^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Dấu chỉ Tên Phản Kitô: Sự thật chấn động Gioan Phaolô II đã rao giảng rằng Con người là Thiên Chúa – Giáo thuyết tên Phản Kitô – tại thành Vatican
Gioan Phaolô II ở Israel, ngồi trên một chiếc ghế với cây thánh giá ngược trên đầu, ngày 24 tháng 3, 2000. Với những ai cố gắng biện minh cho hành động đáng phẫn nộ và rất lộ liễu này bằng cách chỉ ra rằng Thánh Phêrô đã bị đóng đinh ngược, chúng tôi trả lời rằng đây là một nỗ lực vô ích để bảo vệ điều không thể bảo vệ. Khi Gioan Phaolô II làm điều này, đó không phải là một trong những ngày lễ thánh Phêrô, cũng không có bất kỳ lễ kỷ niệm nào về Thánh Phêrô được thực hiện. Thập tự giá ngược là một trong những biểu tượng nổi bật nhất trong Lễ bái Satan, bằng chứng là việc nó được sử dụng bởi những nhà huyền bí, các ban nhạc rock bái Satan và những kẻ giết người nghi lễ. Đó là lý do tại sao Gioan Phaolô II ngồi với biểu tượng này trên đầu.
Giáo Hoàng Piô X, E Supremi Apostolatus, ngày 4 tháng 10, 1903: “Mạc khác, và điều này dựa vào cùng vị thánh tông đồ là dấu ấn đặc trưng của tên Phản Kitô, kẻ có sự táo bạo vô hạn đặt mình vào vị trí Đức Chúa.”[1]
Gioan Phaolô II ở Detroit, trước khi trở thành nguỵ giáo hoàng, mặc áo lễ có thánh giá ngược
Nội dung của Chương này:
Đức Mẹ tiên đoán rằng Rôma sẽ mất Đức tin và trở thành Ngai của tên Phản Kitô
Định nghĩa Tên Phản Kitô
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II rao giảng rằng:
Đức Mẹ tiên tri rằng Rôma sẽ trở thành Ngai của Tên Phản Kitô
Như chúng ta đã biết, vào ngày 19 tháng 9, 1846, Đức Trinh Nữ Maria đã xuất hiện ở La Salette, Pháp, và tiên báo rằng:
Đức Mẹ đặc biệt tiên đoán rằng Rôma sẽ mất đức tin Công Giáo, rơi vào bội giáo khỏi Hội Thánh chân thật của Đức Kitô và trở thành Ngai của Tên Phản Kitô. Nhưng tên Phản Kitô là ai?
Định nghĩa Tên Phản Kitô
Trong toàn Thánh Kinh, từ Tên Phản Kitô chỉ được đề cập bốn lần. Từ Tên Phản Kitô hoàn toàn không được đề cập trong Khải Huyền và nó không được đề cập bởi Thánh Phaolô (người chỉ sử dụng các thuật ngữ “tên gian ác” và “đứa hư hỏng”). Từ Tên Phản Kitô chỉ được Thánh Gioan đề cập đến trong các bức thư của ông.
Do đó, khi tìm kiếm định nghĩa về Tên phản Kitô, trước tiên chúng ta phải nhìn vào các bức thư của Thánh Gioan, không phải sách Khải huyền; vì Thánh Gioan sử dụng và định nghĩa từ Tên phản Kitô, trong khi sách Khải huyền không hề sử dụng. Trong tổng số bốn lần Thánh Gioan sử dụng thuật ngữ Tên phản Kitô, ông chỉ định nghĩa nó hai lần. Hai định nghĩa mà Thánh Gioan đưa ra cho Tên phản Kitô là những bằng chứng quan trọng nhất tồn tại trong việc xác định ai là Tên Phản Kitô, bởi vì Kinh Thánh là Lời linh hứng, bất khả ngộ của Thiên Chúa. Do đó, định nghĩa của Thánh Kinh về Tên phản Kitô là bất khả ngộ.
*[Từ bản Kinh thánh tiếng Anh Douay-Rheims: "And every spirit that dissolveth Jesus is not of God. And this is Antichrist...", và bản Latin Vulgate: "et omnis spiritus qui solvit Iesum ex Deo non est et hoc est antichristi..."]
Cả hai định nghĩa của Tên phản Kitô đều liên quan đến việc phủ nhận chân lý về Chúa Giêsu Kitô là ai. Sự thật về Chúa Giêsu Kitô và sự thật về Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng căn bản nhất của Kitô giáo. Chúng là những chân lý quan trọng nhất trong vũ trụ.
Đây là lý do tại sao các công đồng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo lên án bằng những ngôn từ cực kỳ mạnh mẽ với ngay cả một sai lệch nhỏ nhất trong sự thật về Chúa Giêsu Kitô hoặc Thiên Chúa Ba Ngôi. Và đây là lý do tại sao những kẻ thù lớn nhất của Chúa Giêsu Kitô trong lịch sử không phải là những kẻ đã gây hại mặt thế tục cho tín hữu của Người, mà là những kẻ tấn công hiệu quả và phạm thánh nhất chân lý về Chúa Giêsu Kitô – nền tảng cho ơn cứu độ vĩnh hằng của mỗi một người.
Do đó, trong việc xác định “tên Phản Kitô,” Kinh Thánh đề cập đến sự tấn công cụ thể vào sự thật về Chúa Giêsu Kitô, một cuộc tấn công cụ thể vào chân lý về Đức Thiên Chúa-con người. Kinh Thánh đề cập cụ thể đến việc chối bỏ Chúa Giêsu (1 Gioan 4:2-3) và phủ nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô (1 Gioan 2:22). Hai điểm này đóng vai trò là đặc điểm nhận biết Tên phản Kitô, theo Thánh Kinh, và hai điều này rõ ràng đề cập đến một cuộc tấn công vào sự thật trong Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa.
Một trong những kẻ đầu tiên và khét tiếng nhất trong lịch sử Giáo hội làm sai lệch giáo lý về Mầu nhiệm Nhập thể là tên lạc giáo Nestoriô trong thế kỷ thứ 5, người đã bị Công đồng Êphêxô kết án năm 431. Trường hợp của Nestoriô là rất quan trọng trong việc xác định Tên phản Kitô và làm thế nào hắn đã chiếm hữu Vatican, như chúng ta sẽ thấy, bởi vì lạc thuyết của Nestoriô là lạc thuyết phù hợp với định nghĩa của Kinh Thánh về Tên phản Kitô.
Nestoriô là tên lạc giáo đã cố gắng phân huỷ Chúa Giêsu (1 Gioan 4:2-3), và ông đã làm như vậy bằng cách làm sai lệch lẽ thật về Mầu nhiệm Nhập thể.
Giáo hoàng Piô XI ở đây xác nhận rằng lạc giáo của Nestoriô là học thuyết cụ thể của Tên phản Kitô - đó là một nỗ lực nhằm phân huỷ Ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô, mà là dấu chỉ của Tên phản Kitô, theo Kinh Thánh. Hãy ghi nhớ điều này (rằng giáo lý của Nestoriô về việc “phân huỷ Chúa Giêsu” là giáo lý cụ thể của Tên phản Kitô như được mô tả bởi Thánh Kinh), vì nó sẽ sớm trở nên đặc biệt phù hợp.
Nhưng học thuyết của Nestoriô là gì? Nestoriô “phân huỷ” Chúa Giêsu như thế nào và khi làm như vậy trở thành kẻ mà Thánh Gioan định nghĩa là “Phản Kitô”? Để hiểu được học thuyết của Nestoriô, chúng ta phải lặp lại ngắn gọn chân lý Công giáo về Mầu nhiệm Nhập thể.
