^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng Bác 6: Định tín của Vaticanô I về tính vĩnh cửu của Chức vụ Giáo hoàng mâu thuẫn với tuyên bố của những người theo thuyết trống toà
Trả lời: Tín điều của Vaticanô I không mâu thuẫn với một giai đoạn Tông Toà trống ngôi; thật thế, chỉ có những ai từ bỏ các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II mới có thể kiên định chấp nhận những tín điều về chức giáo hoàng này, vì Biển Đức XVI hoàn toàn bác bỏ chúng.
CÂU TRẢ LỜI CHO CÁC ĐOẠN CỤ THỂ TỪ VATICANÔ I TRÍCH DẪN BỞI NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THEO THUYẾT TRỐNG TOÀ – VÀ SỰ VÔ LÝ CỦA MỘT “GIÁO HOÀNG” KHÔNG TIN VÀO VATICANÔ I
Những người cố gắng bác bỏ thuyết trống toà thường trích dẫn ba đoạn từ Vaticanô I. Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể cả ba đoạn ấy. Trước khi làm điều đó, chúng tôi phải nhấn mạnh thực tế mà chúng ta vừa thảo luận: đã có một thời gian dài Giáo Hội không có Giáo hoàng. Chúng tôi đã đề cập đến ba năm rưỡi giữa Giáo Hoàng Thánh Marcellinô và Giáo Hoàng Thánh Marcellô.
Mặc dù Giáo Hoàng Thánh Grêgôriô VII qua đời vào ngày 25 tháng 5 năm 1085, nhưng phải đến gần hai năm sau – ngày 9 tháng 5 năm 1087 – đấng kế vị ông, Giáo Hoàng Victor III, mới được bầu. Ngày 25 tháng 6 năm 1243, Giáo hoàng Innôcentê IV trở thành người kế vị thứ 179 của Thánh Phêrô; tuy nhiên, người tiền nhiệm trực tiếp của ông, Giáo hoàng Cêlextinô IV, đã qua đời hơn một năm rưỡi trước đó – ngày 10 tháng 11 năm 1241. Cũng trong thế kỷ đó, người Công Giáo đã buộc phải chờ gần ba năm khi Giáo Hội, sau cái chết của Giáo Hoàng Clêmentê IV vào ngày 29 tháng 11 năm 1268, trì hoãn việc gọi tên Đức Giáo Hoàng mới cho đến khi Thánh Grêgôriô X được chọn vào ngày 1 tháng 9, 1271. Các ví dụ khác về một năm hoặc nhiều thời gian giữa các giáo hoàng có thể được trích dẫn, điều muốn nói ở đây là trong khi việc chuyển giao nhanh chóng quyền lực Giáo hoàng là phổ biến, có cả các trường hợp ngoại lệ. Cuộc khủng hoảng ngày nay, vì thế, chắc chắn không phải là lần đầu tiên Giáo Hội phải chịu đựng trong một khoảng thời gian đáng kể mà không có giáo hoàng.
Chúng ta đã thảo luận về các nguỵ giáo hoàng trị vì từ Rôma trong khi đóng giả là Giáo hoàng, như ta đã thấy trong trường hợp của Anaclêtô II và Đại Tây Ly Giáo. Ngoài ra còn có một tiên đề thần học, “cộng hay trừ không đột biến chủng loại, thay đổi về mức độ không ảnh hưởng đến nguyên tắc.” Nếu Giáo Hội không bị tiêu diệt hay mất đi tính kế vị giáo hoàng vĩnh cửu trong thời gian trống ngôi 3 năm 7 tháng, thì Giáo Hội không bị tiêu diệt hay mất đi tính kế vị giáo hoàng vĩnh cửu trong thời gian trống ngôi 40 năm. Nguyên tắc này là như nhau, trừ khi ta có thể trích dẫn một giáo huấn cụ thể của Giáo Hội tuyên bố một giới hạn cho giai đoạn trống ngôi.
