^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Từ điển các Thuật ngữ và Nguyên tắc
-Từ điển này hy vọng sẽ hữu ích với những ai chưa quen với các cụm từ, chủ đề hay nguyên tắc được thảo luận thường xuyên trong cuốn sách. Chúng tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu từ điển được sắp xếp theo chủ đề thay vì theo mẫu tự.-
Chức vị Giáo Hoàng – chức vụ của một Giáo Hoàng, đấng kế vị Thánh Phêrô, được xây bởi Chúa Giêsu Kitô (Mt.16:18-20; Gioan 21:15-17) trên Thánh Phêrô như là thủ lãnh của Hội Thánh Kitô hữu. Giám mục Rôma là người kế nhiệm Thánh Phêrô. Họ giữ địa vị đứng đầu Giáo Hội hệt như vị trí Thánh Phêrô giữ trong Giáo Hội của các Tông Đồ.
Huấn quyền – quyền giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, thi hành bởi một Giáo Hoàng khi công bố một tín điều với thẩm quyền của Chức vị Giáo Hoàng. Không phải mọi tuyên bố của một Giáo Hoàng thật sự đều là lời dạy của Huấn quyền. Một Đức Giáo Hoàng tuyên ngôn với Huấn quyền chỉ khi hội đủ các yếu tố (như được xác lập bởi Công đồng Vaticanô I). Những ai thành tín với Huấn quyền là thành tín với tất cả các Giáo Hoàng xuyên suốt lịch sử đã giáo huấn hay minh định tín lý những gì Giáo Hội Công Giáo luôn giữ.
Ex cathedra – Từ Latin cho “giảng từ Toà.” Chỉ việc một Giáo Hoàng tuyên ngôn bất khả ngộ (không thể sai) từ Tông Toà Thánh Phêrô khi hội đủ các yếu tố của một tuyên ngôn ‘bất khả ngộ.’ Phủ nhận một tuyên ngôn ex cathedra của một Đức Giáo Hoàng là lạc giáo và trọng tội, những tuyên ngôn ấy không thể cải cách hay thay đổi, bởi chúng cấu thành tín điều Chúa Kitô đã tiết lộ cho Hội Thánh.
Thiên khải/Tín điều – Sự thật của Chúa Giêsu Kitô là giáo huấn từ Thiên khải. Giáo Hội Công Giáo dạy rằng hai nguồn của Thiên khải là Thánh Kinh và Thánh Truyền, mà nội dung thật sự được đề ra bởi Huấn quyền của Giáo Hội. Thiên khải kết thúc với cái chết của Thánh Tông Đồ cuối cùng. Tín điều là không thể sửa đổi được. Khi một Giáo Hoàng minh định một tín điều, Ngài không khiến tín điều ấy đúng kể từ thời điểm đó, mà là long trọng tuyên bố không mắc lỗi sự thật vốn dĩ luôn đúng từ khi Tông Đồ cuối cùng qua đời. Tín điều luôn được hiểu như Giáo Hội hiểu “ngay lúc tuyên bố,” không thể thoái lui từ ý nghĩa đó để rút ra một “tầng hiểu biết sâu hơn.”
Người lạc giáo – người đã được rửa tội nhưng chối bỏ một tín điều của Giáo Hội Công Giáo. Kẻ lạc giáo vì chính sự ấy (ipso facto) bị phạt vạ tuyệt thông khỏi Giáo Hội mà không cần bất cứ một tuyên bố nào do từ chối một giáo huấn với thẩm quyền về Đức tin.
Người ly giáo – người đã được rửa tội nhưng từ chối hiệp thông với Giáo Hoàng chân chính hay với tín hữu chân chính. Những kẻ ly giáo gần như luôn theo lạc giáo, và tự động nhận vạ tuyệt thông.
Người bội giáo – người đã được rửa tội nhưng không phải chỉ từ chối một vài sự thật của Đức tin Công Giáo, mà là bỏ hẳn Kitô Giáo. Phản đồ cũng tức khắc nhận án tuyệt thông.
