri, và mọi người đã dịch nó theo sức của mình.” Khi dùng cụm từ “phương ngữ Hipri,” ông muốn nói là tiếng Aram.
Trong Quyển 6, Chương 25, Eusebius trích dẫn Origen để tuyên bố: “Phúc âm đầu tiên được viết dựa theo Thánh Mátthêu... ông đã xuất bản nó cho những người cải đạo Do Thái, đã viết bằng tiếng Hipri.”
Trong Quyển 6, Chương 25, Eusebius trích dẫn vị Giáo phụ vĩ đại, Thánh Irenaeus, để tuyên bố: “Thánh Mátthêu, thực sự, đã biên soạn ra Phúc âm của mình được viết giữa những người Do Thái bằng phương ngữ của riêng họ, trong khi Thánh Phêrô và Phaolô tuyên bố phúc âm và thành lập Hội Thánh tại Rôma.”
Như được trích dẫn bởi Eusebius, Thánh Irenaeus không chỉ nói rằng Mátthêu đã viết Tin Mừng của ông bằng phương ngữ Do Thái (tức là tiếng Aram), mà còn là Thánh Phêrô thành lập Hội Thánh tại Rôma – điều mà nhiều người không Công giáo phủ nhận, mặc dù bằng chứng lịch sử cho thấy Thánh Phêrô đã ở Rôma là không thể chối cãi. Tất cả các truyền thống cổ xưa đều nói về sự kiện Thánh Phêrô tử đạo ở Rome, và không một nguồn nào nói về sự kiện ấy ở nơi khác. Rất ít sự kiện của Giáo hội các Tông đồ được chứng thực tốt đến như vậy.”[1]
Hãy nhớ rằng Eusebius, người trích dẫn Papias, Origen và Irenaeus để chỉ ra việc Thánh Mátthêu đã viết bằng tiếng Aram, sống từ khoảng năm 260 đến 340 sau Thiên Chúa và viết cuốn lịch sử Giáo hội hoàn chỉnh đầu tiên. Như thể điều đó không đủ để bịt miệng tất cả các vấn nạn về vấn đề này, chúng ta thực sự có bằng chứng từ trong Kinh Thánh rằng tên của Thánh Phêrô trong tiếng Hy Lạp, Petros, tương đương với Petra, tảng đá mà Hội Thánh được dựng trên. Bằng chứng này đến từ Gioan 1:42.
GIOAN 1:42 ĐÁNH ĐỒNG TÊN CỦA THÁNH PHÊRÔ VỚI TẢNG ĐÁ
Hãy dõi theo điều sau một cách logic.
Chúng ta cũng biết rằng Kêpha sẽ được dịch là petra, từ cho đá (Mt. 16:18) mà Hội Thánh được xây dựng.
Vì Kêpha = tên mới của Thánh Phêrô (như Gioan 1:42 nói) và Kêpha = petra, từ của đá, không thể phủ nhận rằng tên mới của Thánh Phêrô = petra, đá.
Tên mới của Thánh Phêrô tương đương với từ Đá. Không còn nghi ngờ gì nữa.
Quyền Trưởng thượng của Thánh Phêrô (The Primacy of Peter) là một tập hợp các tiểu luận của các học giả “Chính thống” giáo. Người “Chính thống” giáo không phải là người Công giáo và không chấp nhận Chức Giáo hoàng. Tác phẩm này (Quyền Trưởng thượng của Thánh Phêrô) được biên tập bởi học giả “Chính thống” giáo nổi tiếng John Meyendorf. Trong tác phẩm này, họ nhiều lần thừa nhận Kinh Thánh dạy rằng Thánh Phêrô là tảng đá:
XEM XÉT BỐI CẢNH, SẼ LÀ VÔ LÝ NẾU CHÚA GIÊSU KHÔNG NÓI RẰNG THÁNH PHÊRÔ LÀ TẢNG ĐÁ.
Hãy ngẫm nghĩ trong giây lát sẽ vô lý đến dường nào nếu như Chúa Giêsu không nói rằng Thánh Phêrô là tảng đá. Như chúng tôi vừa chỉ ra, Chúa Giêsu tuyên bố mỗi mình Thánh Phêrô được ban phước.
Chúa Giêsu chỉ thay đổi tên của Thánh Phêrô.
