^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kinh tin kính Thánh Athanasiô
Kinh tin kính thánh Athanasiô là một trong những tuyên tín quan trọng nhất của Đức tin Công giáo. Bài kinh này tóm gọn cách tráng lệ niềm tin của người Công giáo vào Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập thể, hai tín điều căn bản của Kitô giáo. Trước ngày thay đổi Phụng vụ năm 1971, Kinh tin kính Thánh Athanasiô, gồm 40 câu tuyên tín có vần, đã được dùng trong Kinh nhật tụng Chúa Nhật hơn ngàn năm. Kinh tin kính Thánh Athanasia đề ra sự thiết yếu phải tin Đức tin Công giáo để được cứu độ. Bài kinh chốt lại bằng những lời này: “Đó là đức tin Công giáo, nếu ai không tin thật và tin chắc thì không thể được cứu độ.” Kinh tin kính Thánh Athanasiô được biên soạn bởi chính Thánh Athanasiô, như Công đồng Florence xác nhận.
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, Kỳ họp 8, ngày 22 tháng 11, 1439, ex cathedra:
“Thứ sáu, ta tặng các vị đặc sứ quy luật súc tích của đức tin, biên soạn bởi Thánh Athanasiô, mà là như sau:
“Những ai mong ước được cứu độ, trước hết phải giữ đức tin Công giáo. Đức tin ấy nếu không giữ trọn vẹn và tinh tuyền; chắc chắn người đó sẽ chết đời đời. Đức tin Công giáo là: Tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi, và Ba Ngôi đồng nhất; không được xáo trộn Ba Ngôi hoặc phân chia bản thể. Có một Ngôi Cha, Ngôi Con, và Ngôi Thánh Thần. Nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một; đồng vinh quang, đồng uy linh vĩnh hằng… Trong Ba Ngôi không có Ngôi vị nào trước hoặc Ngôi vị nào sau, không có Ngôi vị nào cao hơn hoặc thấp hơn Ngôi vị nào. Nhưng cả Ba Ngôi đồng vĩnh hằng và đồng đẳng. Để trong mọi sự, như đã nói ở trên, đồng nhất trong Ba Ngôi, và Ba Ngôi đồng nhất, cùng được tôn thờ. Do đó người được cứu độ, hãy để người đó suy nghĩ về Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi).
Hơn nữa, để được ơn cứu độ đời đời, người đó cũng cần tin vào sự Nhập thể của Đức Giêsu Kitô… là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa và là người… Đó là đức tin Công giáo, nếu ai không tin thật và tin chắc thì không thể được cứu độ.”[1]
Vì kinh tin kính Thánh Athanasiô được minh định như trên tại Công đồng Florence, lời tuyên tín này được tính là một tuyên bố từ Tông Toà Thánh Phêrô (một tuyên bố ex cathedra). Chối bỏ những gì được tuyên xưng trong Kinh tin kính Thánh Athanasiô là ngừng là người Công giáo. Kinh tinh kính tuyên bố rằng những ai mong ước được cứu độ phải giữ Đức tin Công giáo và tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi cùng mầu nhiệm Nhập thể. Chú ý câu, “những ai mong ước được cứu độ” (quicunque vult salvus esse).
Câu này không một nghi ngờ là sản phẩm và linh hứng của Chúa Thánh Thần. Nó nói ta rằng những ai có thể “mong ước” phải tin vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và Nhập thể để được cứu độ. Điều này không bao gồm trẻ sơ sinh và những ai dưới tuổi lý trí, vì chúng không thể mong ước! Trẻ em được tính vào hàng ngũ tín hữu Công giáo, vì chúng lãnh nhận tập tính Đức tin Công giáo trong Bí tích Rửa tội. Nhưng, vì dưới tuổi lý trí, chúng không thể thực hiện hành động tuyên tín vào những mầu nhiệm Công giáo, một hành động tuyệt đối thiết yếu cho ơn cứu độ của những ai trên tuổi lý trí (tất cả những ai mong ước được cứu độ). Thật ấn tượng phải không cách Thiên Chúa sắp xếp từ ngữ của lời tuyên tín bất khả ngộ này, dạy về tính thiết yếu phải tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và Nhập thể theo cách sẽ không loại trừ trẻ em? Kinh tinh kính, vì thế, dạy rằng tất cả những ai trên tuổi lý trí phải biết và tin vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và Nhập thể để được cứu – không một ngoại lệ. Kinh tin kính này, vì thế, loại bỏ thuyết vô tri bất khả triệt (tức một người trên tuổi lý trí có thể được cứu mà không biết Chúa Kitô hay Đức tin chân thật) và khiến những ai rao giảng giáo thuyết ấy không thể nào tuyên xưng kinh này thật lòng.