Vì không có giáo lý nào đặt giới hạn cho một giai đoạn trống ngôi như vậy (một khoảng thời gian không có giáo hoàng), và vì các định nghĩa của Vaticanô I về sự tồn tại vĩnh viễn của Chức vụ Giáo Hoàng hoàn toàn không đề cập đến thời gian khuyết vị hay chúng có thể kéo dài bao lâu, nếu các định nghĩa của Vaticanô I bác bỏ thuyết trống toà (như một số người tuyên bố), thì chúng cũng bác bỏ tính bất khả diệt của Giáo Hội Công Giáo – mỗi lần Giáo Hội không có một Giáo Hoàng. Nhưng điều này là không thể và vô lý, tất nhiên.
Do đó, để nhất quán, những người không theo thuyết trống toà trích dẫn Vaticanô I chống lại “chính đề” thuyết trống toà phải lập luận rằng Giáo Hội không bao giờ có thể không có giáo hoàng, ngay cả trong một khoảnh khắc (một suy nghĩ ngớ ngẩn). Nhưng đây chính xác là những gì một trong số họ lập luận trong một sai sót rất thú vị trong một bài báo. Điều này tiết lộ thành kiến sâu sắc của ông ta và những sai lầm ở trung tâm của lập trường ông ta:
Điều này rõ ràng là vô lý và hoàn toàn sai. Tác giả biết rằng điều này là sai bởi vì, trong câu tiếp theo, ông ta tuyên bố:
Đầu tiên, thời gian khuyết vị mà ông đề cập không phải là dài nhất trong lịch sử Giáo Hội (như chúng ta đã thấy ở trên). Thứ hai, ông thừa nhận rằng Giáo Hội tồn tại mà không có giáo hoàng trong nhiều năm. Vì vậy, đã có khá nhiều “khoảnh khắc” trong lịch sử Giáo Hội rằng Giáo Hội đã không có giáo hoàng. Tại sao ông lại nói rằng Giáo Hội không thể không có một Giáo Hoàng “ngay cả chỉ trong một khoảnh khắc” khi ông biết rằng điều này không đúng?
Bây giờ thực tế là Giáo Hội có thể không có giáo hoàng trong một thời gian dài đã được thành lập, chúng ta hãy nhìn vào các đoạn của Vaticanô I:
Vaticanô I tuyên bố rằng Chức vị Giáo Hoàng là Nguyên tắc Vĩnh viễn và Nền tảng Hữu hình của sự Thống nhất
Vaticanô I, Hiến chế Tín lý về Hội Thánh Đức Kitô, Kỳ họp 4, ngày 18 tháng 7, 1870: “Nhưng, để hàng giám mục có thể là duy nhất và không chia ly, và rằng toàn bộ vô vàng tín hữu qua các linh mục kết nối chặt chẽ với nhau có thể được bảo tồn trong sự thống nhất của đức tin và trong sự hiệp thông, đặt Thánh Phêrô lên trên các Thánh Tông đồ khác mà Người đã thiết lập trên ngài nguyên tắc vĩnh cửu và nền tảng hữu hình của cả hai sự thống nhất, trên đó sức mạnh của ngôi đền vĩnh cửu có thể được dựng lên, và sự hùng vĩ của Giáo Hội có thể trỗi dậy trong sự vững chắc này.”[3]
Rằng những gì Chúa Kitô đã thiết lập ở Thánh Phêrô (CHỨC VỤ THÁNH PHÊRÔ) vẫn là nguyên tắc vĩnh viễn và nền tảng hữu hình của sự thống nhất NGAY CẢ NGÀY NAY, VÀ KHI KHÔNG CÓ GIÁO HOÀNG, được chứng minh mỗi khi một người Công Giáo là người theo thuyết trống toà hoán cải một người “Chính Thống” giáo sang Đức tin Công Giáo.
