^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Giáo hoàng Alexander VI không thể được so sánh với ngụy giáo hoàng Biển Đức XVI
Gần đây chúng tôi đã trò chuyện với một người bảo vệ Biển Đức XVI. Chúng tôi đã chỉ cho anh ta thấy rằng đã có những ngụy giáo hoàng trong lịch sử Giáo hội... rằng Giáo hội dạy rằng những kẻ lạc giáo không thể là giáo hoàng hợp lệ.
Mặc dù tỏ vẻ như rất có hiểu biết, người này không hiểu hầu hết mọi thứ về giáo huấn Công giáo hoặc lịch sử Công giáo. Anh ta lập luận rằng Thiên Chúa sẽ luôn bảo vệ giáo huấn có thẩm quyền của một giáo hoàng chân chính; Đó là sự thật. Nhưng sau đó anh ta nói rằng Thiên Chúa cũng sẽ bảo vệ các ngụy giáo hoàng khỏi việc giảng dạy bất kỳ sai lầm nào! Và điều đó hoàn toàn sai.
Anh ta dường như không nhận ra rằng các ngụy giáo hoàng không phải là giáo hoàng thực sự. Họ là những người không được bầu chọn hợp lệ và không bao giờ ngồi trên Tông tòa Thánh Phêrô. Do đó, Thiên Chúa không cần phải bảo vệ hành động của họ, bởi vì hành động và giáo huấn của họ không thể ảnh hưởng đến tính bất khả ngộ của chức Giáo hoàng.
Và trong khi anh ta không biết ngụy giáo hoàng là gì, anh ta không sẵn lòng lắng nghe những kiến thức từ giáo huấn Công giáo vốn sẽ cho ngài thấy sự thật về những vấn đề này. Đó là một ví dụ khác về sự ngạo mạn và việc thiếu thành ý.
Nhưng trong quá trình thảo luận, anh ta đã cố gắng lấy ra tranh luận trường hợp của Rodrigo Borgia, Giáo hoàng Alexander VI. Alexander VI là một trong những vị giáo hoàng khét tiếng nhất trong lịch sử Giáo hội. Khi còn là Hồng y, Rodrigo Borgia là cha của nhiều đứa trẻ. Khi giữ chức Giáo hoàng, ông ta đã trao những vị trí quan trọng cho người thân và thể hiện sự vô đạo đức theo nhiều cách khác.
Tuy nhiên, Alexander VI không phải là một kẻ lạc giáo công khai. Vì vậy, ta không thể so sánh ông với Biển Đức XVI.Biển Đức XVI là một kẻ lạc giáo công khai. Và vì tội lạc giáo trục xuất một người ra khỏi Giáo hội, một kẻ lạc giáo không thể là Giáo hoàng.
Một người chỉ đơn thuần là vô đạo đức (nhưng không phải là lạc giáo) có thể là một Giáo hoàng - bởi vì sự vô đạo đức nhưng không phạm tội lạc giáo không trục xuất người đó khỏi Giáo hội. Sự vô đạo đức sẽ đưa kẻ đó xuống hỏa ngục, nhưng những điều duy nhất trục xuất một người khỏi Giáo hội, là tội lạc giáo, ly giáo và bội giáo (hoặc vạ tuyệt thông). Đó là lý do tại sao một người như Alexander XVI có thể và là một Giáo hoàng thực sự - và một người như Biển Đức XVI không thể và không phải là một Giáo hoàng thực sự.
Và điều rất thú vị là, ngay trong ngày chúng tôi trò chuyện với cá nhân này, tôi đọc được một trích dẫn về Giáo hoàng Alexander VI hoàn toàn tương phản với Ngụy Giáo hoàng Biển Đức XVI. Trích dẫn này được tìm thấy trong cuốn sách của Ludwig Pastor, Lịch sử các Giáo hoàng [History of the Popes], Tập 6, trang 146. Nói về các hành động mặt giáo hội của Alexander VI, ông nói:
Ludwig Pastor, Lịch sử các Giáo hoàng, Tập 6, trang 146: "Trong số các hành vi giáo hội khác của Alexander VI... ông đã viết thư cho Đại công tước Lithuania, khuyên ông làm mọi thứ trong khả năng của mình để thuyết phục vợ mình 'từ bỏ tôn giáo Nga và chấp nhận đức tin Kitô giáo .'"
Chúng ta thấy ở đây rằng Giáo hoàng Alexander VI đã viết thư cho Đại công tước Lithuania, nói với ông rằng ông cần phải cố gắng hoán cải vợ ông từ "Chính thống giáo" Nga (là tôn giáo nước Nga vào thời điểm đó) sang đức tin Công giáo. Alexander VI nói rằng bà phải từ bỏ phái Chính thống Nga ly giáo.
Bất chấp sự vô đạo đức của mình, Giáo hoàng Alexander VI rõ ràng tin vào sự cần thiết của đức tin Công giáo để được cứu độ - và những người ly khai cần phải cải đạo sang Công giáo.