Giáo hội Công giáo dạy rằng Ngôi Lời vĩnh cửu – Con một Thiên Chúa – Ngôi thứ hai trong Thiên Chúa Ba Ngôi – đã nhận nhân tính và thực sự trở thành một con người. Thánh Gioan 1:14: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và cư ngụ giữa chúng ta.”
Chúa Giêsu Kitô của chúng ta là Ngôi lời trở thành người phàm. Người là Chúa thật và Người cũng là người thật. Ngài là một Chúa Kitô – Một Ngôi vị Thiên Chúa với hai bản tính.
Giáo Hoàng Thánh Lêô Cả, Công đồng Chalcedon, 451, ex cathedra: “… tất cả chúng ta đồng thanh dạy tuyên xưng về một và cùng một Người Con, Chúa chúng ta Giêsu Kitô: cùng một sự hoàn hảo trong thần tính và hoàn hảo trong nhân tính, cùng một Chúa thật và người thật, của một linh hồn lý trí và một thể xác… một và cùng một Đấng Kitô… một ngôi vị và độc lập tồn tại; Người không bị phân tách hoặc chia thành hai người, nhưng là Con một duy nhất, Thiên Chúa, Ngôi Lời, Chúa Giêsu Kitô…”[4]
Nhưng Nestoriô bác bỏ rằng Chúa chúng ta Giêsu Kitô là một người. Nestoriô dám phạm thánh phân huỷ Chúa Giêsu thành hai người. Nestoriô phạm thánh rằng Con Thiên Chúa không trở thành người trong Mầu nhiệm Nhập thể, mà là Con Thiên Chúa đã kết hợp mình theo một cách nhất định với một người tên là Giêsu.
CHÚNG TÔI NHẮC LẠI, NESTORIÔ ĐÃ KHÔNG NÓI RẰNG CON THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ THÀNH NGƯỜI TRONG MẦU NHIỆM NHẬP THỂ, MÀ CON THIÊN CHÚA ĐÃ KẾT HỢP MÌNH THEO MỘT CÁCH NHẤT ĐỊNH VỚI MỘT NGƯỜI TÊN LÀ GIÊSU. Nghe quen chứ?
Và bằng cách nói rằng Con Thiên Chúa không trở thành người, mà là kết hợp chính Ngài với một người tên là Giêsu trong mầu nhiệm nhập thể, Nestoriô đã phân huỷ hoặc chia Chúa chúng ta Giêsu Kitô thành hai người.
Và bằng cách phân huỷ hoặc chia Chúa chúng ta Giêsu Kitô thành hai người, giáo lý Phản Kitô của Nestoriô đã dẫn đến hệ quả logic là việc thờ phượng hai Đức Kitô, và kết quả là, sự thờ phượng CON NGƯỜI!
Trong đoạn trích trên, Công đồng tín lý Constantinopolis II dạy rằng sự phân huỷ Chúa Giêsu thành hai người theo quan điểm của Nestoriô về Mầu nhiệm Nhập thể, dẫn đến việc thờ phượng hai người con và kết quả là ĐƯA VÀO TRONG CẢ TRỜI ĐẤT SỰ THỜ PHƯỢNG CON NGƯỜI. Chúng tôi nhắc lại, QUAN ĐIỂM LẠC GIÁO CỦA NESTORIÔ VỀ MẦU NHIỆM NHẬP THỂ DẪN ĐẾN VIỆC THỜ PHƯỢNG HAI NGƯỜI CON, VÀ KẾT QUẢ LÀ SỰ THỜ PHƯỢNG CON NGƯỜI. Đây chính là giáo thuyết được Thánh Gioan mô tả là giáo thuyết của Tên phản Kitô. Nghe quen chứ?
Gioan Phaolô II, Redemptor Hominis, ngày 4 tháng 3, 1979: “TRÊN THỰC TẾ, TÊN GỌI CỦA SỰ THÁN PHỤC SÂU SẮC VỀ GIÁ TRỊ VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI LÀ PHÚC ÂM, CÓ NGHĨA LÀ: TIN MỪNG. NÓ CÒN ĐƯỢC GỌI LÀ KITÔ GIÁO.”[11]
Đúng thế, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã rao giảng lạc giáo của Nestoriô – giáo thuyết của Tên phản Kitô. Ông rao giảng về sự phân huỷ của Chúa Giêsu trong Mầu nhiệm Nhập thể, dẫn đến việc thờ phượng nhiều Đấng Kitô và thờ phượng con người!
Ở đây, trong thông điệp đầu tiên của ông, Redemptor Hominis, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã định nghĩa rõ ràng Phúc âm, Tin mừng và Kitô giáo là sự thán phục sâu sắc về con người. Tin mừng là Cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô! Bằng cách nói rằng sự thán phục sâu sắc với mỗi người là Phúc Âm, Tin mừng và Kitô giáo, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chỉ ra rằng mỗi một người là Chúa Giêsu Kitô mà Kitô hữu thờ phượng. Và sự thờ phượng mỗi người như Đấng Kitô xuất phát từ giáo huấn của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II rằng Con Thiên Chúa đã kết hợp chính Ngài với mỗi một người trong Mầu nhiệm Nhập thể!
Hơn nữa, trong khi sự giống nhau giữa Nestoriô và Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II là không thể phủ nhận, có một sự khác biệt quan trọng giữa hai người. Có một sự khác biệt quan trọng giữa Tên Phản Kitô sơ bộ, Nestoriô và Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, mà giáo thuyết đại diện cho việc thành toàn lời tiên tri của Đức Mẹ rằng Rôma sẽ trở thành Ngai của Tên Phản Kitô. Sự khác biệt là giáo thuyết của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II tồi tệ hơn sáu tỷ lần. Nestoriô phân huỷ Chúa Giêsu thành hai (dẫn đến việc thờ phượng hai Đấng Kitô), trong khi Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II phân huỷ Chúa Giêsu thành sáu tỷ, dẫn đến việc thờ phượng sáu tỷ Đấng Kitô.
Ở đây ta đọc được Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II minh họa việc ông phân huỷ Chúa Giêsu (giáo lý Phản Kitô của ông) và sự thờ phượng con người của ông với nguyên nhân và hệ quả chuẩn xác. Ông nói với chúng ta rằng bởi vì Con Thiên Chúa đã kết hợp với mỗi người trong Mầu nhiệm Nhập thể, nghĩa là bởi vì Con Thiên Chúa đã bị phân huỷ vào mỗi người trong Mầu nhiệm Nhập thể, thế nên tên gọi của Kitô giáo là sự thán phục sâu sắc với mỗi một người; bởi vì nhờ sự kiện ấy, mỗi người đều là Chúa Giêsu Kitô. Mỗi người thật sự là Con Thiên Chúa và thật sự là người phàm. Chúng tôi sẽ chứng minh trong bài viết này rằng giáo lý này của Tên phản Kitô, rằng mỗi người trở thành Con Thiên Chúa trong Mầu nhiệm Nhập thể và do đó là Chúa Giêsu Kitô, là điều mà Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã rao giảng với thế gian.
Mỗi người phải chiếm hữu Mầu nhiệm Nhập thể
Chỉ ngay trước khi định nghĩa Kitô giáo là sự thán phục sâu sắc đối với con người trong thông điệp đầu tiên của ông Redemptor Hominis, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết như sau:
Thu nhận một vật gì đó tức là chiếm hữu nó. Đồng hóa một điều gì đó là hấp thụ nó. Do đó, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đang nói ở đây rằng con người phải chiếm hữu Mầu nhiệm Nhập thể (nghĩa là ta phải chiếm hữu lẽ thật rằng Thiên Chúa đã trở thành người phàm) để tìm thấy chính mình. Điều này có nghĩa con người phải hiểu rằng anh ta là một Đức Thiên Chúa-con người để có thể tìm thấy chính mình.