Người Công Giáo (một người theo thuyết trống toà) trong lòng bác ái thông báo cho người "Chính thống" giáo rằng ông ấy không trong sự thống nhất của Giáo Hội vì ông không chấp nhận những gì Chúa Kitô đã thiết lập ở Thánh Phêrô (Chức Giáo Hoàng), ngoài việc không chấp nhận những gì những người kế vị Thánh Phêrô đã giáo huấn cách ràng buộc trong lịch sử (Công đồng Trentô, v.v.). Đây là một ví dụ rõ ràng về cách Chức vụ Giáo Hoàng vẫn là – và sẽ luôn là – nguyên tắc vĩnh cửu của sự thống nhất hữu hình, phân biệt những người trung tín chân chính với người giả mạo (và Giáo Hội chân chính với giả mạo). Điều này đúng cả khi không có Giáo hoàng, và cho người theo thuyết trống toà ngày nay. Giáo huấn tín lý này của Vaticanô I không loại trừ các thời kỳ không có giáo hoàng và nó không trái ngược với chính đề thuyết trống toà theo bất kỳ cách nào.
Hơn thế, mặc dù định nghĩa này vẫn đúng đối với người theo thuyết trống toà, nhưng phải nói rõ rằng ĐỊNH NGHĨA NÀY CỦA VATICANÔ I CHỈ ĐÚNG VỚI NGƯỜI THEO THUYẾT TRỐNG TOÀ. ĐỊNH NGHĨA NÀY CỦA VATICANÔ I VỀ CHỨC VỊ GIÁO HOÀNG LÀ NGUYÊN TẮC VĨNH CỬU VÀ NỀN TẢNG THỐNG NHẤT HỮU HÌNH CHẮC CHẮN LÀ KHÔNG ĐÚNG ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI VÂNG PHỤC BIỂN ĐỨC XVI. Lời dạy này của Vaticanô I chỉ đúng với người theo thuyết trống toà (không phải những người vâng phục Biển Đức XVI) bởi vì Vaticanô II dạy điều ngược lại:
Chúng ta thấy rằng Vaticanô II dạy rằng Chức vị Giáo hoàng không phải là nền tảng hữu hình của sự thống nhất trong đức tin và hiệp thông. Nó dạy rằng những người từ chối Chức vị Giáo Hoàng đang trong hiệp thông với Giáo Hội. Vì đây là giáo huấn chính thức của giáo phái Vaticanô II và các nguỵ giáo hoàng của nó, những người tuân theo chúng mâu thuẫn với lời dạy trên của Vaticanô I.
Thứ hai, giáo huấn của Vaticanô I về sự vĩnh cửu của Chức vụ Giáo Hoàng chỉ đúng với người theo thuyết trống toà vì Biển Đức XVI trực tiếp dạy rằng việc chấp nhận Chức vị Giáo Hoàng không cần thiết cho sự thống nhất!
Chúng tôi đã trình bày vấn đề này – nhưng cần phải trích dẫn nó một lần nữa ở đây – rằng Biển Đức XVI đặc biệt đề cập, và sau đó thẳng thừng bác bỏ, giáo huấn truyền thống của Giáo Hội Công Giáo rằng Người Tin lành và Đông Ly giáo phải được hoán cải sang Đức tin Công Giáo và chấp nhận Vaticanô I (“phạm vi đầy đủ của định nghĩa năm 1870”) cho sự thống nhất và ơn cứu độ. Ông đặc biệt bác bỏ rằng định nghĩa tín lý của Vaticanô I (chấp nhận Chức vị Giáo Hoàng, v.v.) là ràng buộc cho sự thống nhất của Giáo Hội. Bên cạnh việc đây là một ví dụ rõ ràng khác về lạc giáo công khai từ các nguỵ giáo hoàng Vaticanô II, điều này chứng minh rằng BIỂN ĐỨC XVI (NGƯỜI HỌ THỰC SỰ TUYÊN BỐ LÀ “GIÁO HOÀNG”) PHỦ NHẬN TÍN ĐIỀU TỪ VATICANÔ I MANG ĐẾN CHÍNH KHÁNG BÁC NÀY!
