^
^
Lạc giáo của Phanxicô | Lạc giáo trong Vaticanô II | Lạc giáo của Biển Đức XVI | Lạc giáo của Gioan Phaolô II | Từ điển thuật ngữ nguyên tắc | Sự thật về Sơ Lucia giả mạo | Kế hoạch hoá gia đình tự nhiên (NFP) là tội lỗi | Lòng thương xót Chúa của sơ Faustina là giả | Cửa hàng online và thông tin liên lạc |
Các bước trở lại đạo | Nơi lãnh nhận các bí tích | Kinh Mân Côi | Không có Ơn cứu độ bên ngoài Giáo hội | Thuyết Trống toà là gì | Thánh lễ Mới không thành sự | Nghi thức truyền chức linh mục mới | E-Exchanges |
Unitatis Redintegratio – Sắc lệnh về Hiệp Nhất
Ngay từ mở đầu Sắc lệnh về Hiệp nhất, Vaticanô II dạy rằng hầu hết mọi người đều mong ước một Giáo Hội thực sự phổ quát, có sứ mệnh là chuyển đổi thế giới về Tin Mừng. Giáo Hội thực sự phổ quát mà sứ mệnh là hoán cải thế giới về với Phúc Âm là Giáo Hội nào? Đó là Giáo Hội Công Giáo, tất nhiên, mà chỉ mỗi nó là Hội Thánh chân thật của Chúa Giêsu. Thế thì Vaticanô II đang nói về điều gì? Tại sao Vaticanô II dạy rằng hầu như tất cả mọi người mong ước một Giáo Hội thực sự phổ quát của Chúa Kitô trong khi chúng ta đã có? Câu trả lời là Vaticanô II dạy mọi người phải mong ước một Giáo Hội Công Giáo thực sự vì nó chưa tồn tại! Với những ai nghi ngờ rằng Vaticanô II đã ở đây phủ nhận sự tồn tại của Giáo Hội Công Giáo, chúng tôi sẽ trích dẫn giải thích của chính Gioan Phaolô II về đoạn văn trên.
Ở đây ta thấy rằng Gioan Phaolô II tự xác nhận rằng mong ước về một Giáo Hội hữu hình của Chúa Kitô là một mong ước từ cả hai phía - Công Giáo và không Công Giáo, nghĩa là trong Sắc lệnh về Hiệp nhất (mà Gioan Phaolô II trích dẫn), Vaticanô II đã thực sự mong ước về một Giáo Hội duy nhất và phổ quát của Chúa Kitô. Vaticanô II vì thế phủ nhận rằng Giáo Hội Công Giáo chính là Giáo Hội duy nhất và phổ quát của Chúa Kitô.
Unitatis Redintegratio cũng khẳng định rằng tất cả những ai được rửa tội và tuyên xưng là “Kitô hữu” đều trong hiệp thông với Giáo Hội và có quyền mang danh Kitô hữu, trong khi không đề cập đến bất cứ điều gì về sự thiết yếu phải cải sang đức tin Công Giáo để được cứu rỗi.
Chú ý Vaticanô II dạy rằng thành viên các giáo phái Tin lành và ly giáo vẫn trong hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo (mặc dù một phần), và là anh em của cùng một Giáo Hội, với quyền mang tên Kitô hữu. Giáo Hội Công Giáo, ngược lại, dạy rằng họ ở bên ngoài hiệp thông Giáo Hội và dị biệt với các tín hữu. Điều này trực tiếp đối nghịch với giáo huấn của Vaticanô II:
Giáo Hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum (#9), ngày 29 tháng 6 năm 1896: “Thực hành của Giáo Hội xưa nay vẫn vậy, như được chứng minh qua giáo huấn nhất quán của các Giáo Phụ, những người đã luôn cho rằng một kẻ nằm ngoài sự hiệp thông Công Giáo, và dị biệt với Hội Thánh, bất kỳ ai lùi lại ở mức độ nhỏ nhất về bất kỳ giáo lý nào đã được đề xuất bởi Huấn quyền của Hội Thánh.”[3]
Trích dẫn sau là từ một bài báo xuất hiện trong một ấn phẩm lưu hành rộng rãi và được chấp thuận hoàn toàn bởi phái Vaticanô II, St. Anthony Mesenger. Ta có thể thấy cách ấn phẩm “được phê duyệt” này hiểu về giáo huấn trong Sắc lệnh về Hiệp nhất của Vaticanô II như thế nào.
