^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Thông tin về Cộng đoàn Biển Đức chúng tôi - Tu Viện Thánh Gia
Thông tin về Cộng đoàn Biển Đức chúng tôi, Tu Viện Thánh Gia, trong Tiếng Anh Most Holy Family Monastery
Người sáng lập cộng đoàn Biển Đức chúng tôi:
Sư huynh Giusê Natale O.S.B.
Sư huynh Giusê Natale được đào tạo tại Đan viện Thánh Vincentê ở Latrobe, Pennsylvania. Đan viện Thánh Vincentê là Đan viện Biển Đức lớn nhất tại Hoa Kỳ. Vào những năm 1960, Huynh Giusê rời đi với sự cho phép của Viện phụ Dennis Strittmatter để thành lập cộng đoàn Biển Đức của mình. Ngay sau khi rời Đan viện Thánh Vincentê, Huynh Giusê thành lập cộng đoàn ở miền nam New Jersey. Huynh Giusê không bao giờ cho phép Tân Thánh lễ được cử hành tại tu viện, chỉ cho phép Thánh lễ Nghi thức La Mã truyền thống. Huynh Giusê đã in, phân phối và bán nhiều sách, tờ rơi cùng băng âm thanh bảo vệ Đức tin Công Giáo và hướng dẫn người Công Giáo về giáo huấn Công Giáo chân thật. Năm 1994, cộng đoàn được trao tặng một mảnh đất ở vùng nông thôn bang New York. Huynh Giusê đã viết và tuyên bố nhiều lần ông sẽ chuyển dời cộng đoàn đến New York. Nhưng Sư huynh Giusê đã không thể hoàn thành ước muốn này, vì huynh ấy qua đời vào ngày 11 tháng 11, 1995. Sau khi Huynh Giusê qua đời, Huynh Micae Dimond, O.S.B. được bầu làm Bề trên cộng đoàn. Sư huynh Micae ngay lập tức làm việc để thực hiện nguyện vọng Huynh Giusê là chuyển dời cộng đoàn đến New York. Vào cuối năm 1997, Tu Viện Thánh Gia cuối cùng đã hoàn thành việc di chuyển cộng đoàn và vật dụng đến New York.
Sư huynh Micae Dimond O.S.B.
Lớn lên trong một gia đình không tôn giáo, Huynh Micae Dimond cải sang đạo Công Giáo ở tuổi 15. Sư huynh Micae Dimond gia nhập Tu Viện Thánh Gia năm 1992 ở tuổi 19, một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp trung học. Cha của Huynh Micae Dimond tốt nghiệp Đại học Princeton ở New Jersey và mẹ sư huynh tốt nghiệp Đại học Stanford ở California. Sư huynh Micae Dimond được bầu làm Bề trên của Tu Viện Thánh Gia vào cuối năm 1995. Huynh Dimond đã thực hiện lời thề cuối cùng của mình trước một linh mục được thụ phong hợp lệ.
Về Cộng đoàn Biển Đức
Thông tin sau đây được lấy từ các bài viết về “Thánh Biển Đức” và “Biển Đức” trong Bách khoa toàn thư Công Giáo năm 1907:
Một cộng đoàn Biển Đức là một cộng đoàn sống dưới tu luật của Thánh Biển Đức. Trong Hội dòng Biển Đức, không có Bề trên tổng quyền cho toàn bộ dòng tu ngoài Giáo Hoàng, và dòng tu bao gồm, có thể nói, những gì trên thực tế là một số các hội dòng, được gọi là “các tu hội,” mỗi tu hội là tự quản; tất cả đều thống nhất, không phải dưới sự vâng phục một Bề trên chung, mà chỉ bởi mối liên kết thiêng liêng của lòng trung thành với cùng một Tu luật, có thể được sửa đổi theo hoàn cảnh của từng tu viện hay tu hội cụ thể.[1]
“Theo ý tưởng của Thánh Biển Đức, mỗi tu viện Biển Đức tạo thành một gia đình riêng biệt, độc lập, tự trị, các thành viên nơi đó tự bầu lên Bề trên cho chính họ.”[2] Mỗi tu viện Biển Đức là đơn nhất xét về việc họ tự mình đảm nhận bất cứ tác vụ nào cần thiết cho hạnh phúc cộng đoàn và cho Giáo Hội. “Do đó, trong suốt cuộc đời thánh nhân (Biển Đức), chúng ta tìm thấy những nét đến giờ vẫn là đặc trưng của các tu viện Biển Đức, tức là các thành viên đảm nhận bất kỳ tác vụ nào thích nghi với hoàn cảnh cụ thể của họ, bất kỳ tác vụ nào có thể được quyết định bởi nhu cầu. Do đó, chúng ta tìm thấy các tu sĩ Biển Đức giảng dạy cho người nghèo khó trong các trường học và trường đại học, rèn luyện nghệ thuật và canh tác nông nghiệp, lãnh nhận việc chăm sóc linh hồn, hoặc cống hiến hết mình cho học tập.”[3]