Chức vị Giáo Hoàng sẽ tồn tại mãi mãi
Vaticanô I, Hiến chế Tín lý về Hội Thánh Đức Kitô, Kỳ họp 4, Chương 2: “Hơn nữa, những gì Thủ lãnh các mục tử và Mục tử Cả của đàng chiên, Chúa Giêsu, đã thiết lập trên Thánh Phêrô cho ơn cứu độ vĩnh cửu và lợi ích vĩnh viễn của Giáo Hội, điều này bởi cùng một Tác Giả phải luôn luôn tồn tại trong Hội Thánh được thành lập trên một tảng đá và sẽ kiên trì cho đến tận cùng của thời gian.”[6]
Vâng, những gì Chúa Kitô đã thiết lập ở Thánh Phêrô (tức CHỨC VỤ GIÁO HOÀNG) phải luôn luôn tồn tại cho đến tậng cùng thời gian. Chức vụ Giáo Hoàng là gì? Chức vụ Giáo Hoàng là chức vụ của Thánh Phêrô được giữ bởi mọi Giáo hoàng Rôma thật sự và hợp pháp. Điều này có nghĩa là và đảm bảo rằng mỗi khi có một người chân chính và hợp lệ giữ chức vụ mà ông ta được Đức Kitô trao ban với quyền bất khả ngộ (trong quyền hạn giáo huấn cách uy quyền và ràng buộc), ông ta được ban cho thẩm quyền tối cao trên Giáo Hội phổ quát, và ông ta là thủ lãnh hữu hình của Giáo Hội. Điều đó vẫn đúng đối với mọi đấng thực sự và hợp pháp giữ Chức vụ Giáo Hoàng cho đến tậng cùng thời gian. Điều này không có nghĩa là Giáo Hội sẽ luôn có một người giữ chức vụ như vậy, như lịch sử Giáo Hội và hơn 200 giai đoạn khuyết vị chứng minh, cũng không có nghĩa là các nguỵ giáo hoàng trị vì từ Rôma là không thể (chẳng hạn như Nguỵ giáo hoàng Anaclêtô II, người trị vì tại Rôma từ năm 1130-1138). Định nghĩa này không chứng minh gì cho người không theo thuyết trống toà, vì vậy chúng ta đến với đoạn kế tiếp.
Thánh Phêrô sẽ có những đấng kế vị vĩnh cửu trong Quyền Tối thượng trên Hội Thánh Hoàn Vũ
Giáo Hoàng Piô IX, Công đồng Vaticanô I, Kỳ họp 4, Chương 2, [Khoảng luật]. “Nếu bất cứ ai sau đó nói rằng đó không phải là từ chính thiết lập của Đức Kitô, hoặc bởi thần quyền Thánh Phêrô có những đấng kế vị vĩnh cửu trong Quyền Tối thượng trên Hội Thánh hoàn vũ, hoặc Giám mục Rôma không phải là người kế vị của Thánh Phêrô trong cùng một quyền tối thượng ấy, kẻ đó bị nguyền rủa.”[7]
Đây là khoảng luật yêu thích của những người phản biện chống lại “chính đề” trống toà; nhưng, như chúng ta sẽ thấy, nó cũng không chứng minh gì cho luận điểm của họ. Từ ngữ và sự phân biệt là rất quan trọng. Hiểu được sự phân biệt và từ ngữ thường có thể chính là sự khác biệt giữa Tin lành và Công Giáo.
Khoảng luật từ Vaticanô I lên án những người phủ nhận “Thánh Phêrô có những đấng kế vị vĩnh cửu trong Quyền Tối thượng trên Hội Thánh hoàn vũ.” Chú ý cụm từ “những đấng kế vị vĩnh cửu TRONG QUYỀN TỐI THƯỢNG.” Điều này, như chúng ta đã thấy, không có nghĩa là và không thể có nghĩa là chúng ta sẽ luôn có một Giáo Hoàng. Đó là lý do tại sao nó không nói rằng “chúng ta sẽ luôn có một giáo hoàng.” Sự thật là đã có những thời kỳ không có giáo hoàng. Vậy khoảng luật này có nghĩa là gì?
