^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Người Do Thái không phải là Israel hay dân được chọn
Galát 6:15-16: "Quả thật, cắt bì hay không cắt bì chẳng là gì cả, điều quan trọng là trở nên một thụ tạo mới. Chức tất cả những ai sống theo quy tắc ấy, và chúc Israel của Thiên Chúa được hưởng bình an và lòng thương xót của người.”
Hội Thánh của Chúa Kitô là dân Israel của Thiên Chúa (Galát 6:16). Các nghi lễ và hy tế của Do Thái giáo và Luật Cựu ước, trước khi Chúa Giêsu Kitô đến, là những dấu hiệu chỉ đến Người.
Nhưng sau khi Người đến và những gì được biểu thị bởi những nghi lễ ấy đã hiện diện, những nghi lễ đó đã chấm dứt và được thay thế bằng các bí tích của Tân Ước.
Việc Đền thờ Giêrusalem bị phá hủy vào năm 70 sau Thiên Chúa là dấu hiệu dứt khoát cho thấy Do Thái giáo, cùng với các hy tế và nghi lễ của nó đã chết, và được thay thế bởi Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô.
Như Giáo hội Công giáo đã dạy cách tín lý, tuân thủ hoặc thực hành các nghi thức Cựu Ước sau khi công bố Tin Mừng là một tội trọng.
Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, 1441, ex cathedra:
“Giáo Hội La Mã thánh thiện tin vững chắc, tuyên xưng và thuyết giáo rằng việc thi hành các luật Cựu Ước, luật Môsê, được chia thành nghi lễ, thánh lễ, hiến tế, và bí tích, vì chúng được thiết lập để biểu thị sự kiện diễn ra trong tương lai, mặc dù thích hợp cho việc thờ phượng Thiên Chúa lúc ấy, sau lần quang lâm thứ nhất của Thiên Chúa đã được chúng biểu thị, chấm dứt, đồng thời các bí tích Tân Ước bắt đầu; và rằng bất kỳ ai, ngay cả sau cuộc thương khó, đặt hy vọng vào Lề luật và vâng phục chúng như thiết yếu cho ơn cứu độ, như thể đức tin nơi Chúa Kitô là không đủ mà thiếu chúng, phạm tội trọng. Tuy vậy Giáo hội không phủ nhận rằng sau cuộc thương khó của Chúa Kitô cho đến lúc Tin mừng được loan truyền chúng có thể được tuân giữ cho đến khi được tin là không cách nào thiết yếu cho ơn cứu độ; nhưng sau khi Tin mừng được loan báo Giáo hội tuyên bố rằng chúng không thể được tuân giữ mà không đánh mất ơn hằng sống. Tất cả, vì thế, sau thời điểm ấy (truyền bá Tin Mừng) chịu phép cắt bì, thi hành luật Sabbath và các điều khác của Lề luật, Giáo Hội La Mã thánh thiện khai trừ khỏi đức tin Kitô giáo và không cách nào thích hợp nhận ơn hằng sống, trừ khi một ngày nào đó họ từ bỏ những lỗi lầm này.”
Thánh Tôma Aquinô đã giải thích một cách chính xác rằng các nghi lễ của Luật cũ biểu thị rằng mọi người đang mong chờ sự xuất hiện của Đấng Mêsia.
Thánh Thomas Aquinas, Summa Theologiae, Phần I-II, Câu hỏi 103, Trả lời 4: "... các nghi lễ của Luật Cựu ước tiên báo Chúa Kitô vẫn chưa được sinh ra và sẽ phải chịu khổ nạn: trong khi các bí tích của chúng ta biểu thị Người đã sinh ra và đã chịu khổ nạn. Do đó, cũng giống như việc hiện giờ nếu bất cứ ai, khi tuyên xưng đức tin, nói rằng Chúa Kitô vẫn chưa được sinh ra sẽ là một tội trọng, điều mà các thánh tổ tông thời xưa đã tuyên xưng cách sốt sắng và thành tín; Vì vậy, hiện giờ, tuân giữ những nghi lễ ấy sẽ là một tội trọng, điều mà các tổ phụ thời xưa đã hoàn thành cách sốt sắng và thành tín. Đây là lời dạy của Thánh Augustinô (Contra Faust. xix, 16)..."
Do đó, tuân giữ các nghi lễ Cựu Ước hiện giờ - sau khi Chúa Giêsu Kitô đã đến và Tin Mừng đã được công bố - là giả vờ rằng Đấng Mêsia chưa đến và hoàn thành những gì các nghi lễ đó biểu thị. Điều đó là lạc giáo và phạm thánh.
Tuân giữ Do Thái giáo hay Luật Cũ hiện giờ là phủ nhận bằng hành động rằng Chúa Giêsu Kitô là Đấng Mêsia. Đó là lý do tại sao thực hành Do Thái giáo hoặc tuân giữ các nghi lễ của Luật cũ ngay bây giờ sau khi công bố Tin Mừng là tội trọng. Đó cũng là lý do tại sao bất kỳ ngôi đền nào được xây dựng lại dành riêng cho các nghi lễ không còn tồn tại như vậy sẽ không phải là Đền thờ của Thiên Chúa.