Chúa Giêsu tập hợp các môn đệ của Người và trao chìa khóa của Vương quốc cho mỗi mình Thánh Phêrô. Sau đó, Người trao cho mỗi mình Thánh Phêrô quyền cầm buộc và tháo cởi.
Nhưng khi Người nói về tảng đá, mặc dù tuyên bố này nằm giữa tất cả những tuyên bố khác chỉ dành riêng cho Thánh Phêrô, những người Tin Lành sẽ khiến chúng ta tin rằng Chúa Giêsu không nói về Thánh Phêrô mà là về chính Người hoặc một cái gì đó khác. Thật nực cười. Điều đó vô lý rành rành đến nỗi một lập luận thực sự không cần thiết.
Hơn nữa, cần phải chỉ ra rằng lý do mà Chúa Giêsu, trong khi đề cập đến Thánh Phêrô, nói rằng “trên Đá ấy, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta,” chứ không phải trên ngươi, là bởi vì trong khi Thánh Phêrô là Đá, chức vụ mà Người thiết lập trên Thánh Phêrô (Chức Giáo hoàng) sẽ còn tồn tại qua nhiều thời đại sau khi Thánh Phêrô qua đời. Nó được thành lập trên Thánh Phêrô, nhưng sẽ tiếp tục tồn tại sau khi Thánh Phêrô qua đời. Đó là một tổ chức trên Thánh Phêrô, nhưng sẽ không giới hạn ở Thánh Phêrô. Ông sẽ còn có những người kế nhiệm.
CÁC GIÁO PHỤ TIN RẰNG THÁNH PHÊRÔ LÀ TẢNG ĐÁ
Những vị Giáo phụ tiên khởi của Giáo hội, những tác giả Kitô hữu nổi bật của những thế kỷ đầu tiên, thừa nhận rằng Thánh Phêrô là tảng đá. Có rất nhiều trích dẫn mà ta có thể đưa ra, nhưng đây chỉ là một vài ví dụ.
Ta cũng có thể trích dẫn Thánh Ambrôsiô, Thánh Giêrôm và nhiều vị khác, nhưng điểm muốn nói là khá rõ ràng.
KHÁNG BÁC: TẢNG ĐÁ LÀ ĐỨC TIN CỦA THÁNH PHÊRÔ, KHÔNG PHẢI THÁNH PHÊRÔ
TRẢ LỜI: CÁC GIÁO PHỤ NÓI RẰNG CẢ THÁNH PHÊRÔ VÀ ĐỨC TIN CỦA ÔNG ĐỀU LÀ TẢNG ĐÁ VÌ ĐỨC TIN CỦA THÁNH PHÊRÔ KHÔNG THỂ TÁCH RỜI KHỎI CHÍNH THÁNH PHÊRÔ.
Trong một nỗ lực để tranh luận chống lại Chức Giáo hoàng, một số người không Công giáo nói rằng Chúa Giêsu đang đề cập đến đức tin của Thánh Phêrô (không phải chính Thánh Phêrô) như tảng đá mà Giáo hội sẽ được xây dựng. Họ thậm chí sẽ trích dẫn một số đoạn chọn lọc từ những vị giáo phụ đầu tiên của Giáo hội trong một nỗ lực để chứng minh điều này. Ví dụ, họ sẽ trích dẫn đoạn văn này từ Thánh Hilary thành Poitiers.
Những gì họ không nói với bạn là trong cùng một tác phẩm, Thánh Hilary nói rằng Thánh Phêrô là nền tảng của Giáo hội (Về Thiên Chúa Ba Ngôi, 6, 20).
Các vị Giáo phụ hiểu đức tin của Thánh Phêrô không thể tách rời khỏi chính Thánh Phêrô và Chức vụ mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong ông với tư cách là tể tướng của Hội Thánh. Chúng ta cũng tìm thấy chân lý này trong Chương 22 Tin Mừng Thánh Luca.
LUCA 22 DẠY QUYỀN GIÁO HOÀNG BẤT KHẢ NGỘ
Trong Luca Chương 22, chúng ta tìm thấy một đoạn văn rất quan trọng, nhưng thường bị bỏ qua trong Kinh Thánh chứng minh giáo huấn Công giáo về Chức Giáo hoàng.