Khi điều này xảy ra ở con người, theo Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, con người sẽ không chỉ có lòng sùng kính Thiên Chúa, “mà còn là sự thán phục sâu sắc về anh ta,” bởi vì anh ta sẽ biết rằng anh ta cũng là Đức Kitô, Con Thiên Chúa đã trở thành người phàm. Đây là lý do tại sao Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II định nghĩa Kitô giáo là sự thán phục sâu sắc đối với mỗi người trong đoạn tiếp theo của thông điệp này (đã được trích dẫn).
Hơn nữa, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã lặp lại thông điệp quan trọng của mình (về việc phải chiếm hữu Mầu nhiệm Nhập thể để tìm ra con người) nhiều lần trong các tác phẩm của ông (Catechesi Tradendae #61; Veritatis Splendor #8), vì, như chúng tôi đã chỉ ra, đó là nền tảng cho toàn bộ Tin mừng của tên Phản Kitô.
Vậy là, ít nhất ba lần trong các tác phẩm của mình, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã dạy rằng con người phải chiếm hữu Mầu nhiệm Nhập thể để tìm thấy chính mình. Và ngay sau lần đầu tiên ông đề cập đến điều này trong Redemptor Hominis, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II xác nhận ý nghĩa thực sự của ông bằng cách định nghĩa Kitô giáo là sự thán phục sâu sắc với mỗi người, xác nhận rằng sự thờ phượng mỗi một người trực tiếp đến từ Mầu nhiệm Nhập thể.
Phúc Âm là Tin Mừng của con người
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II định nghĩa Phúc Âm là sự thán phục sâu sắc đối với con người trong thông điệp đầu tiên của ông và nhiều lần khác. Nhưng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng định nghĩa Phúc Âm là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Ông định nghĩa Phúc Âm theo cả hai cách bởi vì thông điệp của ông là mỗi người đều là Chúa Giêsu Kitô.
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã rao giảng đến thế gian rằng con người và Chúa Giêsu là một và như nhau, và Tin Mừng là chân lý về Chúa Giêsu và cũng là chân lý về mỗi một người. Trích dẫn tiếp theo, thật thế, đặc biệt nghiêm trọng.
Trước tiên, hãy chú ý tham chiếu đến Redemptor Hominis 10 mà Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đề cập. Redemptor Hominis 10 là nơi Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II ban đầu định nghĩa Tin Mừng và Kitô giáo là sự thán phục sâu sắc đối với con người.
Thứ hai, ngay trước khi đưa ra tham chiếu ấy, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng thấy được chân lý của Đức Kitô là trải nghiệm với sự thán phục sâu sắc về giá trị và phẩm giá của mỗi con người. Nói cách khác, ĐỂ THẤY ĐƯỢC CHÂN LÝ CỦA ĐỨC KITÔ TA PHẢI TRẢI NGHIỆM MỖI MỘT NGƯỜI, theo Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, và đây là Tin Mừng của Phúc Âm. Điều này có nghĩa rằng mọi người đều là Chúa Giêsu Kitô.
Con người là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống
Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Kitô giáo được ghi lại trong chương 16 Tin Mừng Thánh Mátthêu.
Trong khoảnh khắc đầy cảm xúc này trong lịch sử của ơn cứu độ, Thánh Phêrô đã tuyên xưng chân lý nằm ở trung tâm của Tin Mừng. Ông tuyên bố một cách chính xác rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống.
Trong bài phát biểu đầu tiên của mình, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến những lời này được Thánh Phêrô nói về Chúa Giêsu Kitô của chúng ta.
Trong bài phát biểu đầu tiên của mình với tư cách là nguỵ giáo hoàng vào năm 1978, trong chính bài phát biểu sẽ vĩnh viễn đánh dấu sự khởi đầu sứ vụ mục vụ của ông, Chúa nhật, ngày 22 tháng 10, 1978, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố với thế gian rằng CON NGƯỜI là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống! Ông thậm chí còn nói rằng đây là một “chân lý mới” – một chân lý mới mà ông sắp sửa tiết lộ. “Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống,” những lời được Thánh Phêrô nói về Chúa chúng ta Giêsu Kitô là những lời mô tả sự thật về con người, theo Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Và không phải là tình cờ mà Gioan Phaolô II đã đưa ra tuyên bố này trong bài giảng đầu tiên của mình với tư cách là Nguỵ giáo hoàng. Sứ vụ của ông là để thuyết giảng con người thay thế Đức Kitô, vì thế ông đã đề ra giáo thuyết Phản Kitô của mình ngay từ đầu. Mọi người không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của bài phát biểu này.
Dấu ấn đặc thù của Tên phản Kitô, con người thay cho Đức Chúa Trời, là dấu ấn phân biệt của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II. Sứ vụ của ông là để thay thế Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô bằng tin mừng con người là Đấng Kitô; sứ vụ của ông để thay thế chân lý về Chúa Giêsu Kitô bằng chân lý về con người.
Sự thật về con người là anh ta là Chúa Giêsu Kitô
Trong các tác phẩm của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, ta tìm thấy vô số tham chiếu về con người. Nhưng trong các tác phẩm của ông, ta cũng tìm thấy vô số tham chiếu về “sự thật về con người” và “toàn bộ sự thật về con người.” Giờ đây chúng ta biết Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II muốn nói gì khi ông đề cập đến “sự thật về con người” này. Sự thật về con người chính là anh ta là Chúa Giêsu Kitô.
Ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II trực tiếp nói với chúng ta rằng Đấng Kitô là Sự thật về con người. Điều này có nghĩa chân lý về con người là anh ta là Chúa Giêsu Kitô.
Trong số thứ 5 của tạp chí của chúng tôi, chúng tôi đã trích dẫn nhiều văn bản khác nơi mà Gioan Phaolô II chỉ ra – đôi khi theo một cách rất khéo léo – rằng “sự thật về con người” là anh ta là Đấng Kitô. Chúng tôi hướng bạn đến những văn bản đó và video trên trang web chúng tôi (www.mostholyfamilymonastery.com), vì chúng ta phải tiếp tục.
Và Ngôi Lời trở nên người phàm trong mỗi người
Trong Gioan 1:14, ta đọc về Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa, “Và Ngôi lời đã trở nên người phàm, và cư ngụ giữa chúng ta.” Đây là những gì Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bình luận về những lời này.
Ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II trích dẫn những lời trong Gioan 1:14, và nói rằng Ngôi Lời trở thành người phàm có nghĩa là thu nhận tất cả người phàm, toàn bộ nhân loại. Điều này có nghĩa là Con Thiên Chúa đã trở thành tât cả người phàm, toàn bộ nhân loại. Và đây là lý do tại sao Nguỵgiáo hoàng Gioan Phaolô II nói như sau:
Tại đây, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II xác nhận giáo lý mà ông đề ra trong Thông điệp về Chúa Thánh Thần #50. Bởi vì Ngôi Lời đã trở thành người phàm trong toàn nhân loại, Chúa Kitô tự mặc khải trong xác thể của MỖI NGƯỜI. Mỗi người đều là Ngôi Lời trở thành người phàm, theo Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II. Hãy để ý cách ông thậm chí còn đặt từ “người phàm” vào dấu ngoặc kép, ám chỉ cụ thể rằng mỗi người đều là “Ngôi lời đã trở thành người phàm” trong Gioan 1:14.
Mầu nhiệm Nhập thể là chân lý về con người
Điều này có nghĩa con người là Ngôi Lời nhập thể.
Điều này có nghĩa mỗi người phát hiện ra rằng anh ta là Thiên Chúa trong một cơ thể con người.
Ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II trắng trợn nói rằng bằng cách nhìn vào Đức Thiên Chúa-con người, con người tìm được chính mình.