Phải chăng Renee đang hiểu lầm Vaticanô II? Không, chúng tôi đã chứng minh rằng Unitatis Redintegratio thực sự dạy chính điều này. Chúng ta sẽ cùng thấy rằng sắc lệnh trên phủ nhận Giáo Hội là trọn vẹn Công Giáo và khẳng định rằng các giáo phái nói trên cũng dẫn đến ơn cứu rỗi.
Ở đây, mục #4 của cùng Sắc lệnh về Hiệp nhất, Vaticanô II phủ nhận rằng Hội Thánh Đức Kitô là hoàn toàn công giáo! Những ai tin điều này thậm chí không thể tuyên xưng Kinh Tin Kính: “Tôi tin có Hội Thánh hằng có [catholicam, hay công giáo] ở khắp thế này.” Bạn sẽ phải nói, “Tôi tin có Hội Thánh không hoàn toàn hằng có ở khắp thế này.” Nhưng tại sao Vaticanô II lại đề ra một lạc giáo lố bịch đến vậy? Có một lý do. Từ công giáo nghĩa là “phổ quát,” khắp mọi nơi, hằng có mọi đời. Như chúng ta đã thấy, Vaticanô II bác bỏ rằng Giáo Hội Công Giáo là giáo hội phổ quát của Đức Kitô bằng việc dạy rằng hầu như tất cả mọi người đều mong ước về một giáo hội phổ quát, như thể nó không tồn tại.
Tôn giáo Vaticanô II cho rằng Hội Thánh Đức Kitô rộng lớn hơn Giáo Hội Công Giáo. Bởi Sắc lệnh về Hiệp nhất của Vaticanô II phủ nhận rằng Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội phổ quát của Đức Kitô bằng việc mong ước một Giáo Hội như vậy đi vào tồn tại, hệ quả logic là Vaticanô II dạy rằng “Giáo Hội” (tức Giáo Hội Công Giáo phổ quát) không thể diễn tả tính công giáo/phổ quát trọn vẹn được do “sự chia rẽ giữa các Kitô hữu.” Nói cách khác, theo giáo huấn rất minh bạch của Vaticanô II, sự phân chia giữa vô vàng giáo phái Tin lành, các giáo phái ly giáo Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo ngăn chặn Giáo Hội phổ quát (mà trong đó tất cả chúng ta là thành viên theo Vaticanô II) khỏi việc diễn tả tính công giáo (phổ quát) thật sự.
Tất cả những điều trên là một xác nhận chắc chắn rằng Vaticanô II dạy các giáo phái lạc giáo và ly giáo cùng góp phần tạo nên Hội Thánh Đức Kitô. Từ ngữ của Vaticanô II về tính phổ quát của Hội Thánh Đức Kitô bị suy yếu bởi sự chia rẽ giữa các giáo phái sẽ không có ý nghĩa trừ phi nó cho rằng những giáo phái này cũng là một phần Hội Thánh Đức Kitô. Với điều đó được giải thích, chúng tôi sẽ trích dẫn giáo huấn từ Giáo Hoàng Clêmentê VI và Giáo Hoàng Lêô XIII để phản bác lạc thuyết tồi tệ này của Vaticanô II.