Đoạn văn này thật lý thú. Nó chứa đựng một số sự thật quan trọng. Trước hết, có một cuộc tranh chấp giữa các Tông đồ về việc ai sẽ là người vĩ đại nhất. Chúa Giêsu giải thích rằng Vương quốc của Người không giống như của dân ngoại. Vì vậy, Chúa Giêsu đang nói về cách Vương quốc hoặc Hội Thánh của Người được tổ chức.
Chúa Giêsu sau đó nói rằng Satan đã muốn sàng lọc tất cả các tông đồ ở số nhiều, nhưng Người đã cầu nguyện cho Thánh Phêrô [số ít] rằng lòng tin của Thánh Phêrô không bị tiêu diệt.
Điều quan trọng cần lưu ý là khi Chúa Giêsu nói “Satan đã đòi cho được các ngươi,” “các ngươi” nằm ở thì số nhiều. Điểm này được làm rõ trong văn bản tiếng Hy Lạp gốc. Satan mong muốn có tất cả các Tông đồ, Chúa Giêsu nói; Nhưng Người đã cầu nguyện cho mỗi mình Simôn Phêrô, rằng niềm tin của ông không bị tiêu diệt. Thánh Phêrô, người nhận được chìa khóa Nước Trời, cũng có một đức tin bất diệt, theo lời Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chỉ nói điều này về Thánh Phêrô, rõ ràng tách ông ra khỏi phần còn lại.
Từ “bất khả ngộ” có nghĩa là không thể sai lầm. Do đó, chúng ta thấy, ngay trong Luca 22, cội rễ của giáo huấn Công giáo về quyền Giáo hoàng Bất khả ngộ. Giáo lý về ơn vô ngộ của Đức Giáo hoàng không có nghĩa là một giáo hoàng thực sự, với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, không bao giờ có thể phạm sai lầm. Điều đó không có nghĩa là ông ta không thể phạm tội. Điều đó có nghĩa là khi một giáo hoàng thực sự giáo huấn cách uy quyền về tín lý hoặc luân lý cho toàn thể Giáo hội (tức là từ Tông Toà Thánh Phêrô), Chúa Giêsu sẽ không để giáo huấn đó sai lầm. Vì nếu Người cho phép điều đó sảy ra, thì chính Giáo hội sẽ bị dẫn dắt vào lỗi lầm và bị tiêu diệt. Công đồng Vaticanô I (một Công đồng Công giáo tín lý) đã nói theo cách này:
Chính là một lòng tin bất diệt của Chức Tể tướng/Giáo hoàng đã được thiết lập trên Thánh Phêrô và sẽ được tiếp nối thông qua những người kế nhiệm ông trong chức vụ đó. Ngay cả trong Hội Thánh tiên khởi, các Giáo phụ đã xem đoạn văn này trong Luca 22 như một bằng chứng khác cho Chức Giáo hoàng.
CHÚA GIÊSU GIAO TOÀN THỂ ĐÀN CHIÊN CỦA NGƯỜI CHO THÁNH PHÊRÔ TRONG 21 THÁNH GIOAN
Chương 21 Thánh Gioan cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Chúa Giêsu đã phó thác tất cả các thành viên trong Hội Thánh của Người cho Thánh Phêrô.
Chúng ta thấy ở đây, trong Gioan 21, rằng Chúa Giêsu giao phó toàn thể đàn chiên của Người cho Thánh Phêrô. Công đồng Vaticanô I tín lý của Giáo hội Công giáo nói rằng khoảnh khắc này trong Gioan 21, sau sự kiện Chúa Giêsu phục sinh, là khoảnh khắc mà Chúa Giêsu thực sự đã trao cho Thánh Phêrô chìa khóa và thẩm quyền đối với Hội Thánh mà Người đã hứa với ông trong Mátthêu 16.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là thời điểm này sau sự kiện Phục sinh, trong Gioan 21, là thời điểm mà Chúa Giêsu đã biến Thánh Phêrô thành vị giáo hoàng đầu tiên. Điều này rất quan trọng bởi vì một số người không Công giáo đưa ra sự việc Thánh Phêrô ba lần phủ nhận Chúa Kitô trong 18:25 và những đoạn nối tiếp. Khi Thánh Phêrô chối Chúa Giêsu Kitô, điều đó xảy ra trước khi Người bị đóng đinh và phục sinh. Chúa Giêsu vẫn chưa trao cho Thánh Phêrô thẩm quyền làm Giáo hoàng. Những lời trong Mt. 16:18-20 hứa hẹn chìa khóa Nước Trời cho Thánh Phêrô. Chúng hứa rằng Chúa Giêsu sẽ xây dựng Giáo hội trên ông và biến ông thành Tể tướng Hội Thánh của Người, nhưng chức vụ đó đã không được trao cho Thánh Phêrô cho đến sau mầu nhiệm Phục sinh, bằng những lời này trong Gioan 21:15-17. Do đó, việc Thánh Phêrô chối Chúa Kitô không đặt ra vấn đề gì cả đối với giáo huấn Công giáo về Chức Giáo hoàng.