“Những tu hội tuân theo tu luật dành thời gian hàng ngày cho việc đọc và nghiên cứu có hệ thống, đã trao cho thế giới nhiều học giả và tác giả hàng đầu, do đó thuật ngữ ‘học vấn Biển Đức’ trong nhiều thế kỷ đã là một khái niệm chỉ việc học tập và nghiên cứu tốn nhiều thời gian được khuyến khích trong các tu viện Biển Đức. Các quy định liên quan đến việc tiếp nhận và giáo dục trẻ em, hơn nữa, là mầm non từ đó tạo ra một số lượng lớn các trường học và trường đại học đan viện nổi tiếng phát triển mạnh mẽ trong thời Trung Cổ.[4] Công việc giáo dục và trau dồi văn học luôn được coi là thuộc về tu sĩ Biển Đức.[5]
Bên cạnh việc là trung tâm giáo dục chính trong thời Trung Cổ, các tu viện, hơn nữa, các công xưởng nơi các bản thảo quý giá được thu thập, bảo quản và nhân rộng. Đối với các nhà chuyển biên đan viện, thế giới mắc nợ họ hầu hết các tài liệu cổ đại, không chỉ Kinh Thánh và tác phẩm của các Giáo Phụ, mà cả những tác giả cổ điển.[6]
Hiến chế ban đầu của Hội dòng Thánh Biển Đức
Trong bốn hoặc năm thế kỷ đầu tiên sau cái chết của Thánh Biển Đức, không có mối liên kết hữu cơ nào giữa các tu viện khác ngoài chính Tu luật và tuân theo Tòa Thánh. Theo Thánh Biển Đức, mỗi tu viện Biển Đức tạo thành một gia đình độc lập,[7] các thành viên trong đó bầu bề trên cho riêng họ.[8] Mỗi tu viện phải tự cung tự cấp, tự cai quản, tự xử lý mọi công việc, và không phải vâng phục thẩm quyền bên ngoài nào ngoại trừ giám mục giáo phận địa phương, tuy nhiên, quyền kiểm soát của họ bị giới hạn trong một số điều kiện cụ thể nhất định.[9]
Vì vậy, kết nối mật thiết với cuộc sống điền viên là toàn bộ khuôn khổ và giáo huấn của Tu luật mà một đan sĩ Biển Đức có thể thực sự được nói là gia nhập hoặc tham gia một hộ gia đình cụ thể hơn là tham gia một hội dòng. Lý tưởng khó nghèo của Biển Đức không giống với dòng Phanxicô. Biển Đức không có lời thề rõ ràng về khó nghèo; anh ta chỉ thề vâng phục Tu luật. Tu luật cho phép tất cả những gì cần thiết cho mỗi cá nhân, cùng với quần áo đầy đủ và đa dạng, thức ăn dồi dào (ngoại trừ thịt động vật bốn chân) và giấc ngủ dư dật. Tài sản có thể được giữ chung, chúng có thể lớn đáng kể, nhưng chúng phải được quản lý để tiếp tục công việc của cộng đoàn và vì lợi ích của người khác. Trong khi từng đan sĩ khó nghèo, tu viện Biển Đức phải ở vị thế để bố thí, chứ không phải bị ép buộc tìm kiếm tiền bố thí. Đó là để cứu giúp người nghèo, mặc quần áo cho kẻ trần truồng, thăm viếng người bệnh, chôn cất kẻ chết, giúp đỡ người đau khổ, tiếp đãi tất cả khách lạ. Người nghèo đến với Thánh Biển Đức để được giúp đỡ trả nợ, họ đến vì thức ăn.[10] Các vị Viện phụ đến gặp và trao đổi với Thánh Biển Đức. Những người đến từ tất cả các tầng lớp đều là khách thường xuyên viếng thăm, và thánh nhân tính cả các quý tộc và giám mục trong số những người bạn thân thiết của mình. Có những nữ tu trong vùng lân cận mà các đan sĩ đã đến thuyết giáo và giảng dạy. Có một ngôi làng gần đó, nơi mà Thánh Biển Đức đã rao giảng và hoán cải nhiều người.[11]