Để hiểu khoảng luật này, chúng ta phải nhớ rằng có những người cho rằng chính Thánh Phêrô đã được Chúa Giêsu Kitô ban cho quyền tối thượng trong Hội Thánh hoàn vũ, nhưng quyền tối thượng trên Hội Thánh hoàn vũ kết thúc với Thánh Phêrô. Họ cho rằng các Giám mục Rôma không phải là những người kế vị giữ cùng quyền tối thượng mà Thánh Phêrô có. Họ cho rằng toàn bộ uy lực của quyền tối thượng này không đến với các giáo hoàng, mặc dù họ kế vị Thánh Phêrô làm Giám mục Rôma. Một lần nữa: những kẻ ly khai “Chính Thống giáo” sẽ thừa nhận rằng các Giám mục Rôma là những người kế vị Thánh Phêrô theo một cách nhất định bởi vì họ kế vị ông với tư cách là Giám mục Rôma, nhưng không phải là những người kế vị có cùng thẩm quyền tối thượng lên Giáo Hội hoàn vũ mà Thánh Phêrô nắm giữ trong cuộc đời ông. Lạc giáo này là chủ đề của khoảng luật trên.
Lạc giáo này – phủ nhận rằng một giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô trong cùng một quyền tối thượng vĩnh cửu (nghĩa là mỗi khi có một giáo hoàng cho đến tận cùng thời gian, ông là một người kế vị trong cùng một quyền tối thượng, với cùng một thẩm quyền mà Thánh Phêrô sở hữu) – chính xác là những gì khoảng luật này lên án.
Khi chúng ta hiểu điều trên, chúng ta thấy rõ ý nghĩa của khoảng luật này. Điều này được nhấn mạnh ở khúc cuối bởi những từ “hoặc Giám mục Rôma không phải là người kế vị của Thánh Phêrô trong cùng một quyền tối thượng ấy” kẻ đó bị chúc dữ. Khoảng luật không tuyên bố rằng chúng ta sẽ luôn có một giáo hoàng mọi lúc hoặc sẽ không có thời gian khuyết vị, mà chúng ta rõ ràng đã có. Ý nghĩa của khoảng luật thể hiện rõ từ những gì nó nói. Nó lên án những người phủ nhận rằng Thánh Phêrô có những người kế vị vĩnh cửu trong quyền tối thượng – nghĩa là, những người phủ nhận rằng mỗi khi có một giáo hoàng chân chính và hợp pháp cho đến tận cùng thời gian, ông là đấng kế vị trong cùng một quyền tối thượng, với cùng thẩm quyền mà Thánh Phêrô sở hữu.
Khoảng luật này không chứng minh gì cho người không theo thuyết trống toà, nhưng nó có chứng minh một điều cho chúng ta. Hãy nhớ rằng, Biển Đức XVI cũng bác bỏ tín điều này về quyền tối thượng của các giáo hoàng!
BIỂN ĐỨC XVI HOÀN TOÀN BÁC BỎ KHOẢNG LUẬT NÀY VÀ VATICANÔ I
Điều này có nghĩa là, một lần nữa, theo Biển Đức XVI, tất cả các Kitô hữu không bị ràng buộc phải tin vào Chức vị Giáo Hoàng theo định nghĩa của Vaticanô I năm 1870. Điều này có nghĩa là ly giáo đồ “Chính Thống giáo” được tự do từ chối Chức vị Giáo Hoàng. Đây là một sự phủ nhận trắng trợn Công đồng Vaticanô I và sự cần thiết phải chấp nhận quyền tối thượng bởi chính kẻ tự nhận là “Giáo Hoàng.” Ai sẽ hét lên chống lại sự điên rồ này?