Và sự thật rằng không ai mong ước được cứu có thể được cứu độ mà không biết và tin vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và Nhập thể là lý do tại sao Thánh bộ dưới thời Giáo Hoàng Clêmentê XI trả lời rằng một thừa sai phải, trước khi rửa tội, giải thích những mầu nhiệm tuyệt đối thiết yếu này cho người lớn đang hấp hối.
Một câu hỏi khác được đặt ra cùng thời điểm và được trả lời theo cùng một cách.
Tín điều rằng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi và sự Nhập thể là tuyệt đối thiết yếu cho ơn cứu độ của những ai trên tuổi lý trí là giáo huấn của Thánh Tôma Aquinô, Giáo Hoàng Biển Đức XIV và Giáo Hoàng Thánh Piô X.
Những ai trên tuổi lý trí mà không biết về những mầu nhiệm tuyệt đối thiết yếu của Đức tin Công giáo – những mầu nhiệm mà là “tất nhiên tính của phương pháp” – không thể được tính vào số người được chọn, như Giáo Hoàng Thánh Piô X xác nhận.
Vì thế những ai tin rằng người không tin vào Chúa Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi (mà là “Đức tin Công giáo” nếu định nghĩa bằng những mầu nhiệm đơn giản nhất) có thể được cứu độ hãy thay đổi lập trường họ và tuân theo tín điều Công giáo. Vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ (Cv 4:12). Họ hãy ngưng mâu thuẫn với Kinh tin kính Thánh Athanasiô và tuyên xưng rằng những mầu nhiệm này là tuyệt đối thiết yếu cho ơn cứu độ của tất cả những ai mong ước được cứu. Họ phải vững tin điều này đặng họ có thể tuyên xưng Đức tin Công giáo và tuyên xưng kinh tin kính này cách thật lòng như cha ông Công giáo ta đã làm.
Những mầu nhiệm thiết yếu này của Đức tin Công giáo đã được dạy rộng rãi bằng Kinh tin kính các Tông đồ. Lời tuyên tín sống còn này bao gồm sự thật trung tâm về Chúa Cha, Chúa Con (Chúa chúng ta Giêsu Kitô – việc Người được thụ thai, chịu đóng đinh, lên Trời,…) và Chúa Thánh Thần. Nó còn bao gồm một tuyên xưng Đức tin vào những chân lý mấu chốt của Giáo hội Công giáo thánh thiện, các thánh thông công, phép tha tội và thân xác sống lại.
Không có Ơn cứu độ cho tín đồ Hồi giáo, Do thái giáo hay các giáo phái lạc giáo hay ly giáo khác
Đến đây ta đã thấy đó là một tín điều rằng tất cả những ai chết đi như người không Công giáo, bao gồm người Do thái, ngoại giáo, lạc giáo, ly giáo,… đều không thể được cứu. Họ cần phải hoán cải để được ơn cứu độ. Giờ đây ta hãy xem khái quát những gì Giáo hội cụ thể nói về những tôn giáo phi Công giáo nổi bật, như Do thái giáo, Hồi giáo, và các giáo phái Tin lành và Ly khai Đông phương. Điều này chứng minh một lần nữa rằng những ai tin thành viên các tôn giáo phi Công giáo có thể được cứu không chỉ đi ngược các tuyên bố long trọng đã được trích, mà còn cả các giáo huấn cụ thể dưới đây.
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 550-553; Denzinger 39-40.
[2] Denzinger 1349a.
[3] Denzinger 1349b.
[4] Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica, Pt. II-II, Q. 2., A. 7.
[5] Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica, Pt. II-II, Q. 2., A. 8.
[6] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 45.
[7] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 46.
[8] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 30.
Bài Viết Liên Quan