Trong thung lũng Subiaco, Italia, Thánh Biển Đức đã xây dựng 12 tu viện Biển Đức. Tại các tu viện Biển Đức ở Subiaco, Italia, chúng ta không tìm thấy những người sống cô độc, không có ẩn sĩ tu viện, không có sự khổ hạnh lớn lao, nhưng là những người sống cùng nhau trong các cộng đoàn Biển Đức có tổ chức với mục đích sống một cuộc sống tốt lành, làm những công việc đến tay như mang nước lên sườn núi dốc, làm các công việc gia viên khác, xây mười hai tu viện, phát quang mảnh đất, làm vườn, dạy dỗ trẻ em, thuyết giảng cho người nông thôn, đọc và học ít nhất bốn giờ mỗi ngày, tiếp nhận người lạ, chấp nhận và đào tạo những người mới, tham dự giờ cầu nguyện thường xuyên, tụng niệm 150 bài thánh vịnh.[12]
Về các Thành viên của Cộng đoàn Biển Đức
Năm 1907, Bách khoa toàn thư Công Giáo chỉ ra rằng, “Ngày nay hầu như không có một giáo đoàn nào, Biển Đức hay dòng tu khác, không có anh em giáo dân thuộc vào, và ngay cả trong số nhiều hội dòng các nữ tu, một sự phân biệt tương tự cũng được quan sát thấy, giữa các nữ tu chịu ràng buộc bởi kinh nhật tụng và những vị không bị bó buộc. Tu phục của các anh em giáo dân thường là một sự sửa đổi của các kinh sĩ, đôi khi khác đi về màu sắc cũng như hình dạng; và lời thề của các anh em giáo dân ở hầu hết các tu hội chỉ là những lời thề đơn giản, hoặc tái lập định kỳ, trái ngược với những lời thề trang trọng cả đời thực hiện bởi các kinh sĩ.”[13]
Cộng đoàn Chúng tôi
Như rất tường minh từ trang web, cộng đoàn chúng tôi tham gia rất nhiều vào việc giáo dục mọi người về những gì họ cần phải biết và phải làm để cứu rỗi linh hồn họ, đó là công việc thiện nguyện quan trọng nhất mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia. “Mà không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Do Thái 11:6). Và không có đức tin Công Giáo thì không thể được cứu. Do đó, công việc của chúng tôi với tư cách là các tu sĩ Công Giáo dòng Biển Đức – đặc biệt là trong thời kỳ đại bội giáo này – nhất thiết phải liên quan đến việc giáo dục người Công Giáo về tín điều thực sự của Giáo Hội và lên án các lạc giáo đang lan tràn ngày nay. Công việc của chúng tôi cũng liên quan sâu sắc đến việc vạch trần Giáo Hội Công Giáo giả mạo là giáo phái Vaticanô II, đang lừa dối hàng triệu người tự tuyên xưng là Công Giáo. Giáo phái Vaticanô II giả mạo này – cùng với các nguỵ giáo hoàng của nó – là kẻ thù chính của Chúa Giêsu Kitô ngày nay. Nó cực nguy hiểm cho sự cứu rỗi các linh hồn bởi vì nó tự nhận là Giáo Hội Công Giáo nhưng không phải thế. Đây là lý do tại sao chúng tôi dành nhiều nỗ lực để lật tẩy nó.
Chúng tôi cũng lao lực và cầu nguyện cho ơn cứu độ của tất cả những người không Công Giáo, sản xuất và phân phối lượng lớn thông tin với mục tiêu hoán cải họ sang đức tin chân thật, bên ngoài không ai được cứu. Trong những ấn phẩm truyền giáo, chúng tôi đã phân phối gần một triệu bản video, audio, DVD, và sách. Tài liệu mà chúng tôi đã phân phối và sẽ tiếp tục phân phối dàn trải qua nhiều chủ đề quan trọng, bao gồm (chỉ kể tên một vài): sự cần thiết của việc cầu nguyện; sự vĩnh cửu và thống khổ của Địa Ngục; sự ngắn ngủi của cuộc sống; những câu chuyện hoán cải kỳ diệu; tính xác thực của Thánh Kinh; sự tạo thành đặc biệt của trái đất; bác bỏ thuyết tiến hóa; phép lạ và mầu nhiệm của các vị thánh Công Giáo; tầm quan trọng của thông điệp của Fatima; tính xác thực của Tấm Khăn liệm thành Tôrinô; âm mưu của Cộng sản và Tam Điểm chống lại Giáo Hội Công Giáo; những hiểm độc của Nhạc Rock; Tân Thánh lễ giả dối và vô hiệu; Công đồng Vaticanô II giả dối; các Nguỵ giáo hoàng Vaticanô II giả mạo; tín điều bên ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ; và nhiều điều khác.
