^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Thuyết rửa tội bằng máu - một truyền thống của con người
Một số ít các giáo phụ – khoảng 8 trong tổng số hàng trăm – được trích dẫn để ủng hộ thuyết “rửa tội bằng máu”, tức là một người dự tòng (một người chuẩn bị nhận bí tích Rửa tội Công giáo) đã đổ máu của mình cho Chúa Kitô có thể được cứu độ mà không cần nhận phép Rửa tội. Điều quan trọng cần lưu ý ngay từ đầu là không ai trong số các giáo phụ cho rằng bất kỳ ai, ngoại trừ một tân tòng, có thể là một ngoại lệ đối với việc nhận Bí tích Rửa tội; tất cả họ đều lên án và bác bỏ lạc giáo duy tân, rằng “vô tri bất khả triệt” sẽ cứu những người chết mà không phải là Công giáo. Vì vậy, trong số các giáo phụ, khoảng 8 người có thể được trích dẫn ủng hộ phép rửa bằng máu cho người dự tòng. Và, chỉ 1 trong số hàng trăm giáo phụ, Thánh Augustinô, có thể được trích dẫn là đã rõ ràng dạy thuyết “rửa tội bằng ước muốn”: rằng một người dự tòng có thể được cứu bởi ước muốn rõ ràng đối với phép rửa bằng nước. Điều này có nghĩa là ngoại trừ Thánh Augustinô, tất cả những giáo phụ còn lại (mà là số ít) tin vào phép rửa bằng máu thực sự đã bác bỏ khái niệm rửa tội bằng ước muốn. Lấy ví dụ như Thánh Cyrilô thành Giêrusalem.
Ở đây chúng ta thấy rằng Thánh Cyrilô thành Giêrusalem tin vào phép rửa bằng máu, nhưng bác bỏ khái niệm phép rửa tội bằng ước muốn. Thánh Fulgence cũng bày tỏ điều tương tự.
Ở đây chúng ta thấy rằng Thánh Fulgence tin vào phép rửa bằng máu nhưng phủ nhận phép rửa tội bằng ước muốn. Điều trớ trêu và cực kỳ không trung thực là những người biện hộ cho phép rửa tội bằng ước muốn (chẳng hạn như các linh mục của Huynhđoàn Thánh Piô X) sẽ trích dẫn các giáo phụ này (như hai đoạn trên) trong các sách được viết để chứng minh phép rửa tội bằng ước muốn, mà không chỉ ra cho độc giả của họ rằng những đoạn này thực sự phủ nhận phép rửa tội bằng ước muốn; vì chúng ta có thể thấy rằng Thánh Fulgence, trong khi bày tỏ niềm tin vào phép rửa bằng máu, bác bỏ phép rửa bằng ước muốn, một ngoại lệ có khả năng đối với việc nhận phép rửa tội chỉ áp dụng cho các vị tử đạo. (Thánh Fulgence sẽ nói gì về phiên bản hiện đại của lạc giáo rửa tội bằng ước muốn, được giảng dạy bởi các linh mục của các nhóm như SSPX, SSPV, CMRI, v.v. theo đó người Do Thái, Hồi giáo, Ấn giáo và ngoại giáo có thể được cứu mà không cần được rửa tội?)
Chúng ta có thể thấy rằng Thánh Fulgence sẽ - giống như tất cả các giáo phụ khác - lên án nghiêm khắc những kẻ lạc giáo hiện đại, những kẻ cho rằng những người chết đi mà không phải là Công giáo có thể được cứu độ.
Nhưng điều thú vị nhất về điều này là trong cùng một văn kiện mà Thánh Fulgence đã nói một cách lầm lẫn về phép rửa bằng máu (đã được trích dẫn bên trên), ông đã phạm một sai lầm đáng kể khác.
Thánh Fulgence nói “Hãy giữ vững chắc và đừng bao giờ nghi ngờ” rằng những trẻ sơ sinh chết mà không được rửa tội “sẽ bị trừng phạt trong sự dày vò vĩnh cửu là ngọn lửa đời đời.” Điều này là sai. Trẻ sơ sinh chết mà không được rửa tội sẽ xuống Hỏa ngục, nhưng đến một nơi không có lửa trong Hỏa ngục (Giáo hoàng PIô VI, Auctorem Fidei).[6] Thánh Fulgence thể hiện rằng ý kiến của ông ủng hộ phép rửa bằng máu là khả ngộ (có thể sai) khi ông mắc một sai lầm khác trong cùng một văn kiện. Thật vậy, điều khá đáng lưu ý là trong hầu hết mọi trường hợp, khi một giáo phụ của Giáo hội hoặc một người khác nói một cách lầm lẫn về phép rửa bằng máu hoặc phép rửa tội bằng ước muốn, chính người đó cũng phạm một sai lầm đáng kể khác trong cùng một công trình, như chúng ta sẽ thấy.