Do đó, Đền thờ của Thiên Chúa nơi tên gian ác ngồi, chắc chắn không phải là một Đền thờ Giêrusalem được xây dựng lại hay một Đền thờ Do Thái. Quan điểm sai lầm rằng Đền thờ của Đức Chúa Trời sẽ là một đền thờ Do Thái được xây dựng lại thường được kết nối với giáo thuyết sai lầm rằng người Do Thái trong thời kỳ Tân Ước là dân của Thiên Chúa, hoặc Do thái giáo là "của Thiên Chúa". Điều đó hoàn toàn sai. Trên thực tế, đây là một lạc giáo - một lạc giáo được lưu truyền rộng rãi trong thời đại của chúng ta.
Nhưng Kinh Thánh rất rõ ràng. Kitô hữu chân chính, chứ không phải người Do Thái không tin, mới là dân Israel và dân Thiên Chúa. 1 Phêrô 2: 9 phá vỡ quan niệm rằng bất kỳ nhóm nào khác ngoài Giáo hội là dân Thiên Chúa khi nói về các Kitô hữu chân chính:
Như chúng ta có thể thấy, Kitô hữu (không phải người Do Thái) mới là giống nòi được chọn. Côlôxê 3:12 đưa ra cùng một lẽ thật.
Trên thực tế, mỗi khi thuật ngữ 'được chọn' được sử dụng trong Tân Ước, nó đề cập đến Chúa Giêsu Kitô hoặc Kitô hữu. Nó không bao giờ đề cập đến người Do Thái hoặc một chủng tộc vật lý cụ thể. Những người được chọn của Thiên Chúa không phải là những người có dòng dõi sinh học từ Ápraham hoặc kết hợp với những dòng dõi sinh học đó, nhưng đúng hơn là những người đã được tái sinh thiêng liêng trong Chúa Kitô và giữ lấy đức tin thật của Ngài.
Galát 3:16 cho chúng ta biết rằng những lời hứa đã được thực hiện với Ápraham và với dòng dõi của ông; và dòng dõi của Ápraham chỉ có một; đó là, Chúa Giêsu Kitô. Galát 3:29 sau đó nói với chúng ta rằng nếu một người thuộc về Chúa Kitô, người đó là dòng dõi của Ápraham.
Đây là giáo huấn bất khả ngộ của Kinh thánh về dòng dõi của Ápraham. Không gì có thể rõ ràng hơn.
Đây cũng là lý do tại sao trong Công vụ 3:23 Thánh Phêrô, khi nói về Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, nói:
Kinh Thánh dạy rằng những người Do Thái không chấp nhận Chúa Giêsu Kitô sẽ hoàn toàn bị cắt đứt khỏi dân Thiên Chúa. Do đó, bất kỳ ngôi nhà hay đền thờ nào họ xây dựng sẽ không phải là Đền thờ Thiên Chúa.
Có rất nhiều bằng chứng Kinh Thánh bổ sung có thể được trích dẫn để chứng minh thêm rằng Kitô hữu, chứ không phải người Do Thái, là Israel và là dân Thiên Chúa.
Vì chúng ta đang thảo luận về thuật ngữ 'đền thờ Thiên Chúa' trong lời tiên tri của 2 Thêxalônica 2: 4, nên cần lưu ý rằng nhiều nhà bình luận đã chỉ ra rằng trong các Thư của Thánh Phaolô, bao gồm cả trong Thêxalônica 1 và 2, Thánh Phaolô lấy các thuật ngữ ban đầu được dành riêng cho Israel và áp dụng chúng cho Giáo hội.
Jeffrey A.D. Weima, 1-2 Thessalonians, Baker Academic, 2014, trang 548-549: "Lý do thứ hai tại sao cụm từ 'được Thiên Chúa yêu mến’ [trong 2 Tx 2:13] rất đặc biệt là vì điều này cung cấp một ví dụ khác về cách Thánh Phaolô lấy ngôn ngữ ban đầu được áp dụng cho Israel... và áp dụng lại nó cho Hội thánh Kitô giáo."
"... không nghi ngờ gì rằng việc Thánh Phaolô lấy các cụm từ ban đầu được dành riêng cho Israel (hay cụ thể hơn, đối với Benjamin, một chi tộc cụ thể của Israel) và áp dụng chúng cho hội thánh chủ yếu là dân ngoại ở Thêxalônica không thể là ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ niềm tin của ông rằng hội thánh ... giờ đây cấu thành Isreal mới của Thiên Chúa.”
Thánh Phaolô dạy rằng Giáo hội đã đảm nhận vị trí của Israel. Nhiều phân đoạn chứng minh rằng những người bên ngoài Chúa Giêsu Kitô và Hội thánh của Người không thuộc về Thiên Chúa.
Người Do thái không phải là Israel và họ hề thông phần với Người. Họ cần phải được hoán cải vào đức tin thật của Chúa Kitô để trở thành một phần của Israel của Thiên Chúa.
Do đó, bất kỳ ngôi đền nào không phải là Kitô giáo hoặc Do Thái giáo được xây dựng ở Giêrusalem (bao gồm cả một ngôi đền có ý định phục hồi ngôi đền cổ) sẽ không phải là Đền thờ Thiên Chúa. Nó sẽ chỉ là một ngôi đền khác của ma quỷ dành riêng cho một tôn giáo giả dối.
Bài Viết Liên Quan