Nguỵ giáo hoàng – kẻ mạo nhận là giáo hoàng (kẻ tự nhận là Giám mục Rôma). Trong lịch sử Giáo Hội, đã có hơn 40 nguỵ giáo hoàng, một số đã trị vì từ Rôma. Cuốn sách này sẽ chứng minh rằng cuộc cách mạng Vaticanô II được giới thiệu bởi những kẻ đã và đang nguỵ danh giáo hoàng.
Trống Toà; Thuyết Trống Toà – Một giai đoạn trống toà là khi không có một giáo hoàng: Tông Toà Thánh Phêrô bị bỏ trống. Chuyện này thường xảy ra khi một đức giáo hoàng thoái vị hay qua đời; việc này đã diễn ra hơn 200 lần trong lịch sử, đôi khi kéo dài nhiều năm. Các Thánh Tiến Sĩ cũng dạy rằng Tông Toà Thánh Phêrô sẽ bị bỏ trống nếu một giáo hoàng trở thành người lạc giáo công khai. Thuyết Trống Toà miêu tả quan điểm của những tín hữu Công Giáo truyền thống nhận ra rằng Tông Toà Thánh Phêrô đang bị bỏ trống vì kẻ đang trị vì ở Rôma có thể được chứng minh là lạc giáo công khai, và vì thế không phải là một Giáo Hoàng thật sự.
Vaticanô II – Một công đồng diễn ra từ 1962-1965. Vaticanô II khởi đầu với ý định là một công đồng chung của Giáo Hội Công Giáo, nhưng bản chất là một “công đồng phi pháp” dạy những giáo thuyết bị lên án bởi Giáo Hội Công Giáo. Vaticanô II mang đến một tôn giáo mới, và chịu trách nhiệm cho những hoa quả thối rữa và những thay đổi mang tính cách mạng theo sau.
Giáo phái Vaticanô II – cụm từ chỉ Giáo Hội giả mạo được dựng lên sau Vaticanô II, như được dự đoán trong các lời tiên tri Công Giáo và Thánh Kinh. Giáo phái giả mạo này đầy rẫy những điều lạc giáo, bội giáo và những bê bối đáng căm phẫn, như được chứng minh trong sách này một cách chi tiết. Cuốn sách này chứng minh rằng phái Vaticanô II không phải là Giáo Hội Công Giáo, mà là Giáo Hội giả mạo do Quỷ dữ dựng lên nhằm dẫn nhân loại lạc lối trong cuộc Đại Bội Giáo.
Novus Ordo Missae – Từ Latin cho Nghi thức Mới của Thánh lễ; chỉ Tân Thánh lễ được ban hành bởi Phaolô VI ngày 3 tháng 4, 1969.
Giáo Hội Novus Ordo – như được dùng trong sách này, cơ bản là đồng nghĩa với cụm từ “Giáo phái Vaticanô II,” chỉ Giáo Hội Vaticanô II giả mạo, Tân Thánh lễ và những ai tuân theo nó.
Tín hữu truyền thống – Đơn giản là một tín hữu Công Giáo tuân theo Đức tin Công Giáo như được dạy từ bao đời, tuân theo tất cả tín điều nêu lên bởi các Giáo Hoàng, và các nghi lễ truyền thống của Giáo Hội. Một tín hữu Công Giáo truyền thống không chấp nhận tôn giáo giả dối Vaticanô II hay Tân Thánh lễ bởi tính canh tân của nó chống lại giáo huấn Công Giáo.
Người giả truyền thống – Người tuân theo Đức tin Công Giáo truyền thống về một số mặt (như phản đối chủ nghĩa đại kết hay một phần của Vaticanô II), nhưng vẫn giữ mối liên hệ với phái Vaticanô II, thường là vì họ công nhận các “giáo hoàng” hậu Vaticanô II là thật trong khi những kẻ đó có thể được chứng minh là nguỵ giáo hoàng (như được chứng minh trong sách này).