Chúng tôi cũng đã trò chuyện trực tiếp với hàng ngàn người liên quan đến đức tin Công Giáo chân thật và nghĩa vụ phải tuyên xưng đức tin ấy.
Cộng đoàn của chúng tôi trọn lòng trước hết là cho Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ của chúng ta, và việc thờ phượng Ba Ngôi Thánh Nhất (Cha, Con và Thánh Thần) – Thiên Chúa Duy nhất Chân thật – cùng tuyên xưng đức tin Công Giáo vẹn toàn và thuần khiết. Thứ hai, Cộng đoàn của chúng tôi dành trọn lòng cho việc thúc đẩy Tràng Rất Thánh Mân Côi như là hình thức sùng kính cá nhân chính yếu của người Công Giáo. Cũng như không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa, sự thật là nếu không có một đời sống cầu nguyện mạnh mẽ thì không thể được cứu. Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị Tràng Mân Côi 15 chục, mà các tu sĩ niệm mỗi ngày. Chúng tôi tin rằng 15 chục Tràng Mân Côi là chìa khóa cho sự cứu rỗi của nhiều linh hồn và chúng tôi khuyến khích mọi người cố gắng nói về và truyền bá điều ấy cho những người khác. Các tu sĩ đã tận mắt chứng kiến sự chuyển đổi đáng kinh ngạc trong cuộc sống của nhiều người thông qua 15 chục Mân Côi. Quyền năng của Rất Thánh Mân Côi thật sự tuyệt vời, và Thiên Chúa đã mặc khải rằng Người đã ban cho Tràng Rất Thánh Mân Côi nhiều hiệu lực hơn nữa trong những ngày đen tối của chúng ta. Thánh Louis De Montfort gợi ý một mùa các mầu nhiệm vào ba thời điểm khác nhau trong ngày như một cách hiệu quả để niệm trọn vẹn Kinh Mân Côi mỗi ngày. Chúng tôi tin rằng sự cứu rỗi của hàng triệu linh hồn dựa trên việc thực hành lòng sùng kính Đức Mẹ Chúa Trời và là nền tảng cần thiết cho việc tuyên xưng tinh thuần đức tin Công Giáo chân thật.
Ngoài những điều trên, cộng đoàn của chúng tôi thực hành (và khuyến khích những người khác thực hành) lòng sùng kính đến các thánh, không chỉ là học hỏi lòng sùng kính phi thường của họ đến Thiên Chúa bằng cách tìm hiểu về cuộc đời họ, mà còn bằng cách cầu nguyện đến họ để họ chuyển cầu thay chúng ta lên Thiên Chúa. Chúng tôi đã đăng trên trang web một vài lời cầu nguyện cho các thánh mà chúng tôi gợi ý (và chúng tôi dự định sẽ thêm vào nhiều hơn). Tại Tu Viện Thánh Gia, chúng tôi đọc ít nhất một lời cầu nguyện mỗi ngày cho Thánh Biển Đức (tổ phụ dòng), Thánh Têrêsa thành Lisieux, Thánh Micae Tổng lãnh thiên thần, Jacinta mục tử tại Fatima, Thánh Giusê và Thánh Jude.
Những lời hứa bởi Thánh Biển Đức về số phận dòng Biển Đức cũng như bạn bè và kẻ thù nó:
* Lưu ý: Lời hứa số 3 rõ ràng không áp dụng cho “những tu sĩ Biển Đức” của giáo phái Novus Ordo/Vaticanô II, những người tự nhận là tu sĩ Biển Đức nhưng không phải. Tương tự vậy, lời hứa ấy không áp dụng cho bất kỳ nhóm lạc giáo nào tuyên bố là cộng đoàn Biển Đức.
Chú thích:
[1] Bách khoa toàn thư Công giáo, New York: Robert Appleton Company, 1907, Quyển 2, tr. 443
[2] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 458
[3] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 471
[4] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 440
[5] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 456
[6] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 457
[7] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 444
[8] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 458
[9] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 444
[10] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 469
[11] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 471
[12] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 470
[13] Bách khoa toàn thư Công giáo, Quyển 2, tr. 453
[14] Cuộc đời Thánh Biển Đức, bởi Thánh Grêgôriô Cả, Rockford, IL: TAN Books, 1995, tr. 57; cũng được tìm thấy trong Arnoldus Visiones: Lignum Vitae, Rome, 1595.