Hơn nữa, Giáo hội Công giáo không dạy rằng một giáo hoàng thực sự không thể phạm tội trọng hoặc thậm chí đánh mất linh hồn. Giáo hội dạy rằng một giáo hoàng thực sự giữ vị trí quyền lực tối cao trong Giáo hội, và khi một giáo hoàng thực sự giảng dạy một cách ràng buộc với Giáo hội hoàn vũ, Thiên Chúa sẽ bảo vệ ngài khỏi việc giáo huấn sai lầm. Quyền lực nằm trong chính Chức Giáo hoàng, được Chúa Kitô bảo vệ.
CHÚA GIÊ-SU BẢO THÁNH PHÊRÔ CAI TRỊ ĐÀN CHIÊN CỦA NGƯỜI
Trong Gioan 21:15-17, Chúa Giêsu bảo Thánh Phêrô chăn giữ chiên của Ta, chăn dắt cừu của Ta, chăn nuôi đàn cừu của Ta. Chúa Giêsu rõ ràng trao cho Thánh Phêrô quyền lực trên đàn chiên của Người, các thành viên của Hội Thánh. Một số người có thể hỏi tại sao Chúa Giêsu nói lần đầu tiên, chăn giữ chiên của Ta, và lần thứ hai và thứ ba cừu của Ta. Các Giáo phụ đầu tiên của Hội Thánh hiểu tham chiếu đến chiên và cừu là để phân biệt giữa các thành viên trẻ hơn và lớn tuổi hơn của Hội Thánh, hoặc để phân biệt giữa các tín hữu giáo dân và giáo sĩ. Tất cả đều được giao phó cho Thánh Phêrô.
Giờ đây, điều đặc biệt quan trọng là khi Chúa Giêsu nói chăn giữ chiên của Ta, chăn dắt cừu của Ta, chăn nuôi đàn cừu của Ta, mệnh lệnh thứ hai là từ poimaine trong tiếng Hy Lạp. Nhiều bản Kinh Thánh dịch cả ba theo cùng một cách, như “chăn nuôi”; nhưng mệnh lệnh thứ hai thực sự khác với mệnh lệnh thứ nhất và thứ ba.
Trong các mệnh lệnh đầu tiên và thứ ba mà Chúa Giêsu ban cho Thánh Phêrô về đàn chiên của Người, từ trong tiếng Hy Lạp là boske. Từ boske có nghĩa là cho ăn. Nhưng từ poimaine, mệnh lệnh thứ hai của Chúa Giêsu với Thánh Phêrô về đàn chiên, có nghĩa là cai trị. Nó cũng có thể được dịch là chăn dắt. Do đó, Chúa Giêsu không chỉ ủy thác cho Thánh Phêrô việc chăn nuôi Hội Thánh Người, mà còn là cai trị Hội Thánh. Thật thú vị khi một hình thức của cùng một từ poimaine, mà Chúa Giêsu sử dụng về thẩm quyền của Thánh Phêrô đối với đàn chiên trong Gioan 21:16, cũng được sử dụng trong Khải Huyền 2:27.
Điều đó có nghĩa là Thánh Phêrô không chỉ có quyền trưởng thượng trên đàn chiên của Chúa Kitô, mà còn có quyền tối thượng trong việc cai trị đàn chiên, trái với những gì người “Chính thống” giáo nói. Cùng một từ poimaine được sử dụng trong Kh. 12:5 và các nơi khác để chỉ ra quyền cai trị.