Chủ nghĩa Đại kết – Chỉ giáo huấn của Vaticanô II và các “giáo hoàng” hậu Vaticanô II về việc phải tôn trọng, liên hợp, cầu nguyện cùng nhau, và đề cao các tôn giáo giả dối. “Chủ nghĩa Đại kết,” như được dạy và thi hành bởi phái Vaticanô II, trực tiếp bị lên án bởi giáo huấn Công Giáo, các giáo hoàng và toàn bộ lịch sử Giáo Hội. Nó đưa tôn giáo chân thật ngang hàng với các tôn giáo giả dối, và đưa Thiên Chúa chân thật ngang hàng với tà thần. Hiểu theo nghĩa hẹp, khái niệm này chỉ việc thống nhất với Tin Lành và các giáo phái ly khai, trong khi đối thoại liên tôn giáo chỉ hoạt động trên với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Nhưng hai khái niệm này gần như đồng nghĩa ngày nay.
CÁC KHÁI NIỆM CÔNG GIÁO VỀ CÁC TÔN GIÁO KHÔNG CÔNG GIÁO
Các tôn giáo phi Công Giáo đều giả dối/Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội Công Giáo – Giáo Hội Công Giáo dạy như một tín điều rằng chỉ có một đức tin chân thật và một Thiên Chúa chân thật, các tôn giáo khác đều giả dối và thuộc về quỷ dữ. Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội Công Giáo (extra ecclesiam nulla salus) là một tín điều đã được minh định bảy lần bởi các Giáo Hoàng tuyên bố ex cathedra.
Ngoại giáo/việc thờ cúng các thần khác – Chỉ các tôn giáo giả dối, đa thần, như Phật giáo, Ấn giáo,... Giáo Hội Công Giáo dạy rằng những thần phật thờ phượng bởi dân ngoại giáo đều là ma quỷ.
Hồi giáo – một tôn giáo giả dối mặc khải bởi ngôn sứ giả Muhammad, tín đồ tuân theo Kinh Koran. Người hồi giáo chối bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi và Thần Tính của Chúa Giêsu. Theo giáo huấn Công Giáo, Hồi giáo là một tôn giáo ghê tởm và hiểm ác, tín đồ của nó là những kẻ vô tín cần được cải đạo để được nhận ơn cứu độ.
Phái Vaticanô II tán dương Hồi giáo và cho rằng đây là một tôn giáo tốt lành.
Do Thái giáo – tôn giáo từ chối Chúa Giêsu Kitô là đấng Mêsia và cố gắng tuân theo Lề luật thông qua sự hoà giải của Mosê. Do thái giáo cho rằng đấng Mêsia vẫn chưa đến lần đầu. Giáo Hội Công Giáo tuyên huấn Lề luật đã được thu hồi với cuộc quang lâm của Chúa Kitô, là trọng tội nếu tiếp tục thi hành nó (Công đồng Florence), và những ai tuân theo Do Thái giáo đều không nhận được ơn cứu rỗi trừ phi họ cải sang Chúa Giêsu Kitô và Đức tin Công Giáo.
Chính Thống giáo – tín đồ cuộc ly giáo khỏi Giáo Hội Công Giáo vào năm 1054. “Chính Thống” giáo phản đối tín điều về Chức vị Giáo Hoàng, quyền Bất khả ngộ của Giáo Hoàng và 13 công đồng tín lý gần nhất của Giáo Hội. Đồng thời họ cho phép ly hôn và tái hôn. Chính Thống giáo được xem là lạc giáo và ly giáo trong tín điều Công Giáo. Họ cần phải hồi quy vì sự hợp nhất và để được cứu độ.
Phái Vaticanô II lại dạy rằng Chính Thống giáo không cần phải hoán cải để nhận ơn cứu rỗi, mà là một phần của Hội Thánh và là con đường dẫn tới ơn cứu độ (như chứng minh trong sách này).