Giáo Hoàng Clêmentê VI, Super quibusdam, ngày 20 tháng 9 năm 1351:
“Ta hỏi: Trước hết, các anh và Giáo Hội Armenia chịu vâng phục các anh, có tin rằng tất cả những người đã được rửa tội và cùng nhận một đức tin Công Giáo, và sau đó rút lui và sẽ rút lui trong tương lai khỏi sự hiệp thông với CHÍNH GIÁO HỘI LA MÃ NÀY, MÀ MỖI MÌNH NÓ LÀ CÔNG GIÁO, là người ly giáo và lạc giáo, nếu họ vẫn tiếp tục cố chấp tách rời khỏi đức tin của Giáo Hội La Mã.”[7]
Giáo Hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum (#9), ngày 29 tháng 06 năm 1896:
”Thực hành của Giáo Hội xưa nay vẫn vậy, như được chứng minh qua giáo huấn nhất quán của các Giáo Phụ, những người đã luôn cho rằng một kẻ nằm ngoài sự hiệp thông Công Giáo, VÀ DỊ BIỆT VỚI HỘI THÁNH, BẤT KÌ AI LÙI LẠI Ở MỨC ĐỘ NHỎ NHẤT VỀ VỀ BẤT KÌ GIÁO LÝ NÀO ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT BỞI HUẤN QUYỀN CỦA HỘI THÁNH.”[8]
Như chúng ta thấy, khi kẻ lạc giáo rời khỏi Giáo Hội Công Giáo, chúng không phá vỡ tính phổ quát hay công giáo của Hội Thánh. Họ chỉ đơn giản là rời khỏi Giáo Hội. Nhưng điều đó không đúng trong Sắc lệnh về Hiệp nhất của Vaticanô II:
Theo nhà chú giải này, Vaticanô II dạy rằng người Tin lành và ly giáo không có lỗi vì đã rời khỏi Giáo Hội Công Giáo; cả hai bên đều có lỗi. Phải chăng Daley đang hiểu lầm Vaticanô II? Không, Vaticanô II thực sự dạy điều trên bởi tuyên bố đáng kinh ngạc này:
Vaticanô II, Unitatis Redintegratio #3: “Tuy nhiên, ngày nay, những người được sinh ra và tiếp nhận niềm tin vào Chúa Kitô trong các Cộng đồng ấy không thể bị kết tội chia rẽ và Giáo Hội Công Giáo vẫn kính trọng, yêu thương họ như anh em.”
(http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_decree_19641121_unitatis-redintegratio_en.html)
Mọi người cần phải xem xét cẩn thận tuyên bố này để hiểu đầy đủ tính hiểm độc của nó. Không thêm bất kỳ chú thích hay hạn chế nào, Vaticanô II đưa ra một tuyên bố chung và xoá bỏ tội ly khai (tức lạc giáo và ly giáo) tất cả những ai được sinh ra trong các cộng đồng Tin lành và ly giáo, lớn lên trong đó “tin vào Chúa Kitô.” Đây là lạc giáo đến khó tin. Điều này có nghĩa là ta không thể buộc tội bất kỳ một tín đồ Tin Lành nào là kẻ lạc giáo, vô luận kẻ đó bài Công Giáo đến dường nào, nếu hắn ta được sinh ra trong một giáo phái như thế! Đoạn văn trên trực tiếp đối nghịch với giáo huấn Công Giáo, như chúng ta đã thấy (ví dụ ĐTC Lêô XIII). Tất cả những ai từ chối ngay chỉ một tín điều của Đức tin Công Giáo là lạc giáo đồ và có tội cắt lìa bản thân khỏi Hội Thánh chân thật.
Chúng ta đi đến #3 Sắc lệnh về Hiệp nhất của Vaticanô II:
Ở đây chúng ta khám phá thêm lạc giáo trong #3 Sắc lệnh về Hiệp nhất. Vaticanô II khẳng định rằng “đời sống ân sủng” (ơn thánh hoá/công chính hoá) tồn tại bên ngoài phạm vi hữu hình của Giáo Hội Công Giáo. Điều này trái nghịch hoàn toàn với giáo huấn long trọng của Giáo Hoàng Bônifaciô VIII trong sắc chỉ Unam Sanctam.