Biển Đức XVI với "Thượng phụ Constatinopolis" Bartholomew I
Tuy nhiên, ngụy giáo hoàng Biển Đức XVI và Giáo phái Vaticanô II dạy rằng những người Chính thống giáo đã là thành viên của Giáo hội. Họ dạy rằng những người ấy không cần phải cải đạo. Trong cuốn sách Các nguyên tắc của Thần học Công giáo, Biển Đức XVI đã tuyên bố rõ rằng việc khiến họ hoán cải và chấp nhận chức Giáo hoàng như trong Vaticanô I không phải là con đường đến sự hiệp nhất. Biển Đức XVI đã bác bỏ "Đại kết của sự hồi quy" – có nghĩa là họ cần phải hoán cải.
“Hồng Y” Kasper, người được Ngụy Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt vào vị trí trên, và được xác nhận bởi Ngụy Giáo Hoàng Biển Đức XVI, tuyên bố rằng: “… ngày nay chúng ta không còn hiểu chủ nghĩa đại kết theo nghĩa của sự hồi quy, theo đó những người khác sẽ ‘hoán cải’ và trở lại thành người Công Giáo. Điều này rõ ràng đã bị Vaticanô II từ bỏ.”
Biển Đức XVI đã lặp lại những lời này với những người ngoài Công giáo, vào Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2005. Đã có thỏa thuận cụ thể với các Giáo hội ly khai "Chính thống" khác nhau tuyên bố rằng họ không cần phải cải đạo.
Biển Đức XVI liên tục ca ngợi các giáo phái Chính thống ly giáo đủ thể loại. Ông nói rằng ông coi trọng họ ... rằng các lãnh đạo của họ đã lên Thiên đàng... rằng họ là tôi tớ Thiên Chúa Chúa, v.v. Ông bác bỏ sự cần thiết phải cải đạo đối với họ.
Về những tuyên bố lạc giáo mà Biển Đức XVI đã đưa ra về Giáo hội "Chính thống" Nga, và “Thượng phụ Moscow và của toàn nước Nga”. Biển Đức XVI ca ngợi tên ly giáo này. Ông nói rằng Thượng phụ Moscow hướng dẫn Giáo Hội. Ông gọi ông ta là người đứng đầu hợp lệ hoặc Thượng phụ của khu vực. Điều này là lạc giáo - vì những kẻ ly khai ở bên ngoài Giáo hội, họ không thể cai trị trong Giáo hội. Ông nói về nhà lãnh đạo ly giáo Nga đã qua đời là "người đáng yêu dấu" và "giữ ký ức đáng kính" (of revered memory) và v.v. .
Vì vậy, những gì chúng ta thấy ở đây là hai tôn giáo khác nhau. Có một sự tương phản hoàn toàn giữa ngay cả vị giáo hoàng được cho là vô đạo đức nhất trong lịch sử Giáo hội (Alexander VI) và Ngụy giáo hoàng Biển Đức XVI, người thậm chí chẳng phải là Công giáo.
Alexander VI không nên được ca ngợi. Ông ta (theo hầu hết các tường thuật) là cực kỳ vô đạo đức. Tuy nhiên, ông ta không phải là một kẻ lạc giáo. Biển Đức XVI là một kẻ lạc giáo theo hàng trăm cách khác nhau. Đó là lý do tại sao ông ta không thể trở thành giáo hoàng nhưng Alexander VI thì có thể.
Cũng cần lưu ý rằng Giáo hoàng Alexander VI thường xuyên đề cập đến Công đồng Florence, trong đó minh định rằng tất cả những người chết bên ngoài đức tin Công giáo đều không được cứu độ. Ông dường như xác nhận giáo huấn của Công đồng đó và do đó, có lẽ kiên định về sự cần thiết của đức tin Công giáo cho ơn cứu độ.
Ngoài ra, điều rất thú vị là trong cuộc xung đột với tu sĩ dòng Đa Minh Girolamo Savonarola, Alexander VI muốn ông ta ngưng việc rao giảng - và ông ta không làm như vậy. Vì vậy, Alexander VI đe dọa sẽ ban lện cấm hiệp thông lên toàn bộ khu vực nơi ông ta đang rao giảng.
Điều đó thật thú vị vì nó cho thấy Giáo hoàng Alexander VI đã không ngần ngại sử dụng toàn bộ thẩm quyền của bản thân để ngăn chặn việc rao giảng hoặc hoạt động mà ông cho là có hại về mặt giáo lý. Mặc dù vô đạo đức, ông ta không ngần ngại sử dụng loại quyền lực đó.
"Hồng y" Dolan trao "Mình thánh" cho Joe Biden - người ủng hộ việc phá thai khét tiếng
Bạn có thể tưởng tượng được Biển Đức XVI có bao giờ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn, ví dụ, bất kỳ nhân vật nào trong số nhiều nhân vật công chúng ủng hộ phá thai được “rước lễ” trong các nhà thờ Vaticanô II không? Hay những nhân vật ủng hộ phá thai nói chuyện tại các trường đại học “Công giáo”? Đó chỉ là một sự tương phản thú vị khác.
Vì vậy, điều đó không có nghĩa là Alexander VI là một Giáo hoàng tốt hay ông đã lên Thiên đàng. Chúng tôi chỉ đơn giản là nói rằng ông ta là một Giáo hoàng hợp lệ vì ông không phải là một kẻ lạc giáo – trong khi Biển Đức XVI chắc chắn là một ngụy giáo hoàng vì ông ta là một kẻ lạc giáo, và ông là một kẻ lạc giáo vào thời điểm “cuộc bầu cử giáo hoàng” của ông ta diễn ra.
Bài Viết Liên Quan