^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Thuyết rửa tội bằng ước muốn - trường hợp Thánh Augustinô
THUYẾT RỬA TỘI BẰNG ƯỚC MUỐN – MỘT TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI
Những người đã bị tẩy não về thuyết rửa tội bằng ước muốn có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng trong tất cả các giáo phụ của Giáo hội, chỉ một người thậm chí có thể được đưa ra bởi những người ủng hộ thuyết rửa tội bằng ước muốn là đã dạy khái niệm này. Đúng vậy, chỉ có một, Thánh Augustinô. Những người này sẽ thực hiện một nỗ lực yếu ớt để trích dẫn một vị giáo phụ thứ hai, Thánh Ambrôsiô, như chúng ta sẽ thấy; nhưng ngay cả khi điều đó là đúng, tổng số sẽ chỉ là hai vị trong số hàng trăm người có thể được trích dẫn là đã từng suy ngẫm về khái niệm rửa tội bằng ước muốn. Vậy thì, ta có thể nói gì về những tuyên bố sau đây từ các linh mục của Huynh đoàn Thánh Piô X (SSPX), những người đã viết ba cuốn sách khác nhau về “phép rửa bằng ước muốn”?
Những tuyên bố trên là hoàn toàn sai lầm và dối trá, xuyên tạc giáo huấn từ Truyền thống và làm hư hại đức tin, như chúng ta sẽ thấy. Các giáo phụ đã nhất quán chống lại quan điểm rằng bất cứ ai (kể cả một dự tòng) có thể được cứu mà thiếu đi phép rửa tội bằng nước, như tôi đã chỉ ra. Nhưng chúng ta hãy xem xét giáo huấn của một vị Giáo phụ, Thánh Augustinô, người đã bày tỏ niềm tin (ít nhất là đôi khi) vào ý nghĩ rằng một người dự tòng có thể được cứu mà không cần Bí tích Rửa tội bởi mong ước của anh ta về nó.
THÁNH AUGUSTINÔ (354-430)
Thánh Augustinô thường được trích dẫn như là đã ủng hộ khái niệm rửa tội bằng ước muốn, nhưng ông thừa nhận rằng chính ông đã bối rối với vấn đề này, đôi khi rõ ràng phản đối ý nghĩ rằng người dự tòng chưa được rửa tội có thể đạt được ơn cứu độ, và những lần khác ủng hộ điều đó.
Có hai điểm thú vị về đoạn văn này. Điều đầu tiên liên quan đến phép rửa bằng máu: lưu ý rằng Thánh Augustinô nói rằng niềm tin của ông vào phép rửa bằng máu được hỗ trợ bởi một kết luận hoặc một lập luận mà Thánh Cyprian đã đưa ra, không phải bất cứ điều gì bắt nguồn từ Truyền thống của các Tông đồ hoặc các Giáo hoàng Rôma. Như chúng ta đã thấy, nhiều kết luận của Thánh Cyprian là khá lầm lẫn, nói cách nhẹ nhàng, chẳng hạn như “kết luận” của ông rằng “Truyền thống tông đồ” dạy rằng người lạc giáo không thể ban phép rửa tội thành sự. Do đó, Thánh Augustinô đang tiết lộ bằng tuyên bố này một điểm rất quan trọng: rằng niềm tin của ông ngay cả vào phép rửa bằng máu cũng bắt nguồn từ suy đoán sai lầm của con người, không phải từ mạc khải Thiên Chúa hay Truyền thống bất khả ngộ. Ông ấy thừa nhận rằng ông ấy có thể sai và trên thực tế, ông ấy đã sai.
Thứ hai, khi Thánh Augustinô kết luận rằng ông cũng tin rằng đức tin (nghĩa là, đức tin vào Công giáo) và mong muốn được rửa tội có thể có tác dụng tương tự như tử đạo, ông nói: “Cân nhắc vấn đề này này hết lần này đến lần khác...” Bằng cách nói rằng ông đã cân nhắc điều này nhiều lần, Thánh Augustinô thừa nhận rằng quan điểm của ông về phép rửa bằng ước muốn cũng là kết luận mà ông đã đi đến từ cân nhắc của riêng mình, không phải từ Truyền thống hay giáo huấn bất khả ngộ. Đó là điều mà ông ấy thừa nhận đã bối rối và mâu thuẫn với chính mình, như sẽ được trình bày về sau. Tất cả những điều này chứng minh một lần nữa rằng phép rửa tội bằng ước muốn, giống như phép rửa bằng máu, là một truyền thống của con người, được sinh ra bởi những suy luận nhầm lẫn và khả ngộ của con người (mặc dù từ những vị cực kỳ vĩ đại), và không bắt nguồn từ bất kỳ Truyền thống Tông đồ nào hoặc từ các Giáo hoàng.
Điều thú vị là trong cùng một tập hợp các công trình về Bí tích Rửa tội đã được trích dẫn, Thánh Augustinô đã mắc một sai lầm khác, mà sau đó ông đã sửa chữa trong Sách Sửa chữa lỗi lầm của ông. Trong bộ tác phẩm này, ban đầu ông đã nêu ý kiến của mình rằng Người trộm lành đã chết trên Thập giá bên cạnh Chúa chúng ta là một ví dụ về Phép Rửa bằng Máu. Sau đó, ông đã sửa chữa điều này, bằng cách lưu ý rằng Người trộm lành không thể được sử dụng như một ví dụ về Phép Rửa tội bằng Máu vì chúng ta không biết liệu Người trộm lành có bao giờ được rửa tội hay không.[4] Nhưng thực tế, Người trộm lành không thể được sử dụng như một ví dụ về phép rửa tội bằng máu chủ yếu bởi vì Người trộm lành đã chết dưới luật Cựu Ước, không phải luật Tân Ước; anh ta đã chết trước khi Luật Rửa tội được thiết lập bởi Chúa Giêsu Kitô sau khi Phục sinh. Vì lý do đó, Người trộm lành, giống như các thánh anh hài, không mâu thuẫn với sự cần thiết phải nhận Bí tích Rửa tội để được cứu độ.