Đây là những gì vị Giáo phụ phương Đông vĩ đại của Hội Thánh, Thánh Gioan Chrysostom, đã nói về đoạn này trong Gioan 21.
THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC NHẮC ĐẾN HƠN 100 LẦN TRONG TÂN ƯỚC; VỊ TÔNG ĐỒ GẦN NHẤT TIẾP THEO LÀ THÁNH GIOAN, NGƯỜI CHỈ ĐƯỢC ĐẶT TÊN 29 LẦN.
Sự nổi bật của tên Thánh Phêrô trong Kinh Thánh cho thấy rằng ông nắm giữ, bởi uỷ nhiệm của Chúa Kitô, một vị trí quyền lực duy nhất giữa các Tông đồ. Thánh Phêrô được gọi tên hơn 100 lần trong Tân Ước. Vị Tông đồ gần nhất theo sau là Gioan, người chỉ được gọi tên 29 lần.
NGÔN NGỮ CỦA KINH THÁNH LIÊN TỤC GỌI RIÊNG TÊN THÁNH PHÊRÔ VÀ KHIẾN ÔNG KHÁC BIỆT VỚI CÁC TÔNG ĐỒ KHÁC.
Cách Kinh Thánh dùng tên Thánh Phêrô là cực kỳ đáng chú ý. Mọi người nên ngẫm nghĩ về tầm quan trọng của những ví dụ sau. Hãy chú ý đến cách Thánh Phêrô được nhắc đến bằng tên, trong khi các Tông đồ khác liên tục được nhắc đến như những người cùng với Phêrô. Điều này chứng tỏ rằng Kinh Thánh chỉ ra Thánh Phêrô và khiến ông khác biệt với các Tông đồ khác.
Thánh Phêrô rõ ràng được chọn là thủ lãnh của các Tông đồ. Điều quan trọng là các tác giả Tân Ước đã chỉ ra Thánh Phêrô theo cách này mặc dù họ đã viết nhiều năm sau mầu nhiệm Phục sinh. Điều này cho thấy vị trí lãnh đạo của Thánh Phêrô vẫn giữ tầm quan trọng trong Giáo hội sau mầu nhiệm Phục sinh.
MỖI MỘT DANH SÁCH 12 TÔNG ĐỒ ĐỀU CÓ THÁNH PHÊRÔ TRƯỚC TIÊN
Mỗi danh sách 12 Tông đồ trong Tân Ước đều có tên của Thánh Phêrô đầu tiên và tên của Giuđa cuối cùng. Điều này đúng mặc dù trật tự của các Tông đồ khác ở giữa không phải lúc nào cũng giống hệt nhau. Bạn có thể tìm thấy những danh sách ấy trong Mátthêu 10:2, Máccô 3:14, Luca 6:14 và Công vụ 1:13.
TRONG DANH SÁCH CỦA THÁNH MÁTTHÊU, THÁNH PHÊRÔ KHÔNG CHỈ ĐƯỢC NHẮC ĐẾN ĐẦU TIÊN, MÀ CÒN ĐƯỢC GỌI LÀ “TRƯỞNG THƯỢNG” HOẶC “THỦ LÃNH.”
Từ Hy Lạp được sử dụng trong Mátthêu 10:2 (protos) có nghĩa là đầu tiên hoặc người đứng đầu hoặc trưởng thượng. Vì không có con số nào khác được đưa ra trong danh sách – và Thánh Phêrô không phải là người đầu tiên theo Chúa Giêsu (Thánh Anrê) – tuyên bố này rõ ràng không có nghĩa là gán một con số cho Simôn Phêrô. Tuyên bố này chỉ ra rằng ông ta là người đứng đầu hoặc lãnh đạo hoặc trưởng thượng của nhóm mười hai. Thánh Mátthêu đang nói theo nghĩa đen: Người đứng đầu, Thánh Phêrô.
Cũng cần lưu ý rằng protos được sử dụng để có nghĩa là “thủ lĩnh” trong Mátthêu 20:27.