Mầu nhiệm Ngôi lời trở thành người phàm là mầu nhiệm về con người
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thốt ra tuyên bố này hàng trăm lần. Ông nói với chúng ta rằng chỉ có trong MẦU NHIỆM Ngôi lời trở thành người phàm – có nghĩa là, chỉ trong mầu nhiệm của Đức Thiên Chúa-con người – mầu nhiệm của mỗi người mới trở nên rõ ràng, bởi vì mỗi người là Đức Thiên Chúa-con người, theo giáo thuyết Phản Kitô mà ông rao giảng. Hãy lưu ý rằng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II không nói rằng chính trong giáo huấn của Ngôi lời trở thành người phàm mầu nhiệm của con người được làm rõ, mà là trong mầu nhiệm của Ngôi lời nhập thể – mầu nhiệm của chính Thiên Chúa – Chúa chúng ta Giêsu Kitô.
Đức Maria có phúc vì bà có niềm tin vào con người
Trong Luca 1:45 bà thánh Isavê nói với Đức Maria:
Trong Luca 1:45, ta đọc rằng bà thánh Isavê ngợi ca Đức Maria vì đức tin của bà nơi Thiên Chúa. Đây là những gì Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói về sự kiện này.
Luca 1:45 cho chúng ta biết rằng Đức Bà tin vào Thiên Chúa. Trong một bài giảng bình luận về Luca 1:45, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói với chúng ta rằng Đức Maria tin vào con người ngay từ khởi đầu. Ông nói rõ rằng Đức Chúa mà Mẹ Maria tin vào là mỗi người.
Mỗi người là Chúa Kitô Hài đồng được sinh vào Giáng sinh
Cũng như việc Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố rằng con người là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, trong bài giảng đầu tiên của mình, và cũng như ông đã tuyên bố rằng Kitô giáo, Tin mừng và Phúc âm là sự thán phục sâu sắc đối với mỗi người trong bức thông điệp đầu tiên, Tên Phản Kitô này tương tự cũng có một thông điệp cho thế giới trong diễn văn Giáng sinh đầu tiên của ông với tư cách là Nguỵ giáo hoàng.
Định nghĩa của Giáng sinh (Christmas) là như sau: “Christmas – Christ's Mass (Thánh lễ của Chúa Kitô), tên tiếng Anh phổ biến cho ngày lễ Chúa chúng ta ra đời…”[38] Giáng Sinh là ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu Kitô ra đời. Vậy tại sao Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong bài phát biểu Giáng sinh đầu tiên của ông, tuyên bố với mọi người rằng Giáng sinh là “ngày lễ của con người”? Đó chính xác là bởi vì ông ta hoàn toàn Phản Kitô, kẻ đến đây để rao giảng con người thế chỗ Chúa Kitô. Và tên Phản Kitô này tiếp tục rao giảng thông điệp của ông về Giáng Sinh trong nhiều năm sau nữa.
Không có chân lý nào liên quan đến con người được thốt ra vào đêm Giáng sinh. Chân lý duy nhất được thốt ra liên quan đến sự ra đời của Đấng Cứu Độ: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Luca 2:11). Nếu đêm Giáng Sinh cũng đề ra “toàn bộ chân lý về con người” như Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói, thì toàn bộ chân lý về con người là anh ta là Chúa Giêsu Kitô.
Tại đây, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II thừa nhận rằng kỷ niệm Giáng sinh trang trọng chỉ đơn giản là để làm chứng cho mỗi người.
Trong bài giảng khó tin này vào Giáng Sinh năm 1985, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố rằng sự ra đời của Đức Chúa là ý nghĩa về con người, táo tợn nói với chúng ta rằng con người là Đức Chúa được sinh ra vào Giáng Sinh.
Lễ Hiển linh là hiển hiện của con người
Lễ Hiển linh là hiển hiện của Thiên Chúa. Ngay cả Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng thừa nhận điều này.
Nhưng hãy xem cách Tên phản Kitô này cũng định nghĩa rằng mỗi em bé là một hiển linh của Thiên Chúa.
Điều này cho thấy, theo định nghĩa của chính ông – và phù hợp với tất cả những giáo thuyết khác ông rao giảng – rằng mọi em bé bước vào thế gian đều là Thiên Chúa.
Trong Khải Huyền 3:14, Chúa Giêsu Kitô gọi Người là “Đấng Amen,” Chứng nhân trung thành và chân thật. Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng mỗi con người là Đấng Amen.
Con người là con đường
Trong chương 14 Tin mừng Thánh Gioan, ta đọc:
Trong một trong những câu văn nổi bật nhất của toàn Kinh Thánh, Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta rằng Người (Chúa Giêsu) là con đường. Thế còn Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói gì với chúng ta?
Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta rất rõ rằng Người (Chúa Giêsu) là Con Đường. Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói với chúng ta rằng con người là Con Đường. Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã rao giảng rằng con người là Con Đường khi chỉ mỗi Chúa Giêsu là Con Đường, chính xác vì ông Phản Kitô, và ông đã rao giảng con người thay cho Đấng Kitô.
Và không nghi ngờ gì, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nhận thức đầy đủ rằng ông đã đặt con người vào vị trí của Đức Chúa khi rao giảng rằng con người là con đường. Ông hoàn toàn nhận thức được chân lý rằng chỉ có mỗi Chúa Giêsu Kitô là Con Đường. Vâng, kẻ thành thạo 14 ngôn ngữ, người được nhìn thấy nhiều nhất trên thế giới, người đã đi nhiều dặm đường hơn bất cứ ai trong lịch sử, và nói chuyện với nhiều người hơn bất cứai trong lịch sử, nhận thức đầy đủ rằng Chúa Giêsu Kitô mới là Con Đường.
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II biết rất rõ rằng chỉ mỗi Chúa Giêsu là Con Đường, nhưng ông cũng rao giảng nhiều lần rằng con người là Con Đường. Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II rao giảng cho chúng ta rằng không có mâu thuẫn nào giữa hai tuyên bố - rằng con người và Đức Kitô có thể hoán đổi vị trí cho nhau vì cả hai là như nhau.
Để phân tích bài giảng khó tin này, ta phải nhớ lại những lời của Thánh Gioan Tẩy giả trong Tin Mừng. Thánh Gioan Tẩy giả rao giảng trước khi Chúa Kitô quang lâm:
Nhưng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bảo chúng ta hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa và CON NGƯỜI đi. Ý nghĩa của ông ta là rõ ràng trắng trợn! Ý nghĩa của ông ta chính là con người là Thiên Chúa. Hơn nữa, hãy chú ý đến cụm từ cuối cùng trong trích dẫn khó tin này từ Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ông không bảo chúng ta sửa thẳng NHỮNG CON ĐƯỜNG của Đức Chúa và của con người, mà là con đường của Giáo Hội. Thay vào đó, ông nói, “sửa thẳng CON ĐƯỜNG của Đức Chúa và của con người, mà là con đường của Giáo Hội.” Con đường của Thiên Chúa và con đường của con người là một, theo Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II.
[Ghi chú: Bản gốc tiếng Ý, “Noi chiediamo la sua intercessione, affinché ci sia dato di spianare a nostra volta la via del Signore e la via dell’uomo, che è la via della Chiesa.” Từ ‘la via,’ như trong tiếng Anh ‘the way’ là một con đường được xác định. Nhiều con đường được xác định trong tiếng Ý là ‘la vie’]
Hãy lưu ý, một lần nữa, thông điệp rõ ràng về sự thay thế con người cho Chúa Kitô trong hai trích dẫn cuối cùng này từ cùng một văn kiện.
Con người là sự thật
Trong Gioan 14:6, Chúa Giêsu Kitô không chỉ nói Người là con đường, mà còn là sự thật.
Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta rằng Ngài là Sự Thật. Thế còn Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói gì với chúng ta?