Hơn nữa, hãy lưu ý rằng Biển Đức XVI thừa nhận rằng những cử chỉ tượng trưng của Phaolô VI với Vị Thượng phụ ly giáo “là một nỗ lực để thể hiện chính xác điều này” – có nghĩa là, cử chỉ của ông (chẳng hạn như quỳ xuống trước đại diện của vị Thượng phụ không Công Giáo, ly khai Athenagoras) bày tỏ rằng người ly giáo không phải tin vào Chức vị Giáo Hoàng và Vaticanô I! Hãy coi đây là một minh chứng cho tất cả những gì chúng ta đã nói liên quan đến những cử chỉ bất tận của Gioan Phaolô II đối với ly giáo đồ: trao cho họ thánh tích; quyên góp cho họ; ca ngợi “Giáo Hội” của họ; ngồi trên ghế ngang bằng với họ; ký các tuyên bố chung với họ; dỡ bỏ các vạ tuyệt thông chống lại họ.
Chúng tôi đã chỉ ra nhiều lần rằng những hành động này đơn thuần (thậm chí không xem xét các tuyên bố khác của ông ấy) đã cấu thành một giáo huấn rằng những người ly giáo không phải chấp nhận tín điều về Chức vị Giáo Hoàng. Vô số người giả truyền thống và các thành viên của Giáo Hội Vaticanô II đã phủ nhận điều này và cố gắng giải thích những cử chỉ trên chỉ đơn thuần là tai tiếng hoặc một cái gì đó khác, nhưng không lạc giáo. Vâng, ở đây chúng ta có Ratzinger – bây giờ là Biển Đức XVI, “thủ lãnh” mới của Giáo Hội Vaticanô II – thừa nhận chính xác những gì chúng ta đã nói.
Trong phần về những lạc giáo của Biển Đức XVI, chúng tôi thậm chí còn đề cập chi tiết hơn về những phủ nhận Vaticanô I khác của ông. Chúng tôi sẽ không lặp lại tất cả những điều đó ở đây; vui lòng tham khảo phần đó để biết thêm.
Vì vậy, xin vui lòng cho tôi biết, độc giả thân mến: ai chối bỏ Vaticanô I? Ai phủ nhận tín điều về tính vĩnh cửu, thẩm quyền và đặc quyền của Chức vụ Giáo Hoàng? Ai phủ nhận những gì Đức Kitô đã thiết lập trên Thánh Phêrô? Có phải những người theo thuyết trống toà, người đã chỉ ra cách chính xác rằng một người phủ nhận Vaticanô I đang ở bên ngoài Giáo Hội, bên ngoài sự thống nhất – vì ông ta từ chối, bên cạnh những điều khác, nguyên tắc thống nhất vĩnh cửu (Chức vị Giáo Hoàng) – và do đó không thể chiếm hữu một chức vụ hoặc đứng đầu một Giáo Hội mà ông ta thậm chí không tin vào?
Hay những người thật sự phủ nhận Chức vị Giáo Hoàng và Vaticanô I mới là những người tuyên bố liên kết với một người rõ ràng thậm chí không tin vào Vaticanô I; một người thậm chí không tin rằng Chức vị Giáo hoàng và Vaticanô I ràng buộc toàn thể Kitô hữu; một người thậm chí không tin rằng Chức vị Giáo hoàng được giữ trong thiên niên kỷ đầu tiên?
Câu trả lời là hiển nhiên đối với bất kỳ người chân thành và trung thực nào xem xét những sự thật này. Đó là Nguỵ giáo hoàng Biển Đức XVI, và tất cả những ai ngoan cố trong hiệp thông với ông, người phủ nhận Chức vị Giáo Hoàng; Những người theo thuyết trống toà mới là những ai trung thành với Chức vị Giáo Hoàng.
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] Chris Ferrara, “Opposing the Sedevacantist Enterprise,” Catholic Family News, Niagra Falls, NY, August 2005, tr. 19
[2] Chris Ferrara, “Opposing the Sedevacantist Enterprise,” Catholic Family News, August 2005, tr. 19
[3] Denzinger 1821.
[4] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 860.
[5] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 197-198.
[6] Denzinger 1824.
[7] Denzinger 1825.
[8] Denzinger 1825.
[9] Benedict XVI, Principles of Catholic Theology, tr. 198.
[10] Denzinger 1826-1827.
[11] St. Francis De Sales, The Catholic Controversy, Rockford, IL: Tan Books, 1989, tr. 45.
Bài Viết Liên Quan