Cùng một Phúc Âm, Thánh Mátthêu đã nói với chúng ta rằng Thánh Phêrô là người đứng đầu trong số họ (Mátthêu 10:2). Tuyên bố trong Mátthêu 20:27, về việc ai sẽ là người đứng đầu trong số họ, do đó không phải là một số hướng dẫn chung chung; nhưng là một hướng dẫn có một ứng dụng rất cụ thể và chắc chắn. Người đứng đầu, Thánh Phêrô, cũng phải hành động như một tôi tớ, thi hành vị trí lãnh đạo với đức khiêm nhường. Câu này là một lý do tại sao một Giáo hoàng (người đứng đầu trong Hội Thánh Chúa Giêsu) được gọi là “tôi tớ các tôi tớ Thiên Chúa” (servus servorum dei).
THÁNH GIOAN VÀ THÁNH PHÊRÔ CHẠY ĐẾN MỒ THÁNH; THÁNH GIOAN ĐẾN ĐÓ TRƯỚC, NHƯNG CHỜ THÁNH PHÊRÔ VÀO
Đây là một điểm khác không nhất thiết quan trọng như những điểm đã được đề cập, nhưng rất lý thú. Trong Gioan 20, ta đọc rằng cả Thánh Phêrô và Thánh Gioan đều chạy đến mồ thánh nơi Chúa Giêsu trỗi dậy. Thánh Gioan vượt qua Thánh Phêrô và đến đó trước, nhưng ông không vào. Thánh Gioan dừng lại và đợi Thánh Phêrô bước vào.
Việc Chúa Giêsu đã lập Thánh Phêrô thành vị giáo hoàng đầu tiên được thể hiện nhiều lần sau mầu nhiệm Phục sinh, trong công vụ của Hội Thánh tiên khởi: sách Công vụ các Tông đồ.
THÁNH PHÊRÔ ĐẢM NHẬN VAI TRÒ CHÍNH TRONG VIỆC THAY THẾ GIUĐA; VIỆC THAY THẾ GIUĐA CHO THẤY SỰ TÔNG TRUYỀN
Trong Công vụ 1, chúng ta đọc về quyết định thay thế tên Giuđa đã chết bằng một tông đồ khác. Thánh Phêrô đứng lên giữa phần còn lại, và chỉ đạo quá trình hành động để thay thế Giuđa.
Điều này thể hiện rõ vị trí quyền lực của Thánh Phêrô với tư cách là đức giáo hoàng đầu tiên, nhưng nó cũng cho chúng ta thấy sự chuyển giao quyền lực các tông đồ. Nói cách khác, vị trí của các Tông đồ (chức giám mục) tiếp tục với những người thay thế sau khi các Tông đồ hoặc giám mục đầu tiên này qua đời. Nói về chức vụ của Giuđa, Công vụ 1:20 nói: Chức vụ của nó, kẻ khác hãy cất lấy. Các giám mục sẽ bị thay thế trong lịch sử khi Giáo hội tiếp tục sứ mệnh của mình; Để rồi khi chính Thánh Phêrô qua đời ở Rôma với tư cách là Giám mục đầu tiên của thành Rôma, vị trí tể tướng và lãnh đạo của Giáo hội Kitô giáo sẽ được thay thể bởi một Giám mục thành Rôma khác, vị Giáo hoàng thứ hai. Tên ngài là Linô.
TRONG CÔNG VỤ 2, CHÚNG TA THẤY QUYỀN TRƯỞNG THƯỢNG CỦA THÁNH PHÊRÔ NHƯ GIÁO HOÀNG TRONG BÀI PHÁT BIỂU TRƯỚC NGƯỜI DO THÁI.
Các ông người Do Thái, và dân thành Giêrusalem hết thảy, xin các người biết cho điều này, xin các người để tai vào các lời tôi nói.”
Một lần nữa chú ý đến ngôn ngữ, “Cùng mười một vị, Phêrô đứng lên.” Đây là vào ngày lễ Ngũ Tuần, được coi là sinh nhật của Hội Thánh, khi tất cả các lãnh đạo của Giáo hội tụ họp. Sau khi ông rao giảng cho người Do Thái, họ hỏi các tông đồ (số nhiều) rằng họ nên làm gì. Một lần nữa Thánh Phêrô trả lời cho tất cả mọi người:
Chúng ta cũng thấy ở đây rằng không có ơn cứu độ nào bên ngoài Giáo hội do Thánh Phêrô lãnh đạo, Giáo hội Công giáo.