Ở đây, tên Phản Kitô này nói với chúng ta rằng câu hỏi của Philatô “Sự thật là gì” phản ánh sự rối bời của một người không còn biết MÌNH LÀ AI! Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ở đây để cố gắng đặt Tin mừng từ Hoả ngục của mình ngay trước mặt chúng ta. Ông ta cố gắng đặt nó ngay trước mặt chúng ta rằng con người là sự thật - rằng mỗi người thực sự là Đấng Kitô mà Philatô không thể nhận ra - và chính Philatô (khi ông ta không nhận thức được sự thật đang ở ngay trước mặt mình, sự thật đó là Chúa Giêsu Kitô) đã không nhận thức được con người là ai!
Bên cạnh “Sự thật,” một trong những tước hiệu chính của Chúa Giêsu Kitô là “Ngôi lời.”
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhìn nhận sự thật này trong Thông điệp về Chúa Thánh Thần # 36.
Nhưng hãy xem cách Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II áp dụng tước hiệu này của Chúa chúng ta cho con người trong đoạn tiếp theo của thông điệp này.
Trong Thông điệp về Chúa Thánh Thần #36, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời, Thiên Chúa Con. Tại đây, đoạn #37 của cùng một thông điệp, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói với chúng ta rằng “phản Ngôi Lời” và “phản sự thật” là việc làm sai lệch sự thật về con người – việc làm sai lệch về con người là ai. Điều này rõ ràng có nghĩa con người là Ngôi Lời, Sự thật, Đức Chúa Con.
Con người là sự sống
Trong Gioan 14:6, Chúa Giêsu Kitô không chỉ xác định Người là Con đường và Sự thật, mà còn là Sự sống.
Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta rằng Ngài là Sự Sống. Thánh Gioan xác nhận sự thật này bằng cách mô tả Chúa Giêsu Kitô là “lời sự sống” và “sựsống đời đời” trong bức thư đầu tiên của ông.
Trong đoạn Kinh Thánh sâu sắc này, Thánh Gioan xác định rằng Chúa Giêsu Kitô là Sự Sống Đời Đời, như chính Thiên Chúa nói với chúng ta. Nhưng Tên phản Kitô nói gì? Hơn nữa, Tên phản Kitô nói gì về đoạn Kinh Thánh mà chúng ta vừa trích dẫn (chương đầu tiên của bức thư đầu tiên của Thánh Gioan)?
Ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đang trích dẫn từng từ một trong đoạn mở đầu bức thư đầu tiên của Thánh Gioan, trong đó mô tả ngài đã nghe và nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô: Lời sự sống. Hắn nói với chúng ta rằng trích đoạn này về Chúa Giêsu Kitô thực sự là những gì mặc khải cho chúng ta biết về SỰ SỐNG CON NGƯỜI! Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II không thể rao giảng rằng con người là Chúa Giêsu Kitô rõ ràng hơn được!
Và Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II biết chính xác những gì ông đã nói khi ông gán câu này về Chúa chúng ta cho con người, bởi vì chỉ 50 đoạn sau trong cùng một thông điệp, Evangelium Vitae, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II một lần nữa trích dẫn cùng một câu Kinh Thánh - nhưng lần này với ý nghĩa chính xác!
Vậy là, trong một thông điệp, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã trích dẫn những lời mở đầu của bức thư đầu tiên của Thánh Gioan hai thời điểm khác nhau; và một lần ông nói rằng nó cho chúng ta biết về sự sống con người và một lần ông khác nói rằng nó cho chúng ta biết về Chúa Giêsu Kitô. Nhưng, như chúng tôi đã chỉ ra, trong việc rao giảng giáo thuyết Phản Kitô, điều này không hề mâu thuẫn. Trong giáo thuyết của ông, nói về“Sự sống đời đời” là nói về con người, và nói về con người là nói về “Sự sống đời đời.”
Mỗi người là Thánh Thể
Chứa trong Thánh thể là Mình, Máu, Linh Hồn và Thần Tính của Chúa chúng ta Giêsu Kitô. Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng những gì được chứa trong Thánh Thể là sự sống thâm sâu của mỗi người. Điều này rõ ràng có nghĩa là mỗi người đều có Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính của Đức Kitô bởi vì mỗi người là Đức Kitô.
Mỗi người là Đấng Kitô chịu khổ hình
Con người không khám phá ra nỗi đau khổ của chính mình trong nỗi đau khổ của Chúa Kitô bởi vì con người không phải là Chúa Kitô. Nhưng đây là những gì Tên phản Kitô Gioan Phaolô II rao giảng.
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Đấu trường La Mã, ngày 10 tháng 4, 1998: “Khi ta suy ngẫm về Đấng Kitô đã chết trên cây Thánh giá, suy nghĩ của chúng ta chuyển sang vô số bất công và đau khổ kéo dài cuộc thương khó của ngài ở mọi nơi trên thế giới. Tôi nghĩ về những nơi mà con người bị xúc phạm…”[72]
Khi chúng ta suy ngẫm về Đấng Kitô đã chết trên Thánh giả, ta không nghĩ về những nơi mà con người bị xúc phạm, bởi vì con người không phải là Đấng Kitô chịu khổ hình.
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng Chúa Kitô sẽ không bao giờ chết nữa (Rm 6:9). Sau đó, hắn nói với chúng ta rằng cái chết tiếp tục là một phần của sự tồn tại của con người. Sau đó, hắn nói với chúng ta rằng Chúa Kitô tiếp tục chết, trong Kitô hữu và người Hồi giáo, trong các tín hữu và những người không tin. Mạch suy nghĩ của hắn ta không khó để dõi theo: mặc dù Đức Kitô sẽ không bao giờ chết nữa, con người vẫn chết – do đó Đức Kitô chết vì con người là Đức Kitô. Ông thậm chí còn nhấn mạnh rằng Đức Kitô tiếp tục chết trong người Hồi giáo và những người không tin, điều này càng chứng thực rằng ông rao giảng con người là Đức Kitô.
Thuật ngữ Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là rất cụ thể. Nó chỉ được áp dụng cho một Người. Chúa chúng ta Giêsu Kitô là Đấng Emmanuel (Isaia 7:14; Mt. 1:23). Và Chúa chúng ta Giêsu Kitô đã bị đóng đinh một lần vì tội lỗi của chúng ta. Bằng cách mô tả mỗi người là Emmanuel, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chỉ ra cụ thể rằng mỗi người là Đấng Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Khá hiển nhiên là Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã rao giảng rằng mọi người đều là Đức Kitô bị đóng đinh trên cây thánh giá, Đấng Cứu độ Trần gian. Nhưng có một chỗ trong thông điệp của ông Evangelium Vitae đặc biệt thú vị về chủ đề này, vì nó thể hiện bịp bợm và tinh xảo mà Tên phản Kitô sử dụng trong việc rao giảng giáo thuyết ma ác của mình.
Tại đây, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng vinh quang của Thánh Giá được tỏ hiện là ý nghĩa của TỪNG SỰ SỐNG CON NGƯỜI.Hãy ghi nhớ điều này khi chúng tôi đọc trích dẫn tiếp theo trong Evangelium Vitae.
Ở đây, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói với chúng ta rằng bởi vinh quang Thánh giá, Con Thiên Chúa mặc khải căn tính của Người. Nhưng ông vừa nói với chúng ta, chỉ một đoạn trước đó, rằng vinh quang Thánh giá là ý nghĩa của TỪNG SỰ SỐNG CON NGƯỜI. Điều này có nghĩa, bằng phương trình logic, rằng Con Thiên Chúa = ý nghĩa của từng sự sống con người. Để minh họa điều này, ta sẽ xem xét lại lời nói của ông.
Con người thực sự là Thiên Chúa
Trích dẫn này chứng minh rằng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã rao giảng việc thờ phượng con người như Thiên Chúa, bằng cách kêu gọi biến đổi đền thờ Thiên Chúa thành một đền thờ của cả Thiên Chúa và CON NGƯỜI.