Tin lành – tín đồ của các nhánh tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo sau cuộc nổi loạn của Martin Luther năm 1517. Tín đồ Tin lành là những người bác bỏ các tín điều Công Giáo ở một hay nhiều mặt. Kẻ nào từ bỏ hay phản đối chỉ một tín điều Công Giáo là lạc giáo đồ và vì chính sự ấy (ipso facto) bị vạ tuyệt thông. Người Tin lành thường chống đối các tín điều Công Giáo về đời sống linh mục, Thánh Lễ, các bí tích, Chức vị Giáo Hoàng, sự cần thiết của đức tin và hành động, sự chuyển cầu của các Thánh,…
Phái Vaticanô II dạy rằng Tin lành không phải lạc giáo, các giáo phái ấy đều dẫn tới ơn cứu độ và là một phần của Hội Thánh.
CÁC KHÁI NIỆM CÔNG GIÁO QUAN TRỌNG KHÁC ĐƯỢC DÙNG XUYÊN SUỐT CUỐN SÁCH
Tín hữu không được phép tham dự hoạt động thờ phượng phi Công Giáo – Trước Vaticanô II, tất cả các sách giáo lý Công Giáo lặp lại giáo huấn truyền thống của Hội Thánh rằng tham dự hoạt động thờ phượng phi Công Giáo là trọng tội chống lại Luật Thiên Chúa. Sau Vaticanô II, hoạt động tội lỗi này được chính thức khuyến khích.
Lạc giáo có thể được thể hiện bởi hành động – trong khi một số kẻ thể hiện lạc giáo của bản thân bằng bài viết hay tuyên bố miệng, đa số lạc giáo đồ và phản đồ thể hiện bởi hành vi, không phải lời nói. Những kẻ đó thể hiện tính lạc giáo và bội đạo của bản thân bằng việc tham gia thờ cúng ở các đền thờ không Công Giáo, như giáo đường Hồi giáo hay Do thái giáo, hay tham dự cùng người Tin lành và các phái ly khai ở nhà thờ của họ.
Bởi thế Thánh Tôma Aquinô dạy rằng nếu ai thờ cúng ở nấm mồ Mohammed, kẻ đó là phản đồ. Chỉ đơn thuần bằng một hành động như thế là đủ để thể hiện người đó không có Đức tin Công Giáo, và hắn ta chấp nhận tôn giáo giả dối Hồi giáo.
Ở đây ta thấy lạc giáo chống lại tín điều ‘Đức mẹ Vô nhiễm Nguyên tội’ có thể được thể hiện bằng lời nói, chữ viết hay “bất cứ biểu hiện bên ngoài nào.” Thật vậy, trong cuốn sách Nguyên tắc Thần học Công Giáo (1982), Biển Đức XVI thừa nhận hành động và cử chỉ của chủ nghĩa đại kết, mà phái Vaticanô II thi hành đối với “Chính Thống” giáo Đông phương, thể hiện chính xác (theo phái Vaticanô II) những kẻ ly giáo ấy không nhất thiết chấp nhận Quyền Tối thượng của Đức Giáo Hoàng:
Vấn đề này sẽ được bàn luận thêm, nhưng đây là một sự thừa nhận đầy bất ngờ từ nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI rằng hành động của chủ nghĩa đại kết thể hiện lạc giáo chống lại Quyền Tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Đây là một ví dụ rõ ràng về lạc giáo thể hiện bởi hành động.
Giáo Hội Công Giáo bài trừ tất cả những ai giữ ý kiến chống đối – Những kẻ chối bỏ giáo huấn tín lý của Giáo Hội Công Giáo đều bị lên án, nguyền rủa [anathema] và khai trừ khỏi Hội Thánh.
Chối bỏ một tín điều của Giáo Hội Công Giáo là chối bỏ toàn bộ Đức tin, bởi Chúa Kitô là người bảo lãnh các tín điều.