TRONG CÔNG VỤ 4, QUYỀN TRƯỞNG THƯỢNG CỦA THÁNH PHÊRÔ VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁO HOÀNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG TRƯỚC LÃNH ĐẠO NGƯỜI DO THÁI
Tại một cuộc họp mặt với vị thượng tế, câu hỏi đã được đặt ra cho họ: họ đã làm điều này bằng quyền năng nào? Thánh Thánh Phêrô một lần nữa trả lời cho phần còn lại.
THÁNH PHÊRÔ MỘT LẦN NỮA ĐƯỢC CHỌN LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG CÔNG VỤ 5
Trong Công vụ 5, các Tông đồ một lần nữa bị vị thượng tế thẩm vấn và bị buộc không được dạy nhân danh Chúa Giêsu.
Nếu tất cả các Tông đồ trả lời, như câu nói, vậy tại sao Kinh Thánh lại viết theo cách này, lại đề cập đến Thánh Phêrô? Rõ ràng là vì ông là lãnh đạo của các Tông đồ, là Đức Giáo hoàng đầu tiên.
THÁNH PHÊRÔ ĐƯA RA HÌNH PHẠT CỦA GIÁO HỘI TRONG TRƯỜNG HỢP CỦA ANANIA VÀ SAPPHIRA
Trong Công vụ 5, chúng ta đọc được rằng hai Kitô hữu, Anania và Sapphira, đã bán một mảnh đất nhưng gian lận giữ lại một phần tiền. Chính Thánh Phêrô đã tuyên bố cho họ phán xét nghiêm khắc của Thiên Chúa và Giáo hội.
NGƯỜI NGOẠI CẢI ĐẠO ĐẦU TIÊN ĐƯỢC YÊU CẦU TÌM ĐẾN THÁNH PHÊRÔ, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI
Trong Công vụ 10, chúng ta đã đọc về người ngoại trở lại đạo đầu tiên, Conêliô. Ta cần phải đặt biệt ghi nhớ tầm quan trọng của việc tiếp nhận Conêliô vào Giáo hội. Tiếp nhận người ngoại đầu tiên là một sự kiện cực kỳ quan trọng cho thấy tính phổ quát của Giáo hội duy nhất chân thật. Việc thiên thần bảo Conêliô cụ thể tìm đến Thánh Phêrô, và rằng Thánh Phêrô sẽ nói với ông những gì ông ta phải làm, cấp cho chúng ta một minh họa khác về quyền trưởng thượng của Thánh Phêrô với tư cách là người đứng đầu Giáo hội.
THỊ KIẾN RẰNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CŨ VỚI THỨC ĂN Ô UẾ ĐÃ CHẤM DỨT, BIỂU THỊ SỰ KẾT THÚC CỦA LUẬT CŨ, ĐƯỢC TRAO CHO THÁNH THÁNH PHÊRÔ, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU HỘI THÁNH.
Bên cạnh hướng dẫn của vị Thiên thần cho người ngoại đầu tiên trở lại đạo hãy đi đến Thánh Phêrô, điều quan trọng không kém là chỉ mỗi mình Thánh Phêrô được trao thị kiến về việc Luật cũ và các quy định của nó đã kết thúc.
Thật thú vị khi thị kiến được trao cho Thánh Phêrô ba lần. Điều này tương ứng với Gioan 21:15-17, trong đó ba lần Chúa Giêsu biểu thị cho Thánh Phêrô rằng tất cả các thành viên trong Hội Thánh của Người được giao phó cho ông: chăn giữ chiên của Ta, chăn dắt cừu của Ta, chăn nuôi đàn cừu của Ta. Điều này cũng tương ứng với ba tầng chức vụ của Thánh Phêrô và tất cả các giáo hoàng thực sự: dạy và bảo vệ giáo lý thật, trông nom phụng vụ hoặc hoạt động thờ phượng của Giáo hội, và cai trị Giáo hội bằng kỷ luật.
THÁNH PHÊRÔ RÕ RÀNG CÓ QUYỀN TỐI THƯỢNG TẠI CÔNG ĐỒNG GIÊRUSALEM
Trong Công vụ 15, chúng ta đã đọc về sự bất đồng liên quan đến phép cắt bì. Một số người dạy rằng tất cả những người ngoại trở lại Tin Mừng phải trải qua phép cắt bì để được cứu. Sau nhiều tranh cãi, Phaolô và Barnabas đã đến gặp các Tông đồ tại Giêrusalem để tham khảo ý kiến về câu hỏi này. Các nhà lãnh đạo của Giáo hội đã tổ chức một công đồng để thảo luận về vấn đề trên. Công đồng này đôi khi được gọi là công đồng đại chúng đầu tiên của Giáo hội Kitô giáo.