Cũng cần lưu ý rằng một số giáo phụ sử dụng thuật ngữ “rửa tội bằng máu” để mô tả sự tử đạo Công giáo của một người đã được rửa tội, không phải là một sự thay thế khả dĩ cho phép rửa bằng nước. Đây là cách sử dụng hợp lệ duy nhất của thuật ngữ này.
Thánh Gioan ở đây mô tả sự tử đạo của một linh mục, Thánh Lucianô, một người đã được rửa tội. Ông không nói rằng việc tử đạo thay thế phép rửa tội. Thánh Gioan Damascene mô tả điều đó theo cách tương tự:
Điều này rất quan trọng vì nhiều học giả không trung thực ngày nay (chẳng hạn như các linh mục của Huynh đoàn Thánh Piô X) sẽ bóp méo giáo huấn về điểm này; họ sẽ trích dẫn một đoạn về phép rửa bằng máu mà Thánh Gioan chỉ đơn giản nói về phép rửa bằng máu như một sự tử đạo Công giáo đối với một người đã được rửa tội, và trình bày nó như thể ông ấy đang dạy rằng việctử đạo có thể thay thế phép rửa tội – trong khi không nơi nào nói về điều đó.
Một số người có thể tự hỏi tại sao thuật ngữ rửa tội bằng máu lại được sử dụng. Tôi tin rằng lý do thuật ngữ “rửa tội bằng máu” được sử dụng bởi một số giáo phụ là vì Thiên Chúa đã mô tả cuộc khổ nạn sắp đến của Người như một phép rửa tội trong Máccô 10:38-39.
Chúng ta thấy trong đoạn trích trên rằng Thiên Chúa, mặc dù đã được Thánh Gioan làm phép rửa ở sông Giô-đanh, đề cập đến một phép rửa khác mà Người phải nhận. Đó là sự tử đạo của Người trên thập giá, không phải là thay thế cho phép rửa bằng nước. Ta có thể nói là “phép rửa thứ hai” của Người, chứ không phải là phép rửa đầu tiên. Do vậy, phép rửa bằng máu được Thiên Chúamô tả theo cùng một cách với Thánh Gioan Damascene, không phải là một phép rửa thay thế cho một người chưa được rửa tội, mà đúng hơn là một sự tử đạo Công giáo, mà sẽ xóa bỏ tất cả lỗi lầm và hình phạt do tội lỗi.
Thuật ngữ phép rửa được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong kinh thánh và bởi các giáo phụ. Các phép rửa: bằng nước, bằng máu, bởi thánh thần, của Môse, và bằng lửa là tất cả các thuật ngữ đã được các Giáo phụ dụng để mô tả một số điều nhất định, nhưng không nhất thiết mô tả việc một vị tử đạo chưa được rửa tội có thể đạt ơn cứu độ. Trong Kinh Thánh, thuật ngữ phép rửa được áp dụng cho các thánh tổ tông trong Cựu Ước:
Tôi tin rằng điều này giải thích tại sao một số giáo phụ đã lầm lẫn khi tin rằng phép rửa bằng máu có thể thay thế phép rửa tội bằng nước. Họ nhận thấy rằng Thiên Chúa đã đề cập đến sự tử đạo của chính Người như một phép rửa, và họ đã kết luận sai lầm rằng sự tử đạo vì đức tin thật có thể thay thế cho việc được tái sinh bằng nước và thần khí. Nhưng thực tế là không có ngoại lệ nào đối với những lời của Thiên Chúa trong Gioan 3:5, như giáo huấn bất khả ngộ của Giáo hội Công giáo đã xác nhận. Bất cứ ai có thiện chí sẵn sàng đổ máu của mình vì đức tin thật sẽ không bị bỏ rơi và thiếu đi dòng nước cứu rỗi này. Đó không phải là máu của chúng ta, nhưng là máu của Chúa Kitô trên Thập Giá, được truyền đạt cho chúng ta trong Bí tích Rửa tội, giải thoát chúng ta khỏi tình trạng tội lỗi và cho phép chúng ta bước vào Nước Thiên Chúa (chúng ta sẽ thảo luận thêm về điều này sau).
Giáo Hoàng Êugêniô IV, "Cantate Domino," Công đồng Florence, ex cathedra: “Không ai được cứu độ, vô luận lượng tài sản làm thiện nguyện, hay kể cả đổ máu vì danh Chúa Kitô, trừ khi người ấy được bảo toàn giữa lòng và sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo.”[9]
Chú thích:
[1] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 1: 811.
[2] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 2269.
[3] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 2251a.
[4] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 2275.
[5] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 2271.
[6] Denzinger 1526.
[7] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 2: 1139.
[8] Barlam and Josaphat, Woodward & Heineman, trans., pp. 169-171.
[9] Denzinger 714.
Bài Viết Liên Quan