Hãy nhớ rằng, giống như Nestoriô đã rao giảng rằng Chúa Giêsu Kitô là hai người: Con Thiên Chúa và một người tên là Giêsu, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng rao giảng rằng mỗi người là hai người: Con Thiên Chúa và một người phàm (tức lạc thuyết Nestoriô áp dụng cho mỗi người). Đây là lý do tại sao ông ta có thể nói trong một câu về con người là một tạo vật của Thiên Cháu đồng thời ông ta có thể chỉ ra rằng con người chính là Thiên Chúa, đấng không thể và không được phép bị xúc phạm.
Con người là đấng thuộc bên trên
Trong Gioan 8:23, ta đọc những lời sau đây,
Trong câu kinh thánh sâu sắc này của Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu Kitô tự mô tả mình là đấng thuộc bên trên. Ông mô tả con người là thuộc bên dưới. Hãy ghi nhớ điều này khi chúng ta đọc những lời sau đây từ Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Ở đây, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II như nói với chúng ta với sự táo tợn khó tin rằng mỗi người là đấng thuộc bên trên và người thuộc bên dưới! Nhưng trong đoạn mà Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đang bình luận (cuộc đối thoại của Chúa Kitô với người Pharisêu trong Gioan 8:23), Chúa Giêsu xác định chính Người là đấng “thuộc bên trên” và con người là kẻ “thuộc bên dưới.” Không thể phủ nhận rằng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng mỗi người – mỗi người chúng ta – cũng là Đấng Kitô, đấng thuộc bên trên trong Gioan 8:23!
Căn tính thực sự của con người là anh ta là Thiên Chúa
Điều này có nghĩa là ý nghĩa sâu xa về con người là anh ta là Thiên Chúa.
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói với chúng ta rằng ân sủng là Thiên Chúa và ân sủng ấy cũng là con người.
Ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng cuộc đối thoại của con người với chính mình là cuộc đối thoại của con người với Thiên Chúa.
Tại đây, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói với chúng ta một cách ranh mãnh rằng “con người là gì” trở nên minh bạch ngay khi Thiên Chúa tự mặc khải chính mình, có nghĩa con người là Thiên Chúa được mặc khải.
Ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng mọi mối đe dọa đối với phẩm giá con người không thể không ảnh hưởng đến đức tin vào mầu nhiệm Nhập thể. Tại sao lại như vậy? Chà, nếu mọi người đều trở thành Thiên Chúa trong Nhập thể, như Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II rao giảng, thì mọi mối đe dọa đối với con người đều ảnh hưởng đến đức tin vào mầu nhiệm Nhập thể.
Ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II chỉ ra rằng trong con người, ta có thể tìm thấy toàn bộ tạo hoá.
Con người là Đấng Mêsia
Tại đây, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng Thánh Phêrô và toàn nhân loại tranh đua và tiếp tục tranh đua trong một “cuộc thi Mêsia” với Chúa Giêsu Kitô. Từ Mêsia có nghĩa là “đấng cứu độ.” Do đó, một “cuộc thi Mêsia” là một cuộc thi giữa những đấng cứu độ! Điều mà bài giảng này của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II muốn nói là tồn tại một cuộc cạnh tranh giữa mỗi người và Chúa Giêsu Kitô về việc ai là Đấng Cứu độ! Và chỉ trong cuộc thi Mêsia này, ý nghĩa của sự sống con người mới có thể được hiểu thấu, theo Nguỵ giáo hoàng Phản Kitô Gioan Phaolô II, bởi vì mọi người đều là Đấng Mêsia.
Nguỵ giáo hoàng Phản Kitô Gioan Phaolô II nói với chúng ta rằng trong Đức Mẹ Chúa Trời là lịch sử của mỗi con người. Nhưng trong Đức Maria chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Bằng cách nói rằng con người ở khắp mọi nơi trên Trái đất nằm trong lòng Đức Mẹ Thiên Chúa, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II ám chỉ rằng mọi người trên mặt đất là Chúa Giêsu Kitô.
Sứ vụ Truyền giáo Mới
Tên phản Kitô muốn loan truyền thế gian đến với con người, làm cho mọi thứ trở nên con người hơn, bởi vì toàn nhân loại là Đấng Kitô, theo tin mừng của hắn ta.
Và trong việc cố gắng hoán cải thế giới đến với con người như Đấng Kitô, tên Phản Kitô này thường trực tiếp đánh đồng việc trở nên nhân tính hơn với việc trở nên thần tính hơn; có nghĩa là, ông ta trực tiếp đánh đồng việc trở nên giống con người hơn với việc trở nên giống Thiên Chúa hơn.
Ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng trở nên giống như con người hơn là (do đó) trở nên giống Thiên Chúa hơn, chỉ ra rằng con người là Thiên Chúa.
Ở đây một lần nữa, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rõ rằng trở nên thần tính hơn là do đó trở nên nhân tính hơn, đánh đồng Thiên Chúa với con người.
Ở đây một lần nữa Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đánh đồng việc trở nên thần tính với việc trở nên nhân tính hơn, và ông lại dựa vào Mầu nhiệm Nhập thể.
Con người phải khám phá ra rằng anh ta là Thiên Chúa
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II trích dẫn điều răn đầu tiên về việc thờ phượng Thiên Chúa và nói rằng nếu không thờ phượng Thiên Chúa, ta sẽ không khám phá ra chính mình!
Đây là một Diễn văn Truyền tin khó mà tin được, ngay cả với một người hoàn toàn bị chiếm hữu bởi thần khí Phản Kitô. Trong đó, Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II hỏi: “Việc hòa giải với Thiên Chúa có ý nghĩa gì,” và “việc hoán cải và niềm tin vào Tin Mừng có giá trị gì?” Ông ta trả lời những câu hỏi của chính mình bằng cách nói rằng trên hết là con người phải tìm thấy chính mình và tin vào chính mình! Do đó, việc hoán cải, niềm tin vào Tin Mừng, và việc hòa giải với Thiên Chúa bằng với việc con người tìm thấy chính mình và tin vào chính mình. Con người là Thiên Chúa, theo giáo thuyết của Tên phản Kitô.
Chà, ở đây Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng bằng cách tỏ lộ chính Người trên Đỉnh Sinai, Thiên Chúa đã mặc khải con người với chính con người!
Mân Côi của con người
Điều này có nghĩa Đức Kitô là chân lý về con người.
Sự phong phú khôn lường của Chúa Kitô là tài sản của mỗi người
Trong Êphêsô 3:8, Thánh Phaolô nói rằng ông đã được ban cho ân sủng để thuyết giảng sự phong phú khôn lường của Chúa Kitô cho dân ngoại. Thánh Phaolô đang đề cập đến các thuộc tính của Chúa chúng ta Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Các thuộc tính của Đức Kitô với vai trò Con Thiên Chúa là khôn lường và khôn dò. Nhưng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II nói với chúng ta rằng sự phong phú khôn lường này của Chúa Kitô thực sựlà tài sản của mỗi người.
Mỗi người là Chúa Kitô phục sinh
Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II khó có thể nói thẳng thừng hơn. Ông nói rằng suy ngẫm chân lý về con người không thể không hướng đến sự phục sinh của Chúa Kitô. Do đó, chân lý về con người là con người là Đấng Kitô.
Điều này một lần nữa chứng minh quan điểm mà chúng tôi đã đưa ra trong suốt phần này về giáo thuyết của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II. Nó chứng minh rằng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II hoàn toàn bị chiếm hữu bởi thần khí Phản Kitô, rằng ông đã rao giảng chính xác giáo thuyết của Tên Phản Kitô, và một trong những mục tiêu chính của ông là thay thế chân lý về Chúa Kitô (chân lý quan trọng nhất trong vũ trụ) bằng chân lý vềcon người.
Không cần bình luận!