Giáo Hoàng Bônifaciô VIII, Unam Sanctam, ngày 18 tháng 11 năm 1302:
“Với Đức tin thúc giục ta buộc phải tin và gắn bó với Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền, và ta tin chắc và thẳng thắn tuyên xưng một Hội Thánh mà bên ngoài mà không có ơn cứu độ hay ơn tha tội, Hiền Thê mà trong Diễm ca tuyên bố: ‘Bồ câu của tôi là duy nhất, thật mười phân vẹn mười.’”[11]
Vaticanô II mâu thuẫn với tín điều không có ơn tha tội bên ngoài Giáo Hội Công Giáo bằng việc khẳng định rằng một người có thể có đời sống ân sủng (gồm cả ơn tha tội) bên ngoài Giáo Hội Công Giáo. Còn có nhiều lạc giáo nữa trong cùng phần đó của Sắc lệnh về Hiệp nhất. Vaticanô II thẳng thừng khẳng định rằng những cộng đồng nó đang miêu tả là phương tiện mang lại ơn cứu độ.
Đây là một trong những lạc thuyết tồi tệ nhất của Vaticanô II. Nó cấu thành việc chối bỏ tín điều Không có Ơn cứu độ Bên ngoài Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hoàng Thánh Piô X, Editae saepe (#29), 26 tháng 10, 1910: “Chỉ mỗi Giáo Hội sở hữu cùng với quyền giáo huấn quyền lực cai trị và thánh hoá xã hội loài người. Thông qua các giáo sĩ và bầy tôi trung (mỗi người trong vị trí và chức vụ mình), Giáo Hội ban cho nhân loại khí cụ phù hợp và đầy đủ dẫn tới ơn cứu rỗi.”[13]
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, “Cantate Domino,” 1441, ex cathedra:
“Giáo Hội La Mã Thánh thiện tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo rằng tất cả những ai bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, không chỉ dân ngoại mà kể cả dân Do thái hay lạc giáo đồ và ly giáo đồ, đều không thể hưởng ơn hằng sống mà phải vào ngọn lửa vĩnh cửu vốn dành cho quỷ dữ và thiên thần của hắn ta, trừ phi họ gia nhập Hội Thánh trước lúc lâm chung…”[14]
Trong Sắc lệnh về Hiệp nhất Vaticanô II cũng dạy rằng người ngoại đạo làm chứng cho Chúa Kitô bằng việc đổ máu. Đoạn sau đây ngụ ý rằng có các vị thánh và thánh tử đạo cho Đức Kitô trong các Giáo Hội phi Công Giáo, đó là lạc giáo.
Dựa trên lời dạy trên, Gioan Phaolô II lặp lại và phát triển lạc giáo này nhiều lần.
Hội Thánh Công Giáo giáo huấn tín lý rằng bên ngoài Giáo Hội không có thánh tử đạo Kitô hữu.
Giáo Hoàng Pêlagiô II, tông dụ (2) Dilectionis vestrae, 585:
"Những ai không sẵn lòng đồng thuận trong Hội Thánh của Thiên Chúa, không thể cùng sống với Thiên Chúa; dù cho chịu cho vào ngọn lửa, chịu thiêu cháy, hay làm mồi cho dã thú, chịu mất mạng, dành cho họ không phải là triều thiên của đức tin, mà là sự trừng phạt cho tội bất tín, không phải là thành quả vinh quang (của nhân đức thiêng liêng), mà là sự hủy hoại trong vô vọng. Một kẻ như vậy có thể bị giết; Hắn không thể được trao triều thiên.”[18]
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, Cantate Domino, Kỳ họp 11, ngày 4 tháng 2, 1442:
“... rằng không ai được cứu rỗi, vô luận lượng tài sản làm thiện nguyện, hay kể cả đổ máu vì danh Chúa Kitô, trừ khi người ấy được bảo toàn giữa lòng và sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo.”[19]
Trong Sắc lệnh về Hiệp nhất, Vaticanô II cũng dạy rằng những kẻ lạc giáo và ly giáo Đông Phương giúp Giáo Hội phát triển.