Tín hữu Công Giáo không được hiệp thông với người lạc giáo – Tất cả những ai từ chối Đức tin của Giáo Hội Công Giáo đều nằm ngoài và dị biệt với sự hiệp thông; tín hữu Công Giáo chân chính không được hiệp thông với họ.
Tu sĩ, kể cả Giám mục hay Giáo Hoàng, phải bị phản đối nếu họ đi chệch khỏi đức tin; họ tự động mất chức vụ nếu trở thành lạc giáo đồ công khai
Như thế nào là sa ngã công khai khỏi đức tin?
Tính bất khả diệt – nói về lời hứa của Đức Kitô rằng Người sẽ luôn ở bên cạnh Hội Thánh của Người (Mt. 28) và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt. 16). Bất khả diệt nghĩa là Giáo Hội Công Giáo sẽ, tới tận cùng của thời gian, về bản chất vẫn như lúc đầu. Tính bất khả diệt của Hội Thánh yêu cầu ít nhất một tàn dư của Hội Thánh tiếp tục tồn tại cho tới tận cùng của thế giới, rằng giáo huấn chính thức của Giáo Hội sẽ không mắc lỗi, và một Giáo Hoàng chân chính không thể dạy lỗi lầm cách uy quyền lên toàn thể Hội Thánh. Điều này không loại trừ việc Nguỵ Giáo Hoàng giả mạo Giáo Hoàng hay một giáo phái giả mạo chèn ép các tín đồ của Giáo Hội Công Giáo chân thật xuống chỉ còn một tàn dư vào những ngày cuối, chính xác như những gì đã được dự đoán sẽ xảy ra vào những ngày cuối cùng, và như những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng Ariô.
Chú thích cho Chương Từ điển các Thuật ngữ và Nguyên tắc
[1] Denzinger, The Sources of Catholic Dogma, B. Herder Book. Co., Thirtieth Edition, 1957, số 1839.
[2] Denzinger 1800.
[3] Denzinger 1818.
[4] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 2 (1878-1903), Quyển 2 (1878-1903), tr. 393.
[5] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 125.
[6] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 230.
[7] Denzinger 714.
[8] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 381.
[9] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 479.
[10] Von Pastor, History of the Popes, II, 346; trích bởi Warren H. Carroll, A History of Christendom, Quyển 3 (The Glory of Christendom), Front Royal, VA: Christendom Press, tr. 571.
[11] Denzinger 712.
[12] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 41-42.
[13] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 57.
[14] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 242.
[15] The Papal Encyclicals, Quyển 1 (1740-1878), tr. 201.
[16] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[17] Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica, Pt. I-II, Q. 103, A. 4
[18] Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologica, Pt. II, Q. 12, A. 1, Obj. 2:
[19] Denzinger 1641.
[20] Biển Đức XVI, Principles of Catholic Theology, San Francisco: Ignatius Press, 1982, tr. 198.
[21] Denzinger 246.
[22] Denzinger 705.
[23] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 394.
[24] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 393.
[25] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 393.
[26] Trích trong Sacerdotium, # 2, Instauratio Catholica, Madison Heights, WI, tr. 64.
[27] The 1917 Pio-Benedictine Code of Canon Law, dịch bởi Dr. Edward Von Peter, Ignatius Press, 2001, tr. 83.
[28] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 401.
[29] The 1917 Pio-Benedictine Code of Canon Law, dịch bởi Dr. Edward Von Peter, tr. 695.
[30] Dom Prosper Guéranger, The Liturgical Year, Loreto Publications, 2000, Quyển 4, tr. 379.
[31] Trích bởi Thánh Robert Bellarmine, De Romano Pontifice, II, 30.
[32] Thánh Robert Bellarmine, De Romano Pontifice, II, 30.
[33] Coll. Selecta SS. Eccl. Patrum. Caillu and Guillou, Quyển 32, tr. 411-412.
Bài Viết Liên Quan