Xác định Tên Phản Kitô
Đọc định nghĩa bất khả ngộ của Thiên Chúa về Tên phản Kitô trong Thánh Kinh:
Lưu ý rằng Phản Kitô là một thần khí đã có trên thế gian trong thời đại Thánh Gioan. Điều đó có nghĩa là tên Phản Kitô đã xuất hiện kể từ thời Chúa Kitô. Tên phản Kitô là một thần khí chiếm hữu những người khác nhau kể từ thời kỳ của Chúa Kitô và cho đến khi Người tái lâm; nhưng sẽ có một sự biểu hiện và nhân tính hoá chính thần khí này vào lúc tận cùng thế giới - vào thời điểm hoặc chỉ ngay trước lúc Người tái lâm – mà sẽ là một dấu hiệu chính của hồi cánh chung. Và lời Chúa nói gì về thần khí này và sự nhân tính hóa này của Tên Phản Kitô? Đó là một thần khí phân huỷ Chúa Giêsu, và chối rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô.
Đây là một đồng xu kỷ niệm với hình ảnh của Gioan Phaolô II được Vatican phát hành. Chú ý 3 ngôi sao với sáu góc mỗi sao, tạo thành: 6, 6, 6.
Chúng tôi đã chứng minh rằng giáo thuyết đặc thù của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II chính là điều này; giáo thuyết đặc thù của ông rằng Con Thiên Chúa đã bị phân tán vào mỗi người trong Mầu nhiệm Nhập thể, làm cho mọi người trở thành Chúa Kitô, do đó phân huỷ Chúa Giêsu và phủ nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô. Ít nhất, ta có thể nói rằng Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II hoàn toàn bị chiếm hữu bởi thần khí Phản Kitô và ông đã rao giảng chính xác giáo thuyết Phản Kitô. Gioan Phaolô II đã minh họa và nhân tính hóa thần khí này; nó đến từ ông ta với độ chính xác ma ác đáng kinh ngạc.
Điều cũng thú vị là sách giáo lý của Gioan Phaolô II định nghĩa Tên phản Kitô như thế nào.
Sách giáo lý của Nguỵ giáo hoàng gioan Phaolô II khó mà mô tả giáo thuyết của ông chính xác hơn! Nó xác định chính xác rằng sự bịp bợm của Tên Phản Kitô là một thuyết Mêsia giả hiệu trong đó CON NGƯỜI thay thế Con Thiên Chúa đã đến trong xác phàm! Tôn giáo Phản Kitô này không chỉ được Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II rao giảng như là dấu ấn đặc thù của ông, mà nó thực sự được thực hiện trong phụng vụ của giáo hội Vaticanô II của ông.
Bằng cách cố gắng khiến Chúa Kitô phải chết trong Thánh lễ và bằng cách thay thế nó bởi một nghi lễ giả mạo phi Công giáo, Phaolô VI chắc chắn đại diện cho sự thành toàn của Tên phản Kitô tại Vatican, như lời tiên tri của Đức Mẹ La Salette.
Phaolô VI và Biển Đức XVI cũng đại diện cho Tên Phản Kitô tại Vatican
Thánh lễ Mới của giáo hội giả mạo Vaticanô II đặt con người vào vị trí Thiên Chúa – giáo thuyết của Tên Phản Kitô – bằng cách đặt linh mục đối mặt với con người thay vì Thiên Chúa trong thời gian phụng vụ, và bằng cách đưa toàn bộ thờ phượng hướng về con người thay vì hướng về Thiên Chúa.
Thánh lễ Mới, phụng vụ của Giáo hội Công giáo giả của Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II, cố gắng đưa quần chúng vào tội thờ hình tượng và thờphượng con người, giống như Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II đã rao giảng nó đến với quần chúng trong các thông điệp và bài phát biểu của mình.
Mặc dù Biển Đức XVI vẫn chưa dạy sự phân huỷ Chúa Giêsu ở mức độ tương tự như Gioan Phaolô II, nhưng điều khá thú vị là ông ta thành toàn định nghĩa khác của Thánh Kinh cho Tên phản Kitô – sự chối bỏ Chúa Giêsu là Đấng Kitô! Biển Đức XVI đại diện cho Tên Phản Kitô tại Vatican bằng cách đưa sự chối bỏ Chúa Giêsu Kitô ngang hàng với sự chấp nhận Người, như chúng tôi đã chứng minh.
Gioan Phaolô II rao giảng về sự phân huỷ Chúa Giêsu (một định nghĩa từ Kinh Thánh cho Tên Phản Kitô), trong khi Biển Đức XVI rao giảng rằng Người có thể không phải là Đấng Kitô (định nghĩa thứ hai cho Tên phản Kitô)! Như vậy, lời tiên tri của Đức Mẹ đã được ứng nghiệm. Giáo phái Vaticanô II là Giáo hội đối lập của tên Phản Kitô; nó được thành lập bởi một loạt những tên Phản Kitô đang rao giảng một Tin Mừng mới tôn trọng các tôn giáo giả dối, thuyết thờ ơ tôn giáo, chấp nhận các tà thần của phương Đông, chấp nhận những lạc giáo của Tin lành và Chính thống giáo Đông phương – dẫn đến một phế địa thiêng liêng và vô số hoa quả xấu.
Người Công giáo nên được tiếp sức bởi những cảnh báo tiên tri mà Trời đã cho chúng ta, thời đại của chúng ta đã được dự đoán trước. Chúng ta nên thêm tin tưởng khi biết rằng Thiên Chúa vẫn còn ở với Hội Thánh người, như Người sẽ ở cùng cho đến tận cùng thế gian (Mt. 28), và Người sẽ không bao giờ cho phép nó bị hủy diệt hoàn toàn hoặc rơi vào bất kỳ sai lầm nào. Sẽ luôn có một tàn dư của những người Công giáo nắm giữ toàn bộ đức tin và không thỏa hiệp với lạc giáo, mặc dù Thiên Chúa cho phép Satan, như một hình phạt cho tội lỗi con người trong những ngày cuối này, quyền lực xâm lược và tiếp quản vô số trường học, chủng viện, cao đẳng, đại học, nhà nguyện và các công trình từng thuộc về Giáo Hội Công Giáo thực sự.
Thiên Chúa đã cho phép Satan chiếm lấy các cấu trúc này cho chính hắn, và cấy vào chúng một tôn giáo bội đạo phi Công giáo, tuy không phải là Công giáo, nhưng vẫn giữ cái tên. Chúng ta phải phản đối và không thông phần một chút nào với Giáo Hội Công Giáo giả mạo này, được tạo ra bởi Satan. Chúng ta không được thông phần một chút nào với Thánh lễ giả, những Bí tích giả, các nguỵ giáo hoàng và “giám mục” của nó. Chúng ta phải thông tin cho bản thân và những người khác về các lập trường chính xác cần phải giữ về những chủ đề này, đã được đặt ra trong cuốn sách này dựa trên giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Chúng ta phải cố gắng đưa mọi người đến Giáo Hội Công Giáo chân chính được thành lập bởi Chúa Giêsu Kitô, không bao giờ có thể bị phá hủy, đã bị giảm xuống chỉ còn một tàn dư trong thời kỳ này của cuộc Đại Bội Giáo, và tất cả phải gia nhập để được cứu độ.
Bên cạnh việc bác bỏ hoàn toàn những lạc giáo, Công đồng phi pháp và các nguỵ giáo hoàng của phái Vaticanô II, người Công giáo còn có thể làm gì với tình huống này?
[1] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 3 (1903-1939), tr. 6.
[2] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 252.
[3] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 471.
[4] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 86.
[5] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 254.
[6] L' Osservatore Romano (Tuần báo Vatican), 21/7/1986, tr. 6.
[7] L’Osservatore Romano, 11/5/1987, tr. 15.
[8] L’Osservatore Romano, 23/2/1994, tr. 5.
[9] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 468.
[10] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 110.
[11] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 252.
[12] L’Osservatore Romano, 30/1/1984, tr. 3.