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng lạc giáo đồ là quyền lực Tử thần.
Một lạc giáo khác giữ vị trí nổi bật trong Sắc lệnh về Hiệp nhất của Vaticanô II là việc liên tục thể hiện sự tôn trọng với các thành viên các tôn giáo ngoài Công Giáo.
Giáo Hội Công Giáo không nhìn nhận thành viên các tôn giáo phi Công Giáo với sự kính trọng. Giáo Hội lao lực và hy vọng về sự chuyển đổi của họ, nhưng lên án và chúc dữ như là thành viên các giáo phái lạc giáo những ai chối bỏ giáo huấn Công Giáo:
Sắc lệnh về Hiệp nhất của Vaticanô II cũng dạy rằng trong các vấn đề thần học, chúng ta phải đối xử với những người phi Công Giáo với sự bình đẳng.
Xin lưu ý sự cụ thể các từ ngữ trong Sắc lệnh về Hiệp nhất của Vaticanô II bị lên án bởi thông điệp của Giáo Hoàng Piô XI chống lại chủ nghĩa hiệp nhất. Vaticanô II khuyên chúng ta “bàn luận” với lạc giáo đồ một cách bình đẳng, trong khi Giáo Hoàng Piô XI mô tả lạc giáo đồ sẵn sàng “bàn luận” với Giáo Hội Rôma, nhưng chỉ như là “bình đẳng với một người bình đẳng”! Khi một người đọc cách cụ thể đến kinh ngạc Vaticanô II mâu thuẫn với giáo huấn trong quá khứ của Quyền giáo huấn, người ta chỉ có thể tự hỏi: Phải chăng Satan đang viết các văn kiện của Vaticanô II?
Trở về Cuộc Cách mạng Vaticanô II (1962-1965).
Chú thích:
[1] Decrees of the Ecumenical Councils, 1990, Quyển 2, tr. 908.
[2] http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_decree_19641121_unitatis-redintegratio_en.html)
[3] The Papal Encyclicals, bởi Claudia Carlen, Raleigh: The Pierian Press, 1990, Quyển 2 (1878-1903), tr. 393.
[4] Renee M. Lareau, “Vatican II for Gen-Xers,” St. Anthony Messenger, Tháng 11, 2005, tr. 25.
[5] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 912.
[6] “Cardinal” Ratzinger, Dominus Iesus #17, chấp thuận bởi Gioan Phaolô II, 6 tháng 8, 2000.
[7] Denzinger 570a.
[8] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 393.
[9] Michael J. Daley, “The Council’s 16 Documents” St. Anthony Messenger, Tháng 11, 2005, tr. 15.
[10] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 910.
[11] Denzinger 468.
[12] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 910.
[13] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 121-122.
[14] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 578; Denzinger 714.
[15] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 912.
[16] The Encyclicals of John Paul II, Huntington, IN: Our Sunday Visitor Publishing Division, 1996, tr. 914.
[17] The Encyclicals of John Paul II, tr. 965.
[18] Denzinger 247.
[19] Denzinger 714.
[20] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 915-916.
[21] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 113.
[22] Denzinger 351.
[23] http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_decree_19641121_unitatis-redintegratio_en.html
[24] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 233.
[25] Denzinger 246.
[26] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 1, tr. 31.
[27] Decrees of the Ecumenical Councils, Quyển 2, tr. 914.
[28] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 315.
Bài Viết Liên Quan