Thật vậy, khi Thiên Chúa nói với người trộm lành, “Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trên thiên đàng [paradiso, hay paradise]”, Chúa Giêsu không đề cập đến Trời [caelum, hay heaven], nhưng thực sự là Hỏa ngục. Như người Công giáo biết, không ai vào thiên đàng cho đến sau khi Thiên Chúa tiến vào, sau khi Người phục sinh. Vào ngày bị đóng đinh, Chúa Kitô xuống hỏa ngục, như Kinh Tin Kính nói. Người không xuống Hỏa ngục của những kẻ bị đày đọa, nhưng đến nơi trong Hỏa ngục được gọi là Lâmbô của các Thánh tổ tông, nơi những người công chính thời Cựu Ước đang chờ đợi. Họ không thể vào Thiên Đàng cho đến khi Đấng Cứu Thế đến.
Để chứng minh thêm quan điểm rằng người trộm lành đã không lên Thiên Đàng vào ngày Thiên Chúa bị đóng đinh, vào Chúa nhật Phục Sinh, khi bà Maria Magdalene gặp Đức Chúa Phục sinh, Người nói với bà, “Đừng chạm vào Ta, vì Ta chưa lên cùng Cha Ta.”
Thiên Chúa thậm chí còn chưa lên Trời vào ngày Chúa Nhật Phục sinh. Do đó, thực tế là Thiên Chúa và Người trộm lành đã không ở trên Thiên đàng [caelum] cùng nhau vào Thứ Sáu Tuần Thánh; họ ở trong Lâmbô các thánh tổ tông, nhà tù được mô tả trong 1 Phêrô 3:18-19. Chúa Giêsu gọi nơi này là Thiên đàng [paradiso] vì Người sẽ đến đó với những người công chính thời Cựu Ước. Vì vậy, như Thánh Augustinô sau này đã thừa nhận, ông đã sai lầm khi sử dụng Người trộm lành như một ví dụ cho quan điểm của mình. Điều này một lần nữa chứng minh rằng chỉ có giáo huấn tín lý của các Giáo hoàng là bất khả ngộ, cũng như Truyền thống phổ quát và bất biến. Nhưng chính Thánh Augustinô ở rất, rất nhiều nơi khẳng định Truyền thống phổ quát của các Tông đồ rằng không ai được cứu độ nếu không có Bí tích Rửa tội; và trên thực tế, ông đã phủ nhận nhiều lần ý nghĩ rằng một người dự tòng có thể được cứu độ mà không có Bí tích Rửa tội bởi mong muốn của người đó.
Ở đây chúng ta thấy Thánh Augustinô hoàn toàn bác bỏ khái niệm rửa tội bằng ước muốn. Không có gì có thể rõ ràng hơn! Ông nói rằng Thiên Chúa giữ những người dự tòng chân thành sống cho đến khi họ được rửa tội, và rằng những kẻ tìm kiếm phần thưởng trong số những người dự tòng chưa được rửa tội sẽ không tìm thấy gì ngoài hình phạt! Thánh Augustinô thậm chí còn nhấn mạnh rằng Đấng Toàn Năng không cho phép người dự tòng chưa được rửa tội bị giết trừ khi có lý do của Người! Do đó, những người nói rằng Thánh Augustinô tin giữ phép rửa tội bằng ước muốn đơn giản là đã không trình bày hoàn chỉnh vấn đề. Họ phải thêm vào chú thích rằng ông đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng này và đã ở cả hai phía của vấn đề. Do đó, vị giáo phụ duy nhất mà những người ủng hộ phép rửa bằng ước muốn có thể trích dẫn là rõ ràng ủng hộ khái niệm này (Augustinô) thực sự đã phủ nhận khái niệm rửa tội bằng ước muốn nhiều lần.
Ở đây chúng ta thấy Thánh Augustinô một lần nữa khẳng định chân lý tông truyền rằng không ai vào Thiên đàng mà không nhận phép rửa bằng nước và một lần nữa phủ nhận rõ ràng khái niệm rửa tội bằng ước muốn, bằng cách nói rằng không người dự tòng nào có thể được giải thoát khỏi tội lỗi mà không cần phép rửa tội. Tất cả những điều này cho thấy phép rửa tội bằng ước muốn không phải là Truyền thống phổ quát của các Tông đồ; thay vào đó, điều hoàn toàn ngược lại mới là Truyền thống phổ quát của các Tông đồ và các Giáo phụ - rằng không có người dự tòng nào có thể được cứu nếu không nhận phép rửa bằng nước.
Chú thích:
[1] Fr. Jean-Marc Rulleau, Baptism of Desire, p. 63.
[2] Fr. Francois Laisney, Is Feeneyism Catholic?, Angelus Press, 2001, p. 79.
[3] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 1630.
[4] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 69.
[5] Giáo lý của Công đồng Trentô, tr. 171.
[6] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 1536.
[7] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 1717.
[8] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Vol. 3: 1496.
[9] Quoted by Fr. Jean-Marc Rulleau, Baptism of Desire, p. 33.
Bài Viết Liên Quan