[13] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 251-252.
[14] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 252.
[15] L’Osservatore Romano, 11/4/1983, tr. 11.
[16] L’Osservatore Romano, 16/6/1980, tr. 9.
[17] The Encyclicals of John Paul II, Huntington, IN: Our Sunday Visitor Publishing Division, 1996, tr. 504-505.
[18] L’Osservatore Romano, 18/6/1997, tr. 4.
[19] Christifideles Laici, Post-Synodal Apostolic Exhortation of John Paul II, 30/12/1988, Pauline Books & Media, tr. 22.
[20] L’Osservatore Romano, 30/5/1988, tr. 7.
[21] L’Osservatore Romano, 10/1/2001, tr. 3.
[22] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 252.
[23] L’Osservatore Romano, 2/11/1978, tr. 1.
[24] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 6.
[25] L’Osservatore Romano, 8/1/1992, tr. 9.
[26] L’Osservatore Romano, 27/2/1984, tr. 1.
[27] The Encyclicals of John Paul II, tr. 316.
[28] The Encyclicals of John Paul II, tr. 893.
[29] L’Osservatore Romano, 3/2/1999, tr. 8.
[30] L’Osservatore Romano, 12/1/1981, tr. 2.
[31] L’Osservatore Romano, 12/1/2000, tr. 7.
[32] L’Osservatore Romano, 27/1/1999, tr. 8.
[33] The Encyclicals of John Paul II, tr. 675.
[34] Fides et Ratio, Encyclical Letter of John Paul II, Sept. 14, 1998, Pauline Books & Media, tr. 21.
[35] L’Osservatore Romano, 11/11/1991, tr. 2.
[36] L’Osservatore Romano, 16/6/1980, tr. 3.
[37] L’Osservatore Romano, 1/1/1979, tr. 1.
[38] A Catholic Dictionary, biên tập bởi Donald Attwater, Rockford, IL: Tan Books, 1997, tr. 95.
[39] L’Osservatore Romano, 7/1/ 1980, tr. 1.
[40] L’Osservatore Romano, 5/1/1994, tr. 3.
[41] L’Osservatore Romano, 1/1/1979, tr. 1.
[42] The Encyclicals of John Paul II, tr. 792.
[43] L’Osservatore Romano, 1/1/1979, tr. 1.
[44] L’Osservatore Romano, 6/1/1986, tr. 2.
[45] L’Osservatore Romano, 3-10/1/1983, tr. 2.
[46] L’Osservatore Romano, 14/1/1998, tr. 1.
[47] Familiaris Consortio, Apostolic Exhortation of John Paul II, 22/11/1981, Pauline Books & Media, tr. 48.
[48] L’Osservatore Romano, 21/3/2001, tr. 6.
[49] The Encyclicals of John Paul II, tr. 167.
[50] L’Osservatore Romano, 30/6/1999, tr. 7.
[51] L’Osservatore Romano, 22/4/1998, tr. 3.
[52] L’Osservatore Romano, 3/7/2002, tr. 10.
[53] L’Osservatore Romano, 23/2/1994, tr. 5.
[54] Catechesi Tradendae, Apostolic Exhortation of John Paul II, Oct. 16, 1979, Boston, MA: Pauline Books & Media, tr. 6.
[55] Catechesi Tradendae, tr. 19-20.
[56] Christifideles Laici, Post-Synodal Apostolic Exhortation of John Paul II, 30/12/1988, Pauline Books & Media, tr. 85.
[57] L’Osservatore Romano, 11/4/2001, tr. 2.
[58] L’Osservatore Romano, 22/1/1990, tr. 6.
[59] L’Osservatore Romano, 23/2/1994, tr. 16.
[60] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 254.
[61] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 270.
[62] The Encyclicals of John Paul II, tr. 743.
[63] The Encyclicals of John Paul II, tr. 299.
[64] The Encyclicals of John Paul II, tr. 300.
[65] The Encyclicals of John Paul II, tr. 819-820.
[66] The Encyclicals of John Paul II, tr. 869.
[67] L’Osservatore Romano, 6/6/1983, tr. 2.
[68] The Papal Encyclicals, Quyển 5 (1958-1981), tr. 265.
[69] L’Osservatore Romano, 5/7/1982, tr. 12.
[70] L’Osservatore Romano, 5-12/4/1982, tr. 7.
[71] Salvifici Doloris, Apostolic Letter of John Paul II, 11/2/1984, Pauline Books & Media, tr. 32.
[72] L’Osservatore Romano, 15/4/1998, tr. 4.
[73] L’Osservatore Romano, 19/1/1994, tr. 19.
[74] L’Osservatore Romano, 6/10/1999, tr. 5.
[75] The Encyclicals of John Paul II, tr. 838.
[76] The Encyclicals of John Paul II, tr. 838.
[77] Ecclesia in America, Post-Synodal Apostolic Exhortation of John Paul II, 22/1/1999, Pauline Books & Media, tr. 49.
[78] L’Osservatore Romano, 2/9/1985, tr. 3.
[79] L’Osservatore Romano, 1/9/1980, tr. 4.
[80] L’Osservatore Romano, 17/4/1979, tr. 11.
[81] L’Osservatore Romano, 13/9/2000, tr. 2.
[82] L’Osservatore Romano, 6/1/1986, tr. 6.
[83] L’Osservatore Romano, 4/8/1986, tr. 10.
[84] L’Osservatore Romano, 17/3/1986, tr. 2.
[85] L’Osservatore Romano, 28/4/1980, tr. 2.
[86] L’Osservatore Romano, 10/5/1982, tr. 6.
[87] The Encyclicals of John Paul II, tr. 825.
[88] L’Osservatore Romano, 11/11/1998, tr. 4.
[89] L’Osservatore Romano, 6/1/1986, tr. 1.
[90] The Encyclicals of John Paul II, tr. 722.
[91] The Encyclicals of John Paul II, tr. 681.
[92] The Encyclicals of John Paul II, tr. 312.
[93] L’Osservatore Romano, 20/9/1982, tr. 7.
[94] L’Osservatore Romano, 30/9/1998, tr. 7.
[95] The Encyclicals of John Paul II, tr. 793.
[96] L’Osservatore Romano, 2/4/1991, tr. 1.
[97] L’Osservatore Romano, 30/1/2002, tr. 6/7.
[98] L’Osservatore Romano, 29/8/1988, tr. 10.
[99] L’Osservatore Romano, 11/10/1982, tr. 3.
[100] L’Osservatore Romano, 4/1/1988, tr. 1.
[101] L’Osservatore Romano, 5/7/1982, tr. 4.
[102] L’Osservatore Romano, 4/8/1980, tr. 8.
[103] L’Osservatore Romano, 5/6/1996, tr. 9.
[104] L’Osservatore Romano, Special Insert – Incarnationis mysterium, 2/12/1998.
[105] L’Osservatore Romano, 15/12/1999, tr. 9.
[106] L’Osservatore Romano, 21/3/1988, tr. 5.
[107] L’Osservatore Romano, 15/3/1982, tr. 2.
[108] Ecclesia in America, tr. 48.
[109] L’Osservatore Romano, 1/3/2000, tr. 2.
[110] L’ Osservatore Romano, 23/10/2002, tr. 5.
[111] L’ Osservatore Romano, 23/10/2002, tr. 5.
[112] The Papal Encyclicals, Quyển 5, tr. 253.
[113] L’Osservatore Romano, 22/12/1999, tr. 3.
[114] L’Osservatore Romano, 1/5/2002, tr. 1.
[115] L’Osservatore Romano, 19/9/2001, tr. 10.
[116] The Catechism of the Catholic Church, bởi John Paul II, no. 675.
[117] Benedict XVI, God and the World, San Francisco, CA: Ignatius Press, 2000, tr. 209.
Bài Viết Liên Quan