Sau nhiều tranh cãi, Thánh Phêrô đứng dậy và đưa ra bài phát biểu đầu tiên để chấm dứt cuộc tranh luận và đưa ra quyết định. Đó là bởi vì ông là lãnh đạo của Giáo hội, Đức Giáo hoàng đầu tiên. Kinh Thánh đặc biệt đề cập đến thực tế là khi Thánh Phêrô nói và đưa ra quyết định của ông, đám đông giữ im lặng:
Thánh Giacôbê phát biểu sau Thánh Phaolô và Banaba; Vì, như nhà sử học Hội Thánh sơ khởi Eusebius nói với chúng ta, Thánh Giacôbê được đặt làm Giám mục giáo hội địa phương tại Giêrusalem.
VIỆC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH ĐẠT ĐƯỢC TẠI HỘI ĐỒNG GIÊRUSALEM CHO THẤY QUYỀN LỰC CỦA GIÁO HỘI VÀ CỦA CÁC CÔNG ĐỒNG ĐẠI CHÚNG
Lưu ý rằng trong Công vụ 15, các Tông đồ (do Thánh Phêrô lãnh đạo) đã đi đến một quyết định, sau khi Chúa Giêsu đã rời mặt đất, bằng chính thẩm quyền của họ mà họ đã nhận được từ Chúa Kitô. Quá trình này tiếp tục trong suốt lịch sử của Giáo hội thật của Chúa Giêsu Kitô, Giáo hội Công giáo. Vì Giáo hội là trụ cột và nền tảng của sự thật, như chúng ta đã đọc trong 1 Tm. 3:15, các mệnh lệnh, giới luật và quyết định của Giáo hội là ràng buộc, nếu được xác nhận bởi thẩm quyền của Đức Giám mục tối cao, Đức Giáo Hoàng, vì ông có quyền năng ràng buộc và tháo cởi từ Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao, sau Công đồng Giêrusalem, Thánh Phaolô đã rao giảng rằng mọi người phải tuân theo những giới luật này:
Câu này không hoàn chỉnh trong các bản Kinh Thánh Tin Lành. Bản King James đã loại bỏ phần này về việc giữ giới luật của các tông đồ và bậc lão thành vì nó cho thấy thẩm quyền của Giáo hội và một thẩm quyền phải được tuân giữ bên ngoài Kinh Thánh.
KẾT LUẬN BẰNG CHỨNG KINH THÁNH CHO CHỨC GIÁO HOÀNG
Chúng ta đã thấy bằng chứng không thể phủ nhận từ Kinh Thánh rằng Thánh Phêrô là vị giáo hoàng đầu tiên. Chúng ta đã thấy bằng chứng từ những lời của Chúa Giêsu, từ cả bốn sách Tin Mừng, từ sách Công vụ các Tông đồ, từ những Giáo phụ, và nhiều hơn nữa. Đó là một sự thật lịch sử rằng Thánh Phêrô đã tử đạo tại Rôma với tư cách là Giám mục đầu tiên tại đây, và rằng ông đã được kế vị bởi các giáo hoàng khác trong suốt lịch sử. Họ đảm nhận chức vụ của Thánh Phêrô với tư cách là thủ lãnh của Vương quốc Chúa Kitô (Hội Thánh của Người), giống như Eliakim đã tiếp nối chức tể tướng của Shebna trong Vương quốc vua Đavít.
Chú thích:
[1] Mike Aquilina, The Fathers of the Church, Huntington, IN: Our Sunday Visitor Publishing, tr. 35.
[2] Đoạn văn trên hoàn chỉnh hơn trong bản Latin Vulgate và một số dị bản tiếng Hy lạp:
(διηρχετο δε την Συριαν και Κιλικιαν, επιστηριζων τας εκκλησιας: παραδιδους τας εντολας των πρεσβυτερων)
Perambulabat autem Syriam et Ciliciam, confirmans ecclesias : praecipiens custodire praecepta Apostolorum et seniorum.
Bài